Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Dự án metro đội vốn chục ngàn tỷ: Đắt nhất thế giới!

Tuyến metro số 1 của TP HCM dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Không thể nói Việt Nam chưa có kinh nghiệm về metro, vừa làm vừa học hỏi, vì thế nên mới dẫn đến tăng vốn.
PGS.TS Phạm Xuân Mai - Khoa Kỹ thuật giao thông Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc thực hiện các dự án khả thi về Metro ở Việt Nam đều được các tổ chức tư vấn nước ngoài và trong nước tư vấn rất tỉ mỉ, chi tiết.
Năng lực chuyên môn và trách nhiệm quản lý của chủ đầu tư quá kém
PV:-Trong công văn do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Văn Trung ký gửi Văn phòng Chính phủ, đã thể hiện sự quan ngại lớn liên quan suất đầu tư cao bất thường của tuyến metro số 2 Bến Thành-Tham Lương của TP.HCM, dự kiến lên tới 171 triệu USD/km (đã trừ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng), nếu so với mặt bằng chi phí đầu tư của các nước như Pháp, Hàn Quốc thì cao hơn 1,9 lần. Hơn nữa, tổng mức đầu tư của Dự án vẫn sẽ tăng từ 1.374,5 triệu USD lên 2.074,8 triệu USD.
Bên cạnh đó, dự án không có các tài liệu chi tiết liên quan đến tổng mức đầu tư, nên chưa đủ cơ sở để nhận xét cụ thể về sự cần thiết cũng như nội dung điều chỉnh. Quan điểm của ông ra sao trước những nhận xét và thông tin Bộ KH&ĐT đưa ra?
PGS.TS Phạm Xuân Mai: - Giá suất đầu tư của tuyến đường sắt Metro số 2 này quá cao, cao gấp đôi so với các nước khác, trung bình suất đầu tư của các nước chỉ dao động khoảng 70 – 80 triệu USD/km, cao lắm trong trường hợp tuyến có địa hình đặc biệt cũng không vượt quá 100 triệu USD/km.
Trước đó, tuyến metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên có thể xem là tuyến metro có chi phí đầu tư đắt nhất thế giới, lên khoảng 125 triệu USD/km, mà giờ tuyến metro số 2 lên tới 171 triệu/km không tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng, thì vượt quá sức tưởng tượng.
Việt Nam nghèo mà làm giao thông với giá đắt đỏ như thế này thì không thể chấp nhận được. Một phần lý do, ở nhiều nước metro chủ yếu đi ngầm và không tốn chi phí giải phóng mặt bằng do hành lang không bị lấn chiếm.
Bên cạnh đó, việc thiếu sót trong gói tài liệu cũng là mặt không chấp nhận được của chủ đầu tư, đáng lẽ phải đầy đủ thông tin thì mới xét được về chi phí, đặc biệt khi muốn nâng số tiền vốn đầu tư. Phải cụ thể từ những chi phí khâu đền bù, xây dựng, cho đến cải tạo mặt bằng, mua sắm thiết bị…
PV:- Việc dự án đường sắt Metro số 2 liên tiếp đội vốn và lùi thời hạn đến năm 2022, theo ông nguyên nhân là do đâu, thậm chí nó được đánh giá là tuyến Metro đắt nhất thế giới? Ông có thể phân tích cụ thể?
PGS.TS Phạm Xuân Mai: - Theo tôi, nguyên nhân chính là do năng lực quản lý quá kém. Mặt khác, năng lực quản lý thì lại phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, phải nhìn nhận lại phía chủ đầu tư và phía quản lý Việt Nam là năng lực chuyên môn và trách nhiệm quản lý của chủ đầu tư quá kém.
Quy hoạch phát triển giao thông TPHCM đến năm 2030, các tuyến Metro sẽ là “xương sống” của hệ thống đường sắt đô thị và giao thông công cộng của TPHCM. Đây là giải pháp bắt buộc phải thực hiện để giải tỏa áp lực cho những con đường vốn đang quá tải trầm trọng.
Thế nhưng, nguồn tiền đầu tư xây dựng các tuyến Metro quá cao, thì phải đặt ra câu hỏi nghi vấn tại sao lại cao như vậy, do năng lực quản lý đầu tư, hay do vấn đề gì? Kể cả công ty nước ngoài hay trong nước quản lý thì đều có vấn đề.
Theo kinh nghiệm thì các tuyến đường sắt đô thị chỉ đội vốn từ 10 - 15% cho phép, nhưng hiện tại tại các tuyến Metro đều đội vốn đến 100%, chắc chắn phải xem xét lại.
Cách quản lý các dự án vay vốn không chặt chẽ
PV:- Trên thực tế không chỉ có tuyến metro Bến Thành-Tham Lương bị đội vốn và lùi thời hạn bàn giao đưa vào sử dụng. Trước đó tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km được khởi công năm 2010 với số vốn ban đầu 1,09 tỷ USD và dự kiến hoàn thành năm 2018 nhưng hiện nay, theo báo cáo mới nhất, dự án này đội vốn lên 2,47 tỷ USD, chậm tiến độ dự kiến là 2020.
Tuyến metro số 5 từ Bến xe Cần Giuộc mới đến cầu Sài Gòn cũng lần lượt tăng giá gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Tại sao chúng ta không rút ra được những kinh nghiệm từ những lần đội giá trước mà vẫn để tình trạng này xảy ra? Đánh giá khách quan, theo ông nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tuyến Metro liên tiếp đội vốn là do đâu? Vì sao ạ?
PGS.TS Phạm Xuân Mai: - Các dự án đầu tư ở Việt Nam có thông lệ là hồ sơ đầu tư ban đầu duyệt luôn có giá thấp, nhưng sau khi đưa vào thực hiện thì giá lại rất cao, tiêu biểu là tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và giờ là các tuyến Metro, cách thức làm việc như vậy là không thể chấp nhận.
Theo tôi, nguyên nhân chính là do cách quản lý các dự án vay vốn không chặt chẽ, không nghiêm minh.
Dù có là tiền đi vay hỗ trợ ODA thì đó cũng là tiền của dân, đời này chưa phải trả thì con cháu thế hệ sau phải trả. Chính vì thế, khi đầu tư, phải xem xét thuê các cơ quan đánh giá độc lập, thanh tra kiểm tra cho rõ ràng về giá, tiến độ, năng lực quản lý đầu tư cũng như chất lượng thực hiện.
PV:- Theo đánh giá ban đầu, các dự án Metro tại TPHCM đang có nhiều thuận lợi do được thừa hưởng từ rất nhiều những bài học của các quốc gia đã áp dụng thành công như: Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Anh Quốc…thế nhưng, các dự án vẫn liên tục đội vốn, chậm tiến độ và đổ lỗi cho chưa có kinh nghiệm, theo ông thực trạng này sẽ có tác động ảnh hưởng như thế nào?
Đặc biệt trong bối cảnh khi mà nợ công cao, nguồn đầu tư hạn hẹp thì TP.HCM nên xem xét xử lý vấn đề này ra sao?
PGS.TS Phạm Xuân Mai: - Không thể nói: “Mình chưa có kinh nghiệm về metro nên vừa làm vừa học hỏi, vì vậy trong quá trình triển khai có những yếu tố phát sinh, phải cập nhật, điều chỉnh, dẫn đến tăng vốn”.
Việc thực hiện các dự án khả thi về Metro ở Việt Nam đều được các tổ chức tư vấn nước ngoài và trong nước do những chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện và đều được tham chiếu, tham khảo rất nhiều các dự án Metro tương tự của nước ngoài và ngay cả dự án Metro số 1 đang làm.
Do đó, kinh nghiệm và thông tin không thể thiếu được cho những dự án Metro mới của Việt Nam.
Công nghệ Metro cũng không có sự khác biệt nhiều giữa các nhà cung cấp thiết bị và do vậy, nói về kinh nghiệm làm Metro thì Việt Nam đi sau chắc chắn sẽ không bị những sai lầm của những dự án trước hay của nước ngoài.
Do đó, việc có sai sót, có chậm trễ, có đội vốn lớn gấp 2 lần thế giới là điều rất đáng ngạc nhiên và chắc chắn có lỗi chính là những người làm quản lý dự án.
Trong bối cảnh nợ công tăng cao và vốn hạn hẹp thì TP.HCM nên rà soát lại và kiểm tra kỹ các dự án đội vốn và có phương pháp xử lý khác, nếu cần thì có thể thuê 1 ban quản lý dự án độc lập hoặc thậm chí của nước ngoài để quản lý các dự án Metro.
PV: - Xin cảm ơn PGS.TS đã chia sẻ với Đất Việt!
Châu An/ĐVO
 
-------------

34 nhận xét:

  1. Tôi không rõ Tuyến Metro số 1 ở TPHCM sẽ có giá trị về giao thông như thế nào, nhưng chỉ cần quan sát 15Km tuyến đường từ Hà Đông đến Cát Linh do TQ xây dựng cũng đủ thấy nhu cầu thực sự của người sử dụng tuyến đường này rất ít mà nhu cầu của BỌN ĐẦU TƯ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN này nhiều hơn.
    15Km từ bến xe Yên Nghĩa Hà Đông ra đến Cát Linh không có nhu cầu đi lại nào của người dân gấp gáp đòi hỏi phải có tuyến đường trên cao đắt đó và nguy hiểm này.
    Thế nhưng người ta vẫn làm, tai nạn xẩy ra liên tục, không ít người đã là nạn nhân.
    Giả thử ít lâu nữa hoàn thành, tôi sẽ không dại gì nghôi trong xe điện của TQ đi trên đoạn đường do TQ xây này đâu.
    Nguy hiểm và vô ích lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Sử dụng các phương tiện giao thông trên cao như ngồi trên cây không gốc .
      - Tốc độ tỉ lệ nghịch với hệ số an toàn .

      Xóa
  2. những gì gọi là " đỉnh cao trí tuệ" là " quang vinh muôn năm" " ý của đảng lòng dân " có nên được treo khắp nơi hay không, hãy để dân nói , đừng tự hoang tưởng, khi dân tung hô mới chính xác và bền vững

    Trả lờiXóa
  3. 10 đồng chúng ăn hết 8 đồng rồi,cho nên nó mới thế ! trong 2 đồng còn lại phải mua hoa quả trà lá cúng ông địa và gia thần => cho nên,nói tóm lại KHÔNG CÒN GÌ !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những vụ như thế này chủ trương ăn dày phải từ 3X xuống đến Lê Thanh Hải chứ 1 mình Ban Quản lý dự án không dám ăn đâu,
      Tính ra sơ sơ mỗi dự án chúng phải ăn đến 1 tỷ USD!!!

      Xóa
    2. Các cụ ta bảo làm sao cho xứng đồng tiền bát gạo ! Nôm na là thế mà sâu sắc là thế ! Thuê cái thằng giỏi giang thì vừa nhanh vừa rẻ lại vừa khéo ! Thuê cái thằng thợ vụng nó vừa làm vừa tập ăn quăng bỏ vãi... thì làm sao mà tốt mà rẻ được ? Âu cũng là bài học được quả lừa, mong rằng sớm sáng mắt ra ?

      Xóa
    3. hỡi nhân dân hãy đứng lên tiêu diệt bọn này để con cháu chúng ta không phải còng lưng trả nợ , để em gái chị gái chúng ta không phải đi ra nước ngoài làm đĩ mang tiền về nuôi bọn chúng

      Xóa
    4. TIỀN THÌ ĐẮT NHẤT HOÀN CẦU
      SẢN PHẨM CỦA TẦU MỚI THẬT XÓT XA ?
      THÔI THÌ TRONG CÕI NGƯỜI TA
      KHÔN NHỜ DẠI CHỊU BIẾT LÀ LÀM SAO
      THƯƠNG CHO VẬN SỐ LAO ĐAO
      DẠI THÌ ĐÃ DẠI BIẾT NGÀY NÀO KHÔN ?

      Xóa
  4. Người hỏi và người trả lời đều không biết gì về Quản lý dự án đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành.
    Trong tổng dự toán của dự án đầu tư chia ra 3 loại chi phí:
    1. Chi phí xây lắp
    2. Chi phí thiết bị
    3. Chi phí kiến thiết cơ bản khác
    Các chi phí này quy định rất chi tiết trong các Nghị định của chính phủ và thông tư hướng dẫn của các Bộ KHĐT, XD, TC....
    NÓi chung chung như trên chứng tỏ các vị không nắm gì cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh15:45 ăn nói hàm hồ, giống tay trưởng Bàn quản lý dự án quá: ông hãy chứng minh trong dự án Metro 2, chi phí xây lắp là bao nhiêu? thiết bị là bao nhiêu? kiến thiết cơ bản khác là bao nhiêu? ông còn thiếu các chi phí khác nữa đó: chi phí quản lý dự án, chi phí giải phóng mặt bằng và hàng chục khoản khác .
      Người ta tính con số 100 triệu USD/km là tính chung, chứ không ai tính riêng cả.
      Không học hành gì hết mà cho đi quản lý dự án như ông thì chỉ có phá hoại tiền thuế của dân hoặc là chui vào đó đẩ ăn có tiền 30% chứ gì?
      Nếu nghị định chính phủ và thông tư hướng dẫn của các bộ đều rất chi tiết rồi thì tại sao lại đội vốn. Tại sao lại nói chưa có kinh nghiệm là Metro.
      Mỗi lần làm sai thì toàn đổ tại là chưa có kinh nghiệm, nếu thế thì chui vào ban quản lý dự án Metro làm chó gì!
      ĂN NÓI NGU QUÁ, DẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI, TOÀN MỘT LŨ THAM NHŨNG ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC NÀY!

      Xóa
    2. Thằng chó này chắc là người trong Ban quản lý dự án đang định chạy tội cho đám quan chức VN phải không?
      Nếu nói như mày nói: "Các chi phí này quy định rất chi tiết trong các Nghị định của chính phủ và thông tư hướng dẫn của các Bộ KHĐT, XD, TC...." thì chúng mày phải nắm rất vững dự án thì làm gì có chuyện đội vốn.
      Thế mà đội vốn lên 2 lần đấy, và còn giả vờ kêu là "chưa có kinh nghiệm..." thế thì mấy cái nghị định của mày đem vứt sọt rác à?
      DẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI QUÁ!!!

      Xóa
    3. Tổng số vốn bị đội lên của cả hai dự án metro tại TP Hồ Chí Minh lên tới 2,106 tỷ USD. Vậy mà ông phó trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP chỉ nhẹ nhàng: Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc...
      Dễ thế này thì cho tôi làm ban quản lý dự án với nhé, ăn dày mà không bị chịu trách nhiệm gì cả thì sướng quá trời!

      Xóa
    4. Trả lời báo chí về việc công trình xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (TP Hồ Chí Minh) bị đội vốn 1,38 tỷ USD (từ 1,09 tỷ USD lên 2,47 tỷ USD), ông Lê Khắc Huỳnh, phó trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, nói rằng sở dĩ có sự đội vốn lên gấp hơn hai lần như vậy, là do chưa có kinh nghiệm, và “chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc”. Nhưng chưa kịp “rút kinh nghiệm sâu sắc”, thì tuyến metro số 2 lại đội vốn thêm 726 triệu USD nữa (từ 1,374 tỷ USD lên 2,1 tỷ USD). Tổng số vốn bị đội lên của cả hai dự án là 2,106 tỷ USD, tương đương với trên 45.000 tỷ VND. Một số tiền khổng lồ, tương đương hơn 45.000 tỷ VND như vậy, mà chỉ “rút kinh nghiệm sâu sắc” là xong? Nhẹ nhàng quá, nếu đặt bên cạnh trọng lượng của số tiền 2,106 tỷ USD đội vốn kia, đã là 21.060 kg rồi (theo chuẩn đo lường của Mỹ, cứ 100.000 USD có trọng lượng 1 kg)....

      Xóa
    5. Vấn đề là vì sao TP Hồ Chí Minh lại giao cho những người “chưa có kinh nghiệm” làm lãnh đạo ban quản lý một dự án lớn, có giá trị tỷ đô như vậy? Thành phố hết người rồi sao? Chưa hết, còn chuyện nhà thầu đòi ban quản lý dự án đường sắt đô thị (cũng có nghĩa là đòi thành phố Hồ Chí Minh) phải bồi thường 2,5 tỷ VND một ngày nữa, lý do là ban quản lý dự án bàn giao mặt bằng thi công chậm. Theo hợp đồng thì ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh phải bàn giao mặt bằng cho nhà thầu vào tháng 1/2013. Nhưng thực tế đến tháng 3/2015, mặt bằng mới được bàn giao, chậm 27 tháng, tương đương với 810 ngày. Cứ lấy 810 ngày đó nhân với 2,5 tỷ một ngày, sẽ ra con số phải bồi thường là 2.025 tỷ VND, tương đương với gần 100 triệu USD? Trả lời báo chí về việc này, cũng ông Lê Khắc Huỳnh nói rằng đó là “kịch bản ngoài dự tính”, và điệp khúc cũ lại được cất lên, hết sức nhẹ nhàng và êm tai, rằng “chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc”. Xin thưa với ngài phó ban quản lý dự án rằng đó hoàn toàn không phải là “kịch bản ngoài dự tính” như lời ngài phân bua với công luận. Một hợp đồng xây dựng trị giá cả tỷ USD như vậy, chắc chắn nó phải hết sức chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật. Trong hợp đồng đó, chắc chắn có điều khoản nếu chậm bàn giao mặt bằng thì chủ đầu tư phải bồi thường cho nhà thầu. Chỉ có căn cứ vào điều khoản đó trong hợp đồng, thì nhà thầu mới đòi ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh bồi thường. Về phần mình, thì chỉ sau khi đã lường hết mọi khả năng phát sinh trong quá trình GPMB, thì ban quản lý mới chấp nhận điều khoản bàn giao mặt bằng vào tháng 1/2013. Còn điều gì “ngoài dự tính” nữa, thế mà vì sao vẫn bị chậm? Đã đặt bút ký vào hợp đồng rồi, thì việc chậm bàn giao mặt bằng tới 27 tháng hoàn toàn là lỗi của ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, với tư cách cơ quan thay mặt chủ đầu tư là UBND TP Hồ Chí Minh, và sau đó cũng là cơ quan thực hiện hợp đồng. Con số 2,106 tỷ USD đội vốn kia là tiền ngân sách, cũng có nghĩa là tiền thuế của dân. Làm ăn thế, thì dân nào chịu nổi?...

      Xóa
    6. Về nguyên nhân đội vốn, ông Lê Khắc Huỳnh – Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị (đại diện chủ đầu tư dự án) cho là có 3 nguyên nhân. Thứ nhất là do đồng Yên trượt giá. Thứ hai là do những quy định về xây dựng có thay đổi nên phải điều chỉnh theo quy định mới khiến thời gian phê duyệt dự án kéo dài. Thứ ba là do bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài.

      Ông Lê Khắc Huỳnh nói: “Vì lần đầu tiên mình làm dự án đường sắt nên có những bất cập trên cũng là điều hiển nhiên. Chúng ta vừa làm, vừa học hỏi để rút kinh nghiệm cho những dự án sau” (!).

      Tuy nhiên, dù đã "rút kinh nghiệm" ở tuyến Metro số 1, sang tuyến Metro số 2 lại tiếp tục đội vốn gần 50%, khi mức đầu tư được điều chỉnh từ 1,34 tỷ USD lên 2,1 tỷ USD.

      Xóa
    7. Với cách quản lý của dự án như hiện nay thì con số đội vốn chắc chắn chưa ngừng lại. Đây là điều hết sức nguy hiểm. Chủ đầu tư phải mời được tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực và có tâm giúp đỡ thì mới có khả năng kiểm soát việc đội giá dự án!

      Xóa
    8. Đúng, PGS.TS Phạm Xuân Mai nói chủ đầu tư và phía quản lý Việt Nam có năng lực chuyên môn và trách nhiệm quản lý của chủ đầu tư quá kém là sai: mấy ông này thừa năng lực quản lý, các ông biết rõ hết nhưng GIẢ VỜ NGU, GIẢ VỜ KHÔNG BIẾT, GIẢ VỜ NÓI CHƯA CÓ KINH NGHIỆM để chạy tội.

      Đây là kế "CÁO GIẢ CHẾT BẮT QUẠ" của mấy con cáo già tham nhũng Việt Nam!!!

      Xóa
    9. Thực ra không nên chê Ban quản lý dự án Metro. Những dự án tỷ đô như thế này đều có sự chỉ đạo từ Lê Thanh Hải và NT Dũng, nói sao thì phải làm vậy, họ chỉ là những người thi hành lệnh của 2 ông này và tiền tham nhũng chắc cũng vào túi 2 ông này và bè lũ ăn theo cả, chứ ban quản lý dự án chắc chẳng xơ múi gì đâu?

      Xóa
    10. 15:45 nói hay lắm, làm dự án Boxit vô cùng vĩ đại mà lại quên tính con đường vận chuyển xuống cảng, thật vô liêm sĩ và trơ trẽn

      Xóa
    11. Nặc danh15:45 Ngày 23 tháng 11 năm 2015 là Bò-Đội-Nón đấy hả? Ha ha!

      Xóa
  5. Đã gọi là METRO tức là TÀU ĐIỆN NGẦM sao lại ở trên cao hả giời ???. CÁC CHÚ CÚ PHÁ !!!

    tỘI VẠ ĐÂU ĐÃ CÓ BÀ MẸ vn GẦY CÒM KHỐN KHỔ CÒM LƯNG GÁNH HỘ RỒI !!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng, tuyến Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên dài 19,7 km, chỉ đi ngầm 1 đoạn từ Bến Thành đến cầu Sài gỏn 2km, sau đó là đi nổi.
      Đây là một chiêu lừa của bọn thầu Nhật có sự bảo kê của quan chức VN: khi đấu thầu lần đầu, chúng đưa ra Metro ngầm 100% và giá là 950 triệu USD và dĩ nhiên là chúng thắng thầu, sau khi thắng thầu thì chúng viện đủ lý do và cuối cùng là làm có 2 km ngầm, còn toàn bộ đi nổi, lẽ ra như vậy thì giá phải giảm, nhưng không, chúng tăng lên đến 2,4 tỷ USD.
      Chúng nói là tuyến này địa chất không làm ngầm được thì thực là nực cười vì đoạn qua cầu Sài gòn lên Thủ Đức toàn là đất đồi rất tốt cho công trình ngầm.
      Trong sự việc này chắc chắn có sự giúp sức của tụi trong ban quản lý dự án Việt Nam và bọn Lê Thanh Hải.
      Khủng khiếp thật, ăn dày quá!!!

      Xóa
    2. Thưc ra 2 km Bến Thành - Cầu Sài Gòn là 2 km đất nền rất yếu, còn lại thì đất nền rất tốt đoạn phía quận 2 và Thủ Đức.
      Tụi nó làm ngược lại: đất yếu thì làm ngầm, còn đất tốt thì làm nổi???
      Chúng có âm mưu thực đó.

      Xóa
    3. Mấy vụ này Lê Thanh Hải ăn dày quá đến nỗi NTD củng phát hoảng nên kỳ này Hải và con trai hắn đều bị rớt trong các cơ cấu cán bộ sắp tới.
      ăn dày quá mà lại chia cho tao ít thì mày coi chừng! Tao cho mày nghỉ luôn (lời của 3X)

      Xóa
  6. Dự án là thế mà Trưởng Ban quản lý dự án được lên chức mới tài chứ!!!

    Trả lờiXóa
  7. Ông Cường Trưởng Ban quản lý các dự án metro, nay là Giám đốc Sở GTVT đó!

    Trả lờiXóa
  8. Một đất nước của bọn ngu, tham, độc ác ,phá hại làm lãnh đạo . VN chưa biết khi nào hết khổ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà mẹ VN gầy còm còng lưng cõng 2 thằng như hộ pháp to béo ,phương phi . Một tằng tên là Chính quyền . Còn thằng kia tên là Đảng cs VN. Chết cái cả 2 thằng đều lãnh đạo cả , thậm chí chen lấn giẫm lên đầu nhau để lãnh đạo .

      Xóa
  9. Thành phố đang có diện mạo mới nhưng cái giá của nó quá lớn. Thử nhìn theo một cách khác thành phố có xứng đáng có diện mạo đó chăng so với những đóng góp của nó cho cả nước? Người Hàn đòi Nhật bồi thường chỉ vài trăm triệu đô thay cho hàng tỉ độ (theo dự kiến) nhưng lịch sử phải nhìn người Hàn là đúng đắn.
    Ở cương vị công dân địa phương này, bằng suy nghĩ chủ quan và có rất nhiều thiên vị, tôi cho rằng việc đội vốn là chứng tỏ tầm nhìn kém cỏi, nhưng chắc chắn phải còn có chuyện khác.
    TP này kiếm tiền nhiều thì cho dù nó bao bọc cho những dự án xứng đáng cần có bằng một cái giá đắt hơn nhiều lần thì tôi cũng có thể miễn cưỡng chấp nhận. Ít ra, đây không phải là tỉnh nghèo, đói ăn nhưng muốn xây khu hành chính, khu nghỉ dưỡng, tượng đài hàng trăm ngàn tỉ đồng.

    Trả lờiXóa
  10. Dự án Metrom số 1 bắt đầu làm nghiên cứu khả thi là năm 2002, thời ông Ba Đua phó chủ tịch Tp HCM phụ trách, thời đó nói là đến năm 2010 sẽ khánh thành.
    Thế mà nay chúng đã kéo dái ra đến năm 2020, và có lẽ chưa dừng ở đây.
    Càng kéo dài thì nhà thầu và bọn Ban quản lý dự án càng có lợi vì có cơ hội nâng khống giá thầu.
    Chúng đưa ra những lý do rất buồn cười như do tỷ giá USD tăng, do nhà nước tăng lương công nhân..., những sự tăng này thực tế chỉ khoảng 2 - 4% nhưng chúng lấy cớ đó để tăng giá thầu lên 100%.
    Thế mà phía Việt Nam vẫn để yên cho chúng làm và còn bảo kê cho chúng nữa.
    Đáng lý ra làm chậm tiến độ thì phải phạt mới đúng.
    Toàn là một lũ sâu mọt ăn phá tiền thuế của dân!!!.

    Trả lờiXóa
  11. Dự án sân bay Long Thành,đảng đưa ra con số dự trù là 18 tỉ usd.
    Với cái kiểu "rút kinh nghiệm" này,không biết nó sẽ còn đội lên bao nhiêu nữa.
    Nghe mà sôi sục,giận dữ!
    Càng ngày càng có nhiều người căm thù cái đảng khốn nạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiền đâu mà làm? Thành sân bay Long Sòng Sọc rồi!

      Xóa
  12. chọn nhà đầu tư Trung Quốc là sai lầm nghiêm trọng

    Trả lờiXóa