Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

SỢ DÂN HAY COI THƯỜNG DÂN MÀ XA DÂN ?

Còi hụ, đoán xe đưa rước khi Lãnh đạo "xuống" cơ sở
* BÙI VĂN BỒNG
Sáng ngày 8/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp. Tuy nhiên, từ sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua đến 97% “nhấn nút” tán thành thông qua Hiến pháp, dư luận cho rằng, thể nào một thừi gian không xa lai đặt ra vấn đề cần có một hiên spháp mới, hoặc cần phải sớm sửa đổi Hiến pháp này lần nữa. Nhiều nội dung cơ bản, quan trọng của Hiến pháp sửa đổi lần này không phù hợp ý nguyện của nhân dân. Khi trưng cầu dân ý, phần nhiều chỉ tổ chức rất hình thức, nội dung góp ý in sẵn, áp đặt, và cùng khó tin con số thống kê, tổng hợp công dân góp ý, nhiều góp ý xây dựng rất xác đáng của dân không được dưa vào nội dung sửa đổi. Ngay như đại biểu Dương Trúng Quốc cũng nói là “sửa’, nhưng không "đổi”…
Dư luận cùng cho rằng, các vị Bộ Chính trị khoá XI này ít đi cơ sở. Hiếm thấy có vị nào đi thăm ruộng với nông dân hoặc về tận các xóm làng, chưa nói đến vùng sâu vùng xa. Cũng chưa thấy vị “tứ trụ” nào đến thăm, trò chuyện với công nhân trong xường máy, trên các công trường. Tiếp xúc cử tri thì toàn chọn những cán bộ hưu trí đã bị “bê tông hoá tư duy’ đặc cả đầu, suy nghĩ bảo thủ thâm căn cố đế, khen nịnh một chiều, suốt ngày cười nửa miệng!. Một số vị có đến các tỉnh, thành phố , nhưng kế hoạch báo trước, mọi sự chuẩn bị sẵn, cả phát biểu cũng...do tỉnh, thành soạn trước, in rõ, chỉ làm việc trong hội trường, rồi vù về luôn. Thế là Đảng đã ‘chủ động’ xa dân.  Như thế là né dân, do sợ dân, ngại gần dân, không muốn nghe chất vấn tại chỗ,  hay coi thường dân? .Càng gần đây càng thấy rõ hiện tượng 'đáo quan liêu'; quan liêu còn nặng hơn trước đại hội VI chống quan liêu bao cấp.
Khi đương chức, ông Sáu Dân (Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) nói: “Ai cũng hô vì dân, nhưng gặp dân thì né, ngại nghe dân nói, bị dân phê bình thì cứ giãy nãy lên. Cán bộ chỉ thích khen, không thích ai phê bình. Xa dân là Đảng tự tiêu, tồn tại sao được? Mà Đảng không được dân ủng hộ coi như tự mình đánh mất dân, thì Đảng còn tồn tại để làm gì?”.
Phóng viên Huỳnh Phan (Tuần Việt Nam) phản ánh: Khi trao đổi về dân chủ và phê bình, ông Sáu Dân đã nói: "Gần đây, tôi thấy buồn và lo ngại trước hiện tượng thủ tiêu đấu tranh phê bình, chủ yếu thiên về vuốt ve nhau. Một người sai, nhiều người biết nhưng không nói, hoặc không dám nói. Hoặc giả có định phê một câu thì phải rào trước đón sau, phải nêu, thậm chí phải tụng ca một loạt ưu điểm, rồi mới đưa ra khuyết điểm. Mà điều đáng lo ngại ở chỗ hiện tượng này đã trở thành phổ biến, không kể ở cấp nào, từ cơ sở tới cấp Trung ương."
                Đó là chưa nói đến có trường hợp ý kiến dân đề xuất với Đảng nhưng cấp ủy không báo cáo lên trên; hay chỉ báo cáo chung chung, phiên phiến; hoặc các tổ chức đoàn thể nắm bắt không kịp, không đủ, nắm sai thông tin nên báo cáo không chu đáo; có khi còn vì động cơ khác mà giấu nhẹm thông tin, thiếu mạnh dạn, thiếu bản lĩnh đấu tranh, sợ mất lòng, ngại đụng chạm...
            Niềm tin của dân chính là sự thể hiện rõ nét hiệu lực lãnh đạo của Đảng. Cho nên, nếu xa dân là tự tách mình ra khỏi hiện thực cuộc sống, không có những thông tin xác thực cần cho người lãnh đạo, mất lòng dân mà không biết nguyên nhân sâu xa từ những lý do gì. Khi người dân được quyền tự do dân chủ, nhận rõ sự phát huy ngày càng cao bản chất ưu việt của một Đảng cầm quyền, đem lại lợi ích thiết thực cho họ, thì niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được khẳng định vững chắc. Thực tế chứng minh rằng, nếu cán bộ đảng viên không chăm lo “tích thiện”, từ đạo đức, lối sống đến tư cách, tác phong không làm gương trước quần chúng, thì bị mất ngay niềm tin, tạo ra hố ngăn cách giữa dân với Đảng. Và như vậy, rất có hại cho cách mạng, trì kéo, kìm hãm sự phát triển của xã hội, báo động về nguy cơ mất chế độ chính trị-xã hội. 
           Phải luôn luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ tương hỗ: Nhờ dân mới có Đảng, và dân xây dựng Đảng để giao quyền lãnh đạo cho Đảng. Người dân chỉ phục tùng, chấp nhận sự lãnh đạo của đảng khi đảng thực sự vì dân, giữ được uy tín và hiệu lực lãnh đạo của đảng cầm quyền.  Cho nên, mất lòng dân là Đảng tự đánh mất chính mình. Khi một đất nước có một chính đảng cầm quyền biết tôn trọng dân và thực thi dân chủ một cách thường xuyên, thực sự đi đúng đường lối, chủ trương, chính sách, thực hiện đúng và sáng tạo với hiệu quả cao các nghị quyết đã đề ra, thì lòng tin của nhân dân đối với Đảng sẽ được dân đồng tâm xây đắp, không ngừng củng cố ngày càng bền vững.
                 Điều lệ Đảng đã quy định rõ nhiệm vụ của người đảng viên, nhiệm vụ của tổ chức Đảng các cấp là phải thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân:  “Phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng, chăm lo đời sống của quần chúng, đoàn kết với quần chúng, học tập quần chúng, tìm hiểu nguyện vọng và lắng nghe ý kiến của quần chúng, để phản ánh trung thực cho Đảng và kịp thời giải quyết một cách thích đáng. Phải ủng hộ sáng kiến, nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng. Phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, phát triển ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, chuyên quyền, xa rời thực tế, xa rời quần chúng”.
           Cương lĩnh, Điều lệ, các Nghị quyết của Đảng, rồi biết bao thông tri, chỉ thị, các văn bản chuyên đề của Trung ương hướng dẫn về công tác Đảng đều nhấn mạnh yêu cầu giữ vững nguyên tác tập trung, dân chủ, yêu cầu phát huy vũ khí sắc bén đấu tranh phê bình, tự phê bình, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân, nhưng bệnh quan liêu, xa thực tế, xa dân, làm mất dân chủ vẫn tràn lan. Đó là sự tự thân của chính những cán bộ, đảng viên có chức có quyền đã làm cho Đảng bị yếu kém. 
So với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Nhất năm 1935 (Đảng Cộng sản Đông Dương lúc đó có hơn 600 đảng viên), nay Đảng ta đã có số lượng đảng viên đông gấp hơn 5.000 lần (hơn 3,6 triệu đảng viên). Đảng cần phải mạnh, chất lượng phải tương ứng với số lượng. Đông mà không mạnh, số lượng nhiều mà chất lượng kém là điều rất đáng lo ngại, và như thế cũng chẳng có gì đáng tự hào. Không ngẫu nhiên mà người ta đã phải đúc kết: “Nhìn thấy đảng viên nhan nhản mà Cộng sản được mấy người?”. Đó là nỗi lo lớn, đặt ra sự cần thiết, cấp bách phải chỉnh đốn Đảng. Sự mất chất Cộng sản trong khi vẫn mang danh đảng viên đã làm xói mòn niềm tin trong nhân dân đối với Đảng lãnh đạo. Khi cố tình làm trái pháp luật thì không nghĩ đến đảng, nhưng khi có nguy cơ lung lay cái ghế, những gian tham bị lộ tẩy, thì lại bấu víu vào đảng để tự trì bám quyền lực: "Tôi không xin, nhưng đảng còn tín nhiệm thì tôi làm theo yeu cầu của đảng!". Tấm bình phong đảng quả là có sức bao trùm lớn.
                  Có những vị lãnh đạo rất ít khi đi cơ sở, ít gặp người dân, quan liêu trên mây, mặt vênh lên hợm hĩnh. Cho nên, khi đã đối thoại với dân, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải “tâm tự vấn tâm”, đối thoại với chính mình, hỏi lại lòng mình. Như phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải tự giác, gương mẫu làm trước (ngay sau Hội nghị này, không phải chờ gì cả) tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình. Mọi đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà "phán", hoặc "chờ xem", coi như mình vô can”. Nói vậy, nhưng mấy ai tự soi. Biết tự soi đã không làm bậy! Tham quyền cố vị khi uy tín đã mất thì quả là thái độ trơ lỳ thực dung, không biết xấu hổ. 
Có những vị có đến 3 khóa liền là "cận tứ trụ", vài khóa giữ cương vị trong "tứ trụ" ngồi tót trên thượng đỉnh Trung ương'. nhưng chỉ xuất hiện gọi là đi cơ sở tỉnh, huyện vài lần, phần nhiều lễ lạt, khánh thành này kia được mời giải quyết khâu oai, xe đưa xe đón, xe bám đít rồng rắn cả mấy chục chiếc. Khó tìm ra ông có bức ảnh nào gần gũi, chân tình tiếp xúc nói chuyện với nông dân, công nhân, các thành phần lao động khác. Lên bục phát biểu thì chẳng cần suy nghĩ cân nhắc gì, phần nhiều đọc những văn bản có sẵn được nghĩ và viết ra từ cái đầu người khác. Đến đâu cái mặt cũng nghênh ngang, hai cánh tay khuỳnh ra chống nạnh, nhìn người dân không được nửa con mắt, ý kiến góp ý của 'đồng chí' và nhân dân cứ bị coi như dế gáy, ve kêu:
              Chức ông lớn, ghế ông cao
Tưởng mình chẳng khác vi sao trên trời
              Đi đâu phải có lời mời
Đến đâu cũng thấy rực trời cờ hoa
              Đi theo cả đám lâu la
Mâm cao, cỗ hậu lại quà trao tay
              Nhậu say, lời nói càng sai
Lúc nào cũng thấy "tương lai tuyệt vời"..
 Hoặc là:
               Bộ phán rồi bộ vội về
Nhân dân chịu đủ mọi bề oan khiên….
               Đừng có đổ vấy cho "thế lực thù địch" nào để che đậy những xấu xa, mục ruỗng ngay trọng nội tại cơ thể đảng. Quan liêu, tham nhũng, hủ hóa là sự "tự diễn biến" làm mất hẳn niềm tin, uy thế lãnh đạo của một đảng cầm quyền. Khi đi tiếp xúc với dân thì nhũn nhặn, hứa hão để lấy lòng, xin phiếu. Khi được dân bầu lên, có ghế cao chức lớn thì quay lại đè dầu cưỡi cổ dân lành. Hỏi có còn cái thứ đạo đức nào dơ dáy hơn không? Tự thả lỏng cho mình, khắt khe với người khác cũng là sự ích kỷ quá đáng. Thiệt thòi và bất lợi cho người lãnh đạo là bị người dân sợ tiếp xúc, người dân xa lánh và nhất là không nghe được những lời nói thẳng, nói thật từ miệng người dân. Khi khoảng cách chưa bị triệt tiêu, sự xa lánh, né tránh còn đầy tâm tư, người dân còn phải “tỏ thái độ” thì không ai muốn nói, và càng không nói thật. Nếu như ý kiến đã phát biểu, lãnh đạo nghe hết, nhưng nghe rồi để đó, không làm, thì chẳng ai muốn nói. Khi người ta không tin, thì có gặng hỏi người ta cũng không nói. Bởi vì: “Nói ra làm gì, chẳng đi đến đâu, mất công lại thêm bị để ý, bị thù oán…”  Cho nên, tổ chức đối thoại phải đi vào thực chất, phải có hiệu quả, nếu không thì coi như chỉ là thứ hình thức, mị dân, lừa dối dân. Cũng vì thế, văn hóa đối thoại là phải biết lắng nghe, phải chống bệnh bảo thủ, phải thực sự khiêm tốn, cầu thị và cái gì đã hứa thì phải làm.
               Thực trạng giảm uy tín của Đảng lãnh đạo đối với nhân dân đã rõ, nhưng không thể không có lối ra. Trong bất kỳ khó khăn nào, khi có dân ủng hộ nhiệt tình, Đảng ta đều có thêm sức mạnh nội tại của lòng dân để vượt qua. Thế nên, cần nhắc lại một đúc kết đã thành chân lý: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu / Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.Vững tin ở sức mạnh toàn dân, biết coi trọng “dân là gốc, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân”, thực sự biết dựa vào dân, việc gì dù gian khó đến mấy cũng hoàn thành. Chỉ có những kẻ đã mất chất Cộng sản, phản bội các nguyên tắc điều lệ Đảng, đi ngược lại lý tưởng, tự cho mình cái quyền đứng trên thiên hạ, gây thù chuốc oán cho dân, bị dân khinh thường mới sợ phải đối thoại với nhân dân.
BVB
---------------

27 nhận xét:

  1. Hiến pháp nửa vời, đục nước béo cò. Đau hơn, buồn hơn sau VN khi sửa hiến pháp; khi Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Bác Bồng viết rất đúng, rất có tâm, có tầm.
    Vì dân, vì nước Bác thức thâu đêm để viết. Nhưng, lũ quan tham, ác, ngu dốt VN hiện nay chúng có biết đọc, biết lắng nghe, chúng có động não đâu!

    Trả lờiXóa
  2. Lời tâm huyết của Bác Bồng...sao nghe đau xót quá...không biết những đỉnh cao trí tuệ có xao lòng tự xem xét lại mà cố sữa mình hai vội chụp cho Bác Bồng ....cái mũ...suy thoái...nói xấu lãnh đạo..v.v...lời thật dễ mất lòng, khó nghe, nhưng ý tốt....nên nhớ rằng: ..nâng thuyền là dân..mà chỉ có dân mới lật được thuyền...đừng quá cao ngạo, tự sướng, tự cao quá mức...để đến khi tức nước vỡ bờ mới ngộ ra thì...mọi sự đã...rồi. Mong sao VN. ta sẽ được tự do - công bằng - văn minh và hạnh phúc thật sự....chứ không chỉ là những khẩu hiệu suông. Mong lắm thay...

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Văn Bìnhlúc 03:15 9 tháng 12, 2013


    Cả hai. Đảng cộng sản sợ dân vì biết rằng dân chán ghét họ. Nhưng không những thế, họ còn coi thường dân, vì dân chỉ là những bọn dân đen không đáng đồng tiền.

    Trả lờiXóa
  4. Họ loanh quanh Ba Đình cái chuyện đấu đá, nhóm này nhóm kia -lợi ích, đối phó, chống đỡ nhau, đâu còn thơi gian đi cơ sở? Hơn nữa, họ lý thuyết suông, quan lieu, đâu cần đến dân, không cần thực tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. theo toi, cac can bo VN xem nhieu phim cua My va chau Au la phai di xe khung thi moi la nguyen thu, moi la Mafia...Tren thuc te, cac quan chuc cua My va chau au rat gan gui dan

      Xóa
  5. Một hiến pháp lạc hậu bậc nhất thế giới, còn lạc hậu hơn cả hiến pháp 1946 của cụ HỒ , lãnh đạo các cấp thì tham nhũng,thích OAI,thích nhà cao cửa rộng và biệt thự,thích chơi gái ,thích bằng cấp nhưng lười HỌC,NÓI mẽ ,nói không ai bằng,nhưng việc làm thì hơn "mèo mửa",những cái đầu mụ mẫm,tối tăm không nhìn qua khỏi bụi tre làng,nhưng khoác lác tầm nhìn đến năm 20-,30 và 50.toàn một thứ bánh VẼ.Lịch sử sẽ phán xét cho lớp người này...

    Trả lờiXóa
  6. Các Thủ Tướng Na Uy, Thụy Điển... đi bộ ngoài phố là chuyện bình thường. Thái tử Anh Charles còn đứng tâm sự với những người vô gia cư. Sự lố bịch, kêch cỡm chỉ diễn ra ở VN. Dân họ biết hết, cười cợt... Vẫn muốn "nắm cổ" dân?! Mất lòng tin là mất tất cả!!!

    Trả lờiXóa
  7. Đây, kiểu nói tiêu biiểu của anh Tư (Trang 5 báo TN ngày 3/12/2013):
    "... nếu vụ này thế này, vụ kia thế nọ thì cá đồng chí cứ chất vấn chúng tôi, chứ không thể để tình trạng cứ llềnh bềnh mãi được đâu... Bây giờ chúng ta vay không chỉ để đầu tư mà vay để chi thường xuyên một phần và vay để trả nợ đến hạn một phần nữa. Nguy hiểm, hết sức nguy hiểm mà cứ ào ào thế này thì chết!"
    Chết! Chết!!! Than thở, bất lực, dở dở ương ương... Có phải khẩu ngữ của một Chủ tịch nước (Tổng Thống) không? Thay đổi ngay đi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với thể chế mước mình hiện nay dám nói như anh Tư cũng là hiếm rồi bạn, vì bây giờ người ta nói tòan màu hồng không hà,

      Xóa
    2. Với thể chế mước mình hiện nay dám nói như anh Tư cũng là hiếm rồi bạn, vì bây giờ người ta nói tòan màu hồng không hà,

      Xóa
    3. Tôi sợ rằng muộn rồi. Dù có thay đổi ngay đi cũng chẳng người dân nào tin nữa. Chết thì chết ngay đi thôi.

      Xóa
    4. Thật nguy rồi anh Tư oi, đi vay để chi thường xuyên( có nghĩa là để ăn) và trả nợ thì cái nền kinh tế ấy sắp sập tiệm rồi !!!

      Xóa
  8. Đảng ta thế đấy!
    Ai thích thì vào
    Cùng ăn cùng chia
    Lập bầy, ăn cướp.

    Ai còn danh dự
    Tự trọng, thương dân
    Thì hãy đi ra
    Như Lê Hiếu Đằng
    Như Phạm Chí Dũng
    Chứ đừng kêu ca
    Phí lời với đảng.

    Trả lờiXóa
  9. "SỢ DÂN HAY COI THƯỜNG DÂN MÀ XA DÂN ?"

    Đối với các bác ấy, dân là một thứ hàng hóa, chỉ có giá trị sử dụng chứ không tạo ra cảm xúc chi cả . Lộn, cũng có thứ dân tạo ra "cảm xúc" nhưng cũng là một thứ hàng hóa .

    Vật chất quyết định ý thức .

    Trả lờiXóa
  10. Lòng dân, là bài học vỡ lòng của bất cứ chính quyền nào. Là câu cửa miệng của bất cứ đảng phái nào khi tranh cử hoặc đã nắm được quyền hành.Việc này lịch sử đã nói đến nhiều.

    ĐCS VN cũng vậy, luôn mồm của dân, do dân, vì dân. Dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra...Nhưng sự thật thế nào, bác Bồng viết dài mà cũng chỉ mới nêu được phần nào thực chất, cái bề nổi trông thấy của tảng băng " vì dân ".Cái phần chìm của nó mới ghê gớm, mới kinh khủng. Nó len lỏi, ẩn hiện trong các văn bản nghị quyết, đường lối, chính sách, lời nói. Nghe thì rất kêu mà thực chất chữ LÒNG DÂN với họ chỉ là khái niệm xa vời, nói để mà nói.

    Đã nắm được chính quyền, có sức mạnh trong tay, có tiền. Thì lòng dân đối với họ chỉ là một thứ đất sét nhào nặn sao sẽ ra vậy. Muốn dân ủng hộ thì nặn ra một đám dơ tay , bấm nút. Muốn dân không chống đối thì nặn ra một lũ gs-ts, dlv nói lấy được, ca ngợi Đảng tận mây xanh. ai phản đối thì xối nước vào cho nó rã ra thành bùn.

    Nguyễn s Hùng vừa cho đăng bài viết ca ngợi HP mới. Trong đó không quyên đề cao hai chữ nhân dân. Là chủ tịch QH ông ca ngợi HP do QH của ông thông qua là điều dễ hiểu. Nhưng những lời ông nói về nhân dân thì chỉ là xáo ngữ, lộng ngôn. Bất cứ ý tứ lời nào của ông và của HP nói về nhân dân đều rất hay nhưng cũng rất dễ bóc mẽ. Ông mập mờ khái niệm nhân dân, nhân danh nhân dân. Nhưng với ông, nhân dân chỉ là một bộ phận nhỏ ủng hộ ông và đảng của ông. Còn đại bộ phận nhân dân thì ông coi như không biết,không nghe, không thấy.

    Chính cái đại bộ phận mà ông coi thường này mới làm ông sợ,ông xa, ông né. Mà không chỉ ông, hình như tất cả cán bộ cao cấp của ông cũng sợ, cũng xa, cũng né thì phải.

    Bài học vỡ lòng về lòng dân. Ông và đảng của ông nên xem lại,học lại.

    Trả lờiXóa
  11. Gia đình cũng vậy! Một ông bố làm lãnh đạo, làm gương cho con cái noi theo. Quán xuyến kinh tế gia đình lo ăn, lo học, lo sức khoẻ cho gia đình. Nay Bố vô tích sự làm không ra gì, đạo đức suy đồi, tiền dành ăn nhậu đi chơi gái, rượu say về nhà hành vợ chửi mắng con cái, vợ con làm nuôi cho ăn mà lại ăn trộm tiền để làm bậy chỉ nghĩ đến bản thân Hỏi cả làng cả xã gia đình đó có thịnh vượng được không? con cái có tiến bộ sánh vai với ngoại quốc được không? mở mày mở mặt với dân làng được không? Vợ con chắc chỉ mong cho bố chết sớm để được nhờ! sống ngày nào khổ gia đình ngày đó vì gia đình mất lòng tin vào bố? Còn xã hội có thế không nhỉ các bác các cụ?. Thương cho dân Việt bị bọn quan tham nhũng quá khứ, ăn cướp hiện tại ăn cắp tương lai hu hu hu !!!!

    Trả lờiXóa
  12. Cái thứ hiến pháp TỰ BIÊN TỰ DIỄN, đối với Dân không đáng một đồng xu, mà làm bộ làm dáng ký ban hành vào ngày chủ nhật.!!! Ở Nghị trường QH, sao không thấy ông Sang mạnh miệng nói về nợ xấu, về tham nhũng, về chạy chức, chạy quyền...! Cứ đợi sau ngày giải tán QH, bay về quận 1, quận 4; chọn mấy bộ mặt cũ sì, chỉ giỏi cười nịnh, tha hồ tán phét : "Nguy hiểm, hết sức nguy hiểm mà cứ ào ào thế này thì chết!". Ai chết? Ông hay NHÂN DÂN??? Thử một lần nói thật lòng mình xem ông tư!

    Trả lờiXóa
  13. Nhón nông dân chúng tôi cũng được anh Tư thăm và bày cho vài cách khắc phục khó khăn cũng hiệu quả lắm, mới chỉ đạo cân đối sx giữa lúa và màu, cá da trơn...thường chỗ nào nóng anh đến tui không thấy phóng viên đâu, nên chác không ai đưa tin lãnh đạo thăm dân. Tuy nhiên hiện nay những người lãnh đạo cần gần dân hơn.

    Trả lờiXóa
  14. Luôn luôn lắng nghe.
    Lâu lâu mới chả vờ hiểu........

    Trả lờiXóa
  15. Còn đấu tranh giai cấp thì còn còi hụ! một nét văn hóa của phong kiến còn được tôn vinh!!!
    Xin thưa! "còn duyen thì kẻ đón người đưa,
    Hết duyên thì đi sớm về trưa một mình"
    Có kẻ chết chôn mà dân vứt cứt đầy mộ!

    Trả lờiXóa
  16. “Chúng tôi lắm lúc cũng rất buồn, không biết giải quyết như thế nào. Sáng ra đã có bà con đến, chiều về cũng có bà con đến. Đi đường cũng có mà đến cơ quan cũng có” - Tổng Bí thư NPT nói.
    Thật hết thuốc chữa, làm TBT mà hèn nhát, nhu nhược. Thấy cái ác, cái xấu không dám đấu tranh, thấy nỗi thống khổ, oan khiên của dân chúng mà không biết phải làm như thế nào, bất tài, bất lực hết chỗ nói

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mang tiếng Tổng bí thư
      Đứng đầu đảng cầm quyền
      Mà còn hèn như vậy
      Hỏi dân nhờ cái gì?

      Ví thử như Còm này
      Được làm Tổng bí thư
      Lãnh đạo cái đảng ta
      Thì thưa với đồng bào
      Còm này xin tuyên bố:
      Nguyên nhân của tham ô
      Nguyên nhân của tham nhũng
      Của lãng phí, xa hoa
      Của bất tài, vô dụng
      Của suy đồi đạo đức
      Của nghèo hèn và nhục
      Là tại bởi đảng ta
      Độc tài, mình một chợ
      Cửa quyền và khinh dân
      Bao năm nên mới thế!

      Nay tôi: Tổng bí thư
      Tuyên bố với đồng bào
      Tư nhân nền báo chí
      Nhiều đảng phái cạnh tranh
      Thực thi nền dân chủ
      Như Anh, Mỹ, Pháp, Nga
      Tránh xa thằng Trung Quốc.

      Thì Còm này tin chắc
      Tham nhũng bị triệt tiêu
      Hết cả nạn cửa quyền
      Vòi tiền, hành nhân dân
      Của cán bộ công quyền
      Trong bộ máy nhà nước
      Đất nước lại nở hoa
      Đón chào vận hội mới.

      Thích Đọc Còm làm thế?
      Có vừa ý bà con?


      Xóa
    2. Buồn cái chó gì. Bốc phét đấy!

      Xóa

  17. Anh Bồng là người có tâm với đất nước nên còn có những bài viết phê để cán bộ tiếp thu, tiến bộ. Nhưng tôi nghĩ cán bộ bây giờ, dưới thì tham lam sa đọa, hống hách bạo lực với dân, trên thì lợi ich nhóm, lợi ich cá nhân, nếu có người nào có thể trong sạch thì đâu óc lẩn thẩn, lý luận cũ rích, đòi dẫn dân tộc này tới nơi vô tăm tích, kiếm vật vô danh. Tôi chỉ thấy nhục vì nước nghèo dân khổ lép vế với ngoại bang, chỉ thấy đau vì mẹ ta, em ta chị ta vẫn phải sống trong bất an lao khổ. Tôi nghĩ như nhiều người rằng người biết tự trọng thì không làm cán bộ trong lúc này? Bệnh đã nặng lắm rồi, làm sao chữa nổi đây anh Bồng ơi.







    Trả lờiXóa
  18. Tựu trung lại cũng do Nhân Dân mà ra cả đấy thôi, đến chủ tịch xã đã tôn sùng như vua con rồi thì lãnh đạo TƯ Dân phải coi là ông trời. Đến khi nào hết tôn sùng lãnh đạo, hết xây tượng đài, nhà lưu niệm vô bổ thì Dân mới sống được.

    Trả lờiXóa
  19. Bí thư xã tôi (Thuộc tỉnh Thanh Hóa) nhân dân rất ghét bởi hắn rất hách dịch và lắm tội quá. Nhà bí thư đó hơn 10 năm nay đêm đêm thường bị dân ném phân tươi vào nhà

    Trả lờiXóa
  20. Bí thư xã tôi (Thuộc tỉnh Thanh Hóa) nhân dân rất ghét bởi hắn rất hách dịch và lắm tội quá. Nhà bí thư đó hơn 10 năm nay đêm đêm thường bị dân ném phân tươi vào nhà

    Trả lờiXóa