Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Ối cha cha! Giáo dục Việt Nam VƯỢT XA CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN !


Lần đầu tiên Việt Nam tham gia sân thi toàn cầu về xếp hạng giáo dục theo một chương trình khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Kết quả xếp hạng 17/65 khiến các nhà quản lý giáo dục "bất ngờ", còn người dân có nhiều cảm xúc khác nhau.
Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD) vừa công bố ngày 3/12, Việt Nam xếp hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đây là năm đầu tiên Việt Nam tham gia chương trình này.Ông Andreal Schleicher, người phụ trách các kỳ thi PISA của OECD nói với báo BBC rằng "kết quả đánh giá của học sinh Việt Nam vào hạng sao".
Theo kết quả ở từng môn, Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), xếp thứ 17 về môn Toán (511 điểm) và xếp thứ 19 về môn Đọc hiểu (508 điểm).
Năm nay, trọng tâm của đánh giá này tập trung vào môn Toán.
Xếp chung cuộc, Việt Nam có thứ hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đánh giá.
 Sáng 4/12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Tôi vui và bất ngờ với kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế vừa công bố ngày 3/12".
Thứ trưởng Hiển, cũng là người phụ trách dự án PISA của Việt Nam, bày tỏ.: "Lần đầu tiên Việt Nam tham gia chương trình đánh giá này vào năm 2012. Chúng ta là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 65 nước nhưng chất lượng gây bất ngờ cho cả thế giới" –
 
Danh sách những thành phố, quốc gia đứng đầu bảng
Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD), Việt Nam xếp hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kết quả ở từng môn cho thấy, Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), xếp thứ 17 về môn Toán (511 điểm) và xếp thứ 19 về môn Đọc hiểu (508 điểm).
Năm nay, trọng tâm của đánh giá này tập trung vào môn Toán.
"Kết quả này bất ngờ cả với chúng tôi (lãnh đạo Bộ GD-ĐT, PV). Khi bắt đầu tham gia chương trình này, ta chỉ hi vọng học sinh đạt trung bình hoặc dưới trung bình” – lời Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.
Theo ông Hiển: “Trong quá trình chuẩn bị về số liệu học sinh, danh sách các trường, các loại hình trường công lập, ngoài công lập, trường nghề, người ta (OECD-PV) nắm thông tin và chọn mẫu. Kết quả họ chọn 59 tỉnh thành được tham gia. Như vậy là ngẫu nhiên và ta không can thiệp vào được”.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) bổ sung: “Cái vui hơn vì đây không phải là kỳ thi mà là kỳ kiểm định chất lượng; không phải là lựa chọn ai đậu cái gì mà xem xét trình độ, mức độ của học sinh ta như thế nào với khu vực và thế giới”.
"Ngôi sao thành tích"
Ông Andreas Schileicher – người chịu trách nhiệm đánh giá kết quả PISA đã nhấn mạnh “thành tích ngôi sao” của Việt Nam trong lần đầu tiên tham gia bảng xếp hạng quốc tế này. 
Thông tin về kết quả do OECD công bố cũng đã được nhiều tờ báo lớn của Anh, Mỹ đăng tải.
Tờ Daily Mail của Anh ví Việt Nam là “ngôi sao đang nổi” khi viết: Việt Nam giành vị trí số 17 trong bảng xếp hạng mặc dù chi tiêu cho giáo dục ít hơn nhiều so với Anh.
Số học sinh trung bình/ lớp của Việt Nam là 41 em. Daily Mail cho rằng con số này là “một sự nhạo báng quan điểm cho rằng chất lượng giáo dục phụ thuộc vào tỷ lệ học sinh/ giáo viên”.
“Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ cha mẹ quan tâm tới việc học hành của con cái nhất. 49,2% phụ huynh duy trì liên lạc với giáo viên để kiểm tra tình hình học tập của con em mình”.
Ông  Andreas Schleicher bình luận:  “Học sinh Việt Nam thường đi học thêm. Phụ huynh cũng thường thuê gia sư để giúp con em mình học tập ở những trường công lập ngân sách hạn hẹp. Trong khi  Anh chi ngân sách cho mỗi học sinh  gấp 14 lần Việt Nam”.
CNN thì quan tâm tới kết quả "tiếp tục dẫn đầu" của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) trong bảng xếp hạng này.
CNN dẫn lời hiệu phó một trường phổ thông ở Trung Quốc, giải thích thành công của Thượng Hải (hai lần liên tiếp đứng đầu kể từ khi tham gia) là một sản phẩm của một nền văn hóa, vốn dành ưu tiên cho các thành tích học tập.
Việt Nam "luyện" PISA như thế nào?
Cũng trong sáng 4/12, Bộ GD-ĐT cho biết, ngành đã xây dựng kế hoạch hành động và từng bước triển khai thực hiện để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo PISA.
Theo đó, đã cử 1 lãnh đạo Bộ trực tiếp phụ trách điều hành PISA, đứng tên ký thỏa thuận với OECD.
Bộ cũng thành lập Ban Quản lý PISA, thành phần gồm các lãnh đạo của những đơn vị trực tiếp liên quan đến thi cử và phát triển giáo dục dục phổ thông.
Ban quản lý này chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách thực hiện PISA quốc gia và chỉ đạo các Sở GD & ĐT.
PISA cũng được vào trong nhà trường phổ thông gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
Văn phòng PISA Việt Nam đã biên soạn 2 cuốn tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
"Điều khác biệt mà VN làm so với các nước khác, là VN không có trang web riêng về PISA, một số trường còn khó khăn nếu có trang web cũng không thể sử dụng, nên phải biên soạn tài liệu tập huấn bằng cách dịch các tài liệu đã được OECD công bố rất công phu" - đại diện Bộ GD-ĐT giải thích.
Để giới thiệu về các lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu, VN đã nghiên cứu kỹ tất cả các dạng bài thi PISA đã công bố, tóm tắt và khái quát các dạng bài thi với các yêu cầu kỹ thuật làm từng dạng bài thi, từng loại câu hỏi để giáo viên nắm được kỹ thuật về giới thiệu cho học sinh.
Tiếp đó, ngành GD-ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương.
 Để đưa PISA vào trường phổ thông, Bộ chỉ đạo trên toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận từng dạng bài thi và các dạng câu hỏi thi PISA.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số câu hỏi thi PISA được in trong tài liệu tập huấn.
Có trường xây dựng được mạng nội bộ đã đưa lên mạng các dạng bài thi PISA cho học sinh làm, mở cuộc thi nhỏ tìm hiểu về PISA.
Thế mạnh của học sinh Việt Nam là Toán. Kỳ KS 2012 tập trung nhiều câu hỏi Toán. Do các em được làm quen với PISA trong năm học, nên đã chủ động kiểm soát được thời gian làm bài.
Niềm vui có "ngắn tày gang"?
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc đánh giá quy mô như vậy. Cách đây 3 năm, Thượng Hải - một đại diện đến từ Trung Quốc đã tham gia PISA và giành ngay ngôi vị đầu tiên.
Tờ NPR của Mỹ khi đó thuật lại: Một số nhà giáo dục cho đây là “một khoảng khắc  Sputnik1” giống như việc Liên Xô phóng vệ tinh năm 1957 đã làm chấn động Hoa Kỳ. Nhưng Trung Quốc không lấy làm vui lắm với thành công này và đã nhận ra việc học trong hệ thống giáo dục của họ chỉ tập trung vào việc ghi nhớ mà hầu như đã bỏ qua tư duy phân tích nên rất cần cải cách.
Việc học sinh Việt Nam thành thục các kỹ năng tính toán, đọc viết có lẽ không phải là "điều bất ngờ" với các nhà quan sát giáo dục.
"Tỷ lệ lao động Việt Nam có kỹ năng đọc, viết và tính toán cao hơn so với các nước khác, kể cả các nước giàu có hơn Việt Nam, nhưng một lực lượng lao động có kỹ năng cao mới sẽ là chìa khóa thành công trong chuyển đổi kinh tế," bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới chia sẻ.
Tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế sẽ dẫn tới sự dịch chuyển của cầu đối với lao động, chuyển từ các công việc chủ yếu là thủ công và đơn giản ngày nay sang các công việc phi thủ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn; chuyển từ các công việc chủ yếu là các thao tác, nhiệm vụ thường quy sang các nhiệm vụ không thường quy. Và những công việc mới đó luôn đòi hỏi những kỹ năng mới.
Nhận thấy nguy cơ tụt hậu của giáo dục Việt Nam trong phát triển kinh tế, Ngân hàng Thế giới đã chọn chủ đề "phát triển nguồn nhân lực" làm nội dung của báo cáo phát triển năm 2014.
Ông Christian Bodewig, tác giả chính của báo cáo cho hay, “Những công việc mới này hiện đã có mặt trên thị trường lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động ở Việt Nam vẫn đang vất vả tìm kiếm những người lao động phù hợp với mình".
Các chuyên gia đã khuyến nghị:
"Thay vì lập kế hoạch và quản lý hệ thống giáo dục và đào tạo một cách tập trung và mệnh lệnh từ trên xuống, Chính phủ nên đóng vai trò hỗ trợ để đảm bảo luồng trao đổi thông tin tốt hơn giữa người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục, trường đại học và học sinh, đồng thời nâng cao năng lực và cung cấp các động cơ khuyến khích đúng đắn thông qua việc giải phóng cho các trường đại học để họ trở thành những đối tác hiệu quả hơn của các doanh nghiệp."
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị lực lượng lao động hiện đại này đòi hỏi sự thay đổi về hành vi của tất cả các tác nhân tham gia vào hoạt động phát triển kỹ năng như người sử dụng lao động, các trường đại học và cơ sở đào tạo, sinh viên cũng như phụ huynh học sinh.
Cụ thể:
Tỷ lệ nhóm học sinh có năng lực cao nhất (level 5, 6) của Việt Nam đạt 13,3 %.
Kết quả học sinh Nữ của VN lĩnh vực Toán học: đạt 507 điểm /489 điểm trung bình của OECD
Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Đọc hiểu: đạt điểm 492/ 478 điểm trung bình của OECD.
Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Khoa học: đạt 529 điểm /502 điểm trung bình của OECD..
(Theo VnN)
-----------------

37 nhận xét:

  1. Thế giới nghĩ sao mà đưa VN lên đỉnh vậy? Nhân quyền, hạnh phúc, giáo dục... đều đứng thứ hạng ở nhóm đầu thế giới?!
    Càng làm cho VN tự sướng!
    Bà nọ la chồng:
    - Ông ngu bỏ mẹ! Giá có cuộc thi ngu nào để ông thi, chắc ông đứng thứ nhì!
    - Tại sao lại thứ nhì mà không phải thứ nhất?
    - Đại ngu cỡ ông chẳng bao giờ đứng nhất nổi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết mấy ông OECD có phong bì đậm, hay thêm Số dư Tài khoản ATM? Tầm một tổ chức thế giới mà làm ăn cũng bôi bác. Nghe báo cáo tâng công, không kiểm tra chu đáo... !

      Xóa
    2. Tôi không thấy phấn khởi về kết quả này, bởi ở VN cái gì cũng là "đối phó và giả dối"! Tôi tin là mặc cho PISA khoanh vùng, các nước Châu Á và VN sẽ vẫn chọn ra những học sinh giỏi nhất để tham dự kỳ thi chứ không giống như các nước phát triển khác. Họ cho học sinh tự do đăng ký tham dự kỳ thi (kể cả học sinh bình thường hay kém trong các trường chuyên hay trường dành cho trẻ chậm phát triển) học sinh nào thích đều có thể thử sức với cuộc thi mà không hạn chế người tham dự và không chọn lựa đối tượng tham dự. Nên kết quả cho thấy chỉ là dựa trên tỷ lệ học sinh tham gia (có khi học sinh khá giỏi không thích cũng không tham gia). Các nước phát triển lấy kết quả điều tra PISA để cải cách giáo dục, đào tạo kỹ năng cho học sinh để phù hợp với nhu cầu cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế công nghiệp hiện đại, chứ không khoe khoang "hàng sao" và vênh vác như VN. Tin các báo loan tại các nước xếp hạng trên VN cũng chỉ đưa tin một cách bình thường chứ không "tung hô" và Bộ giáo dục của họ cũng không hề đưa ra "chương trình chuẩn bị phổ cập PISA" để nhằm đoạt "thứ hạng cao" cho lần sau như ở VN!
      Không lo quản lý, bồi dưỡng trình độ, năng lực và đạo đức giáo viên, không lo làm sao cho giáo dục không trở thành nhàm chán vì chỉ biết "ngợi ca" và bóp méo sự thực. Không lo chuẩn bị cho lớp trẻ kỹ năng và đạo đức khi ứng dụng thực sự vào cuộc sống, bộ giáo dục và đào tạo lại hí hửng lên kế hoạch để "đối phó" với PISA nhằm dành "tiếng tăm" và để có cớ rút ruột ngân sách nhà nước mà thôi.
      Đừng trách ban tổ chức PISA, họ không biết "lắt léo" kiểu VN đâu!

      Xóa
    3. Đúng vậy, em cũng từng đọc một báo cáo 2000 trường đại học tốt nhất thế giới song không có trường đại học nào của Việt Nam. Tính sao đây

      Xóa
  2. Dù học giỏi, bằng chính hiệu, nhưng không có tiền chạy việc làm cũng chịu thất nghiệp, lao động phổ thông, rồi tài năng, kiến thức lụt chìm, mờ đời.
    Bằng giả, học dốt, lắm tiền chạy chọt nắm quyền. Cho nên, quyền lực vào tay những kẻ dốt, gian dối, có máu tham.. Chất lượng nguồn nhan lực chỉ có thế mà thôi!

    Trả lờiXóa
  3. Cựa là các bạn la xối,sai đấy.
    Sự thật là đúng thế,phải công nhận.
    vì sao?
    Nhà nước dốc tiền xây hàng chục lò luyện,kinh phí khá nhiều...trong các lò ấy có lò luyện chưởng "học và đấu",tôi vinh dự nằm trong cái lò nầy ngày xưa,nói cho cùng chả sướng gì vì học lòi mắt.Trong các lò,thì lò học và đấu võ là khá,còn lại như lò gà cả nhất là lò đá banh,quá tệ.
    Mình nuôi con mình ăn học và cả luyện như luyện chó săn vậy,nên chả cần cái đám lãnh đạo nhà nước này tiếp nhận,thát nghiệp là tại mình.Tại sao đi học lại không tạo ra việc làm cho mình,vô lí quá đấy.Bộ máy nhà nước xưa nay và cái rọ heo khác gì?Chui vào đó làm gì !
    công Sơn xin dâng kế vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bộ máy nhà nước xưa nay và cái rọ heo khác gì?Chui vào đó làm gì !"
      Câu nói hay nhất của Công Sơn. Thanhk.

      Xóa
    2. Chui vào đó là thành heo lợn! Hay, anh Sơn nói chí phải! Chắc anh đoc Trại Súc Vật rồi.

      Xóa
  4. Người Việt > Tự ngắm mình

    1. Ngồi xổm
    2. Đi đất
    3. Mặc quần áo ngủ ra đường
    4. Văn hay chữ tốt không bằng ngu dốt lắm tiền
    5. Dở ông dở thằng, làm thầy không nổi làm tớ cũng chẳng xong
    6. Ăn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng
    7. Ăn nhanh, đi chậm, đái đường, hôn bụi dậm
    8. Ăn xó mó niêu
    9. Ăn vặt, khôn vặt, dâm vặt, gian vặt
    10. Phép vua thua lệ làng
    11. Người khôn ăn nói nửa chừng, làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo
    12. Cả vú lấp miệng em - Còi to cho vượt
    13. Ngậm miệng ăn tiền
    14. Tâm khẩu bất đồng: Khiêm tốn vờ - kiêu hãnh lén - Khen vờ - chê giả
    15. Được ăn, được nói, được gói mang về
    16. Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình
    17. Gia trưởng độc đoán
    18. Ích kỷ, đố kỵ. trâu buộc ghét trâu ăn
    19. Nịnh trên, đạp dưới, đá ngang
    20. Tính khí thất thường: mai nắng - trưa mưa - chiều nồm
    21. Đầu voi đuôi chuột
    22. Thể hiện nhiều, thực hiện kém

    Trả lờiXóa
  5. Tài năng ảo thuật vô cùng siêu việt!!!

    Trả lờiXóa
  6. Nại tự sướng...thủ râm..........
    MK - Trong tương lai gần, ngay công nhân cũng phải nhập khẩu,
    Một đất nước toàn cử nhân, thạc sỉ, tiến sĩ, giáo sư…học sinh tuyền hạng sao.....mà không chế được cái xe máy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sản xuất cái xe đạp chưa xong, còn nhập phụ tùng ngoại kết hợp ;lắp ráp..Ui, nguồn nhân lực sinh ra từ nền giáo dục suy đồi/

      Xóa
  7. Xin gửi bác Bồng bài này, mong bác có thể liên hệ với chủ bài viết để đăng trên blog cho bà con được tìm hiểu thêm

    http://tuxtini.com/2013/12/01/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben/

    Trả lờiXóa
  8. Chính nước Đức của Hitle cũng từng có ảo tưởng này trước 1945 , trong khi họ quên rằng xung quanh họ còn có các dân tộc khác , đặc biệt là các siêu cường Anh , Pháp , Liên Xô , và đặc biệt là Mỹ - Trung Quốc sẽ bị nện cho nhừ đòn và vỡ ra từng mảnh nếu có những ảo tưởng tương tự

    Trả lờiXóa
  9. Theo tôi thì 3-ếch nên để con rể bảo hoàng và con gái bướm kinh doanh giáo dục vì dân các nước sẽ lđưa con sang VN và TQ du học.

    Trả lờiXóa
  10. Chỉ có những người nước ngoài giỏi tiếng Việt, như J. London, mới hiểu thực chất VN. Mới đây, qua New Zealand, khi biết tôi từ VN tới, một thanh niên còn hỏi: "Nước ông còn đang chiến tranh chống xâm lược hả?" (!)

    Trả lờiXóa
  11. Các vị yên tâm,kì thi sau việt nam ta sẽ xếp thứ nhất vì chúng ta có kinh nghiệm BÁO CÁO,chúng ta có các chuyên gia báo cáo thành tích nên chúng ta nhất quyết XẾP NHẤT chứ không chịu NHÌ nhé....

    Trả lờiXóa
  12. Để phồng túi tiền, để nghênh mặt lên, phải thổi phồng thfanh tích. Báo cáo láo đã thành nghệ thuật ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  13. Nếu nói giỏi hơn thiên hạ mà để đất nước, dân tộc lúc nào cũng nghèo đói, kinh tế, khoa học công nghệ lạc hậu so với thiên hạ hàng chục năm thì học giỏi để làm gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáp dục VN vượt các nước tiên tiến, nhưng bị thế giới coi thường về công nghiệp, công nghệ, không sản xuất được loại hàng hoá nào gí trị, chỉ ăn sẵn nhập về xài. Trung Quốc tuy vậy cùng sản xuất đủ loại từ đồ chơi trẻ em đến xe, đồ điện tử...

      Xóa
  14. Nếu nói giỏi hơn thiên hạ mà để đất nước, dân tộc lúc nào cũng nghèo đói, kinh tế, khoa học công nghệ lạc hậu so với thiên hạ hàng chục năm thì học giỏi để làm gì ?

    Trả lờiXóa
  15. Đọc tin này thấy : người Việt nói chung, học sinh Việt nói riêng cũng thuộc loại khá thông minh, chỉ tiếc là cái thông minh này chả phát huy được vào việc làm thay đổi tình hình kinh tế, xã hội đang rất bi bét ở VN.

    - Học giỏi nhờ chuyên cần, chăm chỉ nhưng đầu tư của gia đình không phải nhỏ.
    - Tôt nghiệp đại học, cử nhân, bằng đỏ, không xin được việc khá nhiều. Không có 5C thì hãy cứ đợi đấy.
    - GS-TS có những ý kiến, đề xuất mới, lạ, trái chiều thường bị bác bỏ nếu không đúng chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước. Cứ tư duy cũ mà làm khỏi cần thay đổi ,rách việc.

    Thế là học giỏi, tốt nghiệp rồi phần đông xin ở lại làm việc cho nước ngoài, chảy máu chất xám là vậy.

    Giỏi mà làm gì trong cái tình thế trong nước thằng chột vẫn làm vua xứ mù.
    Tin vui mà lại thấy buồn, buồn cho cái cách xử dụng người tài ở xứ ta.

    Trả lờiXóa
  16. Nói thật, người Việt "tham gia giao thông" còn giống đàn vịt (xin lỗi, không biết nói sao cho chính xác hơn); khi rẽ là lấn vào làn đường của người đi ngược lại, tạo ra sự đối đầu cực nguy hiểm. Ngu nhất lại còn quang quác cái "mõm" ra chửi người đi đúng!
    Bọn thế giới hết việc làm rồi, đẩy VN lên tới đỉnh... sung sướng!

    Trả lờiXóa
  17. Đó là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng.
    Và tôi ước mơ về tương lai gần như sau:
    - TBT sẽ đi khắp thế giới để rao giảng Mác-Lê và quy trình tiến lên CNXH;
    - Các nước G7, G20, ...vv sẽ cho con em đến VN để du học về "đỉnh cao", "tinh hoa", "muôn năm","vĩ đại", ... và các trường đảng sẽ có số du học sinh đăng ký nhiều nhất;
    - Các GS của các đại học Havard, Yale, Tokyo, Oxford, ... thất nghiệp tràn lan, xin qua VN học nghành XD đảng.
    - Tiếng Việt sẽ trở thành Quốc tế ngữ và VND sẽ là tiền tệ thanh toán QT (1VND = 21.000USD);
    - Các tập đoàn của Mỹ, Nhật, Hàn, .... sẽ đến VN để thọ giáo các Quả đấm thép Vinas;
    - HP mới thông qua của VN sẽ được LHQ mua bản quyền 100.000 tỷ USD (100.000 tỷ VND chứ vì VND sẽ có mệnh giá lớn nhất) để làm bản mẫu, phổ cập cho toàn thế giới vì tính tinh hoa và ưu việt.
    - Các cô gái Mỹ, Hàn, Đài Loan đua nhau đến VN để làm đĩ và lấy chồng Việt.
    - Các Osin từ các nước Ả-rập, Đài Loan, ... đổ về VN là việc nhà cho các gia đình người dân tộc;
    - Bắc Giang sẽ mở trường dạy về phá án cho FBI, KGB, ...
    - Dương Chí Dũng sẽ được giải Nobel kinh tế về đề tài Ụ nổi
    Và còn ước mơ nhiều nữa, không biết quý vị thấy đúng không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác này tốt nghiệp ở đâu mà nói hay vậy?

      Xóa
    2. em sẽ gửi bản thảo của bác 10;41 cho đạo diễn Tephen bielberg để ông ấy làm phim về thành tích của việt nam

      Xóa
  18. Là người VN còn ai lạ gì giáo dục của nước mình nữa!
    Tin Giáo dục Việt Nam VƯỢT XA CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN làm cho dân VN đang buồn, càng buồn và thất vọng hơn.
    Phải chăng từ nay giải thưởng NOBEL sẽ tất cả thuộc về VN ?
    Phải chăng từ nay hàng VN sẽ tràn ngập thống soái thị trường TQ, EU và Mỹ ?
    Phải chăng từ nay con cha cháu ông công sản đỏ Người Việt sẽ tư bỏ nền GD Anh Quốc, Hoa kỳ, Úc... để về học tại VN?

    Trả lờiXóa
  19. NGUYỄN ĐÌNH TẤN-CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TPHCM-GÓC ngừ HUẾlúc 13:41 5 tháng 12, 2013

    https://ttxva.org/chac-chan-va-khong-tranh-duoc/

    NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM LÀ CỬ NHÂN TOÁN HỌC!

    ĐEM TÊN NGUYỄN MINH TRIẾT LÊN ĐOẠN ĐẦU ĐÀI BẮN BỎ- TÊN NÀY CHỈ RA: BỎ ĐIỂU 4 CỦA HIẾN PHÁP LÀ TỰ XÁC, GIỜ YÊU CÂU NGUYỄN MINH TRIẾT TRẢ LỜI CÂU HỎI: THÔNG QUA ĐIỀU 4 CỦA HIẾN PHÁP CÓ TỰ XÁC KHÔNG CHỨ? THẬT LINH TINH KHI ĐÒI PHÂN HÓA NỘI BỘ ÔNG OBAMA CHỨ…

    http://vnreview.vn/goc-nhin-vnreview/-/view_content/content/852912/tai-sao-hoc-sinh-viet-nam-dat-diem-toan-pisa-vuot-my

    http://tienphongonline.vn/ket-qua-danh-gia-hoc-sinh-viet-nam-gay-bat-ngo-cho-ca-the-gioi.html

    http://baoduhoc.vn/bai-viet/hoc-sinh-viet-nam-vuot-my-ve-toan-va-khoa-hoc.bdh

    http://chauxuannguyen.org/2013/11/27/toan-dan-hay-dong-thanh-thet-lon-phan-doi-hien-phap-moi-cua-dcs/comment-page-1/#comment-125747

    https://www.facebook.com/tat.axit.1

    Trả lờiXóa
  20. Thì cũng như danh hiệu Việt nam là quốc gia Hạnh phúc thứ nhì trên thế giới vậy thôi!

    Trả lờiXóa
  21. Hãy chú ý rằng, "Kết quả đánh giá học sinh VN của pisa GÂY BẤT NGỜ cho cả thế giới"! Tại sao GÂY BẤT NGỜ? Vì cơ bản nó không bình thường, không là sự thật.
    Buồn hơn nữa là, việc VN vẫn xếp hạng cao ở danh sách THAM NHŨNG KHÔNG GÂY BẤT NGỜ cho cả thế giới!

    Trả lờiXóa
  22. Chọn học sinh năng khiếu vào thực nghiệm để tăng điểm.
    Đút lót cho PISA để tăng điểm.

    Đó là kỹ xảo ngầm của cán bộ Đảng - Nhà nước VN lâu nay.
    Phải chăng làm như vậy để che lấp thi cử Đồi Ngô ???

    Trả lờiXóa
  23. Chọn học sinh năng khiếu vào thực nghiệm để tăng điểm.
    Đút lót cho PISA để tăng điểm.

    Đó là kỹ xảo ngầm của cán bộ Đảng - Nhà nước VN lâu nay.
    Phải chăng làm như vậy để che lấp thi cử Đồi Ngô ???

    Trả lờiXóa
  24. Nhiều bố ngoại quốc cũng dở hơi cám lợn lắm. Có bố qua VN, bị một thanh niên VN chơi xỏ, theo lời hắn ta, đem quả măng cụt cạp ăn ngay phần vỏ, la ong óng:
    - Cái thứ chát xít này mà tụi VN mày khen ngon!

    Trả lờiXóa
  25. nói tóm lại là Ngu đần như bộ giáo dục thì người dân chúng tôi không còn gì để nói. Người Việt Nam thích đánh giá, hoạch họe và coi thường người khác. Thầy cô giáo muốn đánh học sinh lúc nào thì đánh, không thì nhục mạ học sinh trước lớp. Cách đối xử này khiến con người ta lúc nào cũng nghi kỵ đối phó lẫn nhau, thì làm sao học sinh dám bước chân ra đời và giao tiếp. Người việt Nam dường như không biết cách cải tạo bộ giáo dục của chính mình để đào tạo ra danh nhân tầm cỡ thế giới. Càng thuộc lòng nhiều, khả năng tư duy, suy luận và sáng tạo sẽ bị giảm sút. Có hiểu chưa. Bảng Pisa này đánh giá rất chính xác. Chính vì Việt Nam nhồi nhét nhiều thông tin vô bổ vào đầu, khiến cho khả năng xã hội bi yếu kém---> lương bình quân đầu người thấp nhất trong các nước..

    Trả lờiXóa
  26. Một đất nước mà hơn 30 năm náy cải tiến cải lùi bao nhiêu bận mà mỗi năm cho ra lò hàng triệu học sinh ÔNG KHÔNG RA ÔNG , THĂNGF KHÔNG RA THẰNG , viết chữ thì như " gà bới " ấy , đến cửa Quan viết một văn bản không xong thì làm cái gì ...??? . Cứ cho là thời đại mới có máy vi tính không cần chữ đẹp thế thì các Ông dạy cái gì ? trong khi các Cụ nói : " NÉT CHỮ LÀ NẾT NGƯỜI " ??
    Phương Tây họ nói dạy cho học sinh phổ thông là rèn tính cách của con trẻ .
    Còn dạy cho sinh viên là dạy cho họ biết định hướng , biết nhìn một sự việc .
    Vậy , các Ông Giáo dục Việt Nam dạy cái gì cho thế hệ TƯƠNG LAI của đất nước ???????

    Trả lờiXóa
  27. Nữa mừng nữa tủi nửa lo
    Mừng nần giáo dục nước nhà được khen
    Vượt qua Châu Mỹ Châu Âu
    Nay mai người Việt ...chẳng cần kinh doanh
    Du sinh bay tới hằng hà
    Nước nhà hốt bạc ..thế là ta vui...
    Nhưng mà tủi hổ ..cũng nhiều
    Đường Tăng ..không khéo dính trong chuyện này
    Lót tay ..sắp sếp ..đứng đầu
    Chuyên ngành đút lót ..Đường Tăng thuộc làu
    Còn lo cũng rất đau đầu
    Ngày sau con cháu ...hỏi làm sao phân
    Tại sao ta giỏi như răng
    Mà nghèo quá cỡ vậy Ông vậy Bà ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sẽ có tòa án xử , Truy xử, Đường Tăng tội hối lộ.

      Xóa