Muhammad Ali trong ngày được nhận ngôi sao 5 cánh trên Đại lộ Danh vọng. |
* QUANG NGUYÊN
Nước Mỹ
nói riêng và nhiều người trên thế giới đang thương tiếc một người vĩ đại vừa
qua đời, Muhammad Ali, võ sĩ quyền anh ba lần vô đich hạng nặng thế giới. Đám
tang của ông có mặt Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ
Recep Tayyip Erdogan, Quốc Vương Jordan Abdullah II,Thượng Nghị Sĩ Orrin
Hatch, vị đại diện Tồng thống Obama. Cựu
Tổng Thống Bill Clinton đọc điếu văn. Truyền thông ca ngợi ông, Tờ TIME của Mỹ
dành hơn 10 trang nói về ông.
Hoa
tưởng niệm ông được người ái mộ đặt nhiều nơi trên nước Mỹ, tượng của ông rồi
cũng sẽ được đặt ở một nơi trang trọng. Tất cả không chỉ vì ông là tay vô địch
hạng nặng quyền Anh nhiều lần, nhưng vì nhân cách của ông và nổi bật nhất để
được nhớ, được tri ân vì ông là một người tranh đấu không mệt mỏi cho nhân
quyền, cho niềm tin của ông, như ông cựu Tổng Chưởng Lý Eric Holder
nói:"His biggest win came not in the ring but in our courts in his fight
for his beliefs." Chiến thắng lớn nhất, của Ali, không phải từ trên võ đài
mà là trong các phiên tòa ông đã chiến
đấu cho niền tin.
Ngay
trong thời kỳ nổi tiếng với những chiến thắng lẫy lừng, Muhammad Ali đã từng
lên tiếng phản đối chiến tranh Việt Nam, ông từ chối nhập ngũ, bị kết án 5 năm
tù, bị lột bỏ danh hiệu vô địch và cấm thi đấu 3 năm rưỡi đến nỗi khi ra tù,
ông không tin có thể thương đài được nữa. Nhưng ảnh hưởng của ông lan rộng
trong tầng lớp dân chúng chống đối hệ thống nhà nước lúc bấy giờ. Chưa bao giờ
người ta thấy một khuôn mặt thể thao lại ảnh hưởng sâu rộng về mặt chính trị đến
nhiều người như vậy và thúc đẩy phong trào tranh đấu cho nhân quyền đến cao độ.
Đó cũng ảnh hưởng tinh thần ông để hạ gục tay đấm nặng ký Jerry Quarry.
Không
chỉ tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ, ông tự "giải phóng"
mình khi từ bỏ niềm tin sai lầm từ trước
về một thứ đạo Hồi coi người da trắng là bọn bạch quỷ để chuyển sang một
thứ đạo Hồi khác bao dung tất cả mọi người.
Con đường tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, tự do của ông khó khăn và nguy hiển
hơn nhiều khi đối diện với các đấu thủ trên võ đài, cũng không đem lại cho ông
danh vọng và tiền bạc. Muhammad Ali gần như hy sinh hết tài sản ông kiếm được
trong các trận quyền đổ máu cho các hoạt động nhân quyền này. Con đường đấu
tranh cho nhân quyền và niền tin của ông không đe dọa sự tồn tại của bất cứ ai,
không nhằm làm cho ai đo ván, không muốn gây sợ hải cho bất cứ ai, nhưng ngược
lại ông bị đàn áp, bị đe dọa bởi những người lo sợ sức mạnh của dân chúng. Ông
và những người can đảm khác tranh đấu
cho chính họ và cũng tranh đấu ngay cả
cho người áp bức họ. Muhammad Ali, tay đấm có thể làm ngất ngư bất cứ ai lại rất
nhẫn nhục chịu đựng trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền. Sự nhẫn nhục của ông
tăng thêm lòng can đảm cho người đồng hành khiến họ không còn sợ hãi. Ông nói: “I’m
not a leader. I’m a little humble follower”, Tôi không phải người lãnh đạo, tôi
chỉ là người khiêm nhượng đi theo các bạn. Tổng thống Obama gọi ông là một người
đấu tranh cho lẽ phải, Một người đấu tranh cho chúng ta “,..a man who fought
for what was right. A man who fought for us.”
Ali nhận
huân chương Tự Do, Liberty Medal, năm 2012.
Nếu
Muhammed Ali không đứng về phía những người bị đàn áp, người nghèo khổ, không
tranh đấu cho quyền sống của con người, có lẽ ông chỉ được nhắc đến như một tay
đấm thần kỳ làm nặng túi thêm cho những ông bầu của ông ta, làm tăng thêm số
báo, số show truyền thanh truyền hình nói về ông và rồi sẽ mai một danh tánh như
Jack Damsey, hay Mike Tyson..
Nếu
không đứng về phía đại đa số quần chúng bị áp bức và đấu tranh có lẽ Mahatma
Gandhi chỉ là một luật sư vô danh của Ấn Độ, và Martin Luther King một ông mục
sư nào đó trong một cộng đồng ít người biết. Họ và những người can đảm khác, như
Ali nói, hành động cho dân tộc để trả cái nợ đời.
Nhiều
người nổi tiếng khác của người dân Việt Nam , những ca sĩ, hoa khôi, các nhà
thể thao... của chúng ta cũng đang trả món nợ đối với quốc gia, dân tộc. Một Việt
Khang, một Tạ Trí Hải, một Kim Chi chẳng hạn, họ đã hy sinh rất nhiều để tìm sự
công bằng cho dân oan, nhưng người bị đàn áp. Họ không chỉ tranh đấu cho tự do,
hạnh phúc cho dân chúng, họ tranh đấu cho ngay cả những người đang đàn áp dân
chúng. Họ thấy được hạnh phúc trong công cuộc đấu tranh gian khổ đó, dù có bị
đàn áp, đánh đập, bỏ tù."Tôi vào tù với hạnh phúc của tôi" Ali nói thế.
Trong
cuộc bầu cử cái gọi là quốc hội vừa qua, dù biết đó chỉ là một cuộc bầu bán đã
được dàn xếp sẵn, với kịch bản độc diễn, đảng cử dân cúi đầu bầu theo, một số
nghệ sĩ, nhân sĩ thiết tha với nền tự do dân chủ đã mạnh dạn tự ứng cử, đó là dấu
hiệu đáng mừng trong giới những người nổi tiếng, những người dễ đồng cảm với
hoàn cảnh của quần chúng . Tiếc thay, tất cả các nhân sĩ, các người nổi tiếng đó đã bị đã bị
các vòng loại kỳ cục, các hàng rào cản vô lý, bất công , kỳ thị, phản dân chủ
loại bỏ, có nghệ sĩ còn bị gán cho việc tự ứng cử của họ là diễn hài, trò tự
đánh bóng tên tuổi. Thật ra, loại bỏ các nghệ sĩ, nhân sĩ, người nổi tiếng của
quần chúng là dấu chỉ rõ nhất những người tổ chức bầu cử, chính quyền đã sợ.
Người ta đã sợ những nghệ sĩ, những người nổi tiếng đứng về phía những người
không tiền mua vé xem họ trình diễn, những người bị bất công đàn áp sống trong
bóng tối, những người có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy ánh đèn sân khấu, những người
chưa bao giờ dám bỏ hàng chục bữa ăn của cả gia đình để mua cái vé tham dự một
trận đấu, mua một buổi "gala cười" của các người nổi tiếng đó.
Viết đến
đây, tôi chợt nhớ một câu trong một bài
hát của Trần Tiến: "Ngoài kia có cô bé trèo lên cây nghe tiếng đàn của tôi
." Đẹp quá hình ảnh cô bé hâm mộ người nhạc sĩ của mình, trèo cây say sưa
với tiếng đàn của ông. Nhưng đẹp hơn nhiều, nếu Trần Tiến ôm cây đàn guita xuống
vỉa hè đàn cho em nghe.
Biết
bao nhiêu em bé nghèo nàn cao giọng rao bán tờ báo có hình thần tượng thể thao
của em vừa oanh liệt thắng một trận cầu vang dội, em hừng hực lửa hò hét như bất cứ người hâm mộ nào. Chắc
chắn các em sẽ vô cùng hạnh phúc khi được cùng thần tượng, ngày nào đó, làm một
trận "thư hùng" với các em trên vỉa hè, như ngày nào các thần tượng
đã từng chân đất chạy theo trái bưởi khô, quả bong bóng heo mềm xèo.
Hạnh
phúc biết bao nếu có ngày nào các em nhà nghèo chân đất, áo rách được cùng chị
hoa hậu, cô ca sĩ nổi tiếng đến cùng các em, dầm mưa như họ ngày trước khi nổi
tiếng, trước ngày đăng quang đã từng đi
dưới cơn mưa lạnh giúp mẹ bán hàng rong. Chỉ cần một ngày dậy sớm, chỉ cần một
buổi không phấn son, không quần là áo lượt, chị có thể làm vui hàng chục, hàng
trăm con tim bé nhỏ chỉ biết kiễng chân xem chị, nghe chị từ chiếc TV nhà hàng
xóm. Nhiều nhà trong xóm nghèo, trên dẻo tít tắp mù cao, trong rừng sâu, vách nát treo đầy hình thần tượng
cắt từ bìa báo vừa để che mưa, để giữ ấm, vừa say mê ngắm nghía, chiêm ngưỡng.
Mỉa mai thay chỉ có những người không tên tuổi từ đâu đến ân cần , thương yêu
trao cho họ manh áo ấm, bát gạo, gói mì, đào cho họ giếng nước, lợp lại mái nhà
, dừng lại tấm vách nát rồi lặng lẽ về,
không để lại một hình ảnh.
Xa hơn,
cao hơn nữa, một số những người nổi tiếng
từng nhiều lần biến những câu tạ ơn, đội ơn, yêu mến khán thính giả của họ thành
hành động thiết thưc. Họ thực hiện lòng biết ơn người yêu mến họ bằng cách đi với
những người đó một đoạn đường, đi với những người đang đấu tranh cho sự tự do của
nghệ sĩ, của con người, cho mọi người có môi trường xanh , sạch đẹp mà dù tiếng tăm lừng lẫy thế nào cũng không
thể nhảy múa trên sân khấu hay chơi ngoài sân cỏ, trên võ đài..có thể đem lại được.
Xin đừng quên người dân đang bị đánh đập, bị bỏ tù chính vì họ đang đấu tranh cho ánh đèn sân khấu nơi các
anh chị trình diễn rực rỡ hơn, đấu tranh cho sân cỏ anh chị đang thi thố tài
năng xanh hơn cho hồ bơi trong lành hơn, cho môi trường sống của tất cả chúng
ta an toàn hơn.
Biết
bao nhiêu người nổi tiếng đã từng phải sống trong cảnh áp bức bất công. Hãy trả
lại phần nào tiền thuê căn phòng mà chúng ta đang chung sống với những anh em,
bà con, cô bác đang sống trong bất công như mình ngày xưa.
Có lẽ
ít người trong chúng ta nghe đến tên Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Bùi Hằng, Thanh
Nghiên, Tạ Trí Hải, Việt Khang, Kim Chi, vân..vân, nếu những người này không đứng
về phía dân chúng bị áp bức, về phía dân oan, về phía người dân bị tước đoạt
nhân quyền, về phía người xả thân tranh đấu cho tự do, dân chủ.
Những
người nổi tiếng VN đang nghĩ gi? Liệu họ chỉ muốn được là cái máy in tiền cho
cho chính họ, được làm mướn cho bầu sô, được là phương tiện cho các chủ báo, chủ
đài truyền hình kiếm tiền, và để hình ảnh
đẹp đẽ, đáng yêu của mình lẫn lộn với các chân dài bán dâm trong các bản tin cướp
hiếp giết mỗi ngày trên báo nhà nước ?
Q.N
Q.N
---------------
Cám ơn tác giat Quang Nguyên.
Trả lờiXóaBài viết có đủ TÂM và TÀI của một võ sĩ bên Mỹ liên quan gắn bó đến bao người có TÂM và có TÀI trên đất nước VN.
Tác giả là một người Hà Nội, nhưng phải xa Hà Nội đã nửa Thế kỷ, mong sao có ngày được gặp tác giả trên đất quê hương.