Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Phải chăng đang có những tín hiệu… không bình thường?

Nhân dân Myanmar mừng thắng lợi bầu cử dân chủ
Tôi muốn cảm ơn ngài vì sự lãnh đạo của ngài, và vì việc ngài lèo lái Myanmar vào con đường chuyển tiếp để trở thành một Myanmar mới dân chủ - Thủ tướng Malaysia NAJIB RAZAK.
BVN - Trên tờ Tuổi trẻ vừa xuất hiện bài viết “Của để dành” của Tổng thống Thein Sein của một người ký tên Danh Đức (xin xem ở phần dưới), có thể xem là một tín hiệu khác thường. Bài viết ca ngợi sự dũng cảm của ông Thein Sein trong hai quyết định hết sức khó khăn là từng bước cố gắng rút dần ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng, kể từ 4 năm lại đây, và – gắn liền mật thiết với tiến trình đó – từng bước chuẩn bị cho sự chuyển đổi mô hình nhà nước Myanmar từ một thể chế độc tài quân phiệt sang thể chế dân chủ, cuối cùng dứt khoát trao chính quyền lại cho nhà dân chủ hàng đầu của Myanmar, khôi nguyên hòa bình Aung San Suu Kyi.
Ông Thein Sein quả đã lập được một kỳ tích cho uy tín chính trị/chính khách của bản thân ông, giúp nước Myanmar lật sang một trang sử hoàn toàn mới, hứa hẹn nhiều đổi thay ngoạn mục. Nhưng nêu lên bài học về ông Thein Sein trong hiện tình nóng bỏng của Việt Nam, trên một tờ báo có đông đảo bạn đọc vào bậc nhất như tờ Tuổi trẻ, liệu những ai có thể đang sắm vai mờ chồng – xin mượn một thuật ngữ điện ảnh – phía sau phát ngôn ấn tượng này muốn gửi gắm điều gì? Phải chăng hình ảnh sáng giá của Thein Sein ở đây nhằm thông báo về một Thein Sein sắp tới của nước ta, để bạn đọc hình dung/dự đoán phần nào diện mục và có thể cả bản lĩnh của “Thein Sein Việt Nam”? Mặt khác, nếu đã nghĩ đến một “Thein Sein Việt Nam” thì hẳn cũng phải nghĩ đến một “Aung San Suu Kyi Việt Nam” như là một vế tất yếu trong quá trình chuyển đổi mà thiếu đi cái vế không thiếu được đó thì sự chuyển đổi sẽ không bao giờ xảy ra? Xem xét một cách thấu đáo hơn nữa, có vẻ như đây là một tín hiệu kép: trong hoàn cảnh không bình thường hiện nay của một chế độ có bộ máy chấp chính nằm trong tay một đảng duy nhất, sự “nhập một” giữa một Thein Sein và một Aung San Suu Kyi lại cũng là một định mệnh lịch sử không thể nào khác được mà nội dung thông báo rất “kín đáo” của ký giả Danh Đức cho phép nghĩ rằng đấy mới là trọng tâm mà bài báo trên Tuổi trẻ dồn vào. Một phát ngôn mang thật nhiều ẩn ý và đều là ẩn ý đáng cho ta quan tâm.
Nhưng muốn phát ngôn gì thì phát ngôn, nhìn vào đời sống thực tế trước mắt, có lẽ ai ai cũng cảm nhận đượcsự thể đã đến hồi cấp bách lắm. Một đất nước mà kinh tế đang mấp mé trên bờ vực, ngân sách cạn kiệt, nhiều ngân hàng nhà nước thoái vốn, bị mua lại với giá 0 đồng.
Một đất nước mà kinh doanh lương thiện “không còn cửa”, đến mức cả một tỉnh ủy phải phát “công văn hỏa tốc” để cán bộ toàn tỉnh tham dự một cuộc phát động thi đua hạ sách chưa một triều đại nào có là… uống bia Sài Gòn!!!
Một đất nước mà công chức và bộ máy chính quyền nhìn đâu cũng phảng phất hình ảnh những “triều đình con”, giỏi làm những việc động trời vô thiên vô pháp như chặt phá cây xanh (Hà Nội), hoặc huy động bộ sậu trừng trị cả đến người dân chỉ mới dám có vài nhận xét vắn tắt chưa mất cái lông chân nào của mình (An Giang)…
Một đất nước mà giữa đường phố thì đám âm binh dư luận viên tha hồ kéo nhau đi đánh phá người ngay, bất chấp pháp luật, hệt như loại “Cậu Trời” thời vua Lê chúa Trịnh.
Một đất nước mà bộ máy chức năng sinh ra để đảm bảo an ninh cho dân chúng lại có “thành tích” “3 năm hơn 260 người chết bất thường trong đồn công an” khiến dân chúng không ai không kinh hoàng mỗi lần bị bắt về đồn “thẩm vấn”.
Một đất nước mà cuộc sống yên bình trong xã hội, nơi lẽ ra phải được bảo đảm như chỗ ẩn náu cuối cùng cho sự chính danh của thể chế thì chỉ sau vài thập niên đã “tróc lở”, “bong đi từng mảng”, đến nỗi đâu đâu cũng mang tâm lý… như ngồi trên đống lửa, trong đó, vừa xẩy ra tức thì câu chuyện thương tâm về một gia đình đang yên lành trên mảnh ruộng cùng nhà cửa của mình bỗng dưng bị tước đoạt sạch, vợ chồng chủ nhà bị đẩy vào vòng lao lý và đứa con trai 15 tuổi, một học sinh ngoan, giỏi trở thành “đối tượng chống phá” của nhà cầm quyền.
Còn gì nữa?
Một đất nước mà sự lạm phát chức tước trở thành quá đỗi phổ biến: bổ nhiệm cấp phó thừa thãi; chức và hàm nhiều không xiết kể; trong quân đội thăng tướng 498 người, hơn gấp đôi số tướng đương nhiệm của Trung Quốc – một nước có diện tích gấp khoảng 29 lần và dân số gấp 17 lần Việt Nam.
Một đất nước mà chất lượng cuộc sống mọi mặt: lương thực thực phẩm, văn hóa, truyền thông, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, môi trường… đều rơi tự do không đáy (xin tham khảo bài tổng kết 8 hiện tượng vỡ trậncủa tác giả Đinh Tấn Lực). Thậm chí trong sinh hoạt chùa chiền miền Bắc, có những ông sư bỏ hết pháp quy truyền thống, thản nhiên uống rượu, ăn thịt, để râu, sàm sỡ với sư nữ, nguy hại hơn là ngang nhiên phá dỡ những kiến trúc chùa cổ mang đậm phong cách dân tộc đã được xếp hạng di tích quốc gia để xây lên những ngôi nhà 2 tầng để xe và làm chỗ giải trí, một cách triệt tiêu tinh thần, cốt cách dân tộc êm ái và hữu hiệu nhất. Thế mà ông ta vẫn công khai mọi việc lên báo không sợ bị xử lý, còn ông Bộ trưởng liên đới đáng lẽ phải rất lo lắng trước nguy cơ bị cách chức vì không tròn trách nhiệm thì cười xòa “nhường câu trả lời về du lịch – và không chỉ có du lịch – cho người kế nhiệm”, riêng mình “trả lời như vậy là để giảm Stress cho các đại biểu Quốc hội”…
Đúng như lời phát biểu của một vị đại biểu tại phiên họp Quốc hội mới vừa qua, “hoàng hôn nhiệm kỳ” là một hiện thực chẳng có gì huyền ảo, cũng chẳng còn có cách nào giấu được, không riêng gì với Quốc hội Việt Nam khóa XIII mà “Đó là thời điểm nhạy cảm, diễn ra tình trạng một số quan chức nhà nước chạy đua nước rút để thực hiện những ‘chuyến tàu vét’ cuối cùng trước khi ‘hạ cánh’”.
Từ một cái nhìn rất khái lược như trên, bạn đọc chắc cũng thống nhất với chúng tôi, rằng bài viết nêu gương ông Thein Sein trên báo Tuổi trẻ không phải ngẫu nhiên mà đã xuất hiện đúng “điểm rơi” của nó. Vậy thì, đối với tầng lớp trí thức tỉnh táo và xã hội dân sự, có nên chờ “hạ hồi phân giải” hay là cần chủ động hơn, trước vận hội Thein Sein?
(Bauxite Việt Nam)

*         *        *

“Của để dành” của Tổng thống Thein Sein
* Danh Đức
TT - Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có những bước “thoát ly” khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc trong con đường chính trị của ông, vì nước vì dân.
Nghe đọc bài: “Của để dành” của Tổng thống Thein Sein
Tổng thống Myanmar Thein Sein (phải) trong cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Malaysia - Ảnh: Reuters
Hai tuần sau cuộc bầu cử “sang trang lịch sử” ở Myanmar, Tổng thống Myanmar sắp mãn nhiệm Thein Sein đến dự Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur (Malaysia).
Ở đó ông được Thủ tướng nước chủ nhà Najib Razak, trong buổi họp bế mạc Thượng đỉnh, tôn vinh: “Tôi muốn cảm ơn ngài vì sự lãnh đạo của ngài, và vì việc ngài lèo lái Myanmar vào con đường chuyển tiếp để trở thành một Myanmar mới dân chủ”.
Một tôn vinh thật chính xác, nếu xét thấy những gì mà người cựu tướng lĩnh tuổi thất tuần này để lại, chọn lựa yêu nước thương nòi của ông, thay vì đã có thể “chắc ăn” đi theo con đường của các viên tướng tiền nhiệm ông.
Ngoài cuộc chuyển tiếp chính trị hiển hiện, có một di sản khác mà hầu như mọi người dân Myanmar đều thấy rõ và cảm ơn ông: một đất nước Myanmar còn tài nguyên thiên nhiên chứ không đến nỗi cạn kiệt, và một quốc gia Myanmar rộng đường đối ngoại.
Quyết liệt chống phá rừng
Trong danh sách các “thiên đường buôn bán gỗ” trên thế giới, Myanmar là một địa chỉ đỏ với đặc điểm “ưu thế” là giá bán rẻ bèo khó có đối thủ cạnh tranh cho bằng.
Khai thác, bán gỗ rừng đã trở thành vừa là một “tập quán”, vừa là một nguồn thu nhập kếch xù của giới quân đội cầm quyền ở Myanmar và cũng là miếng cơm qua ngày của người dân chỉ biết làm phu phen “bán lưng cho trời”.
Chuyện này là phổ quát ở Nam Mỹ và Đông Nam Á, và chẳng chính khách nào muốn/dám “đụng” đến. Vậy mà Tổng thống Thein Sein đã, chỉ trong mấy năm cầm quyền của mình, dám và dứt khoát chấm dứt nạn “chảy máu rừng” này.
Tháng 4-2014, Myanmar thực thi lệnh cấm xuất khẩu gỗ và các quy định cấm xuất khẩu gỗ đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Chi tiết “xuất khẩu gỗ sang Vân Nam” này không chỉ mang nội dung buôn bán mà còn cả nội dung quan hệ chính trị, quan hệ đối ngoại giữa hai nước, “quan hệ liên cá nhân” giữa các “tai to mặt lớn”...
Ông Thein Sein không chỉ cấm mà còn xây: lệnh cấm được thực hiện để cho phép chính quyền trung ương có thời giờ phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước, từ đó sẽ tăng đáng kể doanh thu quốc gia từ việc bán các sản phẩm gỗ hoàn thành và từ tiền thuế thu được, theo The Diplomat.
Tất nhiên, ai sẽ lập nhà máy chế biến gỗ, ai làm giàu sau này lại là chuyện hạ hồi phân giải, nhưng dứt khoát không khơi khơi xẻ rừng Myanmar bán cho Vân Nam để Vân Nam giữ rừng của mình nữa!
Quyết định gìn giữ tài nguyên rừng cho đất nước này tiếp theo các quyết định trước đó bảo vệ tài nguyên khoáng sản, như qua việc đình chỉ dự án mỏ đồng Letpadaung, liên doanh giữa một tập đoàn thuộc quân đội Myanmar và Tập đoàn Wanabo Mining của Trung Quốc.
Dự án này được ký kết trước thời ông Thein Sein nhậm chức, nên vào năm 2012 khi dân chúng địa phương biểu tình phản đối việc thu hồi đất đai và môi trường vẫn còn bị đàn áp bạo lực.
Đình chỉ hợp tác với Trung Quốc
Sau đó khi ông Thein Sein đã yên vị ở vị trí Tổng thống, dự án này đã bị đình chỉ. Một quyết định vô cùng khó khăn do phải đối diện hai sức ép: lợi ích của giới quân nhân vốn từng là “sếp” của ông Thein Sein, và “quan hệ ngoại giao” với Trung Quốc. Nhưng cuối cùng ông Thein Sein đã dựa vào sức dân để tạm ngưng dự án này.
Đây cũng là sức mạnh mà ông dựa vào để đình chỉ dự án siêu đập Myitsone mà theo kế hoạch, khi hoàn thành vào năm 2017 sẽ cung cấp cho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc 6.000 MW điện. Dân chúng Myanmar phản đối sự tàn phá môi trường từ con đập này cùng việc di dời dân chúng, và ông Thein Sein đã nghe tiếng dân.
Tháng 8 năm ngoái, chính quyền Thei Sein cũng đã để “trôi” hết hạn bản ghi nhớ ký kết năm 2011 (tức trước ông Thein Sein) về một dự án đường sắt cao tốc nối Côn Minh (Trung Quốc) với vịnh Bengal mà không gia hạn.
Dự án này, trị giá 20 tỉ USD do phía Trung Quốc bỏ vốn và bao tiêu khai thác, đã bị dừng lại “theo ý nguyện của dân chúng Myanmar”.
Dân Myanmar còn lâu mới cần và đủ tiền bạc để sử dụng chứ đừng nói là khai thác tuyến tàu cao tốc vốn sẽ phục vụ mục tiêu “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc là chính, mở lối ra Ấn Độ Dương cho tỉnh Côn Minh và giải phóng Trung Quốc khỏi ám ảnh bị “chặn đường” trong eo biển Malacca.
Mới cuối tháng 10, Cơ quan Điều tra môi trường Myanmar (EIA) công bố hai báo cáo điều tra, trong đó có kết luận: “Việc khai thác gỗ một cách không bền vững dẫn đến những thách thức mà sự phát triển bền vững về môi trường sẽ phải đối mặt trong khu vực ASEAN một khi tham gia chiến lược Một vành đai, một con đường”.
Tất cả các quyết định tạm ngưng trên cũng đều tạo nên một di sản khác là sự rộng đường đối ngoại. Tất nhiên không chỉ ông Thein Sein đã làm nên những quyết định “để dành cho mai sau” đó, mà cả dân chúng cùng các cơ quan hữu trách của Myanmar.
D.Đ.
---------------

32 nhận xét:

  1. Xin Đại tá BVB cho em đăng mấy dòng nhé !
    (VIII – QUÊ NỘI TÔI AI OÁN VÀ TANG THƯƠNG VÌ CCRĐ Đặng Huy Văn) Làm tôi thật đau lòng
    Và nhìn cảnh dân oan ngày càng tăng tôi thấy càng đau lòng hơn.
    Lịch sử của Mianma đã sang trang. Tôi mong lãnh đạo Đảng - Nhà nước VN học được 1 ít ở họ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mianma khác với VN ở chỗ: Mianma không có hệ tư tưởng cs thống trị 70 năm, người Mianma trọng đạo Phật, lấy nhân từ làm cốt cách, đặt quốc gia, dân tộc lên trên hết. Còn ở VN, đảng cs tôn thờ đấu tranh giai cấp, lấy bắn giết-bạo lực-áp đặt-lừa bịp làm phương pháp duy nhất để giành và giữ quyền cai trị dân tộc, tôn thờ ngoại bang chống lưng để độc tài toàn trị tham nhũng bán nước, cho nên rất khó có hy vọng một Thein Sein ở VN. Xưa VN có thái sư Trần Thủ Độ nhưng khi đó là dưới triều phong kiến còn biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi giai cấp, chứ cs thì nó đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi dân tộc, nó thà mất nước còn hơn mất đảng, nó thà mất dân tộc còn hơn mất Ngoại bang chống lưng đảng, vậy thì làm thế nào đây? bế tắc lắm. Thật thương cho số kiếp người dân Việt.

      Xóa
    2. Cộng sản chỉ có thể lật đổ chứ không có chuyển biến được.

      Xóa
  2. Đọc xong chuyện ngài Thein Sein rồi nghĩ đến lão Trọng lú mới thấy đau khổ cho toàn dân Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hay.ngài và lão.rất dân dã.tiên sư chúng nó.đau quá mà đếch làm gì được mới đau cho cái dân tộc khốn khổ này...

      Xóa
    2. - Chế độ quân phiệt độc tài Miến điện là một chế độ không cộng sản nên tinh thần tự tôn dân tộc, quyền lợi dân tộc vẫn là trên hết.
      - Ở Việt Nam - Chế độ cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng và là kim chỉ nam cho hành động cũng có nghĩa là lấy tinh thần đấu tranh giai cấp làm lý tưởng nên tổ quốc, dân tộc không còn ý nghĩa mà chỉ còn duy nhất là lợi ích nhóm mà thôi.
      - Chính tinh thần, lý tưởng đấu tranh giai cấp nên đảng Cộng sản Việt Nam phải phục tùng đảng Cộng sản đàn anh, trước kia là Liên Xô còn bây giờ là Trung quốc.
      - Hiện tại, mong Việt Nam thay đổi như Miến điện là điều viễn vông, một khi đảng Cộng sản Trung quốc chưa thay đổi.
      - Đảng Cộng sản Trung quốc cọng với tư tưởng bá quyền của nhà cầm quyền Trung quốc thì không bao giờ muốn Việt Nam thay đổi.
      _ Việt Nam rất khó có thể thay đổi một khi Trung quốc chưa thay đổi.

      Xóa
  3. Rất đơn giản là ngài Thein Sein nhin thấy ánh sáng dân chr từ trong tăm tối của đất nước ngài ! Chỉ có con đường dân chủ mới đưa đất nước tiến lên trên con đường độc lập- tự chủ tự- cường, và vì thế ông đặt niềm tin vào nhân dân nước ông mà bà Aung San Suu Kyi.là người đại diện ! Vì vậy cái tên Thein Sein sẽ đi vào lịch sử của Myanmar !

    Trả lờiXóa
  4. Dân lương thiệnlúc 02:05 1 tháng 12, 2015

    May mắn cho nhân dân Myanmar là ĐCS chưa leo cao cắm rễ ăn sâu vào xã hội như Việt Nam và may mắn hơn nữa Myanmar có một Thein Sein rất trí tuệ.
    Cơ hội đã và đang đến với VN.
    Không thể khác.

    Đêm nay tôi cũng mừng vui vì bài báo đăng trên Tuổi trẻ vẫn không bị gỡ xuống.

    Trả lờiXóa
  5. Dân lương thiệnlúc 02:17 1 tháng 12, 2015

    Bài báo lên Tuổi trẻ Online từ 29/11 được sống trên mạng trọn một ngày 30/11
    Sáng nay 1/12/2015 xuất hiện thêm 3 bài nữa vè Myanmar.
    Hoan hô Tuổi trẻ đi tiên phong.
    Đúng là tín hiệu đáng mừng.

    Trả lờiXóa
  6. Các DLV cứ sợ chế độ CSVN sụp đổ , đó , hãy nhìn Myanmar , chế độ sụp đổ mà người dân họ có mất gì đâu , không những không mất gì mà còn được nhiều đằng khác ! Các nước chuẩn bị đổ tiền vào đầu tư , Mỹ , Nhật cử cố vấn kinh tế sang giúp , giống như cố vấn của Mỹ , Đức đã giúp các nước Đông Âu buổi ban đầu . Chế độ sụp đổ thì có gì mà hoảng sợ ? ở các nước dân chủ cứ mỗi lần bầu cử là một lần thay đổi hệ thống lãnh đạo , hoàn toàn bình thường ! Họ không hù dọa và mua chuộc người dân với luận điệu " còn đảng còn mình " . Chỉ có chế độ độc tài , toàn trị chuyên đục khoét để bồi đắp quyền lợi cá nhân và đám ăn theo mới sợ chế độ sụp đổ chứ lúc đó chính là chiến thắng của nhân dân , cho nên nó đổ càng nhanh càng tốt !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo thông tin chính xác từ Bờ Hồ Hoàn Kiếm, thì DLV là những cháu thanh niên nam nữ trẻ tuổi hiện đang thất nghiệp, được Thành ủy Hà Nội cho tập trung lại , trả lương 120.000 đ/ngày ( buổi tối làm thêm thì được trả lương gấp đôi ) công việc là làm theo lệnh của tướng Nguyễn Đức Chung, đi bắt bớ, phá hoại các cuộc biểu tình hoặc chui vào các trang mạng phá rối dư luận bằng những Comment bảo vệ TQ, bảo vệ ĐCS và bảo vệ chế độ XHCN... Vào mùa hè, họ hay tụ tập ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm và họ tâm sự với người ngồi cạnh rất cởi mở....không hiểu rằng chính chế độ XHCN là thủ phạm khiến họ thất học và thất nghiệp.
      Chúng ta hãy tin, loại DLV này sẽ quay đầu chửi chế độ thậm tệ trong nay mai

      Xóa
  7. Trương Minh Tịnhlúc 03:19 1 tháng 12, 2015

    Tôi cũng thấy có dấu hiệu khác thường khi bài nầy được đăng trên Tuổi Trẻ.
    Cầu Trời khẩn Phật độ trì cho đất nước chúng con. Chúng con van xin Ngài. Toàn dân con đã đau khổ quá nhiều.

    Trả lờiXóa
  8. Bà Aung San Suu Kyi kiên quyết bán trụ lại đất nước, không chịu bị trục xuất. Phước thay cho Myanmar!
    Xin đừng so sánh khập khưỡng. VN hiện nay chưa thấy ai sáng giá để so với Miến Điện.

    Trả lờiXóa
  9. Dù cho Myanmar không có ĐCS nhưng họ cũng là NGƯỜI , còn ở VN chẳng lẽ ban lãnh đạo CSVN không phải là NGƯỜI?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng viên cộng sản chẳng lẻ không phải từ người dân VN ra sao?

      Xóa
    2. Lãnh đạo VN không muốn VN phát triển? Lãnh đạo VN chỉ muốn xuất khẩu osin, nhập khẩu ông chủ? Lãnh đạo VN còn lo kiếm tiền trước khi chết chăng?

      Xóa
  10. kiểu này báo tuổi trẻ sắp bị đóng cửa , tổng biên tập lại chuẩn bị vào tù như ông KIM QUỐC HOA ở báo người cao tuổi bởi một sự gài bẫy nào đó của công an . hỡi nhân dân hãy cảnh giác cứu lấy báo tuổi trẻ nếu đảng cộng sản việt nam định tiêu diệt nó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên tấm bia ghi công liệt sĩ Yên Bái có khắc lại một câu bất hủ của Luis Aragon viết vào tháng 6-1930 trên Báo Công đoàn Paris về cuộc khởi nghĩa Yên Bái sau khi Nguyễn Thái Học và các đồng chí trong đó có người anh hùng Phó Đức Chính bị chém đầu vào ngày 17 tháng 6 năm 1930 như sau:

      “Đây là điều nhắc nhở ta rằng
      Không thể bịt miệng một dân tộc
      Mà người ta không thể khuất phục
      Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”
      Đàn áp khủng bố của đảng csVN chỉ càng làm người dân căm phẫn và ghi đậm thêm tội ác của đảng với dân tộc, những kẻ khốn nạn cầm đầu đảng hãy nhớ lấy điều đó, và đừng trách cái thòng lọng vì sao sẽ thiết vào cổ chúng bay.

      Xóa
  11. Thấy mấy chú cóc cứ đòi thành con bò...buồn cười.
    Trung Quốc và Mỹ đều là đế quốc cả ,nó chả tha ai đâu cóc ạ.
    Xưa nay chưa nước nào cho không ai xu nào cả.
    Hãy nhìn vào sự thật đi,
    Nói về sợ chế độ này sụp đổ,DLV họ trông đấy,sụp thì qua Mỹ thôi.
    Toàn dân Việt Nam ngày nay đã thoát khỏi tình cảnh bom đạn,càn quét,bắn giết dân làng,rước của NỢ vào thả bom nhiều quá,giết tổng thống mà trả có 3 triệu,có chữ kí mà đòi cắt cổ tổng thống.Để mang con chó chạy an toàn mà thả bom huỷ diệt,thả bom huỷ diệt mà lại đòi cho di tản bằng máy bay cánh bằng,đòi có chân trong chính phủ mới.
    Cóc không thể nào đòi to bằng con bò.Một nước ngèo và yếu không bao giờ là bạn của nước giàu và mạnh.Mỹ như Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh, Hãy xem Châu ÂU hiện giờ có là đồng minh với Mỹ không ? Hãy xem Tây Tạng,Tân Cương,Quảng Đông...có là một nước của Trung Quốc không ? chỉ là thuộc địa dưới dạng khu tự trị .
    Ôi ,chúng nó mãi giết nhau loạn xạ...Nước ta vừa thoát khỏi,thôi chớ mong ba cái thứ Dân chủ Nhân quyền giã cầy.
    CS

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DLV trá hình.

      Xóa
    2. Ô hô ! CS đeo kính vào mà nhìn bản đồ chính trị thế giới , phải nói là bạn viết lủng củng quá nhưng tôi cũng cố gắng căng óc ra để phân tích . Chiến tranh VN là công việc của người VN ! cả 2 miền Nam Bắc đều có sự hậu thuẫn của nước ngoài , như ở bài trước bạn đã viết : " chiến tranh là chiến tranh " , đúng vậy , không chém giết , không bom đạn , không đói khổ không phải là chiến tranh . hãy nhìn Hàn quốc mà xem , sau chiến tranh chỉ còn là đống gạch vụn , với sự giúp đỡ của Mỹ , bây giờ họ đang đứng ở vị trí nào trong bảng xếp hạng toàn cầu ? có người dân Hàn quốc nào lên án hành động " xâm lược " của Mỹ không ? người Mỹ họ có vơ vét cái gì mang về nước không ? quan hệ quốc tế không thể xem là BẠN nhưng có thể là đồng minh , đối tác 2 bên cùng có lợi , bạn nói họ không cho ai xu nào ? TT Obama vừa tuyên bố gói viện trợ 2016 cho các nước ĐN Á trong đó có cả VN đấy thôi ! Nếu đem Mỹ và Châu Âu ra so sánh với TQ và Tây Tạng , Tân Cương thì quả là khập khiễng ! Mỹ có thôn tính lãnh thổ Châu Âu đâu mà ví với thằng bành trướng ? nếu dân chủ nhân quyền " GIẢ CẦY " như Nam Hàn thì cũng đông khách đấy CS à , viết bình luận mà đầu óc lại nghĩ đến rượu thịt chó thì đầu óc lú lẫn là phải ! Cóc thành bò thì chưa chắc nhưng có NÀNG TIÊN CÓC và CÓC GHẺ , hãy chọn đi !

      Xóa
    3. Đúng là Cộng Sản tham ăn lười làm quen mui vác bát đi xin, chỉ ngồi chờ ngời khác cho không . Họ không cho nhưng họ cho vay là quý lắm rồi , có đất đai , có rừng vàng biển bạc , có than có sắt có dầu mỏ nhưng không có TIỀN thì cũng không moi được lên đâu , CS định lấy cuốc lấy xẻng moi dầu ở Biển Đông ? có biết ODA là cái gì không ? có bao nhiêu công trình , cơ sở vật chất mới được xây dựng là nhờ nó , hãy suy nghĩ kỹ trước khi viết ! Ở Myanmar thay đổi chế độ nhưng họ có bắn giết gì đâu ? dân thường lấy gì mà bắn ? chỉ có quyền , có súng mới bắn được người , ai là những người có quyền và có súng thì chắc không cần phải nói , đúng hông CS ???

      Xóa
    4. CS là Cộng Sản nguyên thủy chứ không phải là DLV nên các bình luận thường lạc điệu so với thời " kinh tế thị trường định hướng XHCN " ! Các bài của DLV thường có tính chất khiêu khích , đối đầu , cục súc , kém lý luận và vô văn hóa vì đa phần được dung nạp từ đám đông thất học , trẻ tuổi , không kinh nghiệm cuộc sống . Nói tóm lại đây là lực lượng Rôbốt hạng bét của chế độ .
      Còn những bài của Công Sơn thường là bảo thủ , lạc hậu , lai láng những kỷ niệm trong quá khứ , do vậy các bình luận của Công Sơn thường không có những thông tin thời gian thực hoặc cố tình né sự thật nên làm cho người đọc có phần khó chịu . Chúng ta cũng nên thông cảm cho Công Sơn , thời gian gần đây tôi thấy cũng có một vài bài có phần . . . đổi mới !

      Xóa
    5. Thở ra đã thối. Bọn DLV đúng là bọn bại não thối mồm!

      Xóa
  12. Một chế độ thối nát như chế độ CSVN thì không có 1/1000 tia hy vọng nào về một sự thay đổi thể chế cả. Các quan chức CS sống nhờ và phất lên nhờ cái thể chế này thì không dễ gì chúng nó nhả ra cả. Điểm mặt thì cũng chẳng thấy ai dám đứng lên phất "cờ lau" chống giặc ngoài và tiêu diệt thù trong.
    4 nước được vào ASEAN sau là VN, Lào, Campuchia và Myanmar thì 3 nước kia đang phát triển đi lên, chỉ có mỗi VN là "không chịu phát triển", đang ngày càng tụt hậu.

    Trả lờiXóa
  13. Các "tín hiệu" đều xuất phát từ mong mỏi của các tầng lớp nhân dân. Còn các nhà lãnh đạo chính trị thì không.
    Nói đúng hơn là họ chưa thể.
    Tại sao?
    Tại vì lúc này nếu có ai đó thể hiện mình là "người tốt" thì họ sẽ bị ĐCS từ chối.

    Thời cuộc thật khốn nạn.
    Muốn giành được cái ghế TBT thì phải tỏ ra thật khốn nạn, thất độc ác, thật quỵ lụy TQ....Có như thế thì Tổng Trọng mới tin cậy và mới chấp nhận "Giao việc cho đ/c thì tôi yên tâm"
    Bởi thế, lúc này cả lũ đang phải dùng những thủ đoạn chính trị mà không một người lương thiện nào hình dung được.

    Dân gian ví von không sai:
    CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ LÀ NHỮNG CON ĐIẾM

    Trả lờiXóa
  14. Tay nay biet nuoc minh ngheo va yeu ma van thich thu
    Chac han dang duoc cuoi len co nguoi dan nghu va muon duoc mai mai nhu the
    'Hãy xem Tây Tạng,Tân Cương,Quảng Đông...có là một nước của Trung Quốc không ? chỉ là thuộc địa dưới dạng khu tự trị'
    Thoi qua roi day, vay ma con mo mom ra ha thang vong quoc.

    Trả lờiXóa
  15. Việc báo ca ngợi ông Theisin có gì mà làm ầm lên thế.Trên thế giới có nhiều người từ bỏ quyền lực nhưng được tiếng vang muôn thuở.ở ta có Lý chiêu Hoàng,Thái hậu Dương vân Nga...Bây giờ ai mà làm được như ông Theisin thì muôn đời hậu thế nước Việt tôn vinh.Giàu như Bingate nhất thế giới cũng làm từ thiện gần hết để tiếng thơm mãi mãi,con cái chỉ để lại một ít thì nó còn tự lập chứ không thì thành con lợn trên đống của cải.Chỉ tiếc nước mình không co ai như bà Sanxuchi.

    Trả lờiXóa
  16. Thức tỉnh10:53 Ngày 01 tháng 12 năm 2015 nói rất đúng. Xin cảm ơn bạn !

    Trả lờiXóa
  17. "X4000 năm lịch sử, chỉ thời ĐCSVN cầm quyền mới có "ĐÊM GIỮA BAN NGÀY"

    Trả lờiXóa
  18. Nga có Got Ba Chốp, Myanma có Thein Sein....Việt Nam có ....Trong Lú! Vậy thì tôi hỏi các bạn có hy vọng gì với Trọng Lú không? Không, lú hoàn toàn không có thuốc!
    Đó là cái khổ của dân ta.

    Trả lờiXóa
  19. THANH HÓA ANH HÙNGlúc 22:06 1 tháng 12, 2015

    Hãy đọc "ĐÊM ẤY LÀ ĐÊM GÌ" của Phùng Gia Lộc sẽ rõ bản chất của chế độ "ƯU VIỆT"

    Trả lờiXóa