Đêm ca nhạc của cộng đồng Việt kiều |
Liệu đang tồn tại một thế lực chính trị nào trong đảng
muốn mượn hơi hướng “tranh cử độc lập” của người Việt hải ngoại và giới dân chủ
trong nước như một tiền đề chuẩn bị cho xu thế tách đảng và đa đảng khó tránh
khỏi trong vài ba năm tới?
‘Lãnh đạo rất cao cấp’
Cùng với câu chuyện muôn thuở về “tàu lạ” mang quốc
tịch Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt, một hiện tượng lạ khác cũng đang len lén
xâm nhập vào đời sống chính trị ở Việt Nam: người Việt ở hải ngoại có thể được
tham dự bầu cử và ứng cử tại “quê hương”.
Ngày 9/11/2015, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban
Tuyên giáo Trung ương, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, báo Nhân Dân tổ
chức một cuộc hội thảo, trong đó có nói về vai trò của người Việt ở hải ngoại.
Chi tiết được giới quan sát chú ý là trong cuộc hội thảo này đã có ý kiến đề
nghị “cho người Việt ở hải ngoại được tham dự bầu cử và ứng cử tại Việt Nam”.
Có vẻ lần này đảng và chính quyền Việt Nam cố gắng
biểu hiện thái độ “thành tâm chính trị” hơn, cho dù cơ chế “đảng cử dân bầu”
vẫn không hề suy suyển trong một chế độ chưa hề hứa hẹn đa đảng.
Khối người Việt hải ngoại cũng khó quên được câu
chuyện từ năm 2003 - khi Nghị quyết số 36 về “công tác người Việt Nam ở nước
ngoài” ra đời - cho đến gần đây đã có khá nhiều cuộc hội thảo về “kiều bào ta”
do các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội của đảng cầm
quyền trình diễn, nhưng kết quả vẫn chỉ mang tính kịch nghệ.
Chỉ vào lần này - lần đầu tiên sau 12 năm qua - “khúc
ruột ngàn dặm” người Việt hải ngoại mới được một bộ phận nào đó trong chính
đảng Việt Nam mưu sự “cơ cấu” vào cơ thể chính thể như một biểu cảm “đồng
nguyên”.
Trước hiện tượng “lạ” trên, đài RFA đặt câu hỏi: “Liệu
đây có phải là một tín hiệu cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chấp nhận sự đa nguyên chính
trị trong tương lai?”.
Đài này cũng thông tin: “Cũng trong khoảng thời gian
diễn ra cuộc hội thảo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ban Tuyên giáo Trung ương
đảng Cộng sản Việt Nam, Luật sư Vũ Đức Khanh, hiện sống và làm việc ở Canada,
cho biết ông nhận được điện thoại từ một lãnh đạo rất cao cấp của đảng Cộng sản
Việt nam, đề nghị cho biết ý kiến về tiến trình dân chủ tại Miến Điện sau khi
đảng đối lập thắng lớn. Luật sư Khanh cho biết thêm là cuối buổi nói chuyện, vị
lãnh đạo Việt Nam nói rằng
ông hy vọng một ngày không xa luật sư Khanh có thể ra tranh cử tại Việt Nam ”.
Câu hỏi và những thông tin của đài RFA là rất đáng chú
ý.
Cho tới nay và lồng trong bối cảnh chuẩn bị cho Đại
hội 12, kỷ luật nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là một chủ đề tương đối gắt
gao, mà bằng chứng mới nhất là tiêu chí lựa chọn nhân sự cao cấp không được
dính dáng đến “vấn đề chính trị hiện nay”. Chuyện một lãnh đạo cao cấp của
chính quyền thăm hỏi người Việt hải ngoại về gia đình và sức khỏe là không
thành vấn đề, nhưng việc một “lãnh đạo rất cao cấp” chủ động gọi điện cho những
người như luật sư Vũ Đức Khanh - một nhà hoạt động chính trị hải ngoại mà trước
đây vẫn thường bị chính quyền Việt Nam coi là “địch” - và nói sang đề tài chính
trị chưa từng có tiền lệ thì lại là “diễn biến” khác hẳn. Lẽ dĩ nhiên, nhân vật
lãnh đạo ấy sẽ phải chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định có thể xảy đến với cá
nhân ông ta khi vi phạm quy chế nội bộ đảng. Trong bối cảnh niềm xung khắc
trong nội bộ đã lên đến đỉnh điểm, bất kỳ một nước cờ sai lệch nào cũng có thể
khiến người chơi phải trả giá, thậm chí trả giá cực đắt bởi những thế lực cú vọ
đối đầu.
Vế còn lại là mối lợi mà nhân vật lãnh đạo đó - có thể
thu được trong mối quan hệ với một cộng đồng nào đó của người Việt hải ngoại -
sẽ lớn hơn hẳn so với cái nhìn thiếu thiện cảm cùng động tác quy chụp quan điểm
rất có thể xảy ra từ các đồng chí không đồng lòng trong nội bộ đảng.
Đa đảng?
Tháng 5 năm 2016 sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam . “Dàn giáo”
đã được sắp sẵn với ông Nguyễn Sinh Hùng - sau khi “nghỉ” Bộ Chính trị - sẽ phụ
trách công tác đặc biệt quan yếu này.
Nhưng trong tất cả những lần bầu cử Quốc hội trước
đây, không có bất kỳ một cánh cửa quan yếu nào dành cho khối người Việt hải
ngoại.
Chỉ có điều lần này, tình thế lẫn cán cân lực lượng
giữa một đảng cầm quyền với gần 4 triệu đảng viên ở Việt Nam với khối gần 4
triệu người Việt ở hải ngoại, kể cả với hàng chục đảng chính trị của người Việt
ở nước ngoài, đã đổi khác nhiều.
Giảm số đại biểu kiêm nhiệm và tăng số đại biểu chuyên
trách, trong đó chấp nhận một tỷ lệ tăng hơn của số đại biểu độc lập và không
phải đảng viên Cộng sản là một xu thế gần như không cưỡng lại được, bắt đầu vào
năm 2016.
Vào thời gian này, có vài thay đổi ngầm kín đang “tự
diễn biến”. Không chỉ có thể “cho người Việt hải ngoại tham gia bầu cử hay ứng
cử”, thậm chí vài thông tin ngoài lề còn cho biết đã có “ý tưởng” trong nội bộ
về chuyện trong tương lai (chưa biết gần hay xa), chính quyền Việt Nam sẽ có
thể mời vài ba nhân vật người Việt hải ngoại “có máu mặt” về Việt Nam để “tham
gia chính phủ”. Chỉ cần tin tức này có một phần cơ sở, đó cũng là sự đổi khác
khá lớn về quan điểm chính trị nói chung và cung cách “địch vận” nói riêng của
chính quyền Việt Nam
đối với khối người Việt hải ngoại so với một chục năm trước đây.
Nhưng tại sao đảng và chính quyền Việt Nam lại không
“tâm tư” về vai trò của người Việt hải ngoại từ năm 2001, khi bắt đầu cụ thể hóa
chính sách bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ; hay vào năm 2006 khi những lãnh
đạo cao cấp của Việt Nam được đặt chân vào Nhà trắng?
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà “ý tưởng” dành cho
người Việt hải ngoại một chỗ đứng nào đấy trong “chính phủ hỗn hợp tương lai”
được nêu ra vào thời gian này, sau chuyến công du “thành công ngoài mong đợi”
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Washington tháng 7/2015, sau khi Bộ Chính
trị Việt Nam đã phải chấp nhận gần như vô điều kiện định chế Công đoàn độc lập
- một thành tố gắn liền với Hiệp định TPP, bất chấp việc chỉ mới gần đây Công
đoàn độc lập còn bị giới công an trị Việt Nam gắn chặt với lịch sử “bạo loạn và
lật đổ” của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ trước.
Một câu hỏi khác: Vì sao chính quyền Việt Nam đột nhiên
lại cần đến vai trò của người Việt hải ngoại như thế? Một sự thành tâm chính
trị như Thein Sein đã bày tỏ với giới trí thức Myanmar ở hải ngoại?
Dù gì và sau quá nhiều thất vọng của lịch sử, điều duy
nhất có ý nghĩa vẫn là một câu châm ngôn từ bao đời trong cộng đồng hải ngoại
“hãy nhìn những gì Cộng sản làm”.
Nếu không phải xuất phát từ “thành tâm chính trị”, chỉ
có thể là chính sách tiếp tục và gia tăng thu hút lượng kiều hối hàng chục tỷ
đô la hoặc hơn mỗi năm. Con số này đặc biệt mang ý nghĩa “lá lành đùm lá rách”
trong hoàn cảnh ngân sách chế độ đang thủng ruột do tham nhũng và chi xài vô
tội vạ tiền đóng thuế của nhân dân, một loạt nước cắt giảm viện trợ đối với
Việt Nam, còn Ngân hàng thế giới mới đây lại tuyên bố sẽ ngừng các khoản cho
vay ưu đãi đối với quốc gia đang “hóa rồng”.
Một câu hỏi nữa: Lôi kéo người Việt hải ngoại vào cuộc
hôn phối chính trị bế tắc ở Việt Nam chỉ đơn thuần là một liệu pháp mị dân và
qua đó dùng người Việt hải ngoại làm cầu dẫn đến các chính phủ Hoa Kỳ và Tây Âu?
Lẽ tất nhiên nếu diễn ra trót lọt, động tác trên sẽ
đạt hiệu ứng hơn hẳn việc giới quan chức Việt Nam “diện kiến” trực tiếp giới
chính trị Mỹ. Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tại Washington
vào tháng 7 năm 2014 có lẽ xứng đáng là một ví dụ thất bại.
Hoặc… một câu hỏi thâm sâu hơn: Liệu đang tồn tại một
thế lực chính trị nào đó trong đảng - những người muốn mượn hơi hướng “tranh cử
độc lập” của người Việt hải ngoại và giới dân chủ trong nước như một tiền đề
chuẩn bị cho xu thế tách đảng và đa đảng khó tránh khỏi trong vài ba năm tới?
Và nếu các câu hỏi trên đều hợp lý, liệu “lãnh đạo rất
cao cấp” nào trong chính thể Việt Nam đang trù tính mưu đồ này?
Phạm Chí Dũng/(Blog VOA)
-----------
Có rất nhiều câu hỏi "vì sao" mà câu trả lời còn bỏ ngỏ. Tôi xin trả lời: csvn hết tiền rồi , lại tứ cố vô thân chẳng có bạn nào chơi với cả, nội bộ thì nát bét, lý tưởng thì tan rã , cạn kiệt,dân thì ghét bỏ,...mọi nguồn lực bị thối ruỗng từ trong, chỉ còn một số bị nhồi nhét đang tự sướng nhưng bất tài vô dụng. Họ đang lúng túng vì không biết bấu víu vào đâu, đành phải nhún một bước vậy! Tất cả mọi hành động lên giọng, đàn áp này nọ đã thể hiện câu trả lời trên.
Trả lờiXóahien rat nhieu nguoi co hoat dong chong doi chinh quyen viet nam khong dam ve nuoc hoac ho co ve nhung den san bay tan son nhat khong duoc nhap canh phai quay ve hoac rat nhieu nguoi bat dongchinh kkien trong nuoc khong duocc xuat canh nguoi onuoc ngoai ve th phai la nhung nguoi hoat dong tinh bao cho chinh quyen viet
XóaHê hê,với quá nhiều "tiền án,tiền sự" trong quá khứ,những việc làm của đảng chẳng nên hi vọng gì cả.
Trả lờiXóaĐể mị dân và lừa quốc tế,đảng cũng đã tổ chức cho những người ngoài đảng ứng cử vào cái gọi là quốc hội đấy thôi.Chỉ có điều,những "đại biểu" ngoài đảng ấy là ai?Là cha nội Hoàng Hữu Phước tâm thần,Đặng Thị Hoàng Yến khai man,Dương Trung Quốc ngày càng vuốt đuôi...
Tóm lại,mọi việc làm của đảng chỉ nhằm tới mục tiêu mị dân,câu giờ.Việc này thì cũng rứa,nhưng thay vì mị dân,đảng đang cố mị các tầng lớp nhân sĩ,trí thức,lão thành...,những người đang kì vọng vào sự tự thay đổi của đảng.
Ở tuổi như anh Phạm Chí Dũng nên ra đấu tranh thành lập đảng,phải có thủ lĩnh như cái bà ấy chứ.Hô chng chung biết ai mà gia nhập.
Trả lờiXóaTrước đây Việt Nam có sáu bảy đảng,Pháp họ vừa đàn áp vừa mua chuộc,vẫn hình thành và hoạt động ngon lành thôi.
Nếu chính quyền bắt thì tính sau,nhưng có tử hình đâu,có khi như Điếu Cày,Tạ Phong Tần qua Mỹ là cùng.
Nhát thì thôi chứ gọi mà không làm.
Người Việt hải ngoại về nước ứng cử là có đề nghị của Việt Kiều,khoá tới ai về thì bầu cho họ ưu tiên,làm gì mà âm mưu.Thậm chí giỏi như anh Ngô Nhân Dụng có khi được bầu làm phó thủ tướng.
Hay anh gì ở Nha Trang ,mẹ là chị cụ Thiệu làm thủ tướng thì hay,cụ bà có công với cách mạng lớn chứ nhỏ đâu,cụ bà tiếp tế cho Việt Cộng cả ngàn tấn gạo chứ ít đâu,báo chí hải ngoại nói rõ rồi mà.Bản thân của anh ấy cũng có công lớn lắm,không có anh ấy thì cụ Thiệu đâu cho thằng cộng sản Tây Nguyên và quân khu một...Sao đó thì hối cụ Thiệu di tản lẹ,giao cho Việt Cộng làm tổng thống,như thầy bói Quỷ cốc tiên sinh phán.Tiếc là Việt Cộng về thăm nhà ngủ quên,quên mất ngày lễ mừng thống nhất không dự được.
Tôi biết ở Nha Trang hiện có cũng năm sáu đảng do thanh niên tự lập,ngày Lễ Tết thì công an có mời trao đổi mà thôi.Tại Khách sạn số 2 Nguyễn Thiên Thuật có nấy phòng phía tay trái là trụ sở của một đảng,do anh Bình và chị Trang phụ trách.
Ai là người Việt đều có quyền yêu Tổ Quốc và có trách nhiệm với nhân dân cộng đồng,từ xưa nay. Kinh doanh còn chưa độc quyền nỗi huống hồ độc quyền yêu nước,tham chính nước nhà.
Công Sơn.
Công Sơn không biết rằng đâu dễ trong bối cảnh này mà làm được vậy. Chí Dũng vừa ho he nêu ý định thành lập đảng mới, đảng khác, chưa kịp làm gì đã bị CA với phương châm 'bóp chết từ trong trứng' hốt liền, nhốt ngay không nói nhiều!
XóaAnh Công Sơn lập đảng mới đi? VD: "Đảng Việt Nam Đập Tan Tham Nhũng"
XóaKhi quyền lực tuyệt đối đang nằm trong tay ĐCSVN , thì chuyện “ Tranh cử độc lập “ mãi mãi là chuyện hài hước dài kỳ . Duy nhất một chính phủ đa đảng là chính phủ 1946 , vì khi đó lực lượng của Việt minh chưa đủ mạnh . Sau thời điểm này VM dần lớn mạnh , các đảng phái dần bị gạt ra rìa bằng nhiều lý do . Hai đảng Dân chủ và Xã hội cầm cự được tới năm 1988 thì “ Tự nguyện “ giả tán , được nhận huân chương độc lập hạng 3 , nhưng hình như không có chỗ treo , vì trụ sở không còn .
Trả lờiXóaNhững ai còn tin tưởng vào thành tâm của ĐCS về thể chế đa nguyên , chắc chắn người đó không mắc ảo tưởng ghê gớm , cũng là người thường xuyên mộng du , vì điều đó phi thực tế .
Họ hãy bình tĩnh lại và nghe cho rõ lời ông Nguyễn Minh Triết nói : “ Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát “
Quả thật . Ông ấy đang nói thực lòng mình và đúng quan điểm của ĐCSVN . Và ĐCSVN sẽ mãi trung thành với điều này . Mấy chuyện bày đặt “ Bàn tròn dân chủ “ , “ Hướng về đồng bào VN xa tổ quốc “ ……Chỉ là những nét chấm phá , tô điểm cho sự tinh quái của ĐCS mà thôi . Cuộc hội thảo “ về vai trò của người Việt ở hải ngoại “ do báo nhân dân , UNMTTQVN , Ban tuyên giáo TU ( Lại tuyên giáo ) tổ chức bằng tiền dân , tất nhiên là việc làm “ Cụ thể hóa “ của sự tô điểm ấy .
Chỉ duy nhất một thứ “ hàng ngoại “ luôn được ưa chuộng là : “ Hàng Tàu không bầu cũng trúng “ . Thế thôi .
Sự thành tâm chính trị của chính quyền , đại loại sẽ như thế và mãi như thế .
Câu hỏi của đài RFA có lẽ cũng chính là kết luận hay : “ Lôi kéo người Việt hải ngoại vào cuộc hôn phối chính trị bế tắc ở Việt Nam chỉ đơn thuần là một liệu pháp mị dân và qua đó dùng người Việt hải ngoại làm cầu dẫn đến các chính phủ Hoa Kỳ và Tây Âu? “
ĐGCĐ
ĐGCĐ bình quá hay ! “ Hàng Tàu không bầu cũng trúng “
XóaSau khi mấy vị hải ngoại về là CS có quyền khoe thành tích với thiên hạ , chắc chắn các vị là những người trong sạch và yêu nước tuyệt đối nhưng sẽ bị đa số sâu mọt , lợi ích nhóm nó đì cho bật về nơi xuất phát ! Theo tôi thì đây là canh bạc tầm quốc tế của CS , trong thời điểm này họ có nói hay đến bao nhiêu thì tôi cũng chỉ bình luận và quan sát thôi , chứ niềm tin là vẫn về mo ! Ngồi chờ xem kết quả vẫn chắc hơn là nghe những thông tin chắp vá . Mấy vị hải ngoại làm việc trong chính phủ ? tên tuổi các vị sẽ lu mờ vì bóng đen " lãnh đạo toàn diện " nó nuốt chửng như nguyệt thực toàn phần . Đây có lẽ là chiêu trò của CS , nếu " thành tâm chính trị " thì cái ông " lãnh đạo rất cao cấp " hãy nói công khai trước bàn dân thiên hạ , việc gì phải đi đêm ? vụ này rất khó hình dung , khó giải thích , khó có câu trả lời , nhưng chắc chắn có một lời khuyên chân thành : Chớ có nghe CS nói !!!
Trả lờiXóamời các bác xem gương Trần đức Thảo về nước theo lời dụ khị của csVN thì biết (xem chương 8: bố Thảo trách mắng Thảo)là về rồi sẽ đi đến đâu:
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=Oz73Cmv5rp8&list=PLC5vaZZkywVmCJdjxKpoZZ7Ep0NQV2Z2Y&index=9
Sự vô lý nào cũng xuất phát từ sự có lý.
Trả lờiXóaSự có lý ở đây là TÂM LÝ HOANG MANG TRƯỚC SỰ SUY SỤP VÀ MẤT PHƯƠNG HƯỚNG CỦA NỀN CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI
Tôi cho ý kiến nầy của Lương Tâm Thời Đại hay. Bọn nó lúng túng.Không còn chỉ huy.Không còn ai nghe ai.Phải chết thôi.Cái gì ngược lòng dân thì trước sau gì cũng bể.
XóaDây là một "liều thuốc êm ái" hay nói thẳng ra
Trả lờiXóalà cái "bẫy ngọt ngào" làm những tên háo danh,
thèm khát địa vị nhất thời đang ở nước ngoài sẽ
chạy về tìm ghế nhưng là cái...ghế 1 chân !
Một thủ đoạn may ra chỉ lừa bịp được những kẻ
ngớ ngẩn như trên,song hại nhất là gây xáo trộn
và chia rẽ cộng đồng VN.hải ngoại.
Nếu thực vì động cơ cá nhân thì chẳng ai muốn về làm con bài cho csVN đâu: vẫn độc đảng toàn trị thì về để làm tay sai cho nó trang điểm à? họa chăng có thằng nguyễn ngọc Lập gì đó là thằng được csVN mua chuộc để tuyên truyền hòa giải mà thôi.
Xóađã độc đảng toàn trị, còn điều 4 hiến pháp "lãnh đạo nhà nước và xã hội tuyệt đối toàn diện" thì chẳng có gì để tin là sẽ có dân chủ cả- chỉ có dân chửi mà thôi.
Làm gì thì làm,nói gì thì nói,nhưng hãy ghi sâu vào tâm khảm và luôn đề phòng -"đừng nghe những gì cộng sản nói / mà hãy nhìn những gì cộng sản làm"
Trả lờiXóaTrong thâm tâm, đại đa số dân Việt đều nghĩ: "Chúng ta là con của Trời. Không phải dưới quyền bọn xấu".
Trả lờiXóaTrò mèo QUÂN XANH QUÂN ĐỎ dưới dạng‘người Việt ở hải ngoại được ứng cử tại Việt Nam’ thì người dân không ngu mà tin cái kiểu"dân chủ" này, -bởi vì còn điều 4 hiến pháp độc đảng toàn trị kia.
Trả lờiXóaNhững con sâu CS có khắp mọi nơi - Từ chùa chiền thánh thất và hải ngoại :
Trả lờiXóa- Nhà tu chân chính chuyên tâm học đạo - Nhà tu CS cài vào gọi là Tu Cộng -
- CS không đội trời chung với Thiên Chúa Giáo nhưng họ cài vào gọi là Cha nhưng mà là cha thiên hạ -
- CS cũng xuất ngoai cài cắm ở nước ngoài gọi lai Hại ngoại -
Cộng Sản làm gì cũng tay trong tay ngoài hầu bịp bợm mà thôi - Nhân gian cũng biết ruột gan của lủ Cộng nên thường nói : - Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỷ những gì CS làm -
Nếu thật tâm yêu nước thì trước hêt ĐCSVN phải đấu tranh dứt khoát với Trung Cộng để đòi lại Hoàng Sa và các đảo nhỏ ở Trường Sa - Phải kiện lên Toà Án Quốc Tế -
Nếu vẫn xem Trung Cộng là bạn tốt rồi xuôi tay cho chúng chiếm đảo - giết ngư dân VN thì toàn dân VN đừng tin tưởng - Chẳng qua chúng lừa phỉnh để thủ lợi - Mị dân tráo trợn mà thôi -
Hãy đấu tranh và tin tưởng một ngày không xa ĐCSVN sẽ tàn lụi và VN sẽ Tự Do Đa Nguyên Đa Đảng - Cương quyết đi theo tầng lớp trí thức để sớm hoàn thành công cuộc Đấu Tranh Xây Dựng Đất Nước Tự Do Bình Đẳng .
Đặc câu hỏi ĐCSVN đòi lại Hoàng sa và các đảo nhỏ Trường Sa sao mà khó khả thi vậy - còn khó hơn là bắt vợ đi làm đỉ - Vợ làm đỉ còn được tiền xài và cái ấy cũng xài lai rai còn làm mạnh với Trung Cộng e mất hết - thôi chịu đễ Dân cứ chửi - chửi gió bảy thôi mà .
XóaNgười trong nước còn chưa được ứng cử nữa là người Việt ở nước ngoài. Một trò hề mị dân của ĐCSVN!
Trả lờiXóaBọn bày ra trò hề này tưởng mọi người cũng sẽ ngu như chúng.
hãy cảnh giác với triêu bài " TRĂM HOA ĐUA NỞ CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG " NAY ĐƯỢC ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
Trả lờiXóa