Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Trung Quốc có chiến thuật gì ở Biển Đông?

Các láng giềng Trung Quốc cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa đội tàu cá
* John Sudworth 
Nếu bạn muốn hiểu cách Trung Quốc thực sự nghĩ về tuyên bố gây tranh cãi của họ về khu rộng lớn của biển ngoài khơi về phía nam thì đảo Hải Nam là điểm tốt để bắt đầu.
Đây là một nơi mà mọi thứ đều được làm để chứng minh và khẳng định chủ quyền, từ chính phủ và các chính sách quân sự, cho tới hoạt động đánh cá và du lịch, và thậm chí cả lịch sử của chính nơi này.
Chúng tôi tới cảng cá Tanmen, trên bờ biển phía đông đảo Hải Nam vì truyền thông nhà nước đưa tin gần đây về sự tồn tại của một tài liệu đặc biệt - một cuốn sách 600 năm tuổi chứa đựng bằng chứng về tầm quan trọng quốc gia quan trọng.
'Bằng chứng sắt đá’
Cuốn sách, thuộc sở hữu của một ngư dân đã nghỉ hưu tên là Su Chengfen của ông, được cho là có chép lại thông tin hướng dẫn hoa tiêu của tổ tiên của ông nói về cách làm thế nào để tới được những bãi cạn và các rạn san hô của quần đảo Trường Sa xa xôi, cách Hải Nam hàng trăm hải lý.
Trung Quốc luôn nói những bãi này là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc với lập luận là "chúng tôi từng tới đó trước tiên". Vì vậy, cuốn sách của ông Su 81 tuổi "được nâng niu" và "được bọc trong lớp giấy" kể như “Chén Thánh” hàng hải.
Trên thực tế, báo chí Trung Quốc nói đây chẳng khác gì "bằng chứng thép" về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vì vậy, chúng tôi đã đến gặp ông Su vào ngày mà ông đang bận rộn dựng một mô hình chiếc thuyền ở sân trước của ông, cách bãi biển vài phút đi bộ.
"Cuốn sách này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác," ông nói với tôi khi tôi hỏi về cuốn sách. "Từ thế hệ của ông nội tôi, để thế hệ của cha tôi, rồi tới tôi."
“Cuốn sách này chủ yếu dạy chúng tôi làm thế nào để đi đâu đó và quay trở lại, làm thế nào để đi đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và làm thế nào để trở về với đảo Hải Nam."
Nhưng sau đó, khi tôi yêu cầu để xem cuốn này – vốn chỉ mới được nói tới cách đây vài tuần, và được đài báo cáo ở Trung Quốc đưa tin nhiều tại Trung Quốc và ngoài Trung Quốc – thì có điều ngạc nhiên xảy ra.
Ông nó nói với tôi cuốn sách đó không tồn tại.
"Mặc dù cuốn sách là quan trọng, tôi đã quẳng nó đi vì sách cũ và hỏng," ông nói.
Bất kể đó là gì thì dường như cuốn sách của ông Su không phải là bằng chứng thép của bất cứ điều gì. Có lẽ trừ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát truyền thông của họ để không làm cho một vài sự kiện cản trở cách đưa tin chính thức.
Chúng tôi rời căn nhà của ông Su, cũng thấy hơi kỳ vì những gì nghe ông nói, và được chứng kiến chút ít về việc Hải Nam sẵn sàng kiểm soát việc đưa tin liên quan tới Nam Hải (Biển Đông).
Ở khắp nơi chúng tôi đi, chúng tôi bị nhiều xe hơi có kính mờ của chính phủ bám theo; từ cảng nơi chúng tôi cố phỏng vấn ngư dân, tới chợ cá nơi chúngtôi nói chuyện với thương nhân, và tại tất cả những chỗ trên đường chúng tôi quay lại khách sạn.
Sự chú ý có vẻ như không cần thiết lắm và kể như không ai muốn nói chuyện với chúng tôi khi chúng tôi tiếp cận.
Và những ai chúng tôi hỏi chuyện nói với chúng tôi không có gì tranh cãi hơn là một sự lặp lại đơn thuần của đài báo chính thức của nhà nước, đó là Biển Đông thuộc về Trung Quốc ngư dân Trung Quốc đã tới đó đầu tiên.
Nhưng nhà chức trách không để yên. Chúng tôi sau đó nghe nói một trong những người đồng ý trả lời một số câu hỏi của chúng tôi, trong đó có một thuyền trưởng, đã bị công an tiếp cận và thẩm vấn ngay.
Mặt trận tuyên truyền
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông châm ngòi làn sóng phản đối ở Philippines.
Tất nhiên là mọi chuyện diễn ra trong bối cảnh sắp có phán quyết trong vài tuần tới của một tòa án quốc tế về Biển Đông.


Philippines đã kiện tới Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague để yêu cầu một phán quyết kỹ thuật về mức độ có thể tuyên bố chủ quyền lãnh hải dựa trên cơ sở của việc sở hữu bờ biển và các đảo và đá khác nhau.
Phán quyết dự kiến sẽ không thuận lợi cho Trung Quốc, và thậm chí có thể đi xa tới việc làm vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền mở rộng được biết tới là "đường chín đoạn" bao trùm đến 90% vùng biển tranh chấp.
Chẳng ngạc nhiên gì khi Trung Quốc nói họ không sẽ tham gia vào phiên tòa án cũng như không chấp nhận thẩm quyền của phán quyết đó.
Tôi thấy một nguy cơ lớn của tính toán sai lầm và leo thang - Giáo sư Andrew S Erickson, Naval War College.
Đó là lý do vì sao họ đã gắng sức tự vệ cho lập trường của mình bằng các cách khác; tăng cường tuyên truyền – đặc biệt là liên tục khẳng định lịch sử đang đứng về phía họ và tham gia vào thúc đẩy ngoại giao để giành hậu thuẫn và có thêm đồng minh cho mục đích mà họ theo đuổi.
Điều này có thể giúp giải thích tại sao sự hiện diện của một nhà báo nước ngoài tại Hải Nam đặc biệt là vào thời điểm này có khả năng thu hút sự chú ý sát sao từ nhà chức trách.
Trong trường hợp của chúng tôi thì có thể có một lý do khác: Có lẽ chúng tôi đã đòi hỏi quá nhiều các câu hỏi về lực lượng "dân quân biển" khét tiếng của Hải Nam.
Người ta cho rằng Trung Quốc đã huấn luyện quân sự cho ngư dân của họ trong nhiều thập niên.
Nhưng trong những năm gần đây, số lượng dân quân trên các tàu cá tăng và hành động của họ dường như mạnh bạo hơn trong việc giúp khẳng định và thực thi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Lợi thế chiến lược của họ là họ có thể được, và thường, sử dụng cho các cam kết quân sự bất thường - chiếm lãnh thổ trên biển, tiến hành giám sát hoặc quấy rối các tàu khác - trong khi hoạt động dưới vỏ bọc của tàu đánh cá dân sự.
Hoạt động của các đơn vị dân quân tại cảng Tanmen được ghi chép khá đầy đủ.
Năm 2013, khi có đối đầu với Việt Nam Trung Quốc điều một trong các tàu cá lớn nhất ra các đảo có tranh chấp.
Họ thậm chí có trụ sở riêng đặt trong tòa nhà chính quyền nằm trong thị trấn, được vinh danh trong năm 2013 và Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm.
Mặc dù chúng tôi nỗ lực như vậy nhưng không ai chịu nói về lực lượng trá hình đang đóng vai trò của mình thuộc đội tàu cá Trung Quốc, và chúng tôi càng hỏi nhiều, thì an ninh chính phủ càng bám đuôi nhiều hơn.
Giáo sư Andrew S. Erickson từ Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Naval War College ở Hoa Kỳ tin rằng sự hiện diện của lực lượng dân quân tại vùng biển tranh chấp làm tăng rủi ro của leo thang nguy hiểm.
"Tôi thấy một nguy cơ lớn của tính toán sai lầm và leo thang," ông nói với tôi.
"Cách tiếp cận hiện tại mà Trung Quốc đang thực hiện trong việc sử dụng lực lượng dân quân biển không chỉ khiến họ gặp nguy hiểm, [nó] sẽ làm các cá nhân và các tàu khác xung quanh họ gặp nguy hiểm và nó thực gây nguy cơ sẽ có việc lực lượng của Hoa Kỳ và các nước khác dùng vũ lực chống lại họ để tự vệ chính đáng hoặc để đảm bảo việc tàu bè đi lại hợp pháp."
Và ông cho rằng rủi ro đó và có thể tăng hơn nữa, sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực.
"Khi hội đồng trọng tài cuối cùng đưa ra một hình thức một phán quyết nào đó thì tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ cố gắng tìm một cách để bày tỏ sự phản đối cụ thể, bày tỏ sự quyết tâm và sự không hài lòng của họ và
"Tôi nghĩ rằng cách sử dụng lực lượng dân quân biển ở khoảng cách gần và quấy rối tàu Mỹ, Philippines và các nước khác là điều mà các nhà hoạch định chính sách tại các nước đó phải chuẩn bị cho mình."
Vì vậy, trong khi Philippines có thể sớm có được một phán quyết ủng hộ cho lập trường của mình, phán quyết này cũng có thể là một thắng lợi nửa vời.
Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế sẽ không có tính ràng buộc Trung Quốc liên quan đến tuyên bố chủ quyền. Tòa này đã nói rất rõ ràng như vậy.
Thay vào đó phán quyết này sẽ thuyết phục chính phủ và giới lãnh đạo quân sự ở Bắc Kinh rằng chỉ có một cách duy nhất trong tương lai – dùng vũ lực.
---------------

3 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 19:52 20 tháng 6, 2016

    Đã là bọn ăn cướp thì làm gì cũng trắng trợn tàn độc chứ cần gì chiến thuật?
    Chính phim Bạch Mao Nữ do ĐCSTQ xây dựng đã nêu một tấm gương của tên cường hào Hoàng Thế Nhân, khi thấy người ta đánh rơi một đồng xu, chưa kịp nhặt lên thì hắn đã lấy chân di lấy và nói: "Của tao. Không được nhặt"
    Và nó cướp đồng xu đó.

    Nhưng TQ cũng là kẻ hèn.
    Mềm thì nắn
    Rắn thì buông.
    Hãy rắn với chúng.
    Hãy đoàn kết lại chống chúng nó.
    Chúng nó sẽ cắn xé nhau và phải nhụt chí.

    Trả lờiXóa
  2. "Nguỵ tạo' có từ thời xuân thu và phát triển mạnh thời Tam quốc. Người TQ giỏi nhất điều này. Chiến thuật "thuyền dân quân" của TQ thực ra là biến thể của "biển người" trên bộ. Phá thế cờ này tốt nhất dùng bom bi nhưng cỡ bi to hơn nhiều ,thì hiệu quả.
    CCB đánh Tàu

    Trả lờiXóa
  3. Thế kỷ 18 Anh quốc đã từng tự hào là:"đất nước mặt trời không bao giờ lặn".Khi đế quốc Anh hùng mạnh,từng bá chủ thế giới thì 3/4 quốc gia trên trái đất là thuộc địa của Anh,bây giờ thế kỷ 21 Vương quôc Liên hiệp Anh-băc Ireland cũng chỉ còn England,wales,Scotlend và mươi vùng lãnh thổ hải ngoại nhỏ bé.
    Nửa cuối thế kỷ 20,Trung quốc mạnh lên,Mao băt đầu xua quân xâm lươc Tây Tạng của người Tạng,người Mon Ba,Lạc Ba,người Khương sát nhập vào Trung Quôc và băt đâu di cư người Hán lên đồng hóa.(1951).Chiếm Tân Cương của người Duy Ngọ Nhĩ(1950).Ngày nay-thế kỹ 21 Tâp Cận Bình đang muốn xâm chiếm Biển Đông để mở rộng lãnh thổ trên biển.Trung Quốc đang mạnh lên đang bành trướng và nham hiểm tìm dấu vết lịch sử để ẩn nấp,ngụy biện hành vi xâm lược.cứ phát triển quan điêm"lịch sử" người Trunng Quôc đã đên,đã thấy nơi nào,vùng biển nào là của Trunng Quốc thì:
    Nếu vậy,từ tháng 10/1957 Liên Xô đã đưa vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào vũ trụ còn có cả chú chó Laika.Tàu Sputnik đã đua cả Quôc huy Liên Xô lên găn ở mặt trăng nữa đấy.
    Tháng 7/1969 Neil Armstronng đã theo tàu Apolo đổ bộ lên mặt trăng và căm cờ Hoa Kỳ lên đó,thế vũ trụ là của Nga,mặt trăng là của Mỹ chăng?-Hỡi người Trung Quốc.
    Bây giờ các nhà khảo cổ Trung Quốc sang khai quât đáy sông Bạch Đằng,Cửa Hàm Tử... Aỉ Chi Lăng,Gò Đống Đa... có xương côt người Trunng Quôc thì đó là lãnh thổ hay tội ác còn lại muôn đời của người Trung Hoa.
    Người Tàu thông minh,thâm nho mưu mô quỷ quyệt thế mà cũng có lúc lí sự vớ vẩn.

    Trả lờiXóa