“Xoay quanh
vấn đề cán bộ và tiếp tục đổi mới để chủ động hội nhập, gần đây đã có nhiều
tham luận, đối thoại đăng trên mặt báo gây nhiều ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ,
thúc đẩy tôi tiếp tục những suy nghiệm từ lâu của mình về những giáo điều,
khuôn sáo mà lịch sử và thực tiễn đã vượt qua...” - trung tướng Lưu Phước Lượng chia sẻ.
Cần thay đổi
quan điểm về sở hữu
* Ông cho
biết điều lo lắng, bức xúc nhất của mình là đường lối đổi mới của Đảng chưa
được thực hiện triệt để, khiến yêu cầu hội nhập không được đáp ứng, phát triển
không được bền vững. Ông có thể nói rõ hơn nội dung “chưa triệt để” này?
- Chúng ta theo đuổi đường lối đổi mới đã gần 30 năm
và đã tiến được những bước dài, nhưng vẫn còn xa với mong muốn của nhiều người
quan tâm đến đất nước. Tôi cho rằng đổi mới nhưng không triệt để là nguyên nhân
sâu xa của mọi vấn đề.
Trung tướng Lưu Phước Lượng - Ảnh: Mai Hoa |
Kinh tế thị trường là thành tựu của nhân loại, cần
phải quyết liệt áp dụng các quy luật của nó đầy đủ và đúng mới phát triển được.
Nói “định hướng xã hội chủ nghĩa” ở đây có nghĩa: bên cạnh các quy luật kinh tế
thị trường cần chú trọng thực hiện những chính sách xã hội để khắc phục mặt
trái như khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ công nhân, người lao động trước giới
chủ, thực hiện công bằng xã hội...
Còn tham nhũng: vì sao không chống được? Căn nguyên
của tham nhũng bắt nguồn từ quyền lực không được giám sát, từ trách nhiệm tập
thể, và theo tôi, quan trọng nhất là từ cơ chế sở hữu công cộng. Không ngẫu
nhiên mà hầu hết đối tượng tham nhũng, tài sản tham nhũng đều rơi vào khối này.
Quan điểm “đất đai là sở hữu toàn dân” dẫn đến nhiều người tìm cách lợi dụng
quyền lực để biến thành của riêng.
Các công ty, tập đoàn nhà nước quản lý, sử dụng vốn
không hiệu quả, gây thất thoát cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này, nếu tiền của
chính họ thì không thể mất vốn dễ dàng như thế. Chuyện năng suất lao động bao
năm nay không tăng được bao nhiêu, ngoài nguyên nhân lương bổng, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa có vấn đề về chế độ sở hữu không?... Tôi cho là có. Bài học
và câu trả lời của khoán 10, khoán 100 vẫn còn nguyên đó. Cũng vì nguyên do này
mà công bằng xã hội của chúng ta chẳng thực hiện được bao nhiêu, khiến lòng tin
của nhân dân bị xói mòn.
* Nhiều người
đã phân tích rõ về những vấn đề này rồi?
- Nhìn lại lịch sử, chúng ta có nhiều giai đoạn đã áp
dụng lý thuyết giáo điều mà chưa có kinh nghiệm thực tiễn, không nhận ra được
vấn đề và bản chất vấn đề dẫn đến những sai lầm, tổn thất. Không động đến những
vết thương đã quá đau nữa vì điều cần thiết nhất hiện nay là đoàn kết dân tộc,
nhưng nhân dân muốn Đảng nhìn nhận lại những sai lầm để trưởng thành, để thể
hiện sự nhận ra ấy qua đường lối đổi mới cụ thể. Vì thế, chúng ta nhất thiết
phải chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính
trị để có những quyết định đột phá cho tương lai.
Lấy dũng khí
để đổi mới
* Dùng chữ
dũng khí có trừu tượng quá không để lựa chọn lãnh đạo?
- Người có dũng khí là người luôn vì nước vì dân, có
lòng tự trọng để dám nói sự thật, không vì động cơ cá nhân và tự chịu trách
nhiệm, dũng cảm, thẳng thắn bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình.
Và tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm rằng dũng khí phải đi
đôi với trình độ, bản lĩnh chính trị. Lâu nay, có cán bộ bị những giáo điều hằn
sâu trong nhận thức, có người nhận ra nhưng lại ngán ngại vượt qua, lại có
người vượt qua thì bị quy chụp... bất chấp thực tiễn đang thay đổi và nguyện
vọng quần chúng đang sục sôi. Đó cũng là nguồn gốc, nguyên cớ dẫn đến sự tụt
hậu và tụt hậu ngày càng xa của đất nước, dân tộc chúng ta, hàm chứa những vấn
đề lớn đang trong quá trình giải quyết với nhiều bất cập: tham nhũng, dân chủ
trong Đảng, trong nhân dân, thể chế kinh tế, công bằng xã hội...
* Ông tin
tưởng rằng Đại hội Đảng lần này sẽ chọn được những vị lãnh đạo có dũng khí như
vậy?
- Tin nên tôi lên tiếng để đóng góp và tôi tin rằng
không thể không chọn con đường đổi mới triệt để. Theo quy luật, đổi mới sẽ phải
đến, đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh phải đến, chúng
tôi lên tiếng vì sốt ruột, vì muốn thúc đẩy để chúng ta tiến nhanh hơn, mạnh
hơn.
Phạm Vũ (Thực hiện)/TTO
--------------
Vậy thì có vẻ VN hiện nay không có lãnh đạo đúng nghĩa?!
Trả lờiXóaChính xác! Không bao giờ có.
XóaLãnh đạo là đứng đầu, dẫn dắt đồng thời phải chịu trách nhiệm.
Ai cai trị đất nước này? Tương lai con cháu chúng ta làm gì, ở đâu?
Bác bồng khong ngủ sao bài đăng của bác toà vào lúc12 h đến 5 h
Trả lờiXóaBài nào bác đăng cũng hay tác giả nào nói cung phải cũng đúng
Com men của khán giả đều ủng hộ
Bây giờ còn đâu người có tài có Đức suốt 30 năm gần đây ta biết
Giáo dục ,y tế ,công chức,công đoàn c an làm gì còn tý đạo đức nào
Mua quan bán chức hạ thủ người tài con C C C C C tham nhũng triền miên
Cướp đất khắp nơi tù oan có người 20 năm dân đi kiện 10 ,20 năm khong giải quyết
Xong lại bảo những năm gần đây khong còn khiếu kiện nữa
Báo cáo hay như đài làm như chó mửa thành tích huy chương vàng
Ai khong biết tôi khong bao giờ nghe và tin họ nói
Mở ty vi chỉ xem thế giới động vật
Đường lên CNXH của ĐCSVN cho nhân dân Việt Nam là cái bánh vẽ - Đâm hoa kết trái đều bằng nhựa màu sắc rất bắt mắt đễ xa tầm với và tầm nhìn do đó người dân sẽ không bao giừ chạm được - Bác Trọng TBT nói đến hết thế kỷ 21 cũng không thể tìm thấy - Theo tôi cho dù đến nhiêm kỳ của ĐH 12 có đến được khi nhân dân chạm đến mới té ngữa à ra đồ dỗm - Các vị lảnh đạo ĐCSVN có ai dám nói thật đâu mắc dù họ biết là dỗm là viễn vong -
Trả lờiXóaTrung tướng mong muốn quá nhiều. Theo tôi chỉ cần một tiêu chuẩn: biết tự trọng là đủ. Người tự trọng sẽ không bao giờ ngồi vào cái ghế quyền lực mà không vì dân tộc, vì quốc gia. Người tự trọng tự nhiên hiểu phải có dũng khí, có dũng cảm nhận và chịu trách nhiệm.
Trả lờiXóaNgười tự trọng sẽ không bao giờ treo cờ tự khen mình muôn năm.
100% các ông nguyên, ổng nào cũng bức xúc....
Trả lờiXóađương thì im thin thít...
Hình như ở nước mình thì ngược lại
Trả lờiXóa