Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Việt Nam càng ngán Trung Quốc, càng thân Hoa Kỳ


Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.
Theo ghi nhận của The Washington Post, khi đến thăm Việt Nam vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất trọng thể với nghi thức bắn 21 phát đại bác. Vinh dự hiếm thấy là nguyên thủ Trung Quốc được phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch.

                                                                                                 Ảnh: REUTERS/Jonathan Ernst
The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm”, cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng”.
Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc tỏ ý muốn giúp các nước láng giềng Châu Á xây những công trình cơ sở hạ tầng mà những quốc gia này đang rất cần, dưới danh nghĩa khôi phục Con đường tơ lụa xưa kia. Việt Nam cũng cần tiền, nhưng lại sợ mưu đồ ẩn giấu đằng sau.
The Washington Post trích lời ông Trần Trường Thủy, một chuyên gia ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng: “ Chúng tôi rất nghi ngờ, bởi vì chúng tôi không biết mục tiêu thật sự của họ là gì. Đằng sau dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc có thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ quyền của họ”.
Tờ báo cũng ghi nhận sự tương phản giữa chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình với chuyến công du Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Vào năm đó, hàng chục ngàn bạn trẻ đã đứng đợi tới khuya để đón vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm kể từ sau chiến tranh Việt Nam, còn khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào tháng trước, chẳng có đám đông nào hân hoan chào đón.
Một ví dụ cho thấy Việt Nam khó có thể tin tưởng Trung Quốc, đó là dự án đường sắt đô thị do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội đã bị trễ đến 3 năm so với dự kiến và tốn kém thêm 57% với với ngân sách dự trù. Chính Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nói rằng, nhiều lần, ông muốn thay nhà thầu Trung Quốc, nhưng không thể làm được do các quy định của những khoản vay.
Ấy là chưa kể Trung Quốc thường chuyển giao những công nghệ lỗi thường cho Việt Nam, bất chấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa lao động của họ sang, thay vì tuyển mộ nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng thường trúng thầu nhờ đưa giá thấp một cách vô lý, để rồi sau đó tính chi phí cao hơn.
Nhưng yếu tố khiến cho quan hệ Việt –Trung gần như gặp khủng hoảng, đó là vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 05/2014, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Bắc Kinh, với nhiều nhà máy Trung Quốc và Đài Loan bị đốt phá. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, vào lúc đó đã có lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương họp khẩn cấp để thảo luận về việc thiết lập một liên minh với Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút giàn khoan đi và cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành đã không diễn ra. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được thúc đẩy thêm.
The Washington Post thống kê là trong 12 tháng qua, đã có đến 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị thăm Washington, và khoảng 6 quan chức cấp chính phủ Mỹ đã đến Việt Nam. Tổng thống Obama lần đầu tiên cũng đã tiếp một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng vào tháng 07/2015 và dự kiến đi thăm Việt Nam vào năm tới.
Vào tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam và đang giúp Hà Nội nâng cao khả năng của lực lượng tuần duyên để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng dấu hiệu rõ rệt của việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, đó là việc Việt Nam gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Mỹ khởi xướng. Hà Nội hy vọng là hiệp định TPP sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Theo The Washington Post, mặc dù trong đảng có một phe bảo thủ thân Bắc Kinh còn rất mạnh, việc có nhiều ủy viên Bộ Chính trị đi thăm Washington trước khi thay đổi ban lãnh đạo vào năm tới đã là điểm đáng quan tâm. Tờ báo trích lời ông Trần Trường Thủy: “ Đảng cũng phải chú ý đến công luận. Không ai muốn tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia hoặc không muốn tỏ ra quá nhân nhượng Trung Quốc”.
Nhưng theo tờ báo này, Việt Nam biết mình rất cần đến quan hệ tốt với Trung Quốc. Lịch sử và vị trí địa lý không cho phép Hà Nội biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không bác bỏ những đầu tư của Trung Quốc, nhưng sẽ chọn lựa kỷ càng hơn và chắc chắn là sẽ không còn tin vào thiện tâm của Bắc Kinh.
Thanh Phương/RFI
-------------

7 nhận xét:

  1. Vncs giờ như gà mắc tóc! Lại còn vừa nói phét GDP tăng lên trên 2000 USD? Vãi!

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài này tự dưng thấy muốn chưởi mấy cha Lãnh Đạo của VNCH Ngụy miền Nam lúc trước . Khi xưa bị CS chưởi là rước Mỹ xâm lược , nào là bán nước . Sao hồi đó mấy cha nội này không bán miền Nam cho Mỹ luôn đi , sáp nhập miền Nam VN vào nước Mỹ luôn thì giờ này dân VN đâu có lo âu khi sắp sáp nhập vào TQ .
    Sáp nhập vào TQ , dân muốn được bình yên để đi ăn mày sống lây lất qua ngày sợ cũng còn không xong với nó , nó sẽ làm đủ trăm phương ngàn kế để tiêu diệt giống dân có truyền thống bất khuất chống ngoại xâm , chứ không chịu tự thiêu êm đềm như dân Tây Tạng .
    Còn bán nước cho Mỹ thì giờ này bình quân đầu người đã hơn 50 ngàn đô /năm chứ đâu chờ tới qua thế kỹ tới mà còn không biết có được không , không phải nằm 3,4 đứa trẽ bệnh chung 1 giường bệnh , không phải chen lấn chờ đợi suốt đêm mà vẫn không có thuốc chích ngừa . Rồi mong cho cảnh sát đánh chết người trong đồn công an đi , cho trúng mánh , kỳ rồi có 1 người Việt bị cảnh sát Mỹ bắn bị bại liệt vừa được đền 11 triệu đô .
    Hai chử bán nước bị coi là nhạy cảm , cấm kỵ . Nhưng nếu Mỹ chịu nhận , trưng cầu dân ý , chắc dân VN bỏ phiếu tới 97% chịu bán nước cho Mỹ , 3% là đảng viên giàu có , tiền bạc ăn vài đời không hết thì chống đối .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế! Miền nam như Ha oai thì hay biết mấy!

      Xóa
  3. Người nước ngoài chỉ biết lý luận theo sách giáo khoa
    dựa vào những gì diễn ra ở mặt ngoài họ thấy được,chứ
    họ không hề biết tình hình "khó tin mà có thật" của các
    nước CS.như VN.vốn coi ý thức hệ (chủ nghĩa CS.)cao hơn
    đất nước và dân tộc.
    Do đó,nhận định của họ khó mà chính xác cho bằng những
    nhà bình luận thời cuộc VN.ở ngay trong nước.

    Trả lờiXóa
  4. Đi với Mỹ => CÒN TẤT CẢ // Đi với TQ => MẤT TẤT CẢ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bậy
      đi với Mỹ mất thể chế // đi với khựa mất nước

      Xóa
  5. Hạo nhiên chính khí theo định nghĩa Trung Quốc thường sẽ có các bước như sau. Trước, họ gọi ngươi không có văn hóa, là xứ man di. Sau họ mang quân đánh ngươi vì người quấy phá biên giới của họ. Khi đánh xong, mất công bình định khó khăn, không quen thuộc thổ nhưỡng, họ quay sang phát quang đồi núi, rừng rậm, lập ra đồn điền, đem dân của họ tới. Kế tiếp họ lập ra khu vực trung gian gọi là giao thương, mở rộng từ bi bác ái cho phép man di tới trao đổi cái họ cần ở nơi họ chưa chiếm đóng được. Sau cùng khi dân, thương nhân của họ len lỏi tới được những nơi cần đến thì sẽ không còn cần đánh chiếm mà man di phải để cho họ làm chuyện của họ. Nếu xâm phạm lợi ích đó, họ sẽ rút mọi giao thương đã phụ thuộc vào họ, đem quân áp bức sát biên giới trong khi âm thầm áp bức, dụ dỗ, ám sát, đánh cắp, ...
    Khởi đầu bởi Khổng Tử, Lão Tử, Nho học mụ mị đạo quân thần, phụ tử cho đến Mac Le, tư tưởng Mao đủ sức giúp giới nô dịch từ thời cổ đại ở TQ nhiều thêm công cụ phá hoại bất kì chỗ nào chúng tới.
    Đây là thực tế.

    Trả lờiXóa