Diễn giả, tác giả, nhà tâm lý học Sherrie Campbell cho
biết: “IQ là một chỉ số cố định theo thời gian, còn cốt lõi của sự khôn ngoan
là khả năng tự nhận thức và sự nhạy bén. Ngoài kinh nghiệm và trí tuệ, người
khôn ngoan còn là người luôn trong tư thế sẵn sàng “chiến đấu” và biết cách xử
lý vấn đề một cách khéo léo”.
Theo Sherrie Campbell, khôn ngoan là sự tổng hợp của
nhiều đặc điểm tính cách/phẩm chất sau đây ở một doanh nhân:
1. Tin vào
trực giác
Doanh nhân khôn ngoan không chỉ dựa vào các sự kiện bề
nổi mà còn biết cách lắng nghe và làm theo trực giác. Trực giác giúp họ nhận ra
được động cơ của người khác, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn
trong việc lựa chọn đối tác, dự án và khách hàng tiềm năng.
2. Có khả
năng tự ý thức
Người khôn ngoan luôn hiểu rõ vị thế cũng như khuynh
hướng hành vi của mình trong mọi tình huống. Họ ý thức được điểm mạnh, điểm
yếu, các hệ giá trị và niềm tin của mình. Bởi họ biết được rằng, một người càng
ý thức tốt về bản thân bao nhiêu thì càng dễ dàng hiểu được người khác bấy
nhiêu.
3. Học hỏi
và rút kinh nghiệm từ quá khứ
Doanh nhân khôn ngoan không bị lệ thuộc vào quá khứ
nhưng họ luôn nhìn lại những việc đã qua để phát huy những suy nghĩ đúng đắn
hoặc rút kinh nghiệm từ những quyết định sai lầm.
4. Sáng tạo
Doanh nhân khôn ngoan không bao giờ hài lòng với một
mức độ phát triển nhất định của sản phẩm/dịch vụ cũng như của chính bản thân họ
và cả công việc kinh doanh. Họ luôn đón nhận những ý tưởng mới và khao khát
được thay đổi, được nâng cao hiệu quả công việc. Doanh nhân khôn ngoan luôn cho
rằng, việc thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là yếu tố bắt buộc để thành công.
5. Tư duy mở
Doanh nhân khôn ngoan xem tâm trí mình như một chiếc
dù, nghĩa là nó sẽ hoạt động tốt nhất trong trạng thái được mở ra. Khi cần giải
quyết vấn đề, họ sẵn sàng lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau, từ đó thiết lập
chiến lược hành động theo một cách mới mẻ và hiệu quả.
6. Nhanh nhạy
Nhanh chóng nhận ra các cơ hội cần phải nắm bắt ngay
tức khắc chính là ưu điểm của một doanh nhân khôn ngoan. Sự chần chừ và bỏ qua
thời cơ không phải là thói quen của họ.
7. Xoay sở
tốt trong mọi tình huống
Nhờ có mạng lưới quan hệ rộng rãi, mỗi khi phát sinh
nhu cầu về bất kỳ một loại tài nguyên nào (thông tin, nhân sự, chương trình đào
tạo…), doanh nhân khôn ngoan luôn biết chính xác “địa chỉ” để tìm đến. Do đó,
họ luôn tìm được phương án tối ưu để đạt được mục tiêu.
8. Độc lập
Tin tưởng mù quáng vào nhận định của các chuyên gia
không phải là thói quen của các doanh nhân khôn ngoan. Họ luôn đặt ra những câu
hỏi sâu hơn để tìm ra “chân lý” của riêng mình và dựa vào đó để vạch ra các
chiến lược mới.
9. Ham học
hỏi
Doanh nhân khôn ngoan luôn tận dụng tối đa khả năng
làm việc của trí óc bằng cách không ngừng học hỏi. Họ thường xuyên góp nhặt
thông tin từ nhiều nguồn như sách, báo, tạp chí… để làm giàu cho vốn kiến thức
và kỹ năng của mình. Đối với họ, việc học hỏi không bao giờ là một điều gì quá
khó khăn hoặc nhàm chán mà ngược lại luôn luôn bổ ích và thú vị.
10. Nhìn
nhận vấn đề một cách nhẹ nhàng
Không bao giờ nghiêm trọng hóa vấn đề chính là đặc
điểm của một doanh nhân khôn ngoan. Thậm chí, họ còn có khả năng tìm ra khía
cạnh hài hước của vấn đề để cảm thấy thật vui vẻ và thoải mái trong quá trình
tìm ra giải pháp. Nhờ đó mà họ dễ dàng thành công và luôn hài lòng với cuộc
sống.
11. Thích
mạo hiểm
Những doanh nhân khôn ngoan luôn sẵn sàng thử nghiệm
những điều mới mẻ vì luôn tâm niệm rằng, dù cho kết quả không như mong đợi thì
những trải nghiệm đã qua cũng sẽ hữu ích theo một cách nào đó. Trong quá trình
kinh doanh, doanh nhân khôn ngoan thường chấp nhận liều lĩnh để làm những thứ
mà nhiều người còn e dè. Và sự liều lĩnh đó của họ thường sẽ được đền đáp xứng
đáng.
12. Tin vào
bản thân
Không cần người khác phải trợ giúp trong việc ra quyết
định, doanh nhân khôn ngoan luôn biết họ là ai và có niềm tin vào bản thân
mình. Họ không mong muốn, không chờ đợi sự thay đổi mà hành động để tạo ra sự
thay đổi.
13. Viết mục
tiêu ra giấy
Viết là bước đi đầu tiên trong quá trình hiện thực hóa
những mục tiêu, tầm nhìn và ước mơ của các doanh nhân khôn ngoan.
14. Có xu
hướng chia sẻ
Doanh nhân khôn ngoan luôn “hào phóng” chia sẻ kiến
thức, thông tin và bí quyết thành công cho người khác. Họ luôn là những nhà cố
vấn nhiệt tình nhằm giúp đỡ người khác trở nên tốt hơn. Thông qua quá trình
trao đổi đó, các kiến thức và kỹ năng của họ cũng không ngừng được mở rộng.
15. Luôn có
ý thức tái tạo bản thân
Sự nguyên trạng hoặc trì trệ là vấn đề mà không một
doanh nhân khôn ngoan nào có thể chấp nhận. Họ khao khát sự phát triển và luôn
sẵn sàng thay đổi hình ảnh, thương hiệu, logo, tên công ty, định hướng hoạt
động… nếu cần thiết.
/ThegioiBantin.com/cafebiz.vn (Theo Bích Trâm, DNSG)/
------------
Bà Trần Ngọc Bích TGĐ Tân Hiệp Phát chắc là có thừa vài phẩm chất nên bị coi là "KHÔN NGOAN QUÁ HÓA NGU SI"?
Trả lờiXóaTôi làm việc với nhiều doanh nhân , khi thành đạt họ rất tự tin , tự tin đến mức coi thường khuyến cáo của người khác và đỉnh cao của tự tin là bảo thủ ! Có những ông tin rằng XH không thể chịu nổi nếu thiếu công việc của ông đang làm !!! Đừng có mà lắm thầy nhiều ma , tao luôn luôn đúng ! Đến khi ông mắc sai lầm thì mọi người họ đã chán rồi nên chẳng thèm góp ý nữa , cơ sở đắp chiếu vì thua lỗ , ông ngồi mặt đần thối ra rồi chửi thề một câu : Mẹ nó . . . nếu biết thế thì . . . . . .
Trả lờiXóaTôi quen một ông người Thái Bình , mở một lúc 3 quán ăn ( Restorant )ở Đông Âu , năm đầu rất đông khách , làm ăn vào cầu và ông bắt đầu " Thích mạo hiểm " như điều thứ 11 ! Bạn bè góp ý nhưng ông " Điếc " ! Chúng mày làm sao biết bằng tao , cứ yên tâm ! Và khách cứ thưa dần , thưa dần , thua lỗ quán đóng cửa ! 3 anh em đang làm ông chủ phải đi làm thuê , chán đời thành kẻ nghiện bia và nghiện bạc , cuối cùng là góp nhặt mua vé máy bay , 2 tay đút túi quần . . . về nước !
THAM luôn là tử huyệt của các doanh nhân , hoặc nhiều ông tham sắc nên cũng chết vì . . . LỖ !
16. May rủi...
Trả lờiXóaBài này nên đưa cho DR Thanh đọc để bớt coi thường khách hàng đi!!!
Trả lờiXóaNgày 20/12/2015, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển công thương miền Trung – ông Phạm Anh Tuấn ký văn bản quy định về việc quy định các đơn vị thành viên và cán bộ công nhân viên công ty không sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Trả lờiXóaVăn bản lên lập tức lan truyền và thu hút sự chú ý của cư dân mạng, nhất là trong bối cảnh Tân Hiệp Phát vừa thắng vụ án đưa người tiêu dùng vào tù tội.
Trong văn bản ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Thời gian qua trên các thông tin báo chí và các trang mạng xã hội có đề cập nhiều đến các loại nước uống đóng chai và một số sản phẩm tiêu dùng, một số thực phẩm kém chất lượng đang bán tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Tổng giám đốc đề nghị nghiêm cấm các đơn vị trực thuộc Công ty, toàn thể cán bộ công nhân viên công ty không được sử dụng cũng như phục vụ khách hàng các sản phẩm mang thương hiệu Tân Hiệp Phát đồng thời hủy toàn bộ sản phẩm của hãng này (nếu có) trong kho hoặc các cửa hàng, nhà hàng của công ty để tránh các rắc rối không đáng có làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của Công ty”, trích văn bản ông Phạm Anh Tuấn ký.
ĐÂY LÀ 1 ỨNG XỬ KHÔN NGOAN CỦA LÃNH ĐẠO!
Có lẽ THP nên hiểu, khi đã thành giầu có và nổi tiếng, sẽ có những đối thủ cạnh tranh khốc liệt, tìm cách triệt hạ nhau bằng những đòn khá hiểm. Khi thì chai nước có cặn, lúc nắp bị rỉ, đôi lúc có con ruồi, con gián và khách hàng tìm cách moi tiền vì những chuyện không đâu.
Trả lờiXóaTrước những sự kiện như thế, THP phải coi lại qui trình sản xuất xem có chỗ nào đáng nghi ngờ, chất lượng sản phẩm nhất là đồ uống sau nửa phút đã vào tới dạ dày, nếu có chất bẩn thì thảm họa khôn lường. Không thể đùa với an toàn sức khỏe của khách hàng. Và xử lý truyền thông là chìa khóa cho sự ổn định và thành công.
Thay vì xem nhà mình có vấn đề gì về chất lượng và đạo đức kinh doanh, THP đã chọn giải pháp ngon ăn là cho người dọa kiện vào tù. Với hệ thống pháp luật và công lý chông chênh thì kẻ nào có tiền sẽ thắng. Não trạng “công an trị” đã ăn sâu vào giới kinh doanh, cái gì không mua được bằng tiền, có thể mua được bằng rất nhiều…tiền.
Tuy nhiên, một nơi pháp luật thượng tôn thì kết quả khó đoán trước. Giả sử THP xuất khẩu Dr. Thanh sang Mỹ và bỗng có một khách hàng kiện trong chai có con gián chết. THP sẽ làm gì. Hứa sẽ đền 50 ngàn đô la, hẹn ra chỗ kín lấy và báo cảnh sát. Liệu có thành công như đã làm với Võ Văn Minh?
Từ THP đến TPP, từ chữ H đến chữ P, Tân Hiệp Phát phải qua 8 chữ cái nữa, tương đương với 8 bước, đôi khi là 8 tháng, 8 năm hay 8 thập kỷ tùy thuộc vào trí tuệ và tầm nhìn của ban giám đốc.
Với khẩu hiệu “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai” nếu không hiểu luật lệ và đạo đức kinh doanh thì TPP sẽ còn xa vời “hôm nay không bằng hôm qua và ngày mai thì chưa biết thế nào.”
Trước đây, chúng ta cũng đã từng gặp những sự việc kinh điển trên thế giới, như hãng Johnson & Johnson từng phải thu hồi sản phẩm thuốc giảm đau Tylenol, chỉ vì người ta thấy rằng, một số khách hàng bị ngộ độc đối với thuốc đó, họ rút hoàn toàn sản phẩm đó mang về, rồi sau đó, mới tìm hiểu điều tra xem nguyên nhân ở đâu. Trước mắt hành xử của doanh nghiệp đã đặt tính mạng của người tiêu dùng, của người dân lên trên hết. Điều đó tạo tình cảm sâu sắc của người tiêu dùng.
Trả lờiXóaỞ đây, Tân Hiệp Phát đã không làm được như thế. Họ chọn việc thắng thua quan trọng hơn là tính mạng của người tiêu dùng. Đó là một ứng xử không khôn ngoan một chút nào mà còn có thể nói là thiển cận và ngu dốt nữa. Không ngờ 1 thương hiệu lớn như thế mà lại đổ vỡ vì sữ ngu dốt một cách đơn giản!
Chiều 21-12, anh Nguyễn Văn Ngoan (ngụ H.Phong Điền, TP Cần Thơ) đến Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) TP Cần Thơ để phản ảnh một chai trà thảo mộc Dr. Thanh bị lợn cợn, nhưng Hội từ chối tiếp nhận vì không có hóa đơn mua hàng.
Trả lờiXóaTuy nhiên, ông Giang đã yêu cầu anh Ngoan phải có hóa đơn mua hàng, mua của ai thì mới nhận sáu chai trà thảo mộc Dr. Thanh mà anh Ngoan mang tới. Nếu không có hóa đơn, anh Ngoan cần ghi thông tin về anh, số điện thoại cùng tình huống mua hàng, giá mua bao nhiêu… để hội tiếp nhận rồi mang sáu chai thảo mộc về, hội sẽ liên hệ với anh sau.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151221/hoi-bvqlntd-can-tho-tu-choi-nhan-chai-tra-thao-moc-bi-lon-con/1024816.html
Nhìn cái bản mặt của thằng cha Giang này thấy xôi thịt như đám THP quá. Chắc là cùng cánh hẩu với nhau quá!!! Lý do từ chối là vì không có hóa đơn? Thật là 1 thằng ngu hay không ngu mà tìm cách né tránh sự việc vì 6 chay nước 60.000 thì làm gì có ai xuất hóa đơn?
Mấy hôm nay vào trang bác Bồng khó quá, có lẽ bọn THP thấy trang BVB chửi THP ghê quá nên chúng phá phải không?
Trả lờiXóaBạn chưa biết cách. Hỏi chuyên gia vi tính, sẽ vào rất nhanh.
XóaTrong xã hội phong kiến doanh nhân được xếp cuối cùng (Sĩ, nông, công, thương). Ngày nay dù tung hô cỡ nào, đó cũng chỉ những người không sản xuất, mà chỉ chen ngang chắn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Họ tự tạo ra "vị thế" để mưu cầu bản thân, chứ không phải do nhu cầu của xã hội.
Trả lờiXóaCác nhà sản xuất lớn nay đã tự bán sản phẩm của mình (Mercedes, Boeing...)
Tại Anh năm 1932 có vụ bà Donoghue kiện ông Stevenson, còn gọi là án “ốc sên trong chai bia”.
Trả lờiXóaBà Donoghue uống hết một chai bia gừng (ginger beer) ở Paisley, Scotland và thấy xác một con sên đã tan rữa trong chai. Bà kiện công ty bia của ông Stevenson, đòi bồi thường “tổn thương cá nhân” và đã thắng khi vụ việc lên đến House of Lords, cấp tối cao trong hệ thống pháp luật Anh Quốc.
Thẩm phán Lord Atkin cho rằng nhà sản xuất bia đã “vi phạm trách nhiệm chăm sóc khách hàng” kể cả khi hai bên chẳng hề có quan hệ hợp đồng, vì nguyên cáo, bà Donoghue, uống chai bia do 1 người bạn mua cho.