Tác giả cho rằng nhiều chỉ tiêu kế hoạch mà Việt Nam đặt ra cho trung và dài hạn là 'không thể đạt được' và VN cần phải có cách cách không chỉ về kinh tế. |
Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm của Việt Nam, đã từ
lâu, từ ‘thời bao cấp’, được coi là công cụ quản lý quan trọng của nền kinh tế
tập trung, đến nay vẫn được áp dụng, như một bản cương lĩnh của đảng cầm quyền
mặc dù nền kinh tế được tuyên bố từ năm 1986 trong đại hội 6 Đảng cộng sản là
đổi mới theo cơ chế thị trường.
Trước thời gian tổ chức đại hội 12, kế hoạch 5 năm lần
thứ 6 sau đổi mới cũng được thảo luận, đồng thời việc tổng kết 30 năm phát
triển kinh tế Việt Nam (1986-2016) cũng được đặt ra theo Nghị quyết 62 của
Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015.
Dư luận quan tâm đến đánh giá tình hình và phương
hướng phát triển của đất nước, cũng như công tác nhân sự lãnh đạo của đảng và
chính quyền trong nhiệm kỳ tới. Người dân mong chờ liệu có điều gì đó thay đổi
mạnh mẽ hơn cho sự phát triển đất nước, cho gia đình và bản thân họ.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13 đang diễn ra tại Hà Nội
đồng tình với đánh giá của Chính phủ rằng tình hình kinh tế vĩ mô dần ổn định
nhưng chưa vững chắc, bởi nợ công còn lớn và tăng nhanh, xử lý nợ xấu bế tắc,
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm chạp, cơ cấu kinh tế mất cân đối, chuyển
đổi sang thị trường chậm lại, lạc điệu…
Dù tỷ lệ tăng GDP có xu hướng tăng sau giai đoạn khủng
khoảng, từ 5,25% năm 2012 lên 6,32% năm 2015, một số chỉ tiêu kế hoạch đạt
được…, song nỗi lo lớn nhất là sự tụt hậu của nền kinh tế so với các nước trong
khu vực, sức ép lớn nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia Công đồng chung
ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương TPP, và thách thức lớn nhất là
‘ý thức hệ giáo điều’, chậm thay đổi, bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu,
tham nhũng nặng nề và nhóm lợi ích chi phối và thâu tóm quyền lực nhà nước các
cấp quản lý, cản trở tiếp tuc quá trình đổi mới.
Không thể
đạt được
Thời gian qua, một số ý kiến quan sát và phân tích cho rằng Việt Nam đã 'thực sự lún sâu' vào tụt hậu, chứ không chỉ là 'có nguy cơ' tụt hậu, nếu nhìn vào thực chất tăng trưởng và phát triển |
Chủ trương, đường lối công nghiệp hóa đất nước luôn
được nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng suốt hơn 30 năm qua, thể hiện khát
vọng của một dân tộc nghèo nàn vươn lên thịnh vượng, song đến nay những mục
tiêu công nghiệp hóa cho năm 2020 được đánh giá là không thể đạt được, cơ cấu
và công nghệ lạc hậu.
Thu nhập quốc dân trên đầu người trung bình năm
(GDP/người) hiện nay ước tính 2.100 USD, nếu tốc độ tăng GDP như chỉ tiêu của
kế hoạch 5 năm 2016-2021, thì năm 2020 sẽ đạt khoảng 3.200 USD/người đến 3.500
USD/người. Khoảng cách còn khá xa so với tiêu chí 5.000 USD/người của nước công
nghiệp.
Báo cáo, với tên gọi "Thay đổi cảm nhận về Nhà
nước và Thị trường của người Việt Nam năm 2014 (CAMS 2014)”, do Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại
Việt Nam thực hiện, được công bố tại Hà Nội hôm 23/7/2015, trên trang web của
VCCI cho thấy 89% các đối tượng được khảo sát ủng hộ mô hình kinh tế thị trường
tại Việt Nam, tuy nhiên, trung bình chỉ 19% người tham gia khảo sát tại Việt
Nam nói họ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay.
Cũng theo báo cáo nêu trên, mức độ lạc quan về tương
lai của các đối tượng khảo sát đã giảm đi trong 4 năm qua, cụ thể trong khảo
sát CAMS 2014 là 63% trong khi kết quả CAMS 2011 là 67%. Một số nhóm có tỷ lệ
lạc quan giảm, bao gồm đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam
(-30%), cơ quan Đảng ở Trung ương (-12%) và cơ quan Chính phủ và các bộ ngành
(-12%).
Tham nhũng được nhìn nhận là quốc nạn và đang đe dọa
sự tồn vong của chế độ. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam có mức độ tham
nhũng 3 năm liền 2012, 2013 và 2014 không thay đổi, với số điểm là 31 xếp thứ
119 trên 175 quốc gia được nghiên cứu (Đan Mạch là nước ít tham nhũng nhất với
số điểm 90, Somali và Bắc Triều tiên là hai quốc gia tham nhũng nhiều nhất có
số điểm là 8, đứng cuối danh sách của bảng phân loại mức độ tham nhũng).
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban
tuyên giáo trung ương đảng CS Việt Nam, đã có ý kiến thẳng thắn rằng ‘Hiện nay
“lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” ở nước ta đã và đang diễn ra ở
hầu hết các lĩnh vực quan trọng’, nó làm thất thoát nguồn lực, chi phối quyền
lực, trực tiếp tham gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho ‘quyền lực bị tha
hóa’ không còn là của nhân dân, hạn chế dân chủ, sản sinh ‘chủ nghĩa tư bản thân hữu’, hủy hoại hệ thống lợi ích và giá trị
đạo đức, tổn hại công tác cán bộ… Ông kêu gọi toàn đảng toàn dân phải lên án và
loại trừ hiện tượng này trong đời sống kinh tế và xã hội.
“Alexander
Lukashenko... được mệnh danh là ‘nhà độc tài cuối cùng’ ở châu Âu, nhưng rồi
ông đã cho thực hiện chế độ dân chủ đa đảng vào năm 2013, bước khởi đầu hội
nhập sâu rộng với châu Âu” - PGS. TS. Phạm Quý Thọ.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người được mệnh danh 'nhà độc tài cuối cùng' thuộc khối Liên Xô cũ đã chấp nhận đa đảng vào năm 2013. |
GS Hoàng Chí Bảo – thành viên Hội đồng lý luận trung
ương, có bài viết đăng trên Web Tạp chí Cộng sản, ngày 20/11/2015, nhan đề: “Xây dựng Đảng về đạo đức”, nhấn mạnh
rằng ‘Đổi mới không chỉ thay đổi mô hình
kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội nói chung. Phải vượt qua tư
duy cũ về phát triển - kiểu phát triển tuyến tính, đơn trị’, rằng ‘đổi mới và hội nhập quốc tế Việt Nam , không biệt
phái và giáo điều, không để sự khác biệt ý thức hệ cản trở quá trình hợp tác
với các nước. Đây là một trong những thử thách lớn nhất đối với Đảng ta trong
bối cảnh mới của thời đại và thế giới đương đại.’
Bài học của những năm đầu đổi mới là giải phóng sức
lao động, người lao động ‘được cởi trói’, trước hết trong nông nghiệp với các
chính sách giao khoán ruộng đất, sau đó mở rộng sang các ngành kinh tế khác, đã
tạo ra động lực mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, nay được nhìn
nhận rằng dư địa không còn nếu chỉ đổi mới kinh tế.
Bài học trên cần được vận dụng và phát huy trong bối
cảnh mới, vận dụng tư tưởng ‘lấy dân làm gốc’ của cố Chủ Tịch Việt Nam, ông Hồ
Chí Minh - ‘‘khó vạn lần dân liệu cũng xong’. Cần phải giải phóng sức dân bằng
đổi mới trong lĩnh vực chính trị, tạo lập dân chủ thực sự cho người dân và tạo
ra một cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu.
Chuyển giao
êm thấm
Trên thế giới có nhiều bài học kinh nghiệm thay đổi thể
chế và dân chủ hóa đất nước…
Sự sụp đổ vào năm 1991 của chế độ xô viết trước đây
chứa đựng sự mất lòng tin nghiêm trọng và kéo dài của người dân vào giới lãnh
đạo kết hợp với biến cố cá nhân cố tổng thống Boris Yesin đại diện cho sự thay
đổi.
Sự điều hành và duy trì quyền lực của tổng thống
Belarus (nước Bạch Nga) Alexander Lukashenko qua hơn 20 năm, được mệnh danh là
‘nhà độc tài cuối cùng’ ở châu Âu, nhưng rồi ông đã cho thực hiện chế độ dân
chủ đa đảng vào năm 2013, bước khởi đầu hội nhập sâu rộng với châu Âu.
Myanmar từng là một quốc gia quân phiệt hóa, giới quân
sự đã thất bại trong điều hành, khiến đất nước kiệt quệ mặt kinh tế và lạc hậu
trong thời gian dài, trở thành nước thành viên ASEAN, đã có thay đổi ngoạn mục
trong quá trình dân chủ hóa đất nước.
Phong trào dân chủ với Lãnh tụ đối lập bà Aung San
Suu Kyi đã thắng trong cuộc tranh cử dân chủ đa đảng, được cho là công bằng,
lần đầu tiên hôm Chủ Nhật 08/11/2015, và đảng của bà - Đảng Liên đoàn Quốc gia
vì Dân chủ (NLD) đã giành đa số ghế tại Quốc hội với tỷ lệ trên 80%.
Năm 1990, đảng NLD cũng giành thắng lợi lớn nhưng kết
quả bầu cử bị vô hiệu hóa và bà Suu Kyi bị giam giữ tại gia trong một thời gian
dài.
Các vị lãnh đạo hiện thời của Myanmar đã chúc
mừng bà Suu Kyi trước kết quả bầu cử. Tổng thống Thein Sein cam kết chính phủ
của ông "sẽ tôn trọng quyết định và lựa chọn của người dân và sẽ trao
quyền như dự kiến” và lãnh đạo quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing cũng cam
kết sẽ hợp tác với chính quyền mới của nước này sau đợt bầu cử.
Nếu sự chuyển giao quyền lực êm thấm, người dân có thể
ghi nhận sự từ bỏ quyền quyền lực một cách hòa bình của giới quân phiệt và hy
vọng có một chính thể dân chủ để điều hành đất nước.
đáng lẽ ra sau năm 1986 đảng cộng sản việt nam tuyên bố giải tán vì đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử , thì nhân dân biết ơn đảng còn đất nước ta nay đã trở thành con rồng ở châu á rồi
Trả lờiXóaCảm ơn bạn . Chính sắc 100%.
XóaSao bác lại nghĩ NGÂY THƠ đến thế nhỉ ? Họ
Xóalật úp lá bài CS.để dụ dỗ nhân dân 2 miền lao
vào chổ chết cho họ cầm quyền mà bác lại bảo
họ giải tán ư ? Mắc bẫy họ rồi bác a !
Xin còm ngoài lề: Công Sơn chính là quân xanh của phe dân chủ, ông ta luôn tạo điều kiện để người khác tức khí chửi bọn tham nhũng!
Trả lờiXóaĐổi mới hay không phụ thuộc rất lớn vào sự tỉnh ngộ của những người lãnh đạo ĐCS sau Đại hội 12. Dù nhân vật nào giành được chiếc ghế Tổng bí thư thì sức ép của quần chúng sẽ buộc họ phải suy nghĩ đến VẬN MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN VẬN MỆNH CỦA HỌ.
Trả lờiXóaNeesus phe ông TT 3D thắng như lâu nay mọi người vẫn mong mỏi, thì may ra cuộc ĐỔI MỚI SẼ DIỄN RA ÊM THẤM ,
Xu thế này, việc thay đổi thế chế sẽ diễn ra từ từ như Myanmar
Nhưng nếu do có TQ hậu thuẫn, phe Tổng Trong sẽ thắng trong đại hội 12, họ vẫn muốn duy trì tình trạng như lâu nay, thậm chí không muốn đổi mới mà lúc sâu vào gọng kìm của TQ sâu hơn thì
SẼ CÓ ĐẢO CHÍNH QUÂN SỰ.
Bộ máy lãnh đạo quân đội hiện nay sẽ không chấp nhận cho cha Phùng Quang Thanh và bọn thân TQ trở lại vũ đài , bởi vậy, họ chỉ còn một con đường là ĐẢO CHÍNH QUÂN SỰ
Và như vậy, có thể có tổn thất, đây đó có máu đổ, nhưng phái quân sư sẽ thắng và họ đưa tình hình đất nước trở lại ổn định rất nhanh.
Việt Nam sẽ thay đổi là không thể tránh khỏi
Việt Nam sẽ chống xâm lược của TQ công khai, quyết liệt là không thể tránh được.
Thái độ của nhóm CS chóp bu lúc này rất quan trọng.
Tô Huy Rứa đang dựng mô hình "làm bằng hộp xốp" lên, chỉ một mồi lửa là bùng chay, tiêu hủy sạch sành sanh
Trong năm 2015, ĐỔI MỚI quan trọng nhất AN NINH QUỐC PHÒNG & SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC NƯỚC BẠN VỀ QUÂN SỰ.
XóaMặc dù thực tâm không muốn, nhưng Nguyễn Phú Trọng và phe phái của ông ta chẳng có thể ngăn được làn sóng chống TQ xâm lược và Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mà mở đầu là diệt trừ bọn thái thú thân TQ..
Sẽ đến lúc bước sang ĐỔI MỚI VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
Con đường tất yếu là như vậy.
Việt Nam sẽ đổi mới triệt để.
Trả lờiXóa1- Sẽ từ từ, êm thấm mềm deo như Myanmar
2- Sẽ quyết liệt, sẽ đổ máu nhưng nhanh chóng.
Lựa chọn cách nào?
Những người đang ngồi ở vị trí chóp bu ĐCSVN phải tự cân nhắc.
Xin nhớ một điều là: Phải đến 90% Đảng viên CS đã chán đảng và không thật sự trung thành với đảng nữa.
Họ đang lợi dụng lúc hỗn loạn như thế này để tranh thủ cướp bóc, đục khoét mà thôi.
Vậy tự ĐCS phải tính đường đi khôn ngoan cho mình
Đừng hi vonhj hão rằng mấy cái đầu bã đậu sẽ tự thay đổi, chỉ có cách là quét sạch chúng nó xuống cống
Trả lờiXóaHiện nay Chính quyền Việt Nam đang do Công an nắm giữ và điều hành thì đường lối lãnh đạo sẽ là phụ thuộc Trung Quốc
Trả lờiXóaKhi nào quân đội nắm quyền thì Lúc đó VN sẽ đi theo đường lối Của Mỹ.
Vn có đổi mới về chính trị hay không , câu hỏi này sao lại đem hỏi ở đây vậy hè ?
Trả lờiXóaỞ VN có ai đủ tư cách để thực hiện chuyện này đâu . Đổi hay không , được quyền hay không , phải hỏi ông chủ chứ . Dĩ nhiên cũng sẽ có thay đổi chút chút như thế nào đó để dân cứ mãi mơ màng , không biết đâu là thật , là giã . Đợi khi con ếch bị từ từ luột chín chết rồi , lúc đó đại công cáo thành , đại cục đã hoàn tất , các lãnh đạo VN sẽ được đặt tên cho nhiều đường ở VN lẫn bên TQ .
Bản chất CS thì không bao giờ thay đổi,chính quyền Myanmar dù có độc tài NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ CỘNG SẢN,ai còn hy vọng cộng sản càng nhiều thì càng thất vọng lớn
Trả lờiXóa25 năm trước : thời kỳ Bắc Thuộc ̣đã bắt đầu .
Trả lờiXóaNữa thế kỹ trước : Nếu Miền Bắc thắng , VN sẽ lọt vào tay TC .
Bây giờ mà VN đổi mới chính trị , chẳng lẽ mấy người tiên đoán họ nói sai .
Hầu như đó là chân lý , không thể nào sai được , khi cái vòng kim cô siết quá chặc , những quả mìn gắn chặc khắp người được điều khiển từ xa , có đường nào mà trốn thoát hở em , ngay cã trốn lên trời .
Người TQ đã vào VN trên từng cây số rồi , những cứ điểm quan trọng họ đã nắm , nằm hết rồi .
Bây giờ mơ chính trị thay đổi , rồi không bao lâu nữa , hai chử VN chỉ còn có trong cơn mơ .
Cũng tại dân ngu quá lợn . Toàn dân VN đồng lòng giơ tay lên , hay toàn thể Việt kiều đồng lòng không gởi tiền về làm giàu cho bọn tham nhũng thì khõi cần cầu xin , nằm mơ đổi mới chính trị .
Tới giờ phút này , đã rõ ràng là TT Dũng sẽ nắm Bí thư Đảng .
Trả lờiXóaKhi trở thành TBT , ông Dũng dứt khoát chỉ còn 1 con đường để đi , đó là đi theo nguyện vọng của toàn dân để gìn lại sự tồn vong của dân tộc , lãnh thổ .
Ông cũng có thể gạt gẩm dân VN với những lời nói hợp lòng dân , nhưng tay thì cứ ký những gì Tàu yêu cầu như lâu nay , nhưng như thế thì , kết cuộc không thoát khõi lưới trời : Mất tất cã , tiếng xấu ngàn năm . Không ai có đầu óc bình thường mà làm như vậy , ngoại trừ bị Tàu kềm kẹp chặc quá , không thể làm gì khác hơn là phải vâng theo lệnh họ và hèn nhát chấp nhận làm quỉ nước Tàu .
Theo như câu đầu của bạn thì VN chết toi!
XóaÔng này nói linh tinh.....,
Trả lờiXóaTrước ngày 10/9/1969 thì có chính trị chính em,sau đó thì hết,vậy còn đâu mà cứ nay đòi mai đòi đổi mới,đòi cái hổng có thì lấy đâu.Người đời đã nói nhang tàn thì khói lạnh,Bác đi thì phận ai nấy lo,nên vậy mà lắm truân chuyên.
Ông thì nhà TO,ông thì cưa nhỏ,ông thì xe to,ông thì xe nhỏ mà còn bị đòi phí chèo chẹo.Ông có công xây nước thì lương nhỏ,ông có sức phá nước to thì lương rất TO....
Vậy thưa Ngài còn gì nữa đâu mà khóc với sầu / Con gì nữa đâu mà mong với nhớ cái mà gọi là chính trị gì đó.
Đã có nhà chung cư thì có ban quản lí,bạn xem có ban quản lí nào mà nó không phịa ra làm tiền dân chung cư đâu ? Ban quản lí chung cư nào cũng phịa ra chính trị cho có vẽ mà thôi.
Xưa nay hổng có thì ngày mai sẽ có cái chính trị để mà đổi chọn.
C S
Cái "tít" bài nghe hấp dẫn nhưng phân tích thì chẳng thấy gì mới!
Trả lờiXóaSao TG không nhìn thấy một thực tế là: lực lượng lãnh đạo đang chiếm ưu thế hầu như tuyệt đối ở VN hiện nay chẳng có ông nào được ...TQ đào tạo cả; còn lực lượng "mới nổi" thì toàn là được đào tạo từ Âu - Mỹ rất chi là "bài bản". Đảng viên thì đã cho phép kết nạp cả "giai cấp tư sản" rồi! Vậy thì không phải "đổi mới" mạnh về chính trị thì là cái gì mà ông còn ...đòi thêm?
Còn việc trích yếu từ nghiên cứu của ông GS Hoàng Chí Bảo nào đó mà biểu là đường lối chính trị của Đảng thì cũng ...đáng khen cho TG vì đã có công sưu tầm được những chuyện mà ...chẳng ai biết nó ở đâu!
Cho nên, hãy tin tưởng vào công cuộc đổi mới của VN là ...thật!
Gà Tồ nói đúng.
XóaTrung quốc thì đào tạo cách nói dối, mưu mẹo lừa lọc và diệt trừ thủ tiêu nhau.
Các nước phương Tây thì đào tạo kiến thức bài bản để xây dựng một nền kinh tế giầu mạnh và một chế độ văn minh.
Ủa, chú Kim giun Ủn được đào tại ở đâu hè ?
XóaTôi tháy cả phía Đảng CS cũng như phía dân chủ đều chưa đưa ra được phương hướng,cương lĩnh, chương trình hành động nào cụ thể, đủ sức thuyết phục nhân dân. Dự tháo B?C chính trị ĐH 12 là một mớ hổ lốn những điều cũ rích,về cả nội dung lẫn câu chữ. NHững v/đ quan trọng nhát quyết định nhất bị bỏ ngỏ, né tránh.Còn phía các nhà cải cách, dân chủ thì nặng về kể lể sự việc,phê phán những hiện tượng việc làm cụ thể, nhưng ít đề xuất được những giải pháp, bước đi cụ thể. Trong khi người dân thì thờ ơ,chán chường mất lòng tin, chỉ lao vào làm ăn kiếm tiền bằng mọi giá.Một số thì chửi đổng lung tung.. Thật sự con đường thoát ra của chúng ta còn rất mơ hồ. THất vọng
Trả lờiXóaBác sống trong nhà, bước chân ra sân đều bị người bịt mặt ngăn cản, hành hung. Bất kì tổ chức dạng nào cũng bị hăm dọa, đàn áp. Viết ra phương hướng, giả sử phát tán thì luật 88 gì đó sẵn sàng ầm thầm giam bác 1 năm, 2 năm không xét xử ...
XóaChúng ta mất HS, bây giờ tàu chúng sẵn sàng chỉa súng khi ta vào TS. Mọi sự đã trễ. Điều cần thiết là tập trung phát triển sản xuất, đem lại cải tổ thực tế mới có thể ngắn hạn 3 năm tạo ra kết quả cải cách. Nhưng đây cũng là vấn đề và là vấn đề lớn. Không có khả năng phục chúng thì phải tiếp tục xài hàng, cái loại mà phát ngôn trật, phát ngôn bậy, tránh né trách nhiệm, mời không rời, đuổi không đi, ... Nhân lực mới thì đầy nghi ngại, trẻ hơn thì đi học đố mà về, tiền thì chảy ra ngoại quốc, tài nguyên thì ôi thôi, ...
Đây là thời thế trông thì yên ả nhưng sóng ngầm lung lây, bất ổn. Người Mỹ, Nhật muốn giữ VN ổn định còn hơn cả VN muốn. Một phát súng hỏng thì có lẽ chúng ta hân hạnh được đi vào lịch sử thế giới. Ngồi yên phát triển thì dân chúng chả phục chính quyền, đảng phái vô dụng, công nhân tới giáo viên không sống nổi với nghề, đủ thứ vấn nạn, hậu quả của vài thập niên ngu xuẩn, hèn yếu. Đừng trách người ta mờ hồ, đóng cửa lo cho an toàn của gia đình mình. Đến đảng, chính quyền còn chẳng dám cắt tay, cắt chân để làm chuyện lớn thì trông vào dân chúng thì đúng là thời mạt đã đếm giờ.
Nên dẹp tất cả những bảng hiệu, biểu ngữ, cờ treo muôn năm khỏi đường phố. Nó giả dối tới nỗi nhắc nhở người dân phải sống để thỏa hiệp thích nghi. Càng thỏa hiệp thích nghi thì xã hội này càng chẳng ra sao.
Trả lờiXóaChính vì thế mà bọn " giãy chết " nó giàu , khi có bầu cử , các đảng tự bỏ tiền túi ra hoặc tiền quyên góp ủng hộ để quảng cáo , không như VN , CS móc tiền ngân khố quốc gia may cờ cho đảng . Không ở đâu có chuyện người dân đi bỏ phiếu bầu cho bọn móc túi của mình cả . Một dân tộc bất hạnh vì họ không ý thức được nguyên nhân vì sao lại nghèo truyền kiếp .
XóaNhắc đến Hoàng Chí Bảo làm gì cho thêm sầu ai oán !!!
Trả lờiXóaÔng bạn Nặc danh 20:09 // 28.11.2015 nói RẤT ĐÚNG,VÔ CÙNG ĐÚNG ! biểu ngữ,bảng hiệu, cờ xí rợp trời MUÔN NĂM,MUÔN NĂM,VĨ ĐẠI,VĨ ĐẠI...thấy mà chảy nước mắt !=> còn kém xa loài ác quỉ nhiều lần !
Trả lờiXóaBỏ điều 4 Hiến Pháp 2013 thì VN dần dần sẽ mạnh ! quá đơn giản,tại sao không làm ?
Trả lờiXóaTác giả... đần độn! Chính trị chỉ có "Thay đổi", không phải là "Đổi mới"!
Trả lờiXóaKhông đổi thì chết thôi ! tùy,muốn sống hay chết thì tùy !
Trả lờiXóa