Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân

Cuộc bầu cử vùng tại Pháp, khi kết thúc vòng 1 đã gây sốc cho dư luận nước Pháp và gây bất ngờ cho dư luận quốc tế khi đảng Mặt trận Quốc gia (FN) cực hữu, của bà Marine Le Pen dẫn đầu ở 6/13 vùng của nước Pháp. FN có cơ hội tạo nên một sự kiện vĩ đại trong lịch sử của nền Đệ ngũ Cộng hòa tại Pháp.
Nước Pháp rúng động, EU lo lắng, thế giới bất an trước cơ hội ngàn năm có một của FN.
Tuy nhiên, khi kết thúc vòng 2 thì FN thất bại toàn tập, trắng tay và sự kiện này lại gây sốc một lần nữa cho người dân cũng như chính quyền tại đất nước hình lục lăng này.


Đảng Tập hợp vì nền Cộng hòa (LR) đối lập và đảng Xã hội (PS) cầm quyền chia nhau kiểm soát các vùng của nước Pháp. Dư luận thế giới thở phào, EU nhẹ nhõm và chính quyền Pháp thì vui mừng khôn xiết trước kết quả được xem là cuộc lật đổ ngoạn mục nhất trong lịch sử các cuộc bẩu cử địa phương tại quốc gia này.
Tổng thống Pháp Hollande và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt tay cam kết hợp tác chống khủng bố sau vụ thảm sát tại Paris. Nhưng đó chưa chắc đã là câu trả lời cho nước Pháp. Ảnh minh họa: AP.
Sau sự kiện đặc biệt này, nhiều luồng dư luận đã dự đoán một cách lạc quan về nội tình nước Pháp, cũng như sự tín nhiệm của người dân vào chính phủ Pháp và hơn thế nữa là diện mạo của một xã hội Pháp đoàn kết và xây dựng. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ nguyên nhân của sự kiện thì có lẽ không hẳn là như vậy.
Nỗi sợ của người Pháp và vòng luẩn quẩn của chính quyền
Kỳ bầu cử quan trọng tại Pháp diễn ra chỉ một tháng sau cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng tại Paris. Cuộc sống và tâm trạng của người dân Pháp vẫn còn đang trong cơn hoảng sợ vì máu cửa họ có thể đổ, tính mạng của họ có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào.
Ước mong của người dân Pháp là có một cuộc sống yên bình trong một đất nước thanh bình là điều chính quyền Pháp đã hiểu và cảm nhận được.
Tuy nhiên, làm thế nào để có thể mang lại điều đó cho nhân dân Pháp, cho cộng đồng dân cư các vùng tại nước Pháp thì rõ ràng chính phủ Pháp còn đang rất lung túng và chưa thể đưa ra những giải pháp có thể làm yên lòng người dân Pháp.
Tổng thống Pháp Francois Holland đã có những tuyên bố và hành động thể hiện sự quyết tâm tấn công tiệu diệt khủng bố ở bất cứ đâu trên thế giới này. Thế nhưng làm thế nào để bảo vệ cho người dân Pháp ngay tại quê hương, đất nước mình thì chính phủ Pháp chưa hề có một giải pháp khả thi.
Trong khi đó, nếu Pháp tấn công lực lượng khủng bố ở nước ngoài thì càng làm tăng nguy cơ người dân Pháp bị khủng bố tấn công ngay tại Pháp và ở bất cứ nơi đâu mà người Pháp có mặt. Tấn công khủng bố có thể làm cho sức mạnh của nước Pháp được nể phục, nhưng sự bất an cho cuộc sống của người dân Pháp cũng vì thế đang tăng lên tương ứng.
Tăng cường an ninh, lục soát khắp mọi nơi để truy tìm những kẻ khủng bố và đồng phạm của chúng, nhưng khủng bố đâu chỉ là những kẻ cầm vũ khí tấn công, thảm sát? Khủng bố có thể nằm ngay trong suy nghĩ của những người bất đồng hay bị kỳ thị trong xã hội Pháp.
Điều này thì chính quyền và cơ quan mật vụ có dùng bất cứ công cụ kỹ thuật hỗ trợ nào cũng không dễ dàng tìm được.
Và thế là, chính quyền Pháp tăng cường càng tấn công chủ nghĩa khủng bố quốc tế, càng tăng cường lung sục truy tìm những kẻ tiếp tay khủng bố trong nước thì nguy cơ nước Pháp bị khủng bố càng tăng lên.
Trong nỗi hoảng sợ, người dân Pháp chọn biện pháp tự bảo vệ  mình và cách tốt nhất, an toàn nhất là “làm bạn với kẻ thù” mà cụ thể là không ủng hộ những tổ chức, lực lượng mang nặng tư tưởng bảo thủ, phân biệt, kỳ thị những người làm nhạt đi “giá trị Pháp cao quý” trong xã hội Pháp.
Bà Marine Le Pen, Thủ lĩnh đảng Mặt trận Dân tộc cực hữu chấp nhận thất bại. Ảnh: Reuters
Vì vậy có thể thấy rằng, cử tri Pháp quay lưng với FN là xuất phát từ nỗi lo sợ khủng bố, vì họ phải có trách nhiệm với chính sự an toàn cho gia đình và bản thân họ chứ không hẳn vì tin tưởng vào chính phủ như Thủ tướng Manuel Valls đã vui mừng phát biểu sau chiến thắng của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử vừa qua.
Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân
FN chỉ bị đánh bại tại vòng hai của cuộc bầu cử, chứ tại vòng một họ dẫn đầu một cách bất ngờ và có khoảng cách khá an toàn với những chính đảng khác. Điều gì đã tạo nên một sự khác thường như vậy? Tại sao cử tri Pháp lại “quay ngoắt 180 độ” như vậy?
Theo The Guardian ngày 12/12, Thủ tướng Manuel Valls, thành viên của PS đã phải cảnh báo rằng: “Nếu FN có bước tăng vững chắc và giành chiến thắng, nó sẽ thúc đẩy sự chia rẽ trong xã hội Pháp. Và nghiệm trọng hơn nó có thể dẫn đến cuộc nội chiến tại nước Pháp".
Có thể thấy rằng, việc dẫn điểm của FN tại vòng một của cuộc bầu cử là một lời cảnh báo của cử tri Pháp đối với nhà cầm quyền, phản ánh thái độ thất vọng của người dân Pháp trước cách quản lý và điều hành đất nước của chính phủ đương quyền.
Mâu thuẫn trong xã hội Pháp đã rất sâu sắc, nay lại thêm gánh nặng dân nhập cư làm cho sức chịu đựng của người dân Pháp đã tới những mức giới hạn cuối cùng.
Chính phủ của Tổng thống Holland không phải là một chính phủ giỏi tạo việc làm mới cho người lao động Pháp, trong khi họ phải san sẻ công việc cho người nhập cư nên thu nhập không đảm bảo, và hàng loạt các cuộc biểu tình của các nghiệp đoàn đã diễn ra đòi chính phủ can thiệp, giúp cải thiện mức sống cho người lao động. 
Trong EU, sự thụ động của Pháp đã làm cho vai trò và vị thế của Pháp bị Đức và Anh làm cho lu mờ, quyền lợi của nước Pháp cũng vì thế bị ảnh hưởng.
Trách nhiệm lớn, quyền lợi không tương xứng làm cho người dân Pháp thất vọng vào chính phủ của mình. Trong khi đó, nước Pháp lại là nơi khủng bố dễ dàng nhất trong việc chúng thực hiện những cuộc tấn công tảm sát tại Châu Âu.
Chính vì vậy, việc dồn phiếu cho FN trong vòng một của cuộc bầu cử vùng vừa qua chính là một sự đánh động của dư luận Pháp đối với chính quyền của Tổng thống Holland. Và việc đảng đối lập dẫn điểm trước đảng cầm quyền cũng là một sự phản ánh tâm trạng thất vọng của cử tri Pháp. 
Đó cũng là lý do tại sao bà Marine Le Pen khẳng định: Mặc dù không giành quyền kiểm soát ở bất kỳ khu vực nào sau vòng hai của cuộc bầu cử khu vực vào ngày Chủ Nhật, nhưng FN đã gia tăng ổn định của đảng cực hữu trên toàn nước Pháp với số cử tri bấu cho họ là 6.8 triệu phiếu, cao nhất từ trước tới nay.
Chừng nào dân chúng Pháp còn phải sống trong sợ hãi, chừng đó không có gì đảm bảo cho bộ máy chính phủ đương thời trụ vững. Hình ảnh một người gục khóc tại hiện trường tưởng niệm nạn nhân thảm sát Paris, ảnh: AP.
Bà Le Pen đã quả quyết sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017: "Không có gì có thể ngăn cản chúng tôi ngay từ bây giờ", theo The Guardian. 
Cuộc bầu cử vùng vừa qua tại Pháp là cuộc bầu cử cuối cùng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017. Đây là một sự sát hạch cần thiết cho đảng cầm quyền và cá nhân Tổng thống Holland.
Nếu lấy việc chiến thắng trong cuộc bầu cử vùng làm cơ sở đề đánh giá cơ hội tái cử của Holland tăng lên và là bằng chứng cho sự hài lòng của người dân Pháp đối với chính phủ đương nhiệm là quá ảo tưởng.
Điều mà nội các của Tổng thống Holland và đảng cầm quyền nên làm hiện nay, thiết nghĩ là cần phải xem lại thể chế vận hành của bộ máy, nâng cao năng lực quản lý xã hội, và quan trọng nhất là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Pháp, bởi xưa nay đẩy thuyền cũng là dân, mà lật thuyền cũng là dân.
Nếu chính phủ Pháp chỉ biết tập trung lùng sục tìm diệt khủng bố bằng súng ống đạn dược, dùng mật thám theo dõi mà quên mất việc giải quyết các vấn đề nội tại, thì khủng bố chưa chắc đã tiêu diệt được, chính phủ hiện thời có thể đã ra đi.
Bởi vậy đã đến lúc nội các Pháp hiện nay cần quay lại tìm kiếm các giải pháp căn cơ giải quyết các vấn đề nhức nhối trong lòng xã hội nước mình, để người dân Pháp được sống trong hòa bình, công bằng và phát triển. Khi đó tư tưởng cực đoan không có cơ hội ngóc đầu trỗi dậy.
Ngọc Việt/GDVN

5 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 02:30 20 tháng 12, 2015

    Cả thế giới đau buồn chứ không riêng gì nhân dân Pháp khi quyền sống trong Hòa bình, Công bằng và Phát triển bị đe dọa.

    Trả lờiXóa
  2. Khi dân chưa đứng lên thì nghĩ dân... hèn? Nên thay đổi cách nghĩ đó đ, bất cứ bên nào.

    Trả lờiXóa
  3. Lẽ đương nhiên rồi ! Vậy,ĐỪNG CHÀ ĐẠP DÂN NHƯ VẬY CHỨ !

    Trả lờiXóa
  4. Ở VIỆT NAM AI CŨNG HIỂU ,CHỈ VÀI TRĂM THẰNG KHÔNG HIỂU,HOẶC CỐ TÌNH KHÔNG HIỂU

    Trả lờiXóa
  5. Ngọc Việt đi dạy nội các Pháp?
    hài vãi.... đi mà dạy chú phỉnh Vệ....

    Trả lờiXóa