Khả năng hàng loạt doanh nghiệp Việt sẽ bị phá
sản khi các nhà đầu tư Hàn-Nhật-Mỹ nhảy vào Việt Nam .
Đối trọng
với Trung Quốc
Các kết quả nghiên cứu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) về xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các đối tác đầu tư
hàng đầu của Việt Nam cho thấy, Hàn - Nhật - Mỹ sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt
Nam trong thời gian tới, tạo “thế chân kiềng” trong thu hút FDI của Việt Nam.
Lý giải mối quan tâm của các nhà đầu tư Hàn-Nhật-Mỹ
vào Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nông
lâm TP.HCM cho rằng, trong ba nước, Hàn Quốc và Nhật Bản đã quen thuộc Việt Nam,
hiểu rõ được văn hóa, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Đây chính là điểm
thuận lợi cho các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam .
Đối với Mỹ, dù hai nước từng xảy ra chiến tranh nhưng
đó là quá khứ, đồng thời qua chiến tranh người Mỹ cũng hiểu nhiều hơn về Việt Nam . Khi đầu tư
vào Việt Nam , với
sự hiểu biết đó các nhà đầu tư Mỹ hy vọng sẽ thành công dễ dàng hơn.
Trước đây, FDI của Mỹ vào Việt Nam không nhiều nhưng
gần đây, khi Việt Nam tiến hành mở cửa sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định
thương mại tự do, đặc biệt là TPP, người Mỹ cũng muốn mở rộng thị trường đầu tư.
Nguyên nhân thứ hai khiến Việt Nam thu hút đầu tư của ba quốc gia nói trên, đó
là Việt Nam
còn nhiều tiềm năng để các nhà đầu tư nhảy vào. Nguyên tắc chung trong đầu tư
nước ngoài đó là, khi các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam thì nó phải sinh lời cho họ
nhiều hơn so với việc bỏ vốn ở nước họ hoặc quốc gia khác.
Như vậy, với các nhà đầu tư, khả năng sinh lời ở Việt Nam cao vì
những nền kinh tế mới mở hoặc đang chuyển đổi, tiềm năng còn nhiều. Đặc biệt,
lao động của Việt Nam
còn rẻ. Đây là một lợi thế của Việt Nam, dù không bền vững, nhưng so với
các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, lao động của Việt Nam còn rẻ hơn nhiều nên
họ muốn tận dụng yếu tố này.
Mặt khác, thị trường của Việt Nam có nhiều sản phẩm mà khi các nhà đầu tư sản
xuất ra ở Việt Nam
có thể lựa chọn ngay thị trường tiêu thụ tại chỗ.
Cũng
theo PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, 'thế chân kiềng' Hàn-Nhật-Mỹ trong thu hút đầu tư
FDI sẽ giúp Việt Nam
tạo được thế đối trọng với sự đầu tư của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang đứng trong top 10 các quốc gia và
vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam . Giới chuyên gia dự báo có thể
có một làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam
để hưởng lợi do TPP, cũng như hàng loạt hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang
ký kết mang lại. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến thẳng thắn chỉ ra rằng FDI của
Trung Quốc vào Việt Nam
“lượng nhiều, chất thấp, thiếu tin cậy”.
"Trung Quốc không phải là thành viên của TPP và
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhưng lâu nay họ cũng đầu tư nhiều vào Việt Nam . Các nhà
đầu tư Hàn-Nhật-Mỹ vào Việt Nam
sẽ tạo nên thế cạnh tranh với Trung Quốc và nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cạnh
tranh không nổi với các quốc gia này. Đây chính là lợi thế của Việt Nam để giảm bớt
sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.
Tôi mong có nhiều công ty nước ngoài đủ tiềm lực cạnh
tranh với các công ty Trung Quốc nằm trên đất nước Việt Nam vì về đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam
lâu nay nhiều nhưng về chất lượng, độ tin cậy thấp.
Tôi cho rằng, tới đây, các mặt hàng Trung Quốc vào
Việt Nam sẽ giảm dần và thị trường hàng Trung Quốc ở Việt Nam sẽ bị thu hẹp dần
khi có mặt các nhà đầu tư khác".
Doanh nghiệp
Việt 'đuối toàn tập'
Đặt vấn đề Việt Nam
phải lựa chọn các nhà đầu tư như thế nào khi có nhiều làn sóng đầu tư mạnh mẽ,
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng Việt Nam không được lựa chọn.
"Khi Việt Nam hội nhập, mở cửa thì phải cam
kết đầu tư tự do, do đó không được lựa chọn. Các nhà đầu tư thấy tiềm lực của
họ và khả năng có thể đầu tư vào lĩnh vực nào ở Việt Nam thì nhảy
vào. Chính các nhà đầu tư mới là người lựa chọn chứ không phải Việt Nam , Việt Nam không có chính sách nào để cản
họ vào.
Tương
tự, ở phía các nước Nhật, Mỹ, Hàn... cũng phải mở cửa cho ViệtNam vào, vấn đề ở
chỗ Việt Nam có đầu tư được vào hay không thì lại phụ thuộc vào năng lực của
doanh nghiệp. Còn bây giờ chính sách không ràng buộc hay cản trở được".
Một vấn đề quan trọng mà PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi
lưu ý, đó là khi các nhà đầu tư Hàn-Nhật-Mỹ đầu tư mạnh vào Việt Nam, nguy cơ
doanh nghiệp Việt Nam 'đuối" là rõ ràng, thậm chí thấy đáng lo nhiều hơn
là cơ hội.
"Khi doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam , tất cả hàng hóa trên đất nước Việt Nam sẽ góp phần tăng GDP của Việt Nam . Nhưng GNP
(Tổng sản phẩm quốc dân) lại không thuộc về Việt Nam mà thuộc về Mỹ, Hàn Quốc hoặc
Nhật Bản. Và điều quan trọng là doanh nghiệp Việt có cạnh tranh nổi với họ hay
không? Đó là điều nguy hiểm cho doanh nghiệp Việt. Nếu có, doanh
nghiệp Việt chỉ chuyển sang sản xuất các hàng phụ trợ nhưng ngành phụ trợ của
Việt Nam
có vào cuộc được hay không thì đó là bài toán đang được đặt ra.
Bởi thế, đây là cơ hội để Việt Nam phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ, hợp tác với các công ty nước ngoài, còn
nếu doanh nghiệp Việt đương đầu, cạnh tranh với sản phẩm cuối cùng của họ thì
tôi e rằng vô cùng khó khăn. Khả năng hàng loạt doanh nghiệp Việt sẽ bị phá sản
vì các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam họ làm ăn rất bài
bản, công nghệ rất cao, năng suất lao động rất tốt, hiệu quả sản xuất cao sẽ
'bóp chết' DN Việt", PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi chỉ rõ.
Cũng theo vị chuyên gia, trên lý thuyết khi doanh
nghiệp Hàn-Nhật-Mỹ đầu tư vào việt Nam sẽ giúp nước ta giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, thế nhưng trên thực tế, nếu các doanh nghiệp Việt bị
phá sản vì cạnh tranh thất bại thì lúc đó người lao động Việt bị mất công ăn
việc làm.
"Khi Việt Nam mở cửa và cạnh tranh thất bại
thì chúng ta cũng bị thất bại trong việc giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động. Số lao động bị thải ra khi doanh nghiệp
Việt phá sản có nhảy vào doanh nghiệp nước ngoài được hay không và nhảy
vào được bao nhiêu cũng là bài toán cần suy nghĩ. Và theo tôi, bất lợi
nhiều hơn có lợi. Lý do là công ty nước ngoài không tuyển nhiều lao động, họ sử
dụng nhiều máy móc thiết bị và công nghệ".
Chính vì thế, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi nhấn mạnh,
điều quan trọng là doanh nghiệp Việt phải biết mình là ai trong bối cảnh này và
phải tự thân vận động.
"Ví dụ, đồ gia dụng Nhật Bảo vào Việt Nam và
được sản xuất trên thị trường Việt Nam sẽ khiến doanh nghiệp trong
nước sản xuất đồ gia dụng 'chết sặc'. Chắc chắn Việt Nam sẽ thua!
Tôi đã sang Nhật xem các hàng gia dụng của họ và thấy rằng độ bền, độ
chính xác của chúng rất cao, Việt Nam không có khả năng cạnh tranh,
từ cái dao, cái kéo...", ông dẫn chứng.
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng, doanh nghiệp
Việt phải tìm cách hợp tác với doanh nghiệp Hàn-Nhật-Mỹ để sản xuất hàng phụ
trợ, doanh nghiệp nào giỏi hơn thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh thực sự
với họ thì mới tồn tại được. Điều này liên quan đến sự lựa chọn của khách hàng.
"Bây giờ vào siêu thị mua dao, giữa dao Việt Nam
và dao Nhật Bản, dù giá thành dao Nhật Bản cao hơn 20-30% thì người tiêu dùng
vẫn chọn dao Nhật Bản. Khi ấy, việc kêu gọi Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt
không còn tác dụng nữa".
Để đón nhận dòng đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả,
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng Việt Nam phải thay đổi.
"Phải cải cách quản lý hành chính để tạo môi
trường đầu tư lành mạnh và minh bạch lúc đó Mỹ, Nhật, Hàn mới vào, đặc biệt là
Mỹ. Cần nhớ rằng các nhà đầu tư nước ngoài cực kỳ đề cao tính minh bạch và Việt
Nam phải làm được điều này", ông nhấn mạnh.
Thành Luân/ĐVO
--------------
"Việt Nam không có chính sách nào để cản họ vào."
Trả lờiXóaThế điều 4 hiến pháp, để làm gì ?
Điều 4 HP chỉ để... dọa dân VN !
XóaĐiều đó họ vất vào sọt rác như vất giấy kẹo. Đó là sự láo xược, trâng tráo, bỉ ổi, ngu muội, mất dạy nhất trong lịch sử Việt Nam.
XóaCái ông GàSốngThiếnSót này nói gì nghe lạ: Cái bản lĩnh "thông minh, cần cù, sáng tạo" của người Việt ở đâu? Cái lợi thế "gà cậy gần chuồng" của các DNVN ở đâu? Cái tài "khôn ngoan đối đáp người ngoài" ở đâu?...mà chưa chiến đã sợ thua (y như chưa dám đối mặt với Tàu đã sợ "mất ổn định về an ANQP") thì làm sao dám chiến - đi ngược lại với công lao các vị lãnh đạo Quốc gia đi khắp bốn phương đề nghị người ta công nhận "nền kinh tế thị trường" ở VN!
Trả lờiXóaCho nên, Mỹ - Nhật - Hàn mà OK đưa FDI vào VN chắc chắn là tốt nhiều hơn xấu: không sợ họ lập "căn cứ quân sự" trá hình; làm cho GDP tăng vọt để nghe cho ...sướng và thu NS cho bộn cái đã (có khoảng 10 cái Sam Sung thử coi, khác liền); lại được học hỏi người ta cung cách làm ăn cho đàng hoàng (đỡ ngại như cái mớ DA mà Tàu "trúng thầu") để mà tiến bộ (chỉ sợ không chịu học);... thế thì còn đòi hỏi gì nữa hả Gà ơi!
" Thông minh , cần cù , sáng tạo " là cụm từ tự sướng , thực chất là " Khôn vặt , láu cá , thủ đoạn " . Chỉ có những người thông minh họ mới làm ra được máy bay còn những kẻ khôn vặt thì không bao giờ ! Lực lượng lao động chân tay hùng hậu , giá bèo của VN luôn được các nước chiêm ngưỡng và trân trọng đặt trên . . . đĩa ! dao dĩa đã sẵn sàng ! Gà đã thiến là gà để vào nồi bác Gà Tồ ạ !
XóaNào chúng ta nâng cốc chúc sức khỏe các doanh nghiệp VN !
Bác Gà Tồ và bác ND 00.07 chính xác lắm.
XóaNếu cảm thấy đuối thì làm thuê , chủ nhà làm thuê cho khách ! Bao giờ thông minh bằng người ta sẽ lại làm chủ .
Trả lờiXóaChủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà Christine Lagarde sẽ phải hầu tòa ở Pháp do có cáo buộc sơ suất đối với khoản tiền 400 triệu Euro, được thanh toán cho một doanh nhân vào năm 2008, theo truyền thông nước này.
Trả lờiXóaBà Lagarde, năm nay 59 tuổi, từng là bộ trưởng tài chính dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy, thời điểm doanh nhân Bernard Tapie được nhận một khoản đền bù.
Doanh nhân Tapie đã ủng hộ ông Sarkozy trong đợt tranh cử tổng thống năm 2007.
Ông Tapie từng là một trong những cổ đông chính của Adidas nhưng đã bán lại phần của mình năm 1993 để trở thành bộ trưởng nội các.
Ông kiện ngân hàng Credit Lyonnais trong vụ bán lại cổ phần, cáo buộc ngân hàng bán nhà nước này đã lừa ông bằng cách cố tình giảm giá trị của công ty.
Bà Lagarde được tạp chí Forbes xếp ở vị trí số 6 trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2015, và đứng thứ 23 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới trong cùng năm.(BBC)
"quyền lực" dã thú!
XóaCác cán bộ NN chỉ lo vơ vét. Và các DNTN bị hành cho "lên bờ xuống ruộng", để phải nôn ra mồ hôi máu mủ cho chúng!
Trả lờiXóaThật giống cảnh trong phim "cánh đồng hoang" kinh tế.
Trong xu thế hội nhập sâu , các DN Việt nếu vẫn cứ đi theo lối tư duy sáo mòn, ăn theo nói leo của đảng CS thì đương nhiên là xụp rồi . Mới đây Hiệp hội cơ khí cũng inh lên vì vụ scandan giưa lãnh đạo Hiệp hội và ông Tăng Cường-một anh hùng ngành cơ khí chế tạo. Nếu Hiệp hội nghành nghề mà toàn do đảng lãnh đạo kiểu HH cơ khí này thì đương nhiên là chết không cần nghĩ. Tổng kết lại : DN nào ăn theo đảng thì chết là cái chắc , còn DN nào độc lập tự chủ cao , có tư duy sáng tạo mạnh mẽ thì sẽ sống và phát triển cùng với các DN FDI. Yếu tố nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các DN Việt phát triển trên cơ sở hợp tác ,công minh và cùng tiến bộ. Tôi cũng là một doanh nhân nên tôi thấy sao nói vậy.
Trả lờiXóaTiến sĩ Trần Nhơn - Tái cấu trúc bắt đầu từ chính trị!
XóaTái cấu trúc – bắt đầu từ chính trị!
Kinh tế là hệ quả thứ sinh.
Không dám làm quyết liệt từ gốc,
Thêm một lần lừa dối dân mình?
- See more at: https://www.danluan.org/tu-khoa/tran-nhon#sthash.FKstrIFr.dpuf
Hiệp hội xuất khẩu gạo, thủy sản, cà phê, tiêu, cao su ... chỉ là trá hình, sân sau. Nông dân và tiểu chủ ngành hàng có bầu chúng ra đâu, chúng ăn trên đầu, trên cổ nông dân, ăn tàn phá hại.
Trả lờiXóa85 Năm nước VN có ĐCS được Đảnng lo hết - Dân VN chuyên ngành buôn thúng bán bưng là được rồi - Bây giờ muốn Hiên Đại Hoá chỉ có cách mượn mấy ông tai tho mắt lớn trong đảng bỏ ra một ít để mở nhà máy tạo điều kiện công ăn việc làm cho dân - Đề xuất này chắc TT Dũng nhất trí riêng Ông Dũng bỏ vốn làm chục nhà máy thì hay biết mấy -
Trả lờiXóaTôi nhờ các ngài vào chậm chậm thôi, để XHCN nó chết hẳn đã , vào dễ nói chuyện hơn, bây giờ giở ông giở thằng khó nói lắm
Trả lờiXóaCCB