Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Lịch sử phải là môn học cơ bản, bắt buộc

Một phương pháp 'sinh đông' trong dạy và học môn lịch sử
Các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia sử học đều cho rằng, cần làm rõ thế nào là "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới"?
Cần làm rõ cụm từ “giữ môn học Lịch sử”
Hôm  27/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới".
Liên quan tới vấn đề này, hôm 29/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia sử học đầu ngành cho rằng, việc "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới” là chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Quốc hội.
“Nếu việc giữ lại môn Lịch sử được đưa vào nghị quyết của Quốc hội, thì mặc nhiên cả Chính phủ chứ không phải riêng gì Bộ Giáo dục & Đào tạo phải thực hiện nghị quyết này. Tuy nhiên, việc giữ lại môn Lịch sử mới chỉ làm rõ được khía cạnh, không cho phép xóa bỏ môn môn học này. 
“Tuy nhiên, chúng tôi băn khăn, giữ lại môn học này theo nghĩa như thế nào? Có bắt buộc học bộ môn này hay không? vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng. Chúng ta hãy chờ phản ứng của Bộ Giáo dục & Đào tạo xung quanh vấn đề này”, GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam băn khoăn. 
>> Quốc hội đã có quyết định hợp lòng dân 
        >> Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi …  
 
GS. Phan Huy Lê (ảnh: Vnexpress.net).
Cũng theo GS. Phan Huy Lê: “Giới sử học chúng tôi coi việc giữ được môn Lịch sử là thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh nhằm khẳng định tầm quan trọng, vị trí của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục, đời sống xã hội”. 
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục “chiến đấu” đến cùng, để môn Lịch sử không chỉ có mặt trong trương trình giáo dục, mà phải là môn cơ bản, bắt buộc.
“Ở cấp THPT, môn Lịch sử không thể là môn tích hợp bởi nhu cầu về nhận thức của học sinh cấp học này không đơn thuần là học Lịch sử để biết, mà học để nắm chắc, vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tế cuộc sống". 
PGS. Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng cho rằng, nếu nói “giữ lại môn Lịch sử” thì rất mơ hồ, chưa làm rõ được vị trí, chỗ đứng của môn học này trong chương trình giáo dục đổi mới. 
“Vấn đề môn Lịch sử sẽ là môn độc lập hay tích hợp vẫn chưa được làm rõ trong nghị quyết của Quốc hội. Trường hợp nếu nghị quyết nói môn Lịch sử là môn học độc lập thì cũng chưa chắc môn học này đã trở thanh môn học bắt buộc.
Mặt khác, việc tích hợp hay không tích hợp môn Lịch sử là vấn đề cần được bàn thảo rất kỹ, chứ không thể quyết định được trong một sớm một chiều.
Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện tích hợp (theo dự thảo) môn Lịch sử. Thế nhưng, những người viết sách chưa ai viết tích hợp bao giờ. 
Mặt khác, từ trước tới nay, giáo viên cũng chưa bao giờ được đào tạo giảng dạy theo kiểu tích hợp.
Tại sao Bộ Giáo dục & Đào tạo thấy khó khăn như vậy mà lại làm ngay bây giờ? Trong khi đó, đơn vị có trách nhiệm vẫn chưa tiến hành thực nghiệm trên thực tế việc dạy, học theo kiểu tích hợp này. Bộ đưa ra quan điểm về tích hợp như vậy có quá sớm?”, PGS. Văn Như Cương nhận định.
Về quan điểm chung về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo, PGS. Văn Như Cương cho rằng, đây là chủ trương phù hợp, đúng đắn.
“Tôi đồng ý với Bộ Giáo dục & Đào tạo về quan điểm đổi mới này.
Ví dụ, trường hợp học sinh chuyên về Khoa học xã hội thì môn tự nhiên như Vật lý sẽ học nhẹ hơn. Nhưng học sinh chuyên về Khoa học tự nhiên thì học môn Vật lý nặng hơn. 
Cách học này sẽ giúp chúng ta phân hóa học sinh ở cấp THPT nhằm định hướng nghề nghiệp cho các em.
Nếu không thực hiện điều này, thì học sinh sẽ phải học nặng các môn như nhau, như vậy không còn gọi là phân hóa nữa”, PGS. Văn Như Cương nhận định.
Thay đổi căn bản cách dạy, học lịch sử…
Các chuyên gia sử học cho rằng nhiều học sinh quay lưng lại với môn Lịch sử có trách nhiệm từ Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Mặt khác, để năng cao chất lương giáo dục bộ môn này trong trường hợp môn Lịch sử này đứng độc lập, bắt buộc, cần thay đổi căn bản về tư duy, cách dạy, học lịch sử hiện nay...
“Tôi rất buồn vì một số lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo cho rằng, tình trạng học sinh xa dần môn học này là do Lịch sử đứng độc lập như các môn khác, rồi từ đó đưa ra phương án tích hợp để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên đây là sự ngụy biện, sai lầm và lẩn tránh trách nhiệm của đơn vị chủ quản. 
Trong khi đó, chúng tôi từng cảnh báo về cách giảng dạy, cách học môn lịch sử cách đây 20 năm về trước. Có lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đưa ra “báo động đỏ” về tình trạng học sinh xa dần môn Lịch sử.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn chưa có động thái để thay đổi. Do đó, để môn Lịch sử sa sút như hiện nay, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Bộ Giáo dục & Đào tạo”, GS Phan Huy Lê nhận định. 
Từ những phân tích trên, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, cần thiết phải làm một cuộc “cách mạng” nhằm thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục chứ không riêng gì môn Lịch sử.
“Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giảng dạy môn Lịch sử nói riêng, cần thiết phải thay đổi căn bản toàn bộ hệ thống giáo dục hiện nay. Thay đổi nhận thức, trương trình, sách giáo khoa, cách dạy, cách học, chúng ta mới mong có sự thay đổi.
 
PGS. Văn Như Cương (ảnh GDVN)
Đồng quan điểm trên PGS. Văn Như Cương phân tích thêm: “Dạy học bộ môn Lịch sử không chỉ đơn thuần truyền đạt những con số thuần túy về số liệu (bắt được bao nhiêu giặc, bắn rơi bao nhiêu máy bay…), càng không nên coi đây là một môn chính trị. Nếu quan điểm, cách dạy và học như vậy thì rất khô khan. 
Vấn đề nằm ở chỗ, học sinh học được những gì, vận dụng như thế nào từ những kiến thức lịch sử đó".
PGS. Văn Như Cương cho rằng, để học sinh không quay lưng với môn Lịch sử, trước mắt, cần thay đổi căn bản cách giảng dạy, học tập môn Lịch sử.
"Tôi lấy ví dụ, học lịch sử cổ đại, người dạy có thể lồng ghép các câu chuyện lịch sử liên quan tới bài học đó, nhằm tạo ra sự hứng thú cho học sinh. 
Hoặc khi tường thuật chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chúng ta có thể dùng hình ảnh tư liệu trực quan, clip mô tả diễn biến...
Cách dạy như vậy sẽ tạo ra sự hứng thú cho học sinh. Chuyện này chúng ta có thể làm được, nhưng thực tế rất thì lại bị xem nhẹ” PGS. Văn Như Cương nêu quan điểm.
Quốc Toản/GDVN
-----------

7 nhận xét:

  1. Phạm Vũ Luận là một tay ngu dốt, bị khùng rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngồi trong Hội Đồng Chuột, phải là Chuột mà thôi!

      Xóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 07:18 1 tháng 12, 2015

    Tôi không thể tưỡng tượng người ta có thể định bỏ môn Lịch-Sử của nước nhà trong chương trình giáo dục.
    Mấy tay Cọng-Sản thường gọi miền Nam trước đây là "Ngụy". Thưa mấy ông "Cách Mạng".Tôi học trường "Ngụy" nè !-Ngay từ lớp 1,tôi đã coi tranh bà Trưng bà Triệu.Ra ngoài sân chơi,chúng tôi đã họp thành đội Lê Lai,đội Lê Lợi,đội Quang Trung..... Đã giả bộ bày trận giả Ngọc Hồi Đống Đa đánh nhau.Đã biết bắt trói Tôn Sĩ Nghị.
    Nghĩ lại thấy thương cô giáo của tôi (giờ đã khuất).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ngụy" chỉ là cách tuyên truyền nhồi sọ và tẩy não
      nhằm hạ nhục một thể chế KHÁC hẳn chế độ CS.,
      chứ chẳng có giá trị gì cả đâu !

      Xóa
  3. Lịch sử và vết nhơ!
    1. Đúng là chuyện lịch sử. Hậu thế sau này sẽ nhớ mãi sự kiện ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (Bộ Giáo dục và Đào tạo) trình Kỳ họp thứ 10 (Quốc hội Khóa 13) thời gian tháng 11-2015 về sáng kiến (hợp ý Tàu Cộng) bỏ môn lịch sử dân tộc Việt và tích hợp môn lịch sử vào giáo dục công dân, quốc phòng, an ninh. Vì Lịch sử là Thời gian và Sự kiện nên dân chúng trong nước và quốc tế sẽ nhớ mãi khuân mặt của ông Phạm Vũ Luân trong kỳ họp thứ 10 (QH 13) nay.
    2. Các các triều đại từ Hồng bàng, Văn Làng, Hai Bà Trưng....đến Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và ông cha thời xưa đều khuyên day các thế hệ sau: Cây có Cội, Nước có Nguồn, Người có Tổ tông-Nòi giống. Chính vì thế, Cụ Hồ Chí Minh tháng 2/1943 mới viết về "Lịch sử nước Ta" trong đó Mở đầu có câu:
    "Dân ta phải biết sử ta,
    "Cho tường gốc tích nước Nhà Việt Nam".
    Đồng thời, từ thực tiễn lịch sử mấy mươi nghìn năm sống bên cạnh giặc Tàu, cụ Hồ đã đúc kết và cành báo:
    "Nước Tàu cậy thế đông người,
    "Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam,
    "Quân Tàu nhiều kẻ tham lam,
    "Dân ta há dễ chịu làm tôi người?"
    Thế mà đến hôm nay, sau 3 đợt với 10 năm học tập và làm theo tư tưởng và đạo đúc Hồ Chí Minh các nhà lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo đứng đầu là Phạm Vũ Luận dám cả gan đề xuất bỏ việc giảng dạy môn lịch sử dân tộc việt, thì đúng là các nhà lãnh đạo Bộ GD và ĐT đang phản bội lại tiền nhân và cụ Hồ Chí Minh.
    3. Bởi thế, rất cần khẳng định lại một lần nữa như giới sử học và các chuyên gia giáo dục đã nói, mộn lịch sử dân tộc phải là môn học cơ bản và bắt buộc trong nhà trường đối với mọi học sinh. Vì, chỉ có lịch sử mới đem lại và tạo nên sức sống cho linh hồn làm người của mỗi người. Người xưa có câu ca dao: "Trăm năm bia đá thì mòn/Ngàn năm bia miệng (truyền khẩu) văn còn (không phải trơ trơ) mà là "Nước Non, Nòi giống". Đây là "mật mã" Tổ tiên Bách Việt "cất dấu" đề phòng bon "Giặc Tàu" tiêu diệt "Giống Nòi Việt Nam". Sử Việt và Lịch sử là thế.
    Công bằng mà nói, giáo dục về lịch sử, đất nước, biển đảo và cội nguồn dân tộc, thì những bà con xa đất nước Việt Nam, những người di tản, người Việt tự do ở Úc châu, ở Mỹ, Canada...lo lắng và chăm lo, mở trường và viết sách (song ngữ) nói chi tiết về thời đại Hùng Vương dựng nước, về Phù Đổng Thiên Vương, về Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...đánh giặc Tàu để giáo dục và tạo niềm tin cho thế hệ con cháu (thứ 2, thứ 3) niềm tự hào dân tộc, hiểu và hướng về cội nguồn quê hương, dòng họ, ông cha, tổ tiên đã hy sịnh mồ hôi và xương máu tạo dựng đất nước Việt Nam hôm nay.
    4. Học và vận dụng lịch sử trong thực tiễn Việt Nam hiện nay để thoát Trung, tránh Tàu Cộng xâm lược là rất cơ bản bvaf cốt lõi nhận thức của mỗi người. Một ai nghĩ bỏ môn lịch sử là kẻ phản bội dân tộc và kẻ bán nước theo Tàu Cộng.
    Lịch sử sẽ mãi mãi chứng minh những đề xuất của ông Bộ trưởng BGD&ĐT Phạm Vũ Luân bỏ môn lịch sử và tích hợp môn lịch sử dân tộc Việt nhập môn học khác là một sai lầm, là sự làm theo và thực hiện ý đồ "tẩy xóa ký ức dân tộc" của giặc Tàu Cộng đối với các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau!
    Lịch sử là thời gian và sự kiện. Văn-Sử-Địa là cốt cách-Linh hồn làm người.
    Bộ trưởng Phạm Vũ Luận hãy thận trọng, đừng tự biến mình thành kẻ bán nước, theo Tàu!

    Trả lờiXóa
  4. Không sao đâu . Bộ Giáo dục vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ bằng cách giảm sử Việt & tăng sử Đảng . Còn không thì nên kéo Bộ Chính Trị vào cuộc . Cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tích hợp môn Lịch Sử là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội tắt đài & tắt đèn ngay lập tức .

    Nói theo bác Tô Văn Trường, quốc hội đặt ra chỉ để thể chế hóa các nghị quyết của Đảng thôi í mà . Đảng khè tấm bảng "chủ trương lớn của Đảng", quốc hội sợ rúm ró chứ chẳng chơi .

    Trả lờiXóa
  5. Kho kiến thức của nhân loại phát triển theo (hơn cả) cấp số nhân, cho nên việc tích hợp kiến thức (chứ không phải chỉ là tích hợp các môn học) để tạo thành một số môn học có tính chất tổng hợp, giúp con người có đủ hiểu biết cơ bản trong cái vốn quỹ thời gian hạn hẹp của mình là việc làm hết sức cần thiết. Nhưng đặt vấn đề "tích hợp" 3 "môn học": LS, GDCD, QPAN làm 1 ... nồi lẩu thì chẳng biết dựa trên cơ sở nào? (vì mấy môn GDCD, ANQP cũng là mới "đẻ" ra cho chương trình thêm phần hoành tráng).
    Nên chăng, ta tích hợp luôn một lèo thành môn Khoa học Xã hội, bao gồm các môn: lịch sử, địa lý, địa chất, ngữ văn, xã hội học, văn hóa - nghệ thuật, triết, luật, khảo cổ,... vào làm một môn học (thực tế thì những môn KH này chẳng có môn nào "độc lập" cả, nên nhiều khi HS cứ phải nghe cái "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" ...phí sức); sách giáo khoa phải viết cho lô gic để cho hs khi học có cảm nhận đang đi suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người (hoặc quốc gia) tương tác với các sự kiện đổi thay, tác động qua lại của tự nhiên và xã hội.
    Chương trình GDPT chỉ nên có khoảng 5-6 môn học thôi (để các cháu ...đỡ khổ vì phải mang vác sách nặng quá, mà chẳng đủ thời gian để xem chứ chưa nói chi đến ...nghiên cứu), tỷ trọng thời gian cho mỗi môn học ở các cấp học khác nhau và có tính định hướng hs cho những năm cuối để họ có đủ hành trang vào một trong những neo đường đời mà ko cần chỉ có mỗi một "cửa" là trường ĐH.
    Còn sau này, muốn nghên cứu sâu hơn, hãy sử dụng đến kiến thức của từng môn khoa học cụ thể, ví như cái mà các vị đang gọi là "môn lịch sử" và đang tranh cãi ...bất phân thắng bại!

    Trả lờiXóa