Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Nhà máy xử lý rác gần 28 triệu đôla Mỹ 'đắp chiếu'

Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát, Hải Phòng 'nằm chết'- ai chịu trách nhiệm?
Từng được đánh giá có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam, đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc và ngân sách, nhưng Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát (Hải Phòng) đã ngưng hoạt động 2 năm nay.
Dự án quản lý và xử lý chất thải rắn TP Hải Phòng được Thủ tướng phê duyệt từ tháng 8/1997 nhằm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Dự án được triển khai tại phường Tràng Cát, quận Hải An, trên diện tích 60 ha, trong đó 40 ha làm bãi đổ rác, 20 ha xây nhà máy xử lý rác.
Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 27,786 triệu USD (tương đương 623 tỷ đồng theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại), trong đó vốn vay ưu đãi của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc là 19,6 triệu USD, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và quyền sử dụng đất là 5,7 triệu USD. Chủ đầu tư là Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng (thuộc Sở Xây dựng Hải Phòng). 
Nội dung chính của giai đoạn 1 là sử dụng công nghệ ủ vi sinh để xử lý chất thải đô thị, gồm: Cung cấp thiết bị, kỹ nghệ để chuẩn hoá rác và bùn cống ga thành sản phẩm hữu cơ có ích; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho nhà máy chế biến phân ủ có công suất xử lý 200 tấn chất thải và 40 tấn bùn cống ga mỗi ngày…
Dự án được khởi công tháng 9/2003, nhưng do một số vướng mắc nên đến tháng 10/2004 mới được triển khai. Cuối năm 2008, sau rất nhiều trục trặc từ việc nhà thầu phá sản, công nghệ không đáp ứng, dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng cuối cùng cũng được hoàn thành với dây chuyền công nghệ thiết bị được đánh giá tiên tiến nhất cả nước lúc đó. 
Nhà máy đã lắp đặt 4 dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ vi sinh tiên tiến của Hàn Quốc, gồm: phân loại; lên men bằng phương pháp sinh học; công đoạn ủ chín và tự động sàng, đóng bao. Nhà máy có hệ thống điều khiển hiện đại, bãi chôn lấp chất thải rắn và 47 xe chuyên dụng, nhập khẩu từ Hàn Quốc phục vụ sản xuất.
Sau khi vận hành chạy thử theo công suất thiết kế, sản phẩm đầu ra là phân compost đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2013 đến nay nhà máy ngưng hoạt động.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng cho biết, nhà máy Tràng Cát có công suất xử lý 200 tấn rác/ngày, đáp ứng được 1/5 số lượng rác thải tại các quận nội thành Hải Phòng. Sau ngày khánh thành (6/12/2008), do thiếu kinh phí vận hành, sản phẩm đầu ra không tiêu thụ được nên nhà máy hoạt động cầm chừng được ít năm, rồi đóng cửa suốt từ năm 2013 đến nay trong khi gói thầu cuối cùng là xây dựng hệ thống thoát nước chung quanh chưa được thực hiện.
Trả lời bao giờ nhà máy mới tiếp tục hoạt động nhằm xử lý rác đúng như cam kết, ông Quý cho biết, một đơn vị Nhật Bản đang thăm dò để hợp tác đầu tư xử lý, tái chế rác thải với Hải Phòng. 
Giang Chinh/VnEx
-----------

6 nhận xét:

  1. Trình độ thì toàn là "y tá rừng sâu","lí luận con đường đi lên cnxh" mà kí duyệt toàn những dự án triệu này,tỉ nọ.
    Có lẽ nào mấy ông nội đó cho rằng USD và VND đều giống nhau không nhỉ?
    Vì có cha nào đọc,hiểu luận chứng kinh tế đâu,chỉ nghe mấy "cậu đánh máy" đọc nên tưởng "đê" nào cũng giống nhau

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ăn thua gì, 28 triệu USD chỉ là khoảng 600 tỷ VND thôi, hãy xem bọn dự án lừa đảo như tụi quan tỉnh Ninh Bình làm khu tượng đài Đinh Tiên Hoàng hơn 1.500 tỉ đồng bị bỏ hoang kia kìa!

      Xóa
  2. Ô hô! người ta cần cái % của nhà máy chứ nhà máy ngừng hay hoạt động kệ thây nó!!! cái "Chiết khâu" công khai đến % luật bất thành văn đã đánh đổ chủ nghĩa xã hội ưu việt "của chúng ta" ha ha!

    Trả lờiXóa
  3. Trương Minh Tịnhlúc 10:33 26 tháng 11, 2015

    "Đĩnh cao của trí tuệ loài người" !

    Trả lờiXóa
  4. Đây là "lỗi của dân dân làm sai thì dân chịu" Trích lời phát biểu của chủ tịc Quốc hội.

    Trả lờiXóa
  5. Những năm 1980, các giám đốc (trình độ lớp 2) thường đe dọa trợ lý: "Tao ký hợp đồng, nhưng có gì mầy chịu!"?!

    Trả lờiXóa