Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

NHỮNG VÌ SAO TRONG ĐÊM DÀY

Chủ trương tích hợp môn lịch sử với giáo dục công dân và an ninh quốc phòng đang trở thành thời sự nóng hổi được bàn thảo sôi nổi ở Quốc hội. Căn nguyên vần đề là ngành giáo dục muốn giải thoát tình trạng lâu nay học sinh chán học lịch sử. Tiến sỹ Địa Vật lý Nguyễn Thanh Giang, trong lời nói đầu tác phẩm “Đêm Dày Lấp Lánh” đã giải thích hiện tượng này như sau:
«Người ta cứ chê học sinh Việt Nam bây giờ rất dốt về sử, trong khi đầu óc các em bị nhồi nhét ngổn ngang không biết bao nhiêu địa danh chiến trận: xưa là Ải Chi Lăng, Gò Đống Đa ..., nay là Nà Ngần, Đông Khê, Vạn Tường, Đồng Xoài …; không biết bao nhiêu anh hùng, tướng sỹ: xưa là Hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn…, nay, không chỉ Võ Nguyên Giáp mà phải nhớ cả Phan Đình Giót, Lê Văn Tám, Nguyễn Chí Thanh … Sao lịch sử Việt Nam chủ yếu lại chỉ là lịch sử của mấy ông vua (ngày xưa), mấy lãnh tụ (ngày nay) và mấy ông tướng cùng với các trận đánh ?!».
Ông phàn nàn: «Tạc sâu vào tâm trí học trò nếu không phải là những trận chiến chống ngoại xâm cam go thì cũng là chuyện thóan đoạt vương triều: Thái sư Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, diệt Lý lập Trần …; chuyện nội chiến: Trịnh Nguyễn phân tranh …. Trong khi đó những cải cách xã hội qua từng triều đại, kể cả cuộc cải cách toàn diện đầu tiên trong lịch sử của Hồ Quý Ly với các chủ trương hạn điền, hạn nô … nhằm xóa bỏ đặc quyền và thế lực của tầng lớp quý tộc mở đường chấn hưng đất nước cũng rất mờ nhạt trong ký ức học trò».
Nguyễn Thanh Giang đòi hỏi phải nghiên cứu, phải dạy những vấn đề lịch sử chứ không phải giản đơn những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử.
Ông dày công xây dựng tác phẩm «Đêm Dày Lấp Lánh» đồ sộ với ý tưởng làm cơ sở cho việc hình thành bộ sách lịch sử về «Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam»   
ĐÊM DÀY LẤP LÁNH hiện đang nằm trong tủ sách ở Quốc Hội Hoa Kỳ, trong thư viện Hàn Lâm New York, trong thư viện trường đại học Sorbone, đại học Paris Pháp.
Tác phẩm vô cùng quý giá nhưng chưa được nhà nước cho phép xuất bản chính thức nên tình cờ mãi hôm nay tôi mới được tiếp cận. Tôi đã phải dành khá nhiều thời gian đọc toàn bộ rồi lại đọc lại từng phần. Choáng ngợp trước kho tư liệu đồ sộ, mệt nhoài với kiến thức uyên thầm, xúc động trước lòng nhân ái cao cả của tác giả, dù không đủ trình độ để khảo luận, tôi vẫn thấy không thể không viết ra đây vài cảm nhận nho nhỏ gửi đến bạn đọc gần xa.
Những nhân vật cuốn sách đề cập tới là những trí thức đích thực đã từng quả cảm dấn thân  trong sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. Họ là những người hoạt động xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, tuổi tác khác nhau, nhưng có chung một hoài bão lớn làm cho Tổ quốc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Xét theo viến kiến ấy, thời xa xưa, những cống hiến cho đất nước của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh không hề kém vĩ đại hơn Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung …; thời nay, Trần Độ rất đáng tôn vinh như Võ Nguyên Giáp.
Phải nói rằng nước ta đã có rất nhiều anh hùng lẫm liệt, những tướng lĩnh tài ba chống ngoại xâm nhưng lại quá hiếm hoi những trí thức kiệt xuất dấn thân giải phóng dân tộc thoát khỏi đêm dày nô lệ của các triều thần độc tài, độc đoán, phi dân chủ. Xưa là các triều đại phong kiến, nay là chế độ cộng sản. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thú nhận với một nhà cách mạng lão thành Pháp: “Độc lập đã dành được, thống nhất đã thành công, nhưng vấn đề dân chủ vẫn nguyên vẹn chưa được giải quyết“, trong khi rất nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam ngày nay vẫn huênh hoang một cách kệch cỡm: “Chế độ XHCN của ta dân chủ gấp triệu lần TBCN’’.
Trong bài tiểu luận nẩy lửa “Đảng Cộng sản và dân chủ ở Việt Nam” Trần Độ đã vạch trần sự thật: “Đảng cộng sản lãnh đạo đã tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, làm ăn giả dối, bằng cấp giả dối, đến gia đình cúng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối”.
Những trang viết của Nguyễn Thanh Giang đã cho tôi thấu hiểu để thêm tôn kính và ngưỡng mộ một vị tướng văn võ song toàn không chỉ lẫm liệt trong trận chiến chống ngoại xâm mà hơn thế nữa đã dũng cảm giương cao ngọn cờ dân chủ. Trong “Nhật ký Rồng Rắn” ông đã thốt lên đau đớn trước sản phẩm xã hội do chính ông tích cực tác tạo: “Đây là nỗi niềm cay đắng của một cuộc cách mạng và của một kiếp người” và đã gửi nỗi niềm cay đắng ấy vào bốn câu thơ:
“Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xoá đi thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá ác luân hồi”.
Đọc xong ĐÊM DÀY LẤP LÁNH tôi đã trả lời được câu hỏi: Vì sao những người cộng sản nòi như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Trần Đại Sơn, Nguyễn Hộ, Nguyễn Hữu Vinh, Vi Đức Hồi, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trần Anh Kim…lại quay lưng với đảng, phê phán đảng quyết liệt? Vì họ đã nhìn ra chân tướng chế độ hiện hành do ĐCSVN xây dựng như kết luận của tướng Trần Độ: “Cái chế độ XHCN Việt Nam tàn bạo hơn Tần Thuỷ Hoàng, dã man hơn phát xít Hit-le”.
Đọc ĐÊM DÀY LẤP LÁNH tôi càng trân trọng các nhà văn nhà thơ Trần Dần, Bùi Minh Quốc,  Trần Mạnh Hảo, Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thuỷ….Những tác phẩm của họ vắng bóng trong các hiệu sách, trong các thư viện ở Việt Nam là sự thiệt thòi cho độc giả Việt Nam.
Trần Dần đã khẳng định và thiết tha kêu gọi: “Điều kiện tiên quyết để Sáng tạo là Tự Do”. Bùi Minh Quốc chia xẻ nỗi cay đắng và đau xót với Trần Độ:
“Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt
Lại đúc nên chính cỗ máy này”
Và biểu đồng tình cùng Trần Dần:
“Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Đang thét đòi món nợ Tự Do
Giáo sư Phan Đình Diệu, nhà toán học, đại biểu Quốc hội thì nêu một phương trình rất ấn tượng: “Nước ta có một thứ toán học kỳ lạ: Tổng các số dương bằng một số âm…. Đó là bệnh thành tích dối trá đã trở thành “đạo lý” để thăng quan tiến chức của Nhà nước này”.
ĐÊM DÀY LẤP LÁNH còn biểu dương lớp trí thức trẻ mặc dù bị nhồi nhét mụ mỵ đầu óc với những lý thuyết Mác Lenin, những công lao trời biển của Đảng Bác … vẫn tỉnh táo cảm nhận sự bức bối ngột ngạt và đã dũng cảm đứng lên đòi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân như Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Chí Quang, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn … Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì tự vấn: “Tự do hay là chết”. Anh đứng ra thành lập đảng “Tự do- Dân chủ”. Nhà toán học Ngô Bảo Châu mong ước: “Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hoá và có kỹ năng đối thoại với thế giới”. Luật sư Nguyễn Văn Đài đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp. Luật sư Lê Quốc Quân yêu cầu Nhà nước: “Đừng lũng đoạn luật pháp”. Luật sư đã phát hiện một tấn trò đời trong xã hội ta: “Điểm khác nhau giữa giang hồ và công chức là giang hồ không treo mặt nạ đạo đức giả”. Bắt chước Nguyễn Ái Quốc, ông vẽ bức tranh ai oán minh họa cho tờ Le Paria ngày nào: “Ta có thể hình dung Mẹ Việt Nam hằng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng lại phải cõng trên lưng hai người rất béo, rất khoẻ và ông nào cũng đòi lãnh đạo”.
Thật vậy, chỉ có những trí thức đích thực có tâm và có tầm mới thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân Việt Nam ngày nay đang phải một cổ hai tròng, nuôi một đội ngũ công chức rất đông đảo không chỉ của chính quyền cồng kềnh mà còn của Đảng đồ sộ. Những kẻ chức quyền không chỉ lương to bổng hậu mà còn tham nhũng vô độ. Vây quanh Đảng là đủ các hội, các đoàn: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công đoàn, mặt trận, ban dân vận…. Họ làm được những gì cho nhân dân? Họ mang danh đảng của giai cấp công nhân nhưng cái QĐ 176 ngày 9/10/1989 đã sa thải 855 000 lao động có công một cách nhẫn tâm, phi lý đến mức phải xem là hết sức dã man, tàn bạo. Ở các nước dân chủ văn minh xã hội làm ra luật để bảo vệ con người có hiệu quả (Society makes laws to protect the people - xã hội làm ra luật để bảo vệ con người), còn ở Việt Nam pháp luật không bảo vệ lẽ phải, không tôn trọng thực chứng nên oan khiên thường giáng lên đầu hàng vạn người chỉ vì ra sức bảo vệ cái chót sai của một vài người.
Nhà văn Phạm Đình Trọng gọi ĐÊM DÀY LẤP LÁNH là cuốn sách bia. Sách dựng 62 tấm bia, tương tự 52 bia Tiến sỹ ở Quốc Tử Giám để vinh danh những vì sao lấp lánh ánh sáng dân chủ, văn minh trong bầu trời Việt. Khoảng trống đáng tiếc của cuốn sách là đã bỏ sót một ngôi sao vào hàng sáng nhất trong các ngôi sao. Đó chính là tác giả, người mà tôi rất yêu mến, kính nể. Trong Nguyễn Thanh Giang có rất nhiều “nhà”, nhà Địa Vật lý, nhà chính luận, nhà thơ, nhà dân chủ, nhà nhân văn, “nhà” nào cũng tầm cỡ. Sự nghiệp khoa học tự nhiên của ông có một công tích lớn là đã phát hiện khả năng chứa uranium của tầng than Nông Sơn. ĐÊM DÀY LẬP LÁNH cũng là một công tích tương xứng trong khoa học xã hội và nhân văn. Đây là một biên niên sử có giá trị trong kho tàng sử sách nước nhà. Nhờ uyên thâm, uyên bác, nhờ tư chất khoa học, văn chính luận trong tập sách hàm súc và có sức thuyết phục cao. Chẳng những thế, tinh thần nhân văn và tình yêu thương thấm đẫm qua từng nhân vật trong tác phẩm đã làm tác phẩm có sức hấp dẫn cao. Mong sao ĐÊM DÀY LẤP LÁNH sớm được xuất bản công khai để đông đảo độc giả cùng được chiêm nghiệm một tác phẩm mang tầm lịch sử.  
Hải Dương ngày 18 tháng 11 năm 2015
           Nhà giáo Phạm Tuấn Xa
31/207 Trương Mỹ, P. Phạm Ngũ Lão, Th phố Hải Dương
                     Mobi: 01644996929
-----------
*** Anh Bồng ơi
Đề nghi anh đăng tin này kèm theo bài NHỮNG VÌ SAO TRONG ĐÊM DÀY nhé:
- Nguyễn Thanh Giang xin có đôi lời cùng bạn đọc gần xa: Độc giả muốn có sách ĐÊM DÀY LẤP LÁNH mời đến gặp tác giả: Nguyễn Thanh Giang - số nhà 5, ngõ 341 đường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ở xa/nước ngoài xin gửi địa chỉ và lời yêu cầu qua email giangnguyen1936@gmail.com, tác giả sẽ gửi sách qua bưu điện. Nhận được sách thanh toán bao nhiêu tùy ý.
Cảm ơn anh
NTG
--------------

14 nhận xét:

  1. Chính việc họ sinh không muốn học chứng tỏ một sự phản kháng mạnh mẽ: Ghê sợ quá làm sao các cháu dám đọc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lịch sử thì ít, tiểu sử thì nhều.

      Xóa
  2. Trong văn phòng của báo PetroTimes VN có treo 1 khẩu hiệu kiểu của hành tinh lạ:
    "Hãy làm báo với tinh thần Dầu khí"?
    Tinh thần "Giá xăng tăng, dân chửi bới"?!

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết quá hay !. Tại sao đất nước cứ nghèo mãi !!!!

    Trong bài tiểu luận nẩy lửa “Đảng Cộng sản và dân chủ ở Việt Nam” Trần Độ đã vạch trần sự thật: “Đảng cộng sản lãnh đạo đã tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, làm ăn giả dối, bằng cấp giả dối, đến gia đình cúng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối”.

    Giáo sư Phan Đình Diệu, nhà toán học, đại biểu Quốc hội thì nêu một phương trình rất ấn tượng: “Nước ta có một thứ toán học kỳ lạ: Tổng các số dương bằng một số âm…. Đó là bệnh thành tích dối trá đã trở thành “đạo lý” để thăng quan tiến chức của Nhà nước này”.

    Bắt chước Nguyễn Ái Quốc, ông vẽ bức tranh ai oán minh họa cho tờ Le Paria ngày nào: “Ta có thể hình dung Mẹ Việt Nam hằng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng lại phải cõng trên lưng hai người rất béo, rất khoẻ và ông nào cũng đòi lãnh đạo”.
    Thật vậy, chỉ có những trí thức đích thực có tâm và có tầm mới thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân Việt Nam ngày nay đang phải một cổ hai tròng, nuôi một đội ngũ công chức rất đông đảo không chỉ của chính quyền cồng kềnh mà còn của Đảng đồ sộ. Những kẻ chức quyền không chỉ lương to bổng hậu mà còn tham nhũng vô độ. Vây quanh Đảng là đủ các hội, các đoàn: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công đoàn, mặt trận, ban dân vận…

    Trả lờiXóa
  4. Tỉnh tôi đang sống,trước đây,dưới thời VNCH,có một con đường mang tên Võ Tánh.Từ ngày bị đảng xông vào...giải phóng,nó bị đổi tên khác.Gần đây,làm một con đường mới,đảng đặt tên nó là Trần Văn Kỉ
    Võ Tánh là tướng giỏi nhất của Nguyễn Ánh.Trong giai đoạn giằng co với Tây Sơn,ông được NA giao trọng trách trấn giữ toà thành quan trọng nhất,thành Quy Nhơn,cùng với "chính uỷ" Ngô Tùng Châu.Vua Quang Toản phái 2 tướng giỏi nhất là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cùng hầu hết binh lực vây đánh thành Quy Nhơn.Mặc dù quân ít,nhưng với sự chống trả kiên cường của VT,suốt hơn một năm rưỡi,TQD vẫn không hạ được thành QN.NA đem hết quân từ Gia Định ra giải vây,trãi qua nhiều trận vẫn không thắng được TQD.Lúc này,trong thành QN đã hết lương thực,voi ngựa cũng đã giết hết để ăn cầm hơi.NA định dốc một trận quyết định thì nhận được mật thư do VT sai người liều chết đưa ra.Trong thư,VT khuyên NA không nên cứu mình nữa mà nhân cơ hội quân Tây Sơn đang tập trung hết ở đây,Phú Xuân chắc chắn bỏ trống,nếu đánh úp,sẽ dễ chiếm được.NA nghe theo lời khuyên,chuyển quân ra đánh úp Phú Xuân và chiếm được,từ đó,Tây Sơn tan rã dần.
    Về phần VT,ông viết thư cho TQD đề nghị nộp thành với yêu cầu tha chết cho binh sĩ dưới quyền.Ngô Tùng Châu uống thuộc độc tự sát,VT đưa xác ông ấy lên mặt thành,leo lên giàn hoả đã làm sẵn,tự tay châm lửa thiêu sống.Khi TQD vào thành,chứng kiến 2 cái chết,đã không cầm được nước mắt,cho chôn cất tử tế.Có lẻ,VT chính là tấm gương để tổng đốc Hoàng Diệu và danh tướng Nguyễn Tri Phương sau này noi theo.
    Triều Tây Sơn từ khi vua Quang Trung đột ngột băng hà,vua Quang Toản nối ngôi,tuổi còn nhỏ nên Bùi Đắc Tuyên rồi sau đó là Trần Văn Kỉ làm phụ chính đại thần.Trong một lần dẫn quân đối đầu với NA,TVK đã thua trận và đầu hàng.NA tha chết và lưu lại trong quân.Sau này,NA phát hiện ra TVK liên lạc với Quang Toản để làm nội ứng nên buộc phải xử tử ông ta.
    Cách "biên soạn" lịch sử của đảng là rứa đó.Cứ cái gì thuộc về NA,nhà Nguyễn là xấu xa,phản động hết,cứ cái gì thuộc về Tây Sơn là anh hùng,long lanh cả.

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta, con cháu chúng ta, các thế hệ tương lai của Việt Nam sẽ căn cứ vào đâu để nói rằng "TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM" nếu lịch sử của dân tộc Việt Nam bị xóa bỏ? Tinh thần yêu nước, yêu dân tộc của người Việt Nam hôm nay và mai sau có còn không nếu cội nguồn tổ tiên, công lao, xương máu của ông cha đổ ra trong quá trình dựng nước và giữ nước bị lãng quên?

    Nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam còn không nếu trong tương lai người Việt Nam không còn biết đến ải Nam Quan, mũi Cà Mau, Hoàng Sa, Trường Sa, sông Hát, sông Bạch Đằng, ải Chi Lăng, gò Đống Đa, Ngọc Hồi, Hà Hồi... mà chỉ biết Tây Sa, Nam Sa, "bên ni biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương"...?

    Nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam còn không nếu trong tương lai người Việt Nam không còn biết đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn... mà chỉ biết đến đảng cộng sản Tàu, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đảng cộng sản Việt Nam, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?

    Nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam còn không nếu trong tương lai người Việt Nam không còn biết đến Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Ngụy Văn Thà... mà chỉ biết Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Phú Trọng...?

    Nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam còn không nếu trong tương lai người Việt Nam không còn biết đến bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vào đời nhà Lý (*), Hội Nghị Diên Hồng, Hịch Tướng Sĩ vào đời nhà Trần, Bình Ngô Đại Cáo vào đời nhà Hậu Lê... mà chỉ biết tư tưởng Marx - Lê - Mao, "bác Hồ ta đó chính là bác Mao", "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan", "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt"...?

    Trả lờiXóa
  6. Nếu nói rằng công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là công hàm bán nước, 2 câu thơ của Tố Hữu "Bên ni biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương" là tư tưởng tiền đề cho âm mưu sáp nhập nước Viêt Nam vào nước Tàu thì cáí gọi là "Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” của Bộ GD&ĐT/CSVN (bộ Giáo Dục Và Đào Tạo/đảng cộng sản Việt Nam) mà mục đích chính của nó là xóa bỏ lịch sử 4000 năm của dân tộc là bước đầu của đảng cọng sản/VN cố tình thực hiện để chuẩn bị cho chủ trương Hán hóa vĩnh viễn dân tộc Việt Nam trong tương lai.

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn Nặc danh15:51 Ngày 20 tháng 11 năm 2015. Bạn nói rất đúng!

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn Nặc danh15:51 Ngày 20 tháng 11 năm 2015. Bạn nói rất đúng!

    Trả lờiXóa
  9. Nguyễn Thị Như Ýlúc 19:26 20 tháng 11, 2015

    Đọc bài viết nào của giáo sư Thanh Giang, cháu đều thấy còn một cái gì u uất, ẩn chứa trong lòng chưa nổ tung ra được. Vì thế, đọc được vài dòng, cháu lại liên tưởng tới tâm tư của cụ Phan Khôi, trăn trở vì một xã hội độc tài, nó mang ý thức hệ cộng sản là ẩn chứa một tai họa lớn cho dân tộc làm cho đất nước điêu tàn, mất hết cả văn hóa và đạo đức. Từng cá nhân của giới trí thức cũng bị ý thức hệ cộng sản vu oan, giáng họa lắm tội. Thân phận con người như chiếc lá giữa dòng nước chảy. Không biết đâu là bến bờ mà luôn tự hỏi, luôn tự khao khát:"Chờ một ngày vui"là nền dân chủ tự do, rồi lại thấy đau nhói trái tim tự hỏi hay "rở về đường cũ" cái ý thức hệ khốn nạn này. Cháu đã từng khóc về bài thơ của cụ Phan Khôi.
    "Tầm u bước đã quá xa
    Đêm khuya trăng lặn, liệu mà về đi
    Xoàng hơi cúc, khì khì cười mãi
    Tóc phất phơ, giường trải bóng trăng
    Giữa dòng chiếc lá thung thăng
    Lần dò lối cũ, bang khuâng chạnh niềm.
    Ngẫm thân thế, ba chìm bảy nổi
    Lại phen này lạc lối đến đây
    Một đêm cảnh vội đổi thay
    Rồi ra sao nữa, sau này trăm năm
    ....."
    Sống trong một chế độ lòng dân bất an ở chỗ Đảng cộng sản này muốn vu tội gì, cho ai là tùy hứng của nó. Nó muốn bắt buộc tội nọ mà không thấy có cơ sở là nó buộc vào tội kia. Bắt người dân phải lãnh đủ tội, nói thực tại ngày hôm nay, nó đang bắt dân phải xây dung cái chủ nghĩa xã hội thì chắc bác cũng thừa hiểu chẳng ở đất nước nào có một xã hội ma quái ấy, thì nhân dân ta biết đi về hướng nào? Xây dựng như thế nào? Bọn phản động đang bán rẻ đất nước này cho Bắc Kinh, dân yêu nước phản đối biểu tình để bảo vệ quê hương, đất nước thì nó lại đổ tội cho "nghe thế lực thù địch, lật đổ chính quyền",.v.v... Một xã hội thối nát, sự đời đảo điên như vậy thì có những kẻ nào hư hỏng không có tâm hồn mới nghe theo nó mà thôi.
    Kính chào bác Giang và bác Bồng!

    Trả lờiXóa
  10. Dân lương thiệnlúc 22:22 20 tháng 11, 2015

    Cụ ngoại tôi, một nhà thơ của nửa đầu thế kỷ thư 20, từ năm 1945 đã thốt lên mấy câu thơ:
    Cuộc đời cơn tỉnh cơn mê
    Mê rồi lại tỉnh có hề gì đâu
    Nào Nga, nào Nhật, nào Tầu,
    Nào Anh nào nào Mỹ một bầy thịt nhau
    Mạnh đứng trước, yếu đứng sau.
    Thằng khôn sai dại
    Dại hầu thằng khôn

    Cụ mất vào giữa năm 1946, trong lúc lũ con cháu vẫn hoang mang chưa tìm thấy lối đi cho mình.
    Bảy mươi năm trôi qua rồi mới thực sự nhìn thấy ánh sáng của đường hầm.
    .
    Cái giá phải trả đã quá đắt.
    Phải đứng dậy mà đi thôi.

    Trả lờiXóa
  11. "..với tinh thần dầu khí" hôi, nhấp nhám nhưng nhiều người cần? nghĩa là hôi thối cỡ nào, bỉ ổi cỡ nào, thối nát cỡ nào nhưng được lòng chế độ! rủng rỉnh $, có cơ hội thăng tiến!

    Trả lờiXóa
  12. Trong chuyện cười, một anh bạn nói : Bây giờ tôi ước đựơc nợ 1000 . Bạn khác nói : ước cái gì không ước , lại ước mắc nợ . _ Là tại vì tôi đang bị nợ 10 ngàn .
    Một binh sĩ bị thương đui một mắt , có anh bạn lại an ủi : mày như vậy là hên lắm đó , có nhiều người mơ được đui một mắt như mày . Anh này nổi giận đùng đùng ,anh nọ mới giãi thích : mấy người bị đui 2 mắt , họ ước được như mày . Về sau anh này bị đui thêm 1 con nữa , thế ảnh mới biết khi trước người bạn nói là thật .
    Cũng giống như vậy , dân VN bây giờ đang sống sung sướng hạnh phúc vô vàn , thế mà có nhiều người chống đối , phản động , than vãn , phê bình Đảng và Chính Phủ om sòm , cứ cho là đất nước CS lạc hậu , kinh tế nát bét , Chế Độ Côn An trị , mất nước đến nơi .
    Chỉ về sau này khi VN không còn nữa , TQ âm thầm tiêu diệt dân tộc Việt , khi sống dưới cảnh nô lệ mà cũng không được yên thân , luôn bị đe dọa tận diệt , lúc đó mới biết được sống tự do như bây giờ thật là quá sung sướng ,thần tiên , gọi là sống tự do gấp triệu lần tư bản cũng quá đúng luôn .
    Đó , như dân Syria bây giờ , nếu họ được sống như dân VN thì còn gì là ước mơ nữa , cho dù Côn An có là Hung Thần khủng bố gấp trăm lần hơn bây giờ , họ vẫn thấy đời sống VN hiện tại là giấc mộng tuyệt vời của họ . Dân VN sau này nhìn lại cảnh sống sướng như tiên bây giờ , cũng cảm thấy y hệt như dân Syria ước mơ như vậy .

    Trả lờiXóa
  13. nếu lịch sử trung thực thì ai cũng muốn đọc , muốn học . nếu tới đây vẫn còn môn lịch sử thì các trận đánh của NGUYỄN HUỆ , LÊ LỢI ... thì sẽ được chỉ đạo viết là : vào năm ấy , năm ấy ... có một nước lạ đem rất nhiều người lạ dẫn đầu là một tướng lạ đến xâm lược nước ta ...

    Trả lờiXóa