Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam phải là người miền Bắc?

Đại hội Diễn ra từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. 
Quyết định đổi tên đảng Cộng Sản  thành Đảng Lao động Việt Nam
.
                                                                                                           Ảnh internet
BLA: Mấy ngày qua trên mạng xuất hiện rất nhiều bài viết liên quan đến Đại hội lần thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016 tới đây. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, sẽ bầu ra hoặc đưa ra những người sẽ giữ những chức vụ chủ chốt, quan trọng bậc nhất trong hệ thống chính trị. Như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội, cho nên việc người dân quan tâm bàn luận, thậm chí "đoán mò" cũng là điều tất yếu, dễ hiểu. 
Lại có tin nói rằng đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây đưa ra tiêu chí "tổng bí thư phải là người miền Bắc".
Thực hư thế nào thì không biết, nhưng trộm nghĩ nếu việc ấy là có thật, thì liệu có phải là một quan điểm theo kiểu địa phương cục bộ, gây chia rẽ vùng miền? (Đất nước đã thống nhất 40 năm, chả lẽ vẫn còn tư tưởng phân biệt Bắc - Nam). Và giả sử nếu là sự thật, thì có hợp lý không? Dựa trên cơ sở nào? ... Tui bèn lên mạng tìm hiểu, thì mới vỡ nhẽ ra một điều khá bất ngờ: đúng là tất cả các đời Tổng bí thư từ trước đến nay đều là người miền Bắc bà con ạ. Và nếu quý vị để ý, thì sẽ thấy 2 đời tổng bí thư gần nhất, là ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Phú Trọng, trước đó đều là Chủ tịch Quốc Hội - tức là vị trí của ông Nguyễn Sinh Hùng hiện nay. Liệu kết quả Đại hội lần thứ 12 sắp tới có thay đổi được "truyền thống" này?
--------------

CÁC TỔNG BÍ THƯ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
85 năm kể từ ngày thành lập đến nay (3/21930 - 3/2/2015), Đảng ta đã trải qua 11 lần đại hội đại biểu toàn quốc với 11 đồng chí Tổng Bí thư. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc son lịch sử ghi nhận, những thắng lợi, những thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam.
85 năm kể từ ngày thành lập đến nay (3/21930 - 3/2/2015), Đảng ta đã trải qua 11 lần đại hội đại biểu toàn quốc với 11 đồng chí Tổng Bí thư. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc son lịch sử ghi nhận, những thắng lợi, những thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam. Những thắng lợi, thành tựu và bài học kinh nghiệm ấy đều bắt nguồn sâu xa từ việc Đảng ta vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và được thể hiện ở đường lối chính trị do các đại hội vạch ra trong mỗi giai đoạn cách mạng.  

1. Trần Phú   
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 01-05-1904. Quê ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1922, Trần Phú đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học ở Huế, được bổ về dạy trường Cao Xuân Dục ở Vinh. Thời gian này Trần Phú cùng với các giáo viên tiến bộ mở lớp dạy quốc ngữ ban đêm cho thanh niên và công nhân nghèo.
Năm 1925, đồng chí tham gia thành lập Hội Phục Việt (sau đổi thành Hưng Nam rồi Tân Việt cách mạng Đảng). Tháng 07 năm 1926, đồng chí Trần Phú được cử sang Quảng Châu để gặp các đồng chí lãnh đạo Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, để bàn việc hợp nhất Hội thanh niên với Tân Việt. Tại đây, đồng chí Trần Phú được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc và được huấn luyện về chủ nghĩa Mác - Lênin và về kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
Đầu năm 1927, đồng chí được cử sang học tại trường Đại học Phương Đông, Liên Xô. Tháng 04-1930, đồng chí Trần Phú về nước được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được giao trách nhiệm khởi thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Bản luận cương này được Hội nghị trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10-1930 thông qua. Cũng tại Hội nghị này đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư  của Đảng cộng sản Đông Dương.
Sau Hội nghị đồng chí trở về nước tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Tháng 03-1931, chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ hai nhằm đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc trong Đảng và chủ trương tập hợp lực lượng các đoàn thể quần chúng: công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên để đưa phong trào cách mạng tiến lên.
Ngày 19-04-1931, do lời khai của một tên phản bội, đồng chí Trần Phú bị địch bắt tại Sài Gòn. Biết đây là Tổng Bí thư của Đảng, bọn địch đã dùng đủ mọi cực hình để tra tấn nhưng chúng đã không thể nào khuất phục được người cộng sản trẻ tuổi kiên cường này.
Tháng 08-1931, đồng chí lâm bệnh nặng. Ngày 06-09-1931, đồng chí Trần Phú qua đời. Trước khi mất, đồng chí Trần Phú dặn lại các đồng chí của mình: " Hãy giữ vững chí khí chiến đấu". Câu nói đó của người Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng mới 27 tuổi đời đã trở thành một vũ khí mà mỗi người Việt Nam yêu nước mang theo để xông vào quân thù, vượt qua những khó khăn trên con đường cách mạng.

2. Lê Hồng Phong       
Đồng chí Lê Hồng Phong sinh năm 1902 (có tài liệu ghi 1900). Quê ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sau khi đỗ bằng sơ học, đồng chí Lê Hồng Phong làm thư ký cho một hiệu buôn của người Hoa kiều tại Vinh. Ít lâu sau, đồng chí Lê Hồng Phong được đồng chí Phạm Hồng Thái, công nhân nhà máy Xi pha, giới thiệu vào học nghề thợ máy. Hai đồng chí đã vận động, giác ngộ công nhân đấu tranh đòi quyền lợi.
Tháng 01-1924, đồng chí Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái sang Thái Lan rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) cùng với đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập Tâm Tâm xã. Cuối năm1924, đồng chí được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện về chủ nghĩa Mác- Lênin và các kinh nghiệm hoạt động quốc tế.. Sau khi tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố, năm 1926 đồng chí được cử sang Liên Xô học trường không quân. Lê Hồng Phong tham gia Hồng quân Liên Xô và được phong quân hàm trung tá. Tiếp đó, đồng chí được vào học trường Đại học Phương Đông. Năm 1932, tốt nghiệp được trở về Trung Quốc, bắt mối liên lạc với trong nước và thành lập Ban hải ngoại của Đảng.
Tháng 03-1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng diễn ra tại Ma Cao (Trung Quốc), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 07 - 1935, đồng chí đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII và được cử làm uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Tại đây, đồng chí Lê Hồng Phong đã gặp nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và hai người yêu nhau rồi cưới nhau ở Trung Quốc.
Năm 1936, đồng chí Lê Hồng Phong được cử về Việt Nam hoạt động với danh nghĩa là đại diện của Quốc tế cộng sản bên cạnh Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, đồng chí đã viết một số sách giới thiệu Liên Xô và phổ biến đường lối chủ trương của Đảng chống chủ nghĩa phát xít.
Năm 1938, đồng chí bị đế quốc Pháp bắt ở Sài Gòn và kết án 10 tháng tù. Mùa thu năm 1939, hết hạn tù, bọn đế quốc đưa đồng chí về làng quản thúc. Đồng chí chưa kịp liên lạc với Đảng để thoát ly thì bị bọn thực dân Pháp bắt giam lại ở Khám Lớn Sài Gòn rồi đày ra Côn Đảo. Đồng chí bị bọn cai ngục đánh đập tra khảo rất dã man nhưng vẫn không chịu khai báo, một lòng trung thành với Đảng. 
Ngày 06-09-1942, đồng chí Lê Hồng Phong đã hy sinh tại nhà tù Côn Đảo. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đồng chí đã gắng nói to lên nhắn với đồng chí nằm ở buồng bên cạnh: " Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng". Cuộc đời hoạt động của Lê Hồng Phong là biểu tượng cho lòng trung thành, ý chí kiên cường, bất khuất của người cộng sản.

3. Hà Huy Tập     
Đồng chí Hà Huy Tập sinh năm 1902. Quê ở làng Kim Nặc, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 1923, tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học ở Huế, đồng chí Hà Huy Tập được bổ nhiệm về dạy ở thị xã Nha Trang, rồi lại về dạy tại trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh. Tại đây, đồng chí dượ giác ngộ cách mạng.
           Năm 1926, đồng chí Hà Huy Tập tham gia Hội Phục Việt. Đồng chí hoạt động tích cực trong phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, tổ chức học quốc ngữ ban đêm cho công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thuỷ. Vì thế, đồng chí Hà Huy Tập bị đổi đi dạy ở Quỳ Châu. Đồng chí chống lại quyết định nên đã bị cách chức.
Năm 1927, đồng chí Hà Huy Tập vào hoạt động ở Nam Kỳ. Tháng 07-1928, đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc thống nhất Đảng. Sau đó, đồng chí được giới thiệu sang học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Năm 1932, học xong, đồng chí tìm cách về nước. Qua Pari, Hà Huy Tập bị chính phủ Pháp trục xuất. Đồng chí sang Bỉ rồi trở lại Liên Xô. Đầu năm 1934, Hà Huy Tập về tới Ma Cao (Trung Quốc), đã cùng với Lê Hồng Phong lập ra ban lãnh đạo Đảng ở hải ngoại. Hà Huy Tập là người chủ trì ban lãnh đạo này và chuẩn bị cho việc triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng vào tháng 03-1935.
Tháng 07-1936, đồng chí Hà Huy Tập cùng với đồng chí Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của trung ương trước tình hình mới. Tại hội nghị này, đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Hồng Phong. Sau đó, đồng chí trở về Sài Gòn cùng cơ quan Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Thời gian này, đồng chí Hà Huy Tập viết sách báo giải thích chính sách mới của Đảng, vạch mặt bọn Tơrôtxkít phản cách mạng.
Ngày 14-07-1938, do một tên phản bội chỉ điểm, đồng chí Hà Huy Tập bị địch bắt và kết án tù. Hết hạn tù, bọn thực dân trục xuất đồng chí về nguyên quán. Ngày 30-03-1940, đồng chí lại bị bắt, đưa vào giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, ngày 25-08-1941, bọn chúng buộc đồng chí vào tội "chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa này" và tuyên bố xử tử hình. Trước toà, đồng chí Hà Huy Tập đã trả lời: "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi vẫn tiếp tục hoạt động!"
Ngày 26-08-1941, đồng chí bị xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu. Là một nhà nho yêu nước theo cách mạng, đồng chí Hà Huy Tập đã thể hiện nhân cách cao cả của một người luôn trung thành với lý tưởng cách mạng, chiến đấu hy sinh vì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Đồng chí là một trong những nhà hoạt động nổi tiếng góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

4. Nguyễn Văn Cừ
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh 09-07-1912 ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tham gia cách mạng từ khi còn là học sinh trường Bưởi. Tháng 06-1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng. Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, Nguyễn Văn Cừ được phân công làm Bí thư đặc khu Hòn Gia - Uông Bí. Năm 1932, đồng chí bị địch bắt và đày ra Côn Đảo.
Năm 1936, phong trào đấu tranh của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ cùng với thắng lợi của Mặt trận bình dân ở Pháp đã buộc thực dân Pháp ở Đông Dương phải trả lại tự do cho Nguyễn Văn Cừ. Ra tù, về Hà Nội, đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng. Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban thường vụ trung ương trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 09-1937.
Tháng 03-1938, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư  thay đồng chí Hà Huy Tập. Sau đó, đồng chí vào hoạt động tại Sài Gòn. Phong trào cách mạng lên cao, địch theo dõi đồng chí rất sát, rồi chúng trục xuất đồng chí ra khỏi Nam Bộ. Trở ra Hà Nội, đồng chí chú trọng việc thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, trực tiếp chỉ đạo báo chí công khai của Đảng.
Mùa thu năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào Nam Kỳ cùng với thường vụ trung ương đấu tranh chống bọn Tơrôtxkít giả danh mác xít phá hoại cách mạng. Ký tên Trí Cường, đồng chí viết tác phẩm Tự chỉ trích - một tác phẩm có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn. Với tác phẩm này, đồng chí đã có đóng góp quan trọng vào việc củng cố sự nhất trí trong Đảng và tăng cường ảnh hưởng, uy tín của Đảng trong quần chúng nhân dân.
Giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ thì ngày18-01-1940 Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt tại đường Nguyễn Tấn Nghiêm, Sài Gòn. Biết đây là Tổng bí thư của Đảng, bọn đế quốc đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man nhất để moi tài liệu. Trước sau đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản.
Ngày 28-08-1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị thực dân pháp xử bắn taị pháp trường Bà Điểmcùng một số đồng chí khác.

5. Trường Chinh
Đồng chí Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu) sinh ngày 09-02-1907. Đồng chí quê ở xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 1927, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Cuối năm 1936, đồng chí là đại biểu của Đảng cộng sản Đông Dương trong Uỷ ban Mặt trận dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, đồng chí là chủ bút báo Giải Phóng.
Tại Hội nghị lần thứ bảy, đồng chí được cử vào Ban chấp hành trung ương Đảng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám tháng 05-1941, đồng chí Trường Chinh được cử làm Tổng bí thư của Đảng. Đêm ngày 09-03-1945, đồng chí chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương mở rộng, ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
Vào tháng 02-1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương được bầu họp chính thức trong một Đại hội đại biểu toàn quốc.
Năm 1958, đồng chí Trường Chinh làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước. Năm 1976, đồng chí được bầu làm chủ tịch Uỷ ban dự thảo hiến pháp của Quốc hội. Ngày 17-07-1986, Ban chấp hành trung ương Đảng họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn từ trần ngày 10-07-1986.
Tháng 12 -1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được suy tôn làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng chí Trường Chinh qua đời ngày 30-09-1988. Đồng chí đã được Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

6. Lê Duẩn
Đồng chí Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07-04-1907. Đồng chí quê ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1928, đồng chí tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.
Năm 1937, đồng chí giữ chức Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1940, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù. Năm 1946, đồng chí ra Hà Nội. Cuối năm 1946, Trung ương cử đồng chí vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
Từ 1954-1957, đồng chí ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào cách mạng. Năm 1957, đồng chí được điều ra trung ương công tác. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1978, đồng chí làm Bí thư Quân uỷ trung ương.
Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày 10-07-1986, đồng chí Lê Duẩn từ trần. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

7. Nguyễn Văn Linh    
Đồng chí Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh ngày 01-07-1915. Đồng chí quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1929, đồng chí tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 01-05-1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, đồng chí được trả tự do.
Năm 1936, đồng chí được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1939, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Linh bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo.
Năm 1945, đồng chí hoạt động ở miền Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành uỷ, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949-1960, đồng chí là Uỷ viên và quyền Bí thư xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, làm Bí thư, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam.
Năm 1976, đồng chí giữ chức vụ Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giữ chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980.
Năm 1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1985, đồng chí được Ban Chấp hành trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.     
Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kiêm chức Bí thư Đảng uỷ quân sự trung ương (năm 1987).   
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 06-1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 07-1996), đồng chí được tôn vinh làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày 27-04-1998, đồng chí Nguyễn Văn Linh tạ thế để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân. Đồng chí đã được tặng thưởng huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.

8. Đỗ Mười    
Đồng chí Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh ngày 02-02-1917.   Quê ở Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1936, đồng chí tham gia phong trào mặt trận bình dân. Năm 1936, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Tháng 03-1945, đồng chí vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.
 Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông. Từ năm 1946 đến 1954, đồng chí giữ các chức vụ sau: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Định; Khu uỷ viên khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư Liên khu uỷ III kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; Chính uỷ Bộ tư lệnh Khu tả ngạn sông Hồng.
 Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố Hải Phòng. Tháng 03-1955, đồng chí được bổ sung làm uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa II. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 1956-1973, đồng chí Đỗ Mười được bổ nhiệm làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Nội thương; Chủ nhiệm Uỷ ban vật giá Nhà nước; Trưởng phái đoàn Thanh tra Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Đất nước thống nhất, tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị; tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 07-1981, đồng chí Đỗ Mười giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 06-1986, đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tháng 06-1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, đồng chí tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tháng 12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Đỗ Mười được suy tôn làm cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng.
              
9. Lê Khả Phiêu  
Đồng chí Lê Khả Phiêu sinh ngày 27-12-1931. Quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngày 19-06-1949, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Đồng chí Lê Khả Phiêu là cán bộ trưởng thành từ cơ sở và từ trong quân đội. Trong các cuộc kháng chiến đã trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu liên tục ở các chiến trường Bắc - Trung - Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn.
Từ năm 1964-1993, đồng chí đã đảm nhận các chức vụ: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2; Phó Chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 9; Phó Bí thư Quân khu uỷ Quân khu 9; Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị, Phó tư lệnh chính trị Mặt trận 719; Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1992, tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ ba, khoá VII, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư, sau đó được phân công Thường trực Ban Bí thư. Tháng 01-1994, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.
Ngày 26-12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng.           

            10. Nông Đức Mạnh     
Đồng chí Nông Đức Mạnh sinh ngày 11-09-1940 tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng chí xuất thân trong gia đình nông dân dân tộc Tày, bản thân là công nhân lâm nghiệp. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1958 và được kết nạp vào Đảng năm 1963.
Năm 1958-1961, đồng chí học trung cấp nông lâm trung ương. Năm 1962-1963, đồng chí là công nhân lâm nghiệp, kỹ thuật viên điều tra trong Ty lâm nghiệp Bắc Kạn. Từ năm 1963-1965, đồng chí làm đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông. Năm 1965-1966, đồng chí học tiếng Nga tại trường ngoại ngữ Hà Nội. Từ 1966-1971, đồng chí là sinh viên Học viện Lâm nghiệp Lêningrát, Liên Xô.
Năm 1972, trở về nước, đồng chí được phân công làm Phó Ban thanh tra Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Năm 1973-1974, đồng chí làm Giám đốc Lâm trường Phú Lương, Bắc Thái. Từ 1974-1976, đồng chí được cử đi học tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1976-1980, về Bắc Thái, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái kiêm chủ nhiệm Công ty xây dựng lâm nghiệp rồi trưởng Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Từ 1980-1983, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ 1984-10/1986, đồng chí làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ tháng 11/1986 - 02/1989, đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Thái.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng. Tháng 03-1989, đồng chí được phân công làm Trưởng ban dân tộc trung ương. Tháng 11-1989, đồng chí được bầu bổ sung Đại biểu Quốc hội khoá VIII và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được trung ương bầu vào Bộ chính trị. Tháng 09-1992, đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được trung ương bầu vào Bộ chính trị.
Tháng 09-1997, đồng chí giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khoá X và được phân công làm thường vụ Bộ chính trị vào tháng 01-1998.
Tháng 04-2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được trung ương bầu làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

11 - Nguyễn Phú Trọng     
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963,  là học sinh trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) Hà Nội.
Năm 1963, học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1967, đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản.  Năm 1973, đồng chí được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Năm 1981, đồng chí được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô).
Tháng 8 năm 1983, đồng chí về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10 năm 1983), Trưởng ban (tháng 9 năm 1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3 năm 1989), Phó tổng biên tập (tháng 5 năm 1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8 năm 1991). Năm 1992, đồng chí được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) được phong học hàm Giáo sư. Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, đồng chí được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII. Tháng 8 năm 1996, đồng chí làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.
Tháng 2 năm 1998, đồng chí được phân công phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó trường Đại học KHXH và Nhân Văn.
Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, đồng chí tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.
Tháng 1 năm 2000, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, đồng chí kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, đồng chí trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.
Ngày 26 tháng 6 năm 2006, đồng chí đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội thay đồng chí Nguyễn Văn An.
Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, đồng chí tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011. đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, như việc đề ra Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
 Nguyễn Văn Đông (tổng hợp)/(Blog Bình Luận Án)
 
----------------

49 nhận xét:

  1. 90 triệu người dân VN đ...cần TBT ,TB thiếc gì hết. Chỉ mong đảng CSVN VĨNH VIỄN BIẾN MẤT KHỎI ĐẤT NƯỚC NÀY .CHỈ CẦU MONG MỘT ĐIỀU DUY NHẤT ĐÓ THÔI ///. Càng nhanh càng tốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 90 triệu dân, cần gì có Đảng?
      4 triệu thẻ đỏ có đáng là bao?
      Chẳng hiểu dân mình thế nào"
      Mà chịu cho họ làm cao, cưỡi đầu?

      Bình quyền ai cũng như nhau
      Cớ sao chỉ Đảng mới bầu được thôi?
      Nói thì giỏi, làm lại tồi
      40 năm lẻ dân trôi trong sầu
      Ghế lãnh đạo, chúng chia nhau
      Bất cần dân ý, theo Tầu bao năm
      Linh bán nước, Mười lặng câm
      Phiêu quá bộc trực, Mạnh dâm nhất đời
      Trọng luôn lú lẫn từng lời
      Chỉ giỏi lý thuyết, hèn thời nổi danh
      Bốn ông cuối, ai cũng giành
      Cũng ham quyền lực mới thành khố dây
      Dân giỏi hơn các ông đây
      Cớ sao không kiếm người thay cho rồi?
      Tại sao chỉ có Đảng thôi?
      Khinh dân “trí thấp” đè ngồi mãi sao?
      Đảng không dân, sẽ dễ nhào
      Biển Đông dậy sóng, dân nào chịu yên?
      Tham, Sân, Si, chỉ vì tiền
      Làm sao giữ nổi vẹn nguyên cõ bờ?

      Xóa
    2. Đúng! Nghiệp xấu nào cũng phải tiêu vong!

      Xóa
  2. Miền Bắc nói hay
    Miền Nam làm giỏi
    Lâu dần quen thói
    nghề nói thăng hoa
    Thế là ''đảng ta''
    trọng người hay nói.
    Người làm té khỏi
    không biết nói hay
    nhiều phen trắng tay
    vì không hay nói.
    Xã hội rối ren
    vì quen cái thói
    nói hay làm dở.

    Trả lờiXóa
  3. Người miền Bắc làm tnt đúng rồi vì họ có tài nịnh hót và bưng bô cho Tàu cọng,nên Việt Nam mãi mãi là con rệp mà thôi....

    Trả lờiXóa
  4. * Dân ca phong cách sống,lý tưởng đảng 3 miền:
    + Miền bắc nổi tiếng 'Trung kiên'
    Trong túi có tiền vẫn bảo rằng không
    Nói năng né tránh lòng vòng
    Diễn văn lại thích dài dòng vân vi
    Nhưng mà được cái 'rất lì'
    Nghị quyết kiểu gì nó học cũng thông.

    + Miền Trung có lắm thằng khôn
    Hết xoay cửa trước lại luồn cửa sau
    Bớt ăn, nghĩ kế làm giàu
    Nó chi đúng chỗ, nó câu đúng người
    Nghị quyết thì thuộc mười mươi
    Nhưng chỉ 'vận dụng' những ơi nó cần.

    + Miền Nam có lắm thằng ngang
    Ăn nhậu như phá, lăn làm như điên
    Trong túi có sẵn đồng tiền
    Đã có vợ cả nghĩ liền vợ hai
    Ngày đêm khoái nhậu lai rai
    Mấy câu nghị quyết học hoài ...chẳng dzô!
    (ST)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ mói thẳng ra là chỉ có tôi cho nhanh,để dân cá độ khỏi mất thời gian

      Xóa
    2. Để cho công bằng nên chọn ông nào mà bố đẻ là người miền bắc,mẹ đẻ là người miền nam hoặc ngược lại,còn vợ dứt khoát phải là người miền trung,ai đủ tiêu chuẩn thì ra ứng cử ,nếu không tìm được ai thì tôi xin làm vì tôi có đủ tiêu chuẩn như trên đã nêu

      Xóa
    3. Nên bổ sung tiêu chuẩn vào vòng sơ tuyển để loại những người tóc bạc,đầu hói,môi mỏng,bụng phệ, lông mày sâu róm,mắt lé,mắt gián nhấm,có tiền sử buôn lậu,ăn cắp vặt,các bà không có số đo 3 vòng lý tưởng,mồm vẩu v..v cho tập trung phiếu để bầu cử đạt KẾT QUẢ TỐT ĐẸP

      Xóa
  5. Bắc, Trung hay Nam đều là người Việt. Chúng ta đều là con Lạc cháu hồng phát tích từ châu thổ sóng Hồng. Kẻ nào phân biệt Bắc, Trung , Nam kẻ đó mới thực sự là cơ hội. La dân Việt, ai giỏi thì được bầu làm lãnh đạo miễn là là cho dân ngày một giầu lên, nước ngày một mạnh, độc lập, tự chủ, hội nhập và người dân được mở miệng thì mình tin. Các ông vì tham quyền cố vị nên mới nói như vậy, chứ vì dân, vì nước thì nó hoàn toàn khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẩn không cẩn chỉnh chắc chắn 99% người dân việt nam trừ ông tổng bí thư ra đều sẽ đồng ý theo bình luận của bạn

      Xóa
  6. Bắc/Trung/Nam gì cũng được có sao đâu,nhưng ĐỪNG CỘNG SẢN thôi !

    Trả lờiXóa
  7. Từ lâu, giới Văn nghệ sỹ đã chẳng thường có câu: Lý "lộn" (luận)n miền Bắc, nguyên tắc Miền Trung, vận dụng lung tung là dân Nam Bộ?

    Trả lờiXóa
  8. Dở điên dở ngộ, là đảng của "ta"?

    Trả lờiXóa
  9. cõng rắn vào (cắn gà) nhà, là nguyễn phú Bịp

    Trả lờiXóa
  10. Dân lương thiệnlúc 13:10 31 tháng 12, 2015

    Đã qua 11 ông TBT người Miền Bắc, "Đảng ta" không những không tiến bộ mà ngày càng trì trệ yếu kém hơn.
    Tôi đề nghị Đại hội 12 này "Phá cách" đổi TBT là người Miền Nam cho đảng thoát cảnh BĨ CỰC sang cảnh THÁI LAI đi thôi.
    Hoặc là chia đôi ĐCS ra hai ông TBT ở 2 miền cùng thi đua xem ông nào giỏi hơn? ( nhưng nhớ Chính phủ vẫn là một, Bộ quốc phòng vẫn là một, nếu không Tổng Trọng rước quân Tầu vào thì dân ta thịt Tổng Trọng trước )

    Trả lờiXóa
  11. ĐÂY CHỈ LÀ TRÒ TUNG TIN CỦA CÁC PHE PHÁI ĐỂ DẸP NHAU THÔI, TIN LÀM GÌ THÔNG TIN LOẠI NÀY. ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG DÙ LÚ CŨNG KHÔNG ĐẾN MỨC NGÂY NGÔ VÀ CÔNG KHAI TIN NÀY RA.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi sung sướng quá đi, có lẽ chiều nay không ăn được, tối nay cũng chẳng ngủ được.
    Tại sao à?
    Tại vì trong gần 1 tỷ tiêu chí chọn TBT tôi đã 1 tiêu chuẩn để vào vòng trong : tôi là người miền Bắc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi còn mừng hơn ông vì không những là người miền bắc mà còn là cùng làng với ông Trọng,sát vách luôn

      Xóa
  13. Tổng Bí thư ĐCSVN khóa 12 Nguyễn Sinh Hùng - Gốc Nam đàn tỉnh Nghệ an.

    Trả lờiXóa
  14. Các bác có biết tại sao Bác Hồ không nắm chức vụ Tổng bí thư ? Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước chức vụ nào nặng cân hơn , quyền hạng hơn ?

    Mình dân quèn không rõ chuyện này , mong các bác Đảng viên thâm niên giải thích hộ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quyền hạn của một chức danh tuỳ thuộc vào chức danh ấy ở nước nào, vào thời kỳ nào – tóm lại là theo quy định của Hiến pháp. Ví dụ như ở Nga và Pháp thì thủ tướng chỉ lo việc đối nội, tổng thống có quyền hạn lớn hơn nhiều. Ở Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Ấn Độ, Thái Lan… thì thủ tướng là nhân vật có quyền lực nhất, tổng thống (hoặc vua) chỉ mang tính biểu tượng.
      Bác Hồ không nắm Tổng bí thư nhưng là Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước (to hơn ông Trường Chinh là Tổng bí thư). Sau vụ CCRĐ ông Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, ghế ấy để trống, đến năm 1960 ông Lê Duẩn ngồi vào ghế ấy, nhưng không gọi là Tổng bí thư nữa mà chỉ là Bí thư thứ nhất, Bác Hồ vẫn là Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước. Sau khi Bác Hồ mất thì Bác Tôn làm Chủ tịch nước, nhưng lúc này quyền lực đã tập trung hết vào ông Lê Duẩn. Năm 1976 ông Lê Duẩn say men chiến thắng, lại thấy CNXH lấn lướt khắp nơi (Lào, Campuchia, Angôla, Môzambic, Ethiopia…), tưởng rằng CNTB sập đến nơi bèn đổi tên nước thành CHXHCN, đổi tên Đảng Lao động thành Đảng Cộng sản, đổi chức thanh Tổng Bí thư cho hoành tráng. Ai dè sự đời không như mong muốn…

      Xóa
    2. Trong chế độ cộng sản,ai to miệng thì kẻ đó to quyền,chẳng có luật lệ gì ráo,đến nay vẫn thế.Ở tỉnh tôi,nhiệm kì trước,cha bí thư độc đoán và độc ác nên là số một,nhiệm kì này,cha bí thư hơi đần nên số 1 là tay chủ tịch tỉnh.Ở trung ương cũng rứa,thời ông Duẫn,Mười thì bí thư như vua,còn bây giờ,Trọng lú không kỉ luật được 3X,phải khóc nhè.

      Xóa
  15. Cả trăm năm rồi chế độ nào trên đất nước này đều còn chia rẽ Bắc Trung Nam...Đây chính là cái hoạ rất lớn cho Dân Tộc ,Và chính nó đã đẩy bao cuộc chiến tranh tàn khốc mà chưa nước nào có.
    Ngày nay,xu hướng Dân Tộc là chính của tất cả các nước,chả có tư bản hay cộng sản gì cả.Nay Việt Nam lại là thành viên trong một cộng hoà liên bang ASEAN chính thức rồi.Nếu tổng bí thư là người miền Bắc thì không tránh khỏi hẹp hòi,ích kỹ,đại cuc bộ như vốn có,thì không tránh khỏi làm mướn kiếm cơm cho cả Dân Tộc.
    Ngày nay chả nước nào mà ngồi tụng ba thứ học thuyết vớ vẫn,chong ngóng leo lên làm lãnh đạo để chỉ có phán tào lao.
    Hiện tình đất nước thì chỉ duy nhất chọn anh Ba Dũng lên làm tổng bí thư một nhiệm kỳ,ba anh bạn kia cần phải nghỉ ngơi,cho sống thọ mà hưởng.tiếp tục chọn thủ tướng cho ra hồn rồi thay thế.
    Đất nước mà không yên thì mạng sống chưa chắc bảo toàn chứ nói chuyện Bắc Trang Nam.
    Các bạn dân chủ giã có ra cái gì mà cứ đòi ĐCSVN họ dẹp đi.Nếu dẹp thì các bạn làm được cái tích sự gì cho đất nước ngoài phá đám.
    Cái thân kiếm cơm chưa xong mà đòi làm cách mạng.
    C S

    Trả lờiXóa
  16. Tình hình hiện nay, Trung cộng cần lãnh đạo VN vừa lú, vừa hèn thì dân miền nào chả được. Các vị cầm quyền có nên lụy theo Trung cộng hay không mà thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Nâu (no)cộng sản sẽ nâu vùng miền
    Không còn đấu đá triền miên nữa
    Dân chủ công khai đấu thẳng thừng
    Tổng bí gộp làm tổng thống luôn
    Đảng ta hãy tự mình nuôi sống
    Đừng bám tiền dân lại hại dân
    Bớt đi một ngạch siêu quyền lực
    Chỉ một chính quyền, chỉ một thôi
    Nguyên thủ nước ngoài đến nước ta
    Đỡ phải chạy sô thăm "tứ trụ"
    Xăng xe cảnh sát tiết kiệm nhiều
    Còi hụ một lần dân yên giấc
    Còi hụ bốn lần thức trắng đêm


    Trả lờiXóa
  18. chọc tiết, cắt thủ con lợn trắng đầu bạc đi để tế vua Hùng. Sau đó mới có VN tiến bộ và phát triển

    Trả lờiXóa
  19. Thường vạn Toàn bộ trưởng pq tàu vừa gọi điện chúc tết Phùng quang thanh .
    Chúc cái gì mà trông các tướng tá việt tái dại cả mặt thế kia .

    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151231/bo-truong-phung-quang-thanh-dien-thoai-voi-nguoi-dong-cap-trung-quoc/1030342.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc rằng: "Ầy dà. Cái nị xem ngộ t(đ)óng thèng Fung lợn coi có lược không hả?"

      Xóa
  20. Nên có 3 ông Bắc,Trung ,Nam thay nhau luân phiên cứ một quý một lần trong năm.Một năm có 4 quý thì trong các năm ,ba ông đều được lãnh đạo lần lượt quý 1,2,3,4.Như vậy công bằng vì năm nào cũng dính vào ngày lễ,tết quà cáp đều được hưởng như nhau,đều vui vẻ cả ,như ăn cỗ mà dùng mâm quay vậy.Nếu cảm thấy vẫn chưa ổn thì chia theo tháng càng công bằng hơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như trong gánh hát rong,hôm nay tôi đóng vua,mai tôi đóng lính hầu,các bà cũng vậy,hôm nay đóng hoàng hậu,mai đóng con hầu,rất công bằng.Nói cho cùng,đây là trò hề cho toàn thế giới chê cười,mua vui,dẹp càng sớm càng tốt,vở kịch này diễn mãi ,dân chán đến tận cổ rồi,các vị lãnh đạo có biết không,hay cố tình không biết?

      Xóa
    2. Tư tưởng "Nặc danh18:57 Ngày 31 tháng 12 năm 2015" xem ra có phần muốn "xuy thoáy" rồi- dạng đa đảng "có kiểm soát" rồi đấy, khéo mà tổng bí lại đòi "xử lý"đấy.
      lại chia cỗ thì còn giữ điều 4 làm gì? (kể cả là cùng giống lợn ngồi đó cả)

      Xóa
  21. Tổng lú : TBT phải là người có tên bắt đầu bằng phụ âm...T

    Trả lờiXóa
  22. Nên quy định Tổng bí thơ xoay chừng giống như uống rượu đế một bàn một ly. Ông Bắc làm 6 tháng, rồi đến ông Trung 6 tháng, sau đến ông Nam 6 tháng. Mỗi ông ba cái 6 tháng là xong một nhiệm kỳ. Như thế là: ngu đồng, dốt lỏi, tiền đều. Tất cả đều vui vẻ.

    Trả lờiXóa
  23. Nước VỆ giống hệt nước TỀ ...y hệt thằng thầy TÀU KHỰA

    Hồng đế Tập Cận Bình đang chơi ván Cờ Vây thâm hiểm trong Tử Cấm Thành



    Khi hương sớm khi trà trưa
    Bàn Vây điểm nước, đường tơ họa đàn
    Khi chén rượu, khi cuộc cờ
    Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    Thời Tập Cận Bình : Chiến dịch chống tham nhũng
    Như Trăm Hoa Đua Nở : Thời Mao Trạch Đông
    Chỉ là chiêu bài thanh tán trong nội bộ
    Chặt chân chặt tay đồng cháy phe cạnh tranh
    Chẳng phải thực tâm bài trừ giặc tham nhũng
    Gia tăng Quyền lực Cứng bằng thủ tiêu hanh trừng
    BẠC ông BẠC bà nơi Cố đô Kháng chiến Trùng Khánh
    Kế tiếp sa lưới Đại trùm mật vụ Chu Vĩnh Khang
    Tưởng bở bác Tập đang xây dựng Nhà nước Pháp trị !
    Còn lâu Thiên An Môn mới Ngưỡng cửa Thiên đàng ! ! !

    HiếP Chính nước TỀ giống như HiếP pháp nước VỆ (1)
    Bệnh chung đồng chí anh em sợ chết lâm sàng
    Điều 4 cùng Hiến Chính : điều cấm kỵ cũng là tử huyệt
    Trụ sinh « Dân chủ » khiến Quyền lực ôm đàn sang ngang !
    Ký sinh trùng Chệt cộng Vịt cộng không sống nổi
    Chế độ cộng sản độc tài kết liễu Sử mới sang trang !

    TỶ LƯƠNG DÂN

    (1) Chính ra là : « Hiến Chính nước TỀ giống như Hiến pháp nước VỆ »

    Trả lờiXóa
  24. Ông Trọng có thể không nói giữa hội nghị nhưng chắc chắn có nói ở những nơi khác với những người bắc. Trước đây có một vị miền trung định bố trí ra Hà Nội làm trưởng một ngành, ông Trọng gạt đi với lí do Hà Nội thiếu chi người mà đưa người từ tỉnh nhỏ miền trung ra làm. Chứng tỏ tư tưởng cục bộ đã hằn sâu trong cái đầu lú .

    Trả lờiXóa
  25. Ngư ông đắc lợi, Thủ Dũng bị Trọng lừa đánh cụt phe cánh, thế là hùng hói thừa cơ kiếm chân tổng bí lừa ngon lành.

    Trả lờiXóa
  26. từ chổ bí thư mà phát biwwur bí thư người miền bắc là đã trở thjanhf tội đồ của dân tộc .thế mà cũng học tập làm theo ông hồ

    Trả lờiXóa
  27. Tam quốc chí Ngụy Hán, Thục, Ngô.
    Tranh hùng, xưng bá dựng cơ đồ
    Đầu rơi, máu chảy, còn xương cốt
    Tôn Quyền, Lưu Bị về thiên cổ
    Tào Tháo, Tào Phi cũng ấm mồ

    Khổng Minh dẫu có vạn mưu cơ
    Cờ tàn, xe pháo tan tác cả
    Thế cùng, sĩ tốt cũng làm ngơ
    Đông qua, xuân muộn, thu buồn quá
    Mong tết sớm về phá thế vây !!!

    Trọng Hiến, chúc mừng năm mới 2016

    Trả lờiXóa
  28. Chuyên chính vô sản dẫn dến đảng độc tôn, đảng toàn trị làm cho chính đảng trở thành băng đảng, nhốt nhân dân vào địa ngục ngay trên trần thế. Cho nên, là “đảng viên cỡ bự”, được quyền cùng đảng ăn trên ngồi trốc nhưng, hơn ai hết, Trần Nhơn vô cùng căm ghét “toàn trị”. Ông nắm cổ nó mà rủa xả đay nghiến, bằng những “điệp khúc thơ” (3) liên hồi, như muốn gi nát nó dưới chân: - See more at: https://www.danluan.org/tu-khoa/tran-nhon#sthash.E2gjEsHq.dpuf
    Chân lý nằm trong tay kẻ mạnh, Hiền tài đành ngoảnh mặt quay lưng. Tôn vinh tà thuyết thành Kinh Thánh Đất nước bao giờ mới phục hưng? - See more at: https://www.danluan.org/tu-khoa/tran-nhon?page=1#sthash.i2U07iD8.dpuf

    Trả lờiXóa
  29. Ông Dũng mà không tỉnh táo và kiên quyết tiến công nhóm tay sai Tàu thì ông Dũng sẽ chết với bọn trọng và lũ bán nước thân Tàu dưới khẩu hiệu lừa bịp "đả hổ diệt ruồi" theo chỉ đạo của Tập cận bình..
    Phần lớn đại biểu đại hội và ban chấp hành TW tuy bề ngoài tỏ thái độ thuận theo bọn Trọng để được ngồi vào TW, nhưng sẵn sàng ủng hộ quan điểm thoát Tàu của ông Dũng, Dân chúng đang chờ ông Dũng phát lệnh là sẽ ồ ạt xuống đường tấn công vào lũ độc tài bán nước hại dân.
    chần chừ là chết với bọn tay sai tàu, không ăn kiến được thì kiến ăn cá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. AI CHỦ ĐỘNG TẤN CÔNG NHÓM TAY SAI TÀU, BẮT GIỮ BỌN LÊ CHIÊU THỐNG,TUYÊN BỐ ĐA ĐẢNG, TRẢ TỰ DO TÙ CHÍNH TRỊ, TUYÊN BỐ TỔNG TUYỂN CỬ DƯỚI SỰ GIÁM SÁT CỦA LHQ, THÌ TOÀN BỘ BAN CHTW VÀ NGƯỜI DÂN CHẮC CHẮN SẼ ỦNG HỘ NGƯỜI ĐÓ LÊN NẮM TẠM QUYỀN CỨU NƯỚC, NGƯỜI ĐÓ SẼ TRỞ THÀNH ANH HÙNG DÂN TỘC THỰC SỰ CỦA VN.

      Xóa
  30. Có biến Không!
    1. Đọc bài "Các tổng Bí thư của ĐCSVN" trong 85 năm, kể từ ngày thành lập đến nay (3/21930 - 3/2/2015), Đảng ta đã trải qua 11 lần đại hội đại biểu toàn quốc với 11 đồng chí Tổng Bí thư. Trong đó có nêu "tháng 07 năm 1926, đồng chí Trần Phú được cử sang Quảng Châu để gặp các đồng chí lãnh đạo Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, để bàn việc hợp nhất Hội thanh niên với Tân Việt. Tại đây, đồng chí Trần Phú được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc và được huấn luyện về chủ nghĩa Mác - Lênin và về kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga...Tháng 04-1930, đồng chí Trần Phú về nước được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được giao trách nhiệm khởi thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Bản luận cương này được Hội nghị trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10-1930 thông qua. Cũng tại Hội nghị này đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương" (hết trích).
    2. Thông tin của Cơ quan Tuyên giáo mà thản nhiên mâu thuẫn về thời gian và sự kiện. Trong các Văn kiện chính thống của đảng CS nói rằng việc hợp nhất các tổ chức đảng ở Việt Nam thời do (3-2-1930) là do cụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì thông qua Điều lệ, Chính cương vắn tăt và cử ra BCH Trung ương gồm 7 người do ông Trịnh Đình Cửu là Bí thư (Phụ trách Trung ương). Trần Phú tháng 4/1930 mới về VN và được bổ sung vào BCH Trung ương, Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 mới làm Tổng bí thư. Thế mà nay, các cơ quan tuyên huấn của Đảng CSVN nghiễm nhiên bỏ trống giai đoạn từ ngày 3/2/19 đến tháng 10/1930. Lịch sử là Sự kiện và Thời gian rõ ràng như dzây, sao không nói mà cố tình để trống (?)
    3. Dân chúng và nhân loại trên thế giới thường nói cộng sản không rõ rang, minh bạch và cướp công của nhau là như dzậy. Văn kiện, giấy mực in cụ thể và rõ rang ông Trịnh Đình Cửu là Bí thư BCH Trung ương đầu tiên (3/2/1930), tháng 10/1930 ông Trần Phú mới được làm Tổng bí thư thế mà 85 năm các cơ quan của đảng và đảng viên không nói theo Văn kiên của Đảng, chỉ quen nói theo chỉ đạo (chỉ dụ) thế mà luôn tự hòa là Trí tuệ và Nhân nghĩa.
    4. Lịch sử là Thời gian và Sự kiện có thực. Sự thực lịch sử phải công bằng và minh bạch. Hãy nói đúng sự sự lịch sử!
    Các vị học giả và học thật, nếu có thời gian hãy đọc các văn kiện của đảng cộng sản VN sẽ hiểu rõ.

    Trả lờiXóa
  31. Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

    http://i1219.photobucket.com/albums/dd438/dongson1002c/Huynhngochai-Tuan.png


    Tháng 4 28, 2012
    Phạm Hồng Sơn thực hiện
    pro&contra:

    Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng buy viagra online australiatỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn).

    Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?

    ___________________

    ĐỌC TIẾP TẠI
    http://www.procontra.asia/?p=544

    Phạm Hồng Sơn: Hai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?

    Huỳnh Nhật Hải:

    Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiệncảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hộiviên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.

    Huỳnh Nhật Tấn:

    Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, đượcsống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.

    ĐỌC TIẾP TẠI
    http://www.procontra.asia/?p=544

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tư các vị Lão thành như Dương Quỳnh Hoa (bộ trưởng y tế CPCMLTCHMNVN); Nguyễn Hộ (Chủ tịch Mặt trận TQVN); Hoàng Minh Chính (Viện trưởng Mác Lê nin)…. Đến các vị như Vi đức Hồi (hiệu trưởng trưởng trường đảng Hữu Lũng-Lạng Sơn);,; Trung tá Trần Anh Kim; đại tá Phạm Đình Trong ; đại sứ tại Thụy Sỹ Đặng Xương Hùng, … đều đang đứng ở đỉnh cao vị trí quyền lực và có nhiều bổng lộc đang được hưởng từ chế độ độc tài toàn trị ban phát, nhưng khi họ nhận ra bản chất phản động lưu manh của đảng csVN thì họ đã mạnh dạn từ bỏ quyền lợi, từ bỏ đảng csVN.

      Xóa
  32. Vũ Trọng Đứclúc 07:14 2 tháng 1, 2016

    Tôi chỉ là người dân VN theo dõi các thông tin trên mạng, báo chí, truyền hình lúc nào cũng lo sợ tiền đồ của đất nước & tự hỏi dân tộc này sẽ đi về đâu trong đó có gia đình tôi. Trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy Nguyễn Phú Trọng tuy giữ chức tổng bí thư Đảng cộng sản từ những nhiệm kì qua và đến nay đều nhận thấy sự chỉ đạo của Đảng thất bại hoàn toàn từ kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, đối nội, đối ngoại,.v.v.. Nguyễn Phú Trọng là người bất tài, ấu trĩ (nếu không nói là đần độn). Thực tế, ông Trọng là một "ấu chúa" cũng như thời Tam Quốc "A Đẩu" là con của Lưu Huyền Đức.
    - Còn Nguyễn Tấn Dũng cũng nằm trong bộ máy này thử hỏi làm sao tốt được? Nhân dân ai cũng thấy, trong hai nhiệm kì qua, Nguyễn Tấn Dũng đã dựa vào cái sơ hở của cơ chế Đảng chỉ đạo toàn diện (cụ thể trong điều 4 Hiến pháp). Ông Dũng đã nhòm vào kẽ hở đó để hành động mưu cầu lợi ích cá nhân và phe nhóm, dòng họ. Chính gia đình ông ta là một gia đình tham nhũng, tài sản rất lớn, ông ta còn che chắn cho cả nhóm lợi ích để che giấu những tài sản này. Ai đến Cà Mau hãy vào phường 9 hỏi thăm nhà ông Sáu Sĩ sẽ thấy cái từ đường của dòng họ Nguyễn Tấn Dũng như thế nào. Mà nghe nói số tiền này là của Dương Chí Dũng đút lót. KHông những vậy, Nguyễn Tấn Dũng còn đưa con cháu anh em vào bộ máy lãnh đạo nhà nước. Đây là thủ đoạn của kẻ "tạo phản có lý".
    Tôi công nhận Nguyễn Tấn Dũng có một điểm nói được tiếng nói của nhân dân là TQ chiếm biển đảo của VN bằng vũ lực từ năm 1974 cho đến nay. Và nhân dân VN không đánh đổi chủ quyền của đất nước lấy một thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đấy.
    Muốn mở rộng tự do dân chủ cụ thể soạn thảo luật biểu tình. Như vậy, xét cho cùng, Nguyễn Tấn Dũng chính là "gian hùng" của thời trị. Sắp tới đây, nếu Nguyễn Tấn Dũng lên làm tổng bí thư, tôi nghĩ VN tham nhũng sẽ còn tệ hại hơn nữa. Và lại gia đình trị như Triều Tiên thì VN không tránh khỏi.
    Nguyễn Phú Trọng hiện nay cũng như cái xác chết người ta chưa chôn mà thôi.
    Không biết ý kiến của anh Bồng có hợp với ý kiến của tôi không?

    Trả lờiXóa

  33. Một cái đảng lưu manh thi đua làm tay sai bán nước cho TQ và vơ vét tham nhũng, độc tài toàn trị thì không mất nước, dân tộc không lầm than mới là điều lạ.
    PHẢI DẸP CÁI LỐI ĐÈ LÊN DÂN CHỦ ĐỂ CẦM QUYỀN BẤT CHÍNH, BẤT CÔNG, BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA CỦA ĐẢNG CSVN VỚI DÂN TỘC NÀY ĐỂ GIỮ ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ, ĐỂ DÂN TỘC TIỀN BỘ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN MINH NHƯ CÁC QUỐC GIA KHÁC TRÊN THẾ GIỚI

    Trả lờiXóa
  34. Đảng là một danh từ,nhưng từng giai đoạn lịch sử,từng thời kỳ nó đươc xem như mọt tính từ,nói đến Dảng là nói đên điều đúng đắn,tốt đẹp,nhưng hiên nay thì lai hoan toàn ngươc lại.Như ông Trần Đô từng viêt:
    Những mơ xóa ác ở trên đời
    Ta phó thân ta với đất trời
    Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
    Ai hay biến đổi ác luân hồi.

    Trả lờiXóa
  35. CHỈ THỊ CỦA TÀU

    Trả lờiXóa