"Độc
quyền chính trị hai đảng” tại Tây Ban Nha đã là một sự nguy hại không chỉ cho
chính họ mà nó còn làm cản đà phát triển của đất nước Tây Ban Nha.
Nền chính trị tại đất nước Tây Ban Nha đã bắt đầu quá
trình dân chủ vào năm 1977 bằng một cuộc bầu cử tự do, sau cái chết của nhà độc
tài Francisco Franco năm 1975. Khi bản Hiến pháp mới được thông qua vào năm
1978 thì nền dân chủ tại Tây Ban Nha đã chính thức thành hình và là nguyên tắc
chi phối mọi sinh hoạt chính trị tại đất nước này.
Từ đó đến nay, chính trường tại xứ sở đấu bò tót gần
như luôn được điều phối bởi sự nắm quyền luân phiên của đảng Nhân dân Tây Ban
Nha (PP) và đảng Công nhân xã hội Tây ban Nha (PSOE). Và sự luân phiên ổn định
ấy đã tạo nên sự “độc quyền chính trị hai đảng” và gần như miễn nhiễm với những
nhân tố chính trị khác biệt trên chính trường.
Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày Chủ nhật vừa,
sự độc quyền hai đảng đã bị thách thức nghiêm trọng. PP và PSOE không còn độc
quyền chi phối chính trường Tân Ban Nha, ngoại trừ hai đảng này liên kết với
nhau – một sự không tưởng.
Sự nổi lên của hai chính đảng mới là đảng Trung dung
của Công dân Ciudadanos và đảng Cánh tả Chúng ta có thể Podemos, đã làm cho
tình hình chính trị tại Tây Ban Nha trở nên sôi động và có nhiều sắc thái mới.
Ông Albert Rivera, lãnh tụ đảng Ciudadanos – một trong những nhân tố mới trên chính trường Tây Ban Nha. Ảnh: The Telegraph |
The Telegraph của nước Anh, ngày 21/12, đã đặt câu
hỏi: Điều gì đã xảy ra, khi PP chỉ có được 123 ghế - ít hơn 63 ghế so với số
ghế họ có được trong cuộc bầu cử năm 2011 - PSOE chỉ với 90 ghế - mất 20 ghế so
với năm 2011, trong khi đảng nhỏ Podemos có được tới 69, Ciudadanos kiếm được
40 ghế, trong quốc hội 350 ghế tại Tây Ban Nha.
Cũng cần nhắc lại rằng, trong cuộc bầu cử năm 2011,
tất cả các đảng phái khác – ngoài PP và PSOE – chỉ có được 54 ghế tại Quốc hội
Tây Ban Nha. Nguyên nhân nào làm cho PP và PSOE đánh mất đi thế độc quyền
chính trị của mình?
Những nhận
thức sai lầm
Có thể nói rằng, nguy cơ PP và PSOE mất thế độc quyền
tại chính trường tây Ban Nha đã được cảnh báo từ những năm cuối nhiệm kỳ hai
của cựu Thủ tướng trẻ Maria Azna, cách đây hơn một thập kỷ, nhưng điều đó đã
không được cả hai chính đảng lưu tâm.
Một phần do xuất hiện những sự kiện lớn mang tính ngẫu
nhiên đã cứu vãn sự ổn định cho chính trường Tây Ban Nha, nhưng nguy hiểm hơn
là do những nhận thức sai lầm về bản chất của những hiện tượng phát sinh trong
xã hội Tây Ban Nha.
Năm 2004, vụ đánh bom tàu điện ngầm tại Madrid làm cho cả đất nước thất vọng về chính phủ của PP và
Thủ tướng Azna lúc đó do kém cỏi và mất uy tín sau hai nhiệm kỳ không khởi sắc.
Chính điều này đã đưa đến chiến thắng của PSOE và đưa Thủ tướng Zapatero lên
nắm quyền. Năm 2011, PP chiến thắng nhờ tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và nợ công
tăng cao mà PSOE không thể giải quyết được.
Thủ tướng Mariano Rajoy, lãnh tụ đảng PP – có thể là người cuối cùng chứng kiến chấm dứt sự “độc quyền chính trị hai đảng" tại Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, từ đây đã làm cho cả PP và PSOE có thể nhận
thức sai lầm rằng mọi vấn đề phát sinh trong xã hội Tây Ban Nha nếu đảng này
không giải quyết được trong nhiệm kỳ của mình thì sẽ có giải pháp khả thi từ
đảng kia khi lên thay thế họ. Và họ lùi lại phía sau, chờ đợi đến phiên của
mình như một lẽ đương nhiên.
Phải nói rằng đây là sai lầm lớn nhất dẫn đến những
hậu quả không thể tránh được đối với cà PP và PSOE hiện nay.
"Chúng tôi đang nói với người Tây Ban Nha là
chúng ta không cần phải đi theo con đường của Venezuela hay Hy Lạp ngay bây giờ, nhưng chúng ta có thể xây
dựng một nhà nước khác; chúng ta có thể là Đan Mạch của miền nam châu Âu. Chúng
ta cần sự thay đổi hợp lý ", The Telegraph ngày 19/12 dẫn lời ông Albert
Rivera lãnh tụ đảng Ciudadanos tuyên bố sau khi dành được số phiếu cao trong
cuộc bầu cử.
Bên cạnh đó, có thể thấy rằng các đảng phái nắm quyền
lâu nay tại Tây Ban Nha đều nhìn nhận việc đòi độc lập của xứ Basque và xứ
Catalonia là vấn đề quan trọng nhất đe dọa sự lãnh đạo của họ. Đây là một nhận
thức sai lầm tiếp theo mà hậu quả của nó là nguyên nhân cho sự ra đời chính
đảng mới, thách thức sự độc quyền của PP và PSOE.
Vấn đề dân đòi ly khai tại xứ Basque và xứ Catalonia
có thể phá vỡ sự thống nhất của đất nước Tây Ban Nha, nhưng đó không phải là
vấn đề quan trọng nhất đe dọa quyền lực đảng phái vì nguyên nhân của việc đòi
độc lập là do quyền lợi của các vùng này trong nhà nước Tây Ban Nha chưa được
đảm bảo tương xứng với vị thế của họ.
Do đó, bản chất của sự việc là xung đột quyền lợi
trong xã hội, còn những hành động đòi ly khai chỉ là hiện tượng bề nổi mà thôi.
Tuy nhiên cà PP và PSOE đều tập trung ngăn chặn hành động đòi ly khai bằng
những biện pháp hành chính hay sử dụng sức mạnh của quyền lực nhà nước mà chưa
chú trọng đến vấn đề bình đẳng về quyên lợi giữa các thành phần trong cộng đồng
dân tộc Tây Ban Nha.
Điều đó được chứng minh bằng việc không đảng phái mới
nào lấy việc ủng hộ ly khai là điểm chính trong cương lĩnh hành động của mình,
nhưng họ vẫn nhận được sự ủng hộ gia tăng một cách bất ngờ.
Ngoài ra, việc đảm bảo và tạo điều kiện đảm bảo đặc ân
cho Hoàng gia Tây Ban Nha cũng đã làm cho các đảng phái truyền thống tại Tây
Ban Nha mất dần uy tín. Hoàng gia Tây Ban nha chỉ còn mang tính biểu tượng quốc
gia, có rất ít ảnh hưởng tới xã hội và sự phát triển đất nước, đã làm cho giới
trẻ Tây Ban Nha không còn xem những gì gắn với vương quyền là cao quý, mà họ
đòi hỏi sự bình đẳng trong xã hội.
Việc nhìn nhận Hoàng gia Tây Ban Nha vẫn là nơi thể
hiện sự tôn kính của người dân và mọi điều gắn với Hoàng gia đều được vĩnh viễn
hóa giá trị của nó, là một sai lầm, gây nên chia rẽ xã hội, làm mất đi sự ủng
hộ của lực lượng cử tri trẻ đối với PP và PSOE.
Không đổi
thay chiến lược
Có thể nhận định rằng vì quá tự tin vào sự độc quyền
với những sai lầm ngay từ nhận thức nên PP và PSOE đã trở nên bảo thủ với chiến
lược tranh cử và chương trình hành động của mình khi nắm quyền. Trong khi mâu
thuẫn trong xã hội Tây Ban Nha như cái nhọt đang mưng mủ và chỉ chờ tới ngày vỡ
mủ thì cả PP và PSOE lại không xem đó là lời cảnh báo nghiêm trọng.
Có thể thấy rằng, chiến thắng của những chính đảng nhỏ
đều tập trung vào những sai lầm có tính chiến lược của PP và PSOE. Đó là hướng
vào những gì gây nên mâu thuẫn xã hội chứ không chỉ là giải quyết mâu thuẫn xã
hội. Sự bảo thủ trong chính sách cầm quyền đã tạo nên một xã hội ổn định giả
tạo, chứ thực chất nó đã chứa đựng những bất ổn có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc
nào.
Vì vậy, những nhân tố chính trị mới chỉ cần hướng vào
đó là có thể chuyển hướng dư luận, lấy phiếu của cư tri dễ dàng.
Sự ủng hộ tăng đột biến dành cho ông Albert Rivera và Ciudadanos – một xu hướng chính trị mới đã bắt đầu tại Tây Ban Nha. Ảnh: Telegraph. |
Theo The Telegraph: “Người Tây Ban Nha đang chán ngán
với tỷ lệ thất nghiệp cao - vẫn ở mức hơn 21 phần trăm - và một loạt các vụ
tham nhũng ở cấp cao, đã đẩy họ về phía những nhân tố chính trị mới, Ciudadanos
và Podemos”.
Thất nghiệp, chênh lệch thu nhập, tham nhũng, phúc lợi
xã hội giảm là những biểu hiện của bất công, bất ổn xã hội, qua đó cho thấy khả
năng yếu kèm của chính quyền, nhưng nguyên nhân quan trọng tạo nên những vấn đề
đó chính là sai lầm chiến lược của các đảng phái chính trị nắm quyền.
Vì vậy ở Tây Ban Nha, người dân phản đối chính quyền
không gay gắt, không là nguyên nhân làm nên những thay đổi trên chính trường,
mà việc những đảng phái chính trị mới tác động vào những sai lầm chiến lược của
những chính đảng “độc quyền” đã làm gió xoay chiều.
Một hệ quả nữa của “độc quyền chính trị” là đã làm cho
PP và PSOE đều không xây dựng được chiến lược tranh cử mang tính cạnh tranh.
Việc cả hai đảng này có được số phiếu cao hơn trong cuộc bàu cử vừa qua là do
người dân Tây Ban Nha chưa dám mạo hiểm với những nhân tố mới. Đó là điều may
mắn.
Tuy
nhiên, việc một đảng Podemos mới được thành lập chưa đầu hai năm mà đã giành
tới 69 ghế trong cuộc bầu cử vừa qua thì chứng tỏ chiến lược tranh cử của những
đảng phái nắm quyền truyền thống tại Tây Ban Nha quá yếu, quá mong manh.
Những hậu
quả khôn lường
Việc mất vai trò quyết định chính trường Tây Ban Nha
sau mấy thập kỷ liên tục nắm quyền là một hậu quả vô cùng tai hại cho cả PP và
PSOE. Từ nay họ bị chi phối bỏi những nhân tố chính trị mới, cho dù họ vẫn
chiếm số đông tai Quốc hội.
Từ nay họ không thể dễ dàng triển khai những gì mà họ
thấy có lợi cho chỗ đứng của chính đảng trong nền chính trị quốc gia, mà còn phải
tính đến lợi ích của các đảng phái khác.
Sự ủng hộ dành cho PP không mang lại chiến thắng cho PP – nguy cơ chấm dứt sự luân phiên độc quyền lãnh đạo tại Tây Ban Nha. Ảnh: The Telegraph. |
Thất bại của PP và PSOE trong cuộc bầu cử ngày Chủ
Nhật vừa qua làm mất đi sức chiến đấu của hai đảng không chỉ vì mất đi một số
lượng lớn những cử tri trung thành, mà còn dẫn đến nguy cơ mâu thuẫu nội bộ làm
yếu đảng ngay từ trong nội bộ đảng.
Và việc có thể ra đời một đảng chính trị mới - kiểu
đảng Kadima ở Israel – tận dựng ưu thế truyền thống của PP và PSOE, khai thác
sức mạnh của những yếu tố mới đang nảy sinh trong xã hội – là một thực tế không
quá xa vời. Lúc đó hậu quả đối với PP và PSOE là cực kỳ nguy hiểm.
“Truyền thống của hai đảng trong việc nắm giữ chính
phủ đã khiến cả hai phải chịu kết quả tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, các cử
tri lũ lượt hướng đến các phong trào chính trị mới ở cơ sở, trong bối
cảnh một loạt các vụ bê bối tham nhũng đã làm rung chuyển hệ thống chính trị”,
The Telegraph bình luận.
Bên cạnh đó, sai lầm tai hại đã dẫn đến việc PP và
PSOE phải phân tán trong các mục tiêu chiến lược, dù cả khi nắm quyền hay đóng
vai trò đối lập tại Quốc hội – khi phải đối phó và giải quyết cùng một lúc mâu
thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn giữa các chính đảng và mâu thuẫn ngay trong nội
bộ đảng. Sự phân tán đó dần dần sẽ dẫn đến sự phân rã trong đảng và nguy cơ mất
uy tín trong xã hội sẽ tăng lên.
Cuối cùng, sự thất bại sẽ làm cho PP và PSOE co cụm
hơn trong chiến lược, dần sẽ cực đoan hơn trong hành động với những chiêu trò
không lành mạnh để cố bám lấy quyền lực mà mấy chục năm nay đương nhiên thuộc
về họ. Từ đó, họ có thể phải chuyển từ vị thế đảng cầm quyền sang vị thế đối
lập và có nguy cơ phải vĩnh viễn rời khỏi vũ đài chính trị Tây Ban Nha nếu có
sự cực đoan quá mức, dẫn đến sự tấy chay của cử tri Tây Ban Nha.
Có thể thấy rằng, việc độc quyền của PP và PSOE trong
vai trò quyết định chính trường tại Tây Ban Nha không những đã gây nên một hậu
quả rất tai hại cho họ mà còn gây nên hậu quả khôn lường cho cả nền chính trị
và đất nước Tây Ban Nha, khi chiến lược của các đảng phái không còn tập trung
được vào cử tri mà chủ yếu hướng vào những nhân tố chính trị mới đe dọa quyền
lực của họ.
Từ nay, trọng tâm chương trình hành động của các đảng
phái chính trị tại Tây Ban Nha không phải là lợi ích của người dân, của đất
nước Tây Ban Nha nữa mà là quyền lợi của đảng phái, vì nguy cơ mất quyền lãnh
đạo đất nước sẽ tước mất quyền lợi của họ nên họ sẽ tranh thủ ngay khi họ vẫn
còn nắm quyền chi phối chính trường.
Rõ ràng, sự “độc quyền chính trị hai đảng” tại Tây Ban
Nha đã là một sự nguy hại không chỉ cho chính họ mà nó còn làm cản đà phát
triển của đất nước Tây Ban Nha, làm cho suộc sống của người dân Tây Ban Nha
chậm được cải thiện và có nguy cơ tạo nên bất ổn xã hội, làm cho Tây Ban Nha
vốn đã mâu thuẫn sẽ bị chia rẽ sâu sắc hơn.
Ngọc Việt/GDVN
-----------------
Người dân họ tinh lắm , khi thấy đảng cầm quyền chai lì chậm tiến vì đứng quá lâu trên đỉnh là họ cắt cầu ngay ! Nhiều nước có đảng dân chủ , khi mới thành lập , xung trận lần đầu là lĩnh ngay 65 - 67 % , nhưng bây giờ biến mất trên sân khấu chính trị . Nhìn ra thế giới bên ngoài rồi cuối cùng cũng lại quay về VN , dốt nát , bảo thủ , hèn nhát , tham lam vẫn cứ đủ 5 năm , có khi lại còn x đôi đằng khác ! Như thế là quá tệ rồi , vậy mà còn hơn cả tồi tệ , phải cử phái đoàn " cao cấp " đi hỏi ý kiến nước người xem bầu . . . cho ai và ai được bầu ? ! Không tìm được " ý đẹp lời hay " để diễn tả vụ này , ngoài việc chửi một câu cho hả giận ! Muốn giàu mạnh , muốn chính danh , muốn đàng hoàng như thiên hạ thì chỉ dân chọn mới được .
Trả lờiXóaCái gì cũng có thể thay đổi, ở đâu cũng có thể có thay đổi, không riêng gì Tây Ban Nha.
Trả lờiXóaChủ nghĩa cộng sản thâm độc ở chỗ nó đã được khoác lên mình một "ánh hào quang" giả hiệu do 2 ông Karl Marx ( 1818 - 1883 ) và ông Friedrtch Engels ( 1820 - 1895 ) đẻ ra, để xuất hiện Công xã Pa ri năm 1871 và khi ông Vladimir Ilich Lenin ( 1870 - 1923 ) phát triển thành công trong Cách mạng tháng 10 Nga thì khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại" của chủ nghĩa này đã đánh lừa được những người yêu nước VN ở đầu thế kỷ thứ 20 và ngay từ khi ĐCS Đông Dương ( tiền thân của ĐCSVN ) được thành lập năm 1930, thì bàn tay lông lá của Mao Trạch Đông với tư cách là lãnh tụ của ĐCSTQ đã lợi dụng tinh thần yêu nước này để biến Việt Nam thành chư hầu của TQ rồi.
Hơn 85 năm qua, trên danh nghĩa chiến tranh giải phóng dân tộc, ĐCSVN đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác và đã biến VN trở thành tay sai đắc lực cho ĐCS Liên Xô và ĐCSTQ.
Chủ nghĩa cộng sản một thời phát triển hùng mạnh ở Liên Xô và các nước Đông Âu sau Thế chiến thứ II, nhưng chủ nghĩa đó đã sụp đổ hoàn toàn từ 1/4 thế kỷ nay.
Riêng tại VN, với sự không chế quá sâu của ĐCSTQ, giới lãnh đạo VN mê muội đã rơi vào cái bẫy của Hội nghi Thành Đô 1990 để cứu chế độ CS, nhưng thực chất là phụ thuộc vào TQ sâu hơn, trắng trợn hơn và cũng từ đó nội bộ ĐCSVN phân hóa mạnh hơn và tiêu diệt lẫn nhau trắng trợn hơn, tàn khốc hơn.
Hôm nay, trước thềm Đại hội 12, nội bộ ĐCSVN phân hóa càng khốc liệt.
Trong 3,6 triệu ĐVCS, người ta tìm mãi, chỉ thấy mình ông Trọng xứng đáng là TBT. Ông Trọng xứng đáng là lãnh tụ độc tài như thế đó.
Nếu quả thực không có ai, thì để ông Tổng ôm đảng xuống mồ.
Đó là con đường trước sau ĐCSVN độc tài sẽ phải trải qua
Theo tương truyền thì thằng cha này vô mao từ bé nên cha mẹ mới đặt tên là Mao , cũng như có nhà cả đống toàn con trai nên một thằng cu được đặt tên là Gái !
XóaHẬU QUẢ CỦA ĐỘC QUYỀN hả ? - LÀ CHẾT KHÔNG KỊP NGÁP,chết tức tưởi,chết không ai thương,chết với sự vui mừng và hân hoan của người khác,chết với những trang nhơ bẩn,chết với SỰ NGUYỀN RỦA của nhân loại ! HIỂU CHƯA BỌN ĐỘC TÀI KHỐN KIẾP ?
Trả lờiXóaChủ tịch tập đoàn DAIWO Hàn quốc đã có câu nói tôi rất thích vì đúng quá :"tất cả mọi thứ trên đời đều nên thay đổi và đều thay đổi được , chỉ trừ gia đình bạn bè thân hữu...mà thôi".
Trả lờiXóadân chỉ có lá phiếu, mà bầu cử kiểu này thì cái phiếu bầu chỉ là mớ giấy lộn, không a thì b cùng lắm là c, nhưng abc chỉ cùng hội cùng thuyền, dân ngu quá lợn
Trả lờiXóaxứ bò tót mang đèn sách sang xứ vệ mà học hỏi kinh nghiệm
Trả lờiXóa