Sau khi
hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) được các đoàn đàm phán của 12 nước
thông qua, trong đó có Việt Nam, nhiều tiếng nói lạc quan vui mừng đã được thể
hiện cả trên các phương tiện chính thống của Nhà nước cũng như các trang mạng.
Không vui sao được khi chúng ta được tham gia vào một sân chơi mà nếu người
chơi là Việt Nam thật sự
nghiêm túc cầu thị thì có thể khẳng định chắc chắn Việt Nam là nước được
hưởng lợi nhiều nhất cả về kinh tế và “phi kinh tế”.
Nhưng đó là chúng ta nói về phía chúng ta còn các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, tất nhiên không bao giờ có chuyện họ tính cho ta như thế mà họ phải tính cho lợi ích của nước Mỹ trước, dù đó là lợi ích kinh tế hay an ninh quốc phòng cũng vậy. Nhưng trong các cuộc chơi trên bàn cờ thế giới, nhất là những cuộc chơi quy tụ các nước lớn thì tôi nghĩ niềm tin của chúng ta hãy đặt vào chính mình hơn là đặt vào “sự rộng lòng” của người khác để lượng sức có thể làm gì, cần phải làm như thế nào và đến đâu một cách chủ động mới là điều vô cùng quan trọng.
Nhưng đó là chúng ta nói về phía chúng ta còn các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, tất nhiên không bao giờ có chuyện họ tính cho ta như thế mà họ phải tính cho lợi ích của nước Mỹ trước, dù đó là lợi ích kinh tế hay an ninh quốc phòng cũng vậy. Nhưng trong các cuộc chơi trên bàn cờ thế giới, nhất là những cuộc chơi quy tụ các nước lớn thì tôi nghĩ niềm tin của chúng ta hãy đặt vào chính mình hơn là đặt vào “sự rộng lòng” của người khác để lượng sức có thể làm gì, cần phải làm như thế nào và đến đâu một cách chủ động mới là điều vô cùng quan trọng.
Tôi thiển
nghĩ người Việt chúng ta thời hiện đại, kể cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt
Nam Cộng hòa vốn thuộc loại “cả tin” vào các nước lớn hơn ông bà tổ tiên chúng
ta. Tin đến mức không bao giờ quan tâm đến những “thỏa thuận ngầm” vì lợi ích của
chính các nước lớn mà họ không cần quan tâm có chúng ta hay không. Đến nỗi khi
chúng ta nhìn thấy được sự “thay lòng đổi dạ” của họ thì việc đã rồi, không còn
cứu vãn gì được nữa. Trước đây là miền Bắc với Trung Quốc cộng sản và miền Nam
với Hoa Kỳ. Nay một nước Việt Nam thống nhất cũng lại nằm trong mối quan hệ với
hai ông lớn này thôi. Với Trung Quốc, tôi không muốn bàn thêm vì nhân dân ta đều
đã rõ, đã bày tỏ thái độ dứt khoát chống lại mưu đồ và hành động bá quyền xâm
lược của tập đoàn lãnh đạo Trung Nam hải bằng nhiều hình thức dù lãnh đạo có cố
bám giữ “tình hữu nghị 4 tốt” hay bao nhiêu chữ vàng cũng vậy. Tôi chỉ muốn lạm
bàn ít nhiều về “vị thế Mỹ” trong các vấn đề lớn có liên quan đến vận mệnh của
nhân dân, đất nước ta và cũng là để khẳng định xem chúng ta cần “xây dựng niềm
tin chiến lược” của chúng ta với các “nước lớn” trong cái không gian kinh tế
TPP ra sao.
Tôi
đang đọc lại một cách say sưa bộ sách “Nền dân trị Mỹ” của Alexis de
Tocqueville do Phạm Toàn dịch bởi cuốn sách đó chứa đựng nhiều tư tưởng của một
thể chế chính trị mà Tocqueville không gọi là thể chế dân chủ mà là một “nền
dân trị”, một nhà nước, một “chính quyền
của dân, do dân và vì dân” như thông điệp Gettysburg của Abraham Lincohn từng
khẳng định từ thủa khai sinh ra nước Mỹ mà cho đến nay, đối với chúng ta, vẫn
còn quá nhiều điều mới mẻ đáng suy ngẫm và học tập. Đang say sưa với “tinh thần
Mỹ” như thế thì một người bạn gọi điện đến bảo tôi phải lưu ý tới.... Và thế
là tôi phải gấp cuốn sách quý lại để viết
ngay vài trang tâm sự.
Khi tôi
viết bài “Im lặng là vàng ?!” nói về thái
độ im lặng vô lối của lãnh đạo và báo chí chính thống khi Mỹ điều chiến hạm US
Lassen đi vào vùng mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở đảo nhân tạo Subi thì tôi
và rất nhiều người tin rằng đó là hành động đáng khâm phục mang tinh thần Mỹ
trong việc đơn phương phá bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông để bảo
vệ quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế. Tôi còn cho rằng đã có một sự
thay đổi trong “tính nết” của ông Obama từ mềm yếu sang cứng rắn hơn trước sự
hung hăng của Trung Quốc.
Thế nhưng,
ngay trong cuộc họp Thượng viện Mỹ đầu tháng 11 vừa rồi, ông Mc.Cain Chủ tịch Ủy
ban quân vụ của Thượng viện đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter phải
công bố rõ ràng, trung thực các mục tiêu đã đạt được của chuyến tuần tra của
Khu trục hạm USS Lassen trong phạm vi 12 hải lý xung quanh Đá Subi hồi tháng
10/2015. Vì sao lại có đòi hỏi này? Vì ông Mc.Cain đã nhận được những báo cáo
nói rằng thực tế đã diễn ra không đúng như các nhà hành pháp loan báo! RFI ngày
11/11/2015 đưa tin khi tiến vào vùng 12 hải lý quanh Đá Subi, khu trục hạm
Lassen đã cố tránh những hành động bình thường nhưng gây căng thẳng với Trung
Quốc như “tắt hết hệ thống Radar điều
khiển hỏa lực, không tiến hành bất cứ hành động quân sự nào trong thời gian đó,
kể cả không cho máy bay trực thăng lên xuống...”. Theo một số nguồn tin, USS
Lassen đã đi vào khu vực này chẳng khác gì “theo đúng thủ tục đi qua vô hại khi một chiến hạm tiến vào lãnh
hải của một nước khác” cho dù việc điều duy nhất một hạm tàu Lassen đi vào vùng
12 Hải lý là một “hành động tuần tra yếu nhất” mà Nhà Trắng đã lựa chọn. Nhiều
người đang đặt ra câu hỏi liệu hành động này của Mỹ là “tuần tra bảo vệ quyền tự
do hàng hải hay củng cố thêm yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc? Cũng
theo RFI ngày 8/11, Giáo sư Julian Ku tại Đại học Hofstra, chắc ông GS này cũng
có những thông tin nào đó nên mới đi đến kết luận “đây là một việc làm tai hại
hơn là có lợi”. Chúng ta hãy chờ xem ông Cater sẽ giải trình ra sao và tình
hình có thật đúng như RFI và một số nguồn thạo tin khác đã đưa tin hay không.
Dù thực tế diễn ra có như RFI đưa tin hay không thì lòng tin của chúng ta vào
những gì ông Obama nói và làm cần phải thận trọng hơn.
Thật
đau lòng khi phải chứng kiến cảnh Thủ đô Paris
của nước Pháp bị bọn khủng bố IS tấn công một cách dã man, gây hậu quả kinh
hoàng. Nhưng với tư cách là một siêu cường quân sự, ông Obama đã đánh giá về IS
và hành động chống lại tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng này thế nào? Cho tới tận
tháng 8/2014, Obama vẫn còn nói chúng tôi “chưa có chiến lược đối phó với IS”,
tất nhiên với tư cách là nước chủ xướng chống IS, Mỹ phải có chiến lược đối
phó. Nhưng cái chiến lược “làm suy yếu rồi đánh bại” của Mỹ chẳng đi đến đâu
khi lực lượng IS càng phát triển nhanh chóng. Nước Mỹ vừa chống vừa chờ đợi các
nước khác “cùng tham gia”. Trước sau, ông Obama vẫn khẳng định chỉ dùng máy bay
không người lái mà không dùng bộ binh. Mỹ chỉ huấn luyện lực lượng nổi dậy để
chống IS. Chiến lược này đã thất bại hoàn toàn, đến nỗi tướng Lloyd Austin đã
phải nói trước Ủy ban quân lực của QH rằng đầu tư 500 triệu đôla mà có “4 hay 5
người được đào tạo”. Nay lại cho thêm 50 lính đặc nhiệm đổ bộ xuống Syria thì giải
quyết thêm được vấn đề gì. Chắc Mỹ còn chờ Pháp và Nga hoặc giả là chờ thêm
...một vụ 11/9 nữa chăng?
Nhìn lại
một chút những chuyện ông Obama và người Mỹ đã làm gần đây để chúng ta đừng có
hy vọng gì thái quá về một thiên đường TPP, ít nhất là trong vài ba năm trước mắt.
Cũng có thể tôi quá bi quan trước những đổi thay của thời cuộc. Chỉ mong điều
đó đúng.
Hà
nội, 17/11/2015
N.T.Ng
(Tác giả gửi BVB)
--------------
Cả thế giới, không một nước nào hành động không vì mục đích của họ trước tiên, trừ VN.
Trả lờiXóaChỉ có ĐCSVN luôn luôn hành động vì bảo vệ sự tồn vong của ĐCS mà quên mất Tổ quốc Việt Nam.
Bác nói đúng không thể chối cãi gì được,
XóaNhưng thưa tác giả N.T.Nguyên VNCH.thời
TT/NĐD.không hề "cả tin" như ông nghĩ thế
đâu,nên Mỹ đã tổ chức lật đổ TT.
Lỗi lầm này đã làm rất nhiều người Mỹ phải
đấm ngực hối hận những năm sau đó.
VN vào TPP thì kinh tế chưa chắc có lợi gì nhiều vì thật ra thì cũng sẽ bán dùm hàng cho các ông chủ TQ mở hảng xưởng tại VN , thuê nhân công VN làm .
Trả lờiXóaNhưng cứ vào TPP thì dân còn có hy vọng thấy ánh sáng cuối đường hầm 1 tí , còn có thể kiếm ít tiền thặng dư thương mại khi làm ăn với tụi tư bản , để rồi lấy tiền đó bù lỗ vào cán cân thương mại với TQ .
Chứ không có TPP , mà chỉ thương mại với TQ thì , dầu chưa tới thời điểm VN sáp nhập vào TQ mà dân VN đã phải bán vợ đợ con để trả nợ cho TQ rồi .
Mỗi năm thâm hụt thương mại với TQ tới cã 40 tỉ , không bán vợ , bán con cho TQ thì lấy tiền đâu mà trã cho họ .
Đa số người Việt thường chỉ nói mà không làm. Người Mỹ, Nhật Bản "làm mà không nói" thì bị vu khống là "Thực dụng"?
Trả lờiXóaBó tay!
Xin chú ý rằng tên cuốn sách của Alexis de Tocqueville trong nguyên bản tiếng Pháp là “De la démocratie en Amérique” và trong bản dịch tiếng Anh là “Democracy in America”. Vì thế, dịch chinh xác phải là “Nền Dân chủ ở Hoa Kỳ”.
Trả lờiXóademocracy - nền dân chủ, là hệ thống mà chính quyền cai trị dân trực tiếp bởi việc cho phép sự xuất hiện của đại biểu của nhân dân trong Quốc hội.
Xóa"Dân trị" là không sai. Còn cách bạn hiểu thì đơn giản hơn.
Theo người dịch thì nhà nước CS.qúa dị ứng
Xóavới 2 chữ Dân Chủ nên bắt đổi lại là Dân Trị.
Đúng là "có tật giật mình" trong mê sảng !
Vẫn phải nuôi một niềm tin:
Trả lờiXóaĐÓ LÀ NIỀM TIN VÀO CHÍNH NGHĨA.
NIỀM TIM VÀO QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA NHÂN LOẠI.
TIN VÀO MỌI TÍNH TOÁN THIỂN CẬN NHẤT THỜI ĐỀU ĐÃ TỪNG THẤT BẠI
Chỉ có thể xây dựng niềm tin và hy vọng vào
Trả lờiXóaSỰ PHẤN ĐẤU CỦA BẢN THÂN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BẠN BÈ.
Đừng bao giờ chờ đợi
SỰ BAN PHÁT CỦA BẠN BÈ CÒN BẢN THÂN THÌ BẠC NHƯỢC.
TA O VE THU HAI, the la chet roi
Xóa