Tiếp tục cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Cảnh Bình cho rằng các nhà kiến
thiết quốc gia như Lý Quang Diệu, Atartuk, Đặng Tiểu Bình, Park Chung Hee đều
không bị ý thức hệ chi phối mà chỉ quan tâm tới hiệu quả.
Các nhà kiến thiết quốc gia như Lý Quang Diệu,
Atartuk, Đặng Tiểu Bình, Park Chung Hee đều không cứng nhắc theo ý thức hệ mà
họ đủ thực dụng và thông minh để luôn học hỏi cố gắng đạt được kết quả.
Điểm chung của họ là bất kỳ điều gì tốt cho đất nước họ đều sẵn sàng làm thay vì bị quy ước bởi một hệ tư tưởng nhất định. Bản chất trong chế độ cai trị của họ có sự tiến hóa.
Ví dụ, Lý Quang Diệu trọng thực dụng, không câu nệ vấn
đề ý thức hệ, chỉ quan tâm hành động, hiệu quả, ít bàn lý luận. Đặng Tiểu Bình
cũng đề ra thuyết “Mèo trắng mèo đen” dẫn dắt thành công sự nghiệp cải cách mở
cửa ở Trung Quốc.
Tuy nhiên đến khi Ataturk, Lý, Đặng, và Park đã lần
lượt nắm quyền 19, 31, 14 và 18 năm, một cách tiếp cận chế độ cai trị mới đã
hình thành và phát triển làm nền móng cho các chính phủ sau đó.
- Vấn đề hội
nhập đóng vai trò quan trọng thế nào trong kiến tạo quốc gia, thưa ông?
- Cả bốn vị lãnh đạo đều kết nối đất nước của họ với
thị trường quốc tế. Sự ổn định và mở cửa mà cả bốn người đạt được cho phép họ,
với những khuyến khích phù hợp, thu hút đầu tư nước ngoài. Tất cả họ đều tận
dụng được những lợi thế tương đối, chi phí lao động thấp, đều sản xuất hàng hóa
xuất khẩu nhằm kiếm ngoại hối để mua công nghệ từ nước ngoài và làm giàu cho
người dân. Chỉ có Đặng thừa kế một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và, như những
người khác, ông này nhanh chóng chấp nhận kinh tế thị trường
Đặc biệt, để hội nhập cần ngôn ngữ nên cả bốn đất nước
đều khuyến khích sinh viên của họ học ngoại ngữ. Singapore tiến xa đến mức biến
tiếng Anh thành ngôn ngữ chuẩn ở trường công. Điều này giúp người Singapore
dễ dàng hưởng lợi hơn từ các thể chế giáo dục quốc tế và tham gia vào các thảo
luận thương mại, chính trị quốc tế.
- Như vậy một
nhà kiến thiết quốc gia đóng vai trò như một “người hùng” tạo ra toàn bộ sự
hình thành và phát triển của quốc gia phải không?
- Không hẳn như vậy, trong cả bốn trường hợp, người
lãnh đạo vững mạnh cần phải có một nhóm nhỏ những lãnh đạo cùng chí hướng, có
tinh thần cống hiến, hoàn toàn quyết tâm với các mục tiêu và có thể trông đợi
sẽ cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn họ phải đối diện khi kiến thiết những
thay đổi căn bản trong xã hội. Mặc dù một số người trong nhóm thân cận có tách
ra ở một số trường hợp, phần cốt lõi của các đồng minh tin cậy vẫn ở lại.
Trước khi lên nắm quyền, mỗi lãnh đạo trong bốn người
này đều có một nhóm thân hữu gắn bó sâu sắc, họ đã gắn kết và phát triển các
mục tiêu chung từ đó họ có thể tiến lên nhanh chóng và vững vàng khi phải đối
mặt với vô vàn vấn đề sau khi nắm quyền. Họ cũng cần phải gắn kết với một nhóm
rộng hơn những chuyên gia uyên bác để giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan
đến kinh tế, khoa học công nghệ, và quan hệ đối ngoại.
Ví dụ, Lý Quang Diệu, thông qua Viện Raffle và và Cao
đẳng Raffle, thông qua các cuộc họp với những người Singapore học ở Anh và
thông qua công việc luật sư bảo vệ các lãnh đạo công đoàn và những người cánh
tả khác, biết được nhiều người tài giỏi vào thời ông ở Singapore có
tầm nhìn giống ông. Lý đánh giá cao thành tựu xuất sắc trong học thuật. Singapore
đạt được như ngày nay không thể nhờ một mình Lý Quang Diệu mà là thành quả một
tập hợp lãnh đạo rất tinh hoa.
- Theo ông,
đặc điểm chung nhất giữa các nhà kiến thiết quốc gia này là gì?
- Tôi muốn nhắc lại quan điểm rằng họ đều rất thực
dụng và không câu nệ lý luận xa rời thực tế.
Cả bốn lãnh đạo đều cảm nhận được sự cấp thiết phải
định hình lại đất nước của họ và ít quan tâm hoặc kiên nhẫn vào những cuộc thảo
luận học thuật không liên quan trực tiếp đến các vấn đề thực tế họ đang phải
đối mặt.
Tất cả đều nhận ra rằng họ cần những quan chức tài
năng và cần hỗ trợ những trường, trường đại học, và viện nghiên cứu chất lượng
cao, tuy nhiên họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề liên quan đến công nghệ,
kinh tế, và quản lý hơn là triết học, tôn giáo và văn học, cũng như các lĩnh
vực khác trong các ngành khoa học xã hội nhân văn.
Họ đều vô thần và tin vào khoa học và Phong trào Khai
sáng. Ataturk đặc biệt chỉ trích các hoạt động tôn giáo truyền thống đã ngăn
cản các nỗ lực hiện đại hóa tư tưởng của ông. Mặc dù những người khác ít công
khai chỉ trí tôn giáo hơn, họ thường có cùng quan điểm về vấn đề này.
- Xin cảm ơn
ông.
Minh Tiến (thực hiện)/Tuan VN
--------------
"Đất nước" là mục đích thì lý luận nào, của ai hầu như không còn cách biệt. Điều khác biệt là chỉ có "đất nước" và không phải chỉ "đất nước". Ở cái xứ mà quân đội lại thề không phải trung với quốc gia với dân tộc trước tiên thì không có tồn tại lý luận hay nhà lãnh đạo nào có thể xây dựng quốc gia phát triển.
Trả lờiXóaVN đang tiêu phí tuổi lao động (già rồi nhưng không giàu), tiêu phí tài nguyên (bán thô) mua công nghệ cũ, lắp ráp, nhập khẩu nguyên vật liệu. Trong khi chi phí đầu tư ngược lại cho giáo dục, nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng đều chắp vá, thời vụ. Những nền tảng cơ bản của sản xuất nông nghiệp tại một quốc gia nông nghiệp cũng lung lây trong khi tình hình môi trường tự nhiên như không khí, nước, nước nhiễm mặn, đập nước, ... hoàn toàn có thể trở nên trở ngại trong tương lai gần.
Sắp 100 năm cho 2045, liệu môi trường có kéo VN trở thành quốc gia nông nghiệp không thể trồng trọt? Nói như đùa, nhưng khí hậu đang thay đổi, VN đang phung phí thời gian lý luận và sợ gánh trách nhiệm cho thực tiễn.
Muốn thay đổi phải dựa vào kết quả của lần cuối cùng. Chỉ có nghiêm túc đánh vào trách nhiệm.
Bây giờ nhìn lại thực trạng chính quyền Cộng Sản Việt Nam còn lại gì?
Trả lờiXóaChỉ còn lại bọn công an hành xử như côn đồ bát nhaó.Tiền thì cạn, mà tình đối nội cũng như đối ngoại đều bế tắc, bây giờ chỉ cònmột con đường duy nhất là toàn dân nên yêu cầu đảng dẹp tiệm, để tạo dựng một cơ chế mới có lợi cho quê hương dân tộc.
Vậy còn ý thức hệ của VN ? các ông lãnh đạo CSVN luôn khẳng định là VN và TQ có chung ý thức hệ ? về kinh tế thì tạm xét cho Đặng , yêu cầu cuộc sống người dân một quốc gia không chỉ ăn cơm thịt , đi ôtô , mặc quần áo đẹp , nhưng cứ ra khỏi nhà , thậm chí vào phòng kín để bỏ phiếu bầu cử cũng có thằng " cầm cái vồ " đứng sau lưng thì không đáng để ca ngợi . Myanmar chưa mạnh về kinh tế nhưng họ lại chiến thắng ý thức hệ trước cả mắy ông tự sướng là rồng là hổ về kinh tế . Còn VN vẫn cõng trên lưng " ý thức hệ " và lê lết mà không biết ̣đi về đâu !
Trả lờiXóaTheo mình thì giáo dục việt cần thay đổi, có dám thuê gv anh ngữ chuẩn về dạy bằng anh ngữ hay ko. Thì chúng ta tiếp cận chiến cần 30 năm sẽ ko kém quốc gia nao. Hơn một thế hệ sẽ sinh ra thế hệ.
Trả lờiXóaNhiều người nói rằng, họ chỉ "rưng rưng xúc động" khi thấy các quốc kỳ của những quốc gia dân chủ.
Trả lờiXóaY thuc he chi la cai binh phong cua bon co hoi bat tai nhung tham lam va doc ac
Trả lờiXóasống ở thiên đường xhcn mà các chị em đua nhau đi lấy chồng, đàn ông thì đi làm lao động khắp nơi, xin người ta boc lột, thậm chí bọn tư bản gộc Anh Mỹ cũng chẳng thèm bóc lột, gái trẻ thì làm đĩ tận CAmbot, sing, malai, trẻ em con gái bị bóc cóc hàng ngàn trường hợp không chịu điều tra, tiền giả tràn ngập biên giới mà chẳng có ý kiến gì với đảng anh TC, giáo dục thất bại chỉ biết kính yêu lãnh tụ , chế độ nên bọn trẻ trâu không biết tử tế nhân bản là gì , giết người không gớm tay
Trả lờiXóaNhìn qua khuôn mặt 'giàn lãnh đạo' của VN chỉ thấy toàn loại hám tiền và gái, thế thì làm sao đất nước phát triển được. Thật buồn!!!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaHơn 40 năm sống trong hòa bình,xây dựng đất nước đủ để đánh giá một hệ tư tưởng dẫn đường có thật sự phát huy hiệu quả hay không. Nếu tính lùi nữa kể từ thòi kỳ gọi là xây dựng CNXH ở Miền Bắc trước đây thì bài học rút ra càng chính xác. Thực tế mấy chục năm qua cho thấy một sự thật không thể bác bỏ: lý luận về CNXH được Đảng CSVN áp dụng vào nước ta không đem lại cho nhân dân một cuộc sống như mong muốn. Giờ đây, Đảng còn muốn "kiên định" thí nghiệm "tính đúng đắn" của học thuyết ML bằng cả tính mạng, đời sống và tương lại nhân dân ta đến bao giờ nữa?