Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Thỏa thuận thương mại TPP: Bảy điều cần biết

TTP-vươn ra 'biển lớn'
Hoa Kỳ, Nhật Bản và 10 nền kinh tế quanh vành đai Thái Bình Dương đại diện cho 40% kinh tế toàn cầu, đã nhất trí vào thứ Hai, 5/10, cho thỏa thuận thương mại lớn nhất từng được ký kết trong hai thập niên.
Dưới đây là bảy điều cần biết về thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
1. TTP cũng mang tính địa chính như tính thương mại
Thường được gọi là ‘xương sống kinh tế” của chính sách “trục” châu Á của Tổng thống Mỹ Barrack Obama, mục tiêu đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản là vượt qua Trung Quốc, vốn không thuộc TPP, và tạo ra một vùng kinh tế trong Vành Đai Thái Bình Dương có thể cân bằng với sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh trong khu vực. Thỏa thuận cũng nhằm viết nên các luật lệ cho kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 đối với mọi thứ, từ các dòng số liệu qua biên giới đến việc những doanh nghiệp công được phép cạnh tranh quốc tế như thế nào.
“Chúng ta có thể xúc tiến tăng trưởng thông qua thương mại đáp ứng được tiêu chuẩn cao hơn,” ông Obama phát biểu trước Hội đồng Liên hiệp quốc trong tuần trước. “Và đó là những gì chúng ta đang làm thông qua hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương – một thỏa thuận thương mại với gần 40% kinh tế toàn cầu; một thỏa thuận sẽ mở cửa các thị trường trong khi vẫn bảo vệ quyền lợi của nhân công và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.”
2. Trung Quốc không tham gia, nhưng có thể vào một ngày nào đó.
Dù trước kia TPP được thảo luận như một động thái do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm kìm chế Trung Quốc, trong những năm gần đây, quan điểm của Washington đã mềm dịu hơn. Trung Quốc cho biết họ đang theo dõi tiến triển của TPP một cách cẩn thận và tham gia với các cuộc đàm phán thương mại của chính mình. Nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ cảm thấy hứa hẹn thật sự của TPP nằm ở khả năng để ngỏ cho những nước khác tham gia, đặc biệt là Trung Quốc.
Những thành viên hiện tại gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng các nền kinh tế châu Á khác cũng đã xếp hàng cho khả năng gia nhập như Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines, cũng như các nền kinh tế châu Mỹ Latin như Colombia.
3. Gắn chặt trong TPP là một thỏa thuận tự do thương mại giữa hai trong số ba nền kinh tế lớn nhất thế giới
Nhật Bản và Hoa Kỳ trước kia chưa bao giờ ký kết một thỏa thuận thương mại song phương. Nhưng khi Nhật tham gia vào các cuộc đàm phán TPP năm 2013, họ đã có nhiều cuộc thảo luận riêng lẻ về mọi thứ, từ thương mại trong lĩnh vực ô tô đến thịt bò, gạo và thịt heo.
Kết quả là một thỏa thuận thương mại thực tế giữa hai trong số ba nền kinh tế đơn lẻ lớn nhất thế giới và theo thời gian, các hàng rào thương mại giữa hai nước có khả năng sẽ không còn.
Đây cũng có thể là một bước hội nhập thêm nữa của kinh tế và các chuỗi cung ứng của Nhật với Bắc Mỹ. Một trong những trở ngại cuối cùng trong đàm phán các quy định về tỷ lệ nội địa trong ô tô và các linh kiện ô tô, đưa các nhà sản xuất linh kiện tại Canada và Mexico, vốn phát triển nhờ vào Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ đã được 20 năm, vào thế đối đầu với các nhà sản xuất ô tô Nhật. Dù hiện diện sâu rộng tại Mỹ, các nhà sản xuất ô tô Nhật vẫn có các chuỗi cung ứng trãi rộng ở những quốc tế không thuộc TPP như Trung Quốc và Thailand.
4. Đây sẽ là một thỏa thuận nòng cốt đối với ông Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật
Để nỗ lực và đảm bảo cho TPP, ông AB buộc phải viện đến một số thế lực chính trị hùng mạnh trong chính trường Nhật Bản, trong đó có cả vận động hành lan nông nghiệp. Nhưng ông luôn lý luận rằng điều đó sẽ giúp Nhật Bản tiến hành những cải cách cơ cấu hết sức cần thiết sẽ thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế.
5. TPP vẫn là vấn đề phải tranh luận trong nhiều quốc gia thành viên
Trong chiến dịch bầu cử hiện đang được tiến hành ở Canada, các cuộc đàm phán TPP là một trong những điểm chính trong tranh luận kinh tế. Điều này quan trọng. Cuộc đua đang ở thế cân bằng ba bên, trong đó, ông Tom Mulcair, người đứng đầu Đảng Dân Chủ Mới (NDP), hứa sẽ ra khỏi TPP nếu đảng của ông thắng vào ngày 19/10.
“NDP, khi chúng tôi thành lập chính phủ vào ngày 19/10, sẽ không chịu ràng buộc bởi thỏa thuận bí mật [thủ tướng Stephen] Harper đang đàm phán,” ông nói.
Nhưng Canada không phải là nơi duy nhất TPP làm dấy lên tranh cãi.
Mỹ, Australia và những quốc gia khác, những người phản đối nhằm vào một điều khoản cho phép các doanh nghiệp nước ngoài chống lại các quyết định của chính phủ trước các ban trọng tài quốc tế. Tại Australia, vấn đề này đặc biệt nhạy cảm từ khi người khổng lồ sản xuất thuốc lá Philip Moris kiện chính phủ nước này thông qua một hiệp ước đầu tư Hong Kong khá tối nghĩa về việc ban hành quy định bao bì thuốc lá theo chuẩn của Canberra.
Hoa Kỳ đã đồng ý đưa thuốc lá và những quy định có liên quan đến y tế công cộng ra khỏi hệ thống tranh chấp đầu tư của TPP. Nhưng đây không phải là vấn đề gây tranh cãi duy nhất.
6. TPP chỉ lướt qua vấn đề thao túng tiền tệ…
Trong số những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất ở Mỹ là vấn đề tiền tệ và câu hỏi về phá giá cạnh tranh.
Với con mắt cảnh giác nhìn về đồng yen yếu và sự cạnh tranh từ Toyota và những đối thủ khác, ngành ô tô Mỹ cùng những người ủng hộ tại Quốc hội đã thúc đẩy để TPP có một lệnh cấm có thể thực thi về thao túng tiền tệ.
Điều này khó có khả năng trở thành một phần chính thức của TPP. Nhưng theo những người theo dõi chặt chẽ các cuộc thảo luận, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ các quốc gia TPP đã đồng ý về một thỏa thuận song song cam kết không tham gia phá giá cạnh tranh nhằm tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu của nước mình.
Tất cả đều là thành viên của IMF và nhiều nước thuộc G20, mỗi tổ chức đều có những quy định về thao túng tiền tệ riêng. Nhưng những người gần gũi với các cuộc thảo luận khẳng định tiêu chuẩn sẽ cao hơn và sẽ bao gồm các điều khoản về tham vấn thường xuyên và riêng lẻ.
Tuy nhiên không quốc gia TPP nào sẳn lòng thực hiện các cam kết có hiệu lực thông qua cấm vận thương mại, một trong những yêu cầu chính của ngành ô tô và những người ủng hộ ngành.
7. TPP sẽ mở ra chương mới cho tiêu chuẩn về lao động và môi trường đối với các thỏa thuận thương mại
Từ năm 2007, Hoa Kỳ buộc phải đưa các thảo luận về các tiêu chuẩn môi trường và lao động vào các cuộc đàm phán thương mại của mình. Nhưng TPP lần đầu tiên sẽ khiến những cam kết được thực thi và có khả năng chuyển thành cấm vận thương mại nếu các tiêu chuẩn không được đáp ứng.
Nhiều nhà hoạt động môi trường vẫn hoài nghi, nhưng Hoa Kỳ nhấn mạnh TPP sẽ giúp giảm nạn buôn bán các loài đang bị nguy hiểm và giải quyết những vấn đề khác như đánh bắt cá quá mức ở những quốc gia TPP. Nếu các nước không tuân theo các cam kết của họ, Washington sẽ dùng thỏa thuận để kêu gọi họ thực hiện.
Những điều khoản về lao động mới trong TPP cũng sẽ tạo nhiều thay đổi tại các nước như Malaysia và Việt Nam.
Để tham gia, những nước này sẽ phải chứng minh họ tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế.
Các quốc gia thuộc TPP buộc phải có các mức lương tối thiểu. Họ cũng phải thực thi các lệnh cấm những hành động hiện dẫn đến tình trạng lao động bị ép buộc như người thuê lao động giữ hộ chiếu của người lao động di cư và thu các phí tuyển dụng đặc biệt khiến người lao động bị mắc nợ. Tại Việt Nam, chính phủ sẽ phải để người lao động tự do hơn trong tổ chức công đoàn và cho phép lập một đối thủ đối với Tổng công đoàn hiện tại của nước này.
Khánh Lâm lược dịch/Theo The Financial Times
 
---------------

3 nhận xét:

  1. Các điều khoản TPP gồm... gần 900 trang A4. Khó làm sai, lách luật lắm. Tay nào tính lươn lẹo chỉ có chết!

    Trả lờiXóa
  2. Nhưng nhà sản lại nghĩ có thể vẫn lách luật được như đã từng làm , vì thế rất nóng máu để được gia nhập TPP (nhưng còn lí do nữa có thể: hết xiền rồi) !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là kết quả "thôi rồi Lượm ơi. 1 dòng máu đỏ!" đã thấy trước!

      Xóa