Ở
|
Nhà báo Phạm Gia Hiền, công tác 12 năm trong lĩnh vực
truyền hình, thời sự chính luận. Anh đã nhiều lần đến Châu Phi, qua các nước
Nam Phi, Mozambique, Tanzania và một số quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Lào,
Camuchia, Myanmar .
Sau nhiều cuộc phỏng vấn, gặp gỡ tiếp xúc với các chính trị gia, báo giới và
người dân tại các nước nêu trên, Phạm Gia Hiền cho biết, anh ấn tượng nhận thức
chính trị của họ, nhất là thanh niên.
Trong câu chuyện gẫu của tôi với Bedastro, kế toán 23
tuổi người bản địa, chủ đề chính trị xuất hiện một cách rất giản dị. Đó là khi
tôi hỏi về kế hoạch cưới vợ của cậu ta.
-
Đầu năm tới chúng tôi sẽ cưới, nếu như tình hình kinh tế khá hơn - Bedastro thở
dài.
-
Kinh tế của đất nước anh hay kinh tế của gia đình anh?
-
Cả hai.
-
Nhưng GDP của Tanzania
liên tục tăng hơn 6% suốt 8 năm qua mà?
-
Con số báo cáo là một chuyện, thực tế là chúng tôi vẫn nghèo. Tôi thì chả có gì
cả, rất nghèo.
-
Anh có cho là vì chính phủ điều hành kém không?
- Có thể. Đất nước chúng tôi rất giàu có tài nguyên,
nhưng mãi không khá được. Chúng tôi có tới 18 đảng chính trị, nhưng thực sự thì
điều đó không có ý nghĩa gì lắm, bình thường các đảng chả có hoạt động gì đáng
chú ý. Đến khi tranh cử, thì các đảng hoặc rơi rụng, hoặc liên minh để gom
phiếu bầu, điều đó khiến chúng tôi (nhân dân) cảm thấy cuộc đấu chính trị xa lạ
với mình.
-
Vậy sắp tới anh sẽ đi bầu cử hay không, khi mà anh cho rằng chính trị xa lạ với
anh?
-
Tất nhiên là tôi sẽ đi bầu. Dù sao thì đó là quyền lợi của tôi, là hy vọng của
tôi nữa.
Đó là một chàng kế toán Châu Phi trẻ măng, với nhận
thức rất đầy đủ về chính trị và quyền lợi chính trị của mình. Tanzania không phải là nền kinh tế
đứng đầu Châu Phi, nhưng được xem là quốc gia ổn định chính trị nhất của lục
địa đen vốn đầy rẫy biến động đẫm máu.
Gần 2 năm trước, trong một chuyến du lịch Myanmar, tôi
và một đồng nghiệp có một buổi trò chuyện khá thú vị cùng Aung Kyaw Myint, tự
xưng là một nhà tư vấn đầu tư nước ngoài. Myint tốt nghiệp Đại học Y dược Mandalay , lấy luôn cả
bằng tiến sĩ, nhưng sử dụng quan hệ và vốn Anh ngữ xuất sắc của mình cho lĩnh
vực kinh tế. Anh ngoài ba mươi tuổi, chưa vợ con, có xe hơi và căn hộ riêng ở
Thủ đô, tóm lại thuộc tầng lớp trung lưu sung túc của một Myanmar đang đổi thay từng ngày.
- Tôi có thể có thu nhập cao hơn nữa, nếu làm việc cho
một công ty nước ngoài có trụ sở tại đây - Myint chia sẻ - của Trung Quốc chẳng
hạn. Nhưng tôi chọn làm việc cho một công ty nội địa, mức lương chỉ bằng một
nửa. Vì sao à? Vì tôi muốn góp phần vào những bản hợp đồng có lợi cho đất nước,
chứ không phải những bản hợp đồng tìm kẽ hở của chính sách Myanmar để mang lợi cho nước ngoài.
Khi chúng tôi hỏi quan điểm của anh về đảng phái, về
"cuộc bầu cử trọng đại" năm 2015, Kyaw Myint bất ngờ nói rất nhiều về
khái niệm "tự cường". Myint cho rằng, với 135 dân tộc và 7 bang, điều
quan trọng nhất với đất nước anh là sự đoàn kết.
Bà Aung San Suu Kyi tiếp xúc, giao lưu với cử tri
không
cần ‘vòng vây cảnh sát bảo vệ’ như lãnh đạo Việt
|
Những cuộc giao tranh không ngừng của những phe nhóm
khu vực biên giới, sự bất đồng giữa các bang dẫn đến các quy chế tự trị tiềm ẩn
nhiều nguy cơ, và kết quả của cuộc bầu cử dù thế nào, cũng có thể thổi bùng các
mối xung đột ấy thành ngọn lửa. Những gì xảy ra năm 1988, vẫn là nỗi ám ảnh
kinh hoàng với một quốc gia Phật giáo hiền lành. Và Myint cho rằng sự tự cường
ở đây trước hết phải xuất phát từ nâng cao dân trí.
Đó là những cuộc nói chuyện về chủ đề chính trị khiến
tôi rất ấn tượng, với những người trẻ, ở Đông Phi, hay Đông Nam Á, bình ổn, hay
đầy những nguy cơ bất ổn. Bedastro hay Aung Kyaw Myint đều quan tâm đến chính
trị một cách có ý thức và trách nhiệm. Họ đều có facebook, và tôi vẫn thường
xuyên đọc được ở đó những thông tin hữu ích khi muốn biết về tình hình chính
trị, xã hội ở Tanzania, hay Myanmar - nơi họ đang sinh sống.
Thực tế, ở Việt Nam , rất khó để có một cuộc nói
chuyện chủ đề chính trị với một thanh niên, dù là vô tình hay cố ý. Thường thì
cuộc nói chuyện sẽ bị lái sang chủ đề khác, hoặc đơn giản là: Tôi chẳng hiểu
anh đang nói gì! Tôi không quan tâm đến chính trị đâu.
Tôi có cô bạn chơi khá thân, bà mẹ của một bé nhóc 5
tuổi, thường xuyên viết status trên facebook bày tỏ sự không hài lòng với các
chính sách và sai phạm đây đó của chính quyền. Một hôm cô gọi tôi ra, hết sức
nghiêm túc hỏi tôi về các chức danh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chức năng
nhiệm vụ, tên tuổi những vị đứng đầu. Sau cuộc nói chuyện, không hiểu sao, từ
ấy cô chỉ viết về đồ trang trí nội thất, mỹ phẩm hand-made, chuyện con cái ở
nhà ở trường, những chuyện mà giờ người ta thường gọi là "chuyện của mẹ
bỉm sữa".
Từ các diễn đàn, mạng xã hội, cho đến những cuộc tán
gẫu cà phê vỉa hè, chính trị là một đề tài nhàm chán và đơn điệu với thanh
niên. “Ôi dào ôi, chính trị chính em” - nhiều bạn trẻ có thể sẽ ngáp chảy cả
nước mắt và phẩy tay – “Toàn thế í mà, chỉ đến thế thôi”...
Tôi biết, không nên hỏi thêm "toàn thế ấy
mà" với "chỉ đến thế thôi" là gì, vì tôi biết bạn ấy sẽ không
nói rành rẽ được. Đơn giản, đó là định kiến, bàng quan nhưng lại đầy định kiến.
Cuộc bầu cử ở Tanzania đã kết thúc tuần trước,
với nhiều tranh cãi về tính minh bạch của kết quả kiểm phiếu. Hơn 53 triệu
người dân Myanmar
cũng vừa hoàn thành cuộc bầu cử trọng đại của họ. Tôi đã liên lạc với Bedastro,
và sau đó sẽ là Aung Kyaw Myint, không chỉ để trao đổi về kết quả, mà cả về
những mối quan tâm khác, liên quan đến chính trị, nhưng chủ yếu là liên quan
đến chính họ.
Phạm Gia Hiền/Motthegioi
-----------
Trông người mà nghĩ đến ta
Trả lờiXóaCông dân ra ngõ gặp ma cà rồng
Tưởng đâu một lũ lông bông
Rõ mặt mới biết là "công dân chìm"
Tưởng là giấu mặt che tim
Thì dân không biết không tìm được ra
Cho dù cũng khá ranh ma
Nhưng tâm địa ác khó mà ém đi
Tôi biết và đã từng xem chương trình thời sự VTV do Phạm gia Hiền biên tập và trình bày . Bài viết này của nhà báo Phạm gia Hiền cho tôi một suy nghĩ và nhận định về nhận thức cũng như thái độ của dân chúng Việt nam ( nhất là giới thanh niên , sinh viên , trí thức ) đối với tình hình chính trị nước nhà , nói chung rất " mắc kê nô " . Họ không hề quan tâm đến vận mệnh đất nước , đến đường lối lãnh đạo của những người hiện đang lãnh đạo đất nước , các cuộc bầu bán ( miễn là ai cũng được ) , thậm chí có rất nhiều người ( nhiều nhất là giới thanh niên học cao cũng như học thấp ) không biết các vị lãnh đạo đất nước tên gì , chức vụ gì và làm việc ra làm sao ... ngay đến lãnh đạo của chính cái địa phương họ đang sinh sống họ cũng không biết ( nói đúng ra là không cần biết ) ! Tất cả một lực lượng nhân dân ( thanh niên , trí thức , doanh nghiệp , hoạt động nghệ thuật ... ) lao vào kiếm sống và làm giàu với mọi khả năng , một số đông thì chỉ biết làm giàu và hưởng thụ theo kiểu " trọc phú " . Chính trị với họ là gì ? không cần biết , không quan tâm , biết để làm gì ... Và như vậy đã tạo ra một xã hội VÔ CẢM , triệt tiêu đấu tranh với những sự tha hóa của hệ thống lãnh đạo nói chung . Các quan chức nhà nước vô càm với nhân dân đã đành , ngay chính cộng đồng dân cư cũng vô cảm với nhau , vô cảm đến mức tàn nhẫn . Giới thanh niên không quan tâm tới chính trị , không quan tâm tới xã hội và hậu quả đã tạo ra một bộ phận sống gửi , sống gấp , sống bất cần đời , vô đạo đức ( và cướp , giết , hiếp ...là điều tất yếu phải sảy ra ) . Sự phản biện xã hội trong dân chúng đã tự nhiên bị triệt tiêu ( ví dụ trong các cuộc bầu cử , chính quyền bảo sao thì làm vậy để nhanh còn đi " kiếm tiền " ) , đây thực sự là một điều hết sức nguy hiểm với một xã hội ( xã hội của loài cừu ) ! Bài viết của Phạm gia Hiền hết sức đáng cho mỗi chúng ta ( từ già đến trẻ ) phải suy nghĩ !
Trả lờiXóaKhôn nhà dại chợ
Trả lờiXóaSo ra mới thấy sợ
Thua cả Myanmar
Bây giờ xin mở mắt ra
Với anh Miến Điện đáng là đàn em
Vì sao người Miến không hèn ?
Các cuộc biểu tình của nhân dân thường mang ý nghĩa tích cực. Ngăn cản họ là việc phản động!
Trả lờiXóa"Công dân VN kém về Ý thức CT" Ô - hô! Chỉ có lũ phản động, chống phá là có ý thức chính trị thôi các bác nhẩy? Chẳng qua là kêu gọi, kích động mãi mà chẳng ai theo chúng nên mới có cái nhìn mù màu như vậy thôi. Đúng không các bác?
Trả lờiXóaMày đang điên cuồng bảo vệ lũ tham nhũng à, thằng chó chết!
XóaNhững điều tác giả nói đến đều là hiện tượng thực tế trong xã hội ta hiện nay. Tuy vậy, nên đi sâu hơn chút ít đẻ thấy rõ hơn bản chất vấn đề.Sự thật là đại đa số nhân dân và thanh niên thế hệ này đang rất vô cảm thậm chí chán phè với cái chính trị lấy hệ tưởng ML làm kim chỉ nam. Kể cả những người CS cũng không còn bị lôi cuốn thuyết phục nữa nên cũng mackeno luôn. Nhưng không thể không thừa nhận có một bộ phận thanh niên,trí thức nước ta vẫn có ý thức chính trị rất cao, rất đáng khâm phục- đó là ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước ,chống xâm lược, phản đối bất công xã hội,đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền,nhân ái. v.v Chúng ta hy vọng lực lượng này sẽ ngày càng lớn mạnh để đưa đất nước VN tiến lên bằng vai với các nước văn minh.
Trả lờiXóaChính đảng CS muốn như vậy. CS chỉ muốn “quan tâm đến chính trị” theo luồng bác và đảng, còn ngoài luồng thì tìm mọi cách triệt tiêu, kết quả là thờ ơ, vô cảm…
Trả lờiXóa