Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của VN

Quốc phòng Việt Nam 
'ba không' và 'một có'
Một chuyên gia về quan hệ quốc tế nói Việt Nam phải sử dụng tất cả các đòn bẩy chiến lược và chiến thuật để duy trì bảo vệ an ninh toàn vẹn lãnh thổ.
Trả lời phỏng vấn với phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt tại Hà Nội hồi giữa tháng 01/2016, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên vụ Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Ngoại giao Việt Nam (Bộ Ngoại giao Việt Nam) nói không phải là Việt Nam hiện đại hóa sức mạnh quân sự để kiềm chế hay đối trọng Trung Quốc như phía Trung Quốc nêu mà chỉ là để tự vệ.
"Tương quan trong lịch sử như ông Nguyễn Trãi đúc kết ở cuối thế kỷ 15 trong bài Bình Ngô Đại Cáo “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có".
"Tuy nhiên tương quan nay ngày càng thay đổi. Trung Quốc nay là một quốc gia mạnh ở mức toàn cầu trong khi Việt Nam vẫn chỉ là một nước với nền kinh tế nhỏ và tương quan có thay đổi.
"Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ ứng xử thế nào bên cạnh một nước Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Việt Nam sẽ ứng xử với Trung Quốc như thế nào trong mối quan hệ tương tác với các cường quốc khác, đặc biệt với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và EU.
"Đó là các những vấn đề cốt lõi mà Việt Nam phải giải quyết trong ngoại giao và đời sống kinh tế và chính trị hiện đại của Việt Nam," Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ( CSSD), nói với BBC.
"Ba không" và "một có"
Ông Trường nói rằng có những cơ quan nghiên cứu an ninh và quốc phòng của Việt Nam người ta đề ra cái gọi là “ba không”: không để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam, không đi với nước này để chống nước kia và không cho nước khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại một nước khác.
Thế nhưng ông Trường mô tả “ba không” này thì có vẻ "phòng thủ quá".
"Tức là nếu như mình “ba không” mà người ta lại muốn làm thì mình làm thế nào. Cho nên chúng tôi tại trung tâm này đề ra cái gọi là “ba không một có”. Một có ở đây là những cái gì có thể làm được và làm đến mức độ nào. Một có là chúng tôi phải sử dụng tất cả các đòn bẩy chiến lược và chiến thuật để duy trì bảo vệ an ninh toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”.
"Chúng tôi không liên minh quân sự với một nước nào. Sẽ không đi với một nước khác để chống lại một nước lớn khác. Tuy nhiên Việt Nam chúng tôi hoàn toàn có quyền sử dụng các phương tiện, công cụ có trong tay, kết hợp sức mạnh của Việt Nam với sức mạnh của thế giới để bảo vệ lợi ích của mình.
Những cái như là mua bán vũ khí hay tăng cường tiềm lực giám sát trên biển thì nằm trong khuôn có “một có” mà Việt Nam cần phải làm và phải làm mạnh và có hiệu quả.
“Một có” này không phải chỉ là phản ứng chiến thuật mà là quan điểm chiến lược. Cái “ba không” dường như khiến Việt Nam ở trong thế bị động và đối phó. Do đó để tránh bị bó buộc thì mình cần phải chủ động và linh hoạt về mặt chiến lược và chiến thuật.
Cái này bao gồm cả xây dựng lực lượng phòng thủ, học thuyết quốc phòng, hiện đại hóa quân sự và hợp tác về an ninh quốc phòng và trên biển với các nước khác. Thế thì những cái như là mua bán vũ khí hay tăng cường tiềm lực giám sát trên biển thì nằm trong khuôn có “một có” mà Việt Nam cần phải làm và phải làm mạnh và có hiệu quả.
Do đó cái “ba không một có” này chúng tôi đã truyền đạt tới các cấp nghiên cứu và chúng tôi xã hội hóa các kiến thức này.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên vụ Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Ngoại giao Việt Nam, bình luận rằng không phải là Việt Nam hiện đại hóa sức mạnh quân sự để kiềm chế hay đối trọng Trung Quốc như phía Trung Quốc nêu mà chỉ là "để tự vệ".
"Mỗi quốc gia tùy vị trí địa chiến lược của mình thì cần tự thực hiện việc phòng vệ sao cho có hiệu quả nhất. Tuy Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng hay bảo vệ chủ quyền biên giới hải đảo với lực lượng hải giám nhưng mà chẳng ăn thua gì so với Trung Quốc.
"Tôi nghĩ là nỗ lực của Việt Nam chỉ là 5-7% so với sức mạnh của Trung Quốc. Cán cân quyền lực về quân sự ở khu vực này cũng như trên biển thì Trung Quốc không những là vượt xa Việt Nam mà còn đang tạo ra sự mất cân bằng sức mạnh quân sự của cả khu vực này", ông Trường nói thêm.
'Không thương lượng được'
Sự kiện dàn khoan HD 981 là sự cố gây sóng gió trong quan hệ Việt Trung trong nhiều thập niên.
Việt Nam và Trung Quốc bấy lâu nay đều có những tuyên bố khá giống nhau về chủ quyền tại Biển Đông hay Nam Hải (theo cách gọi của Bắc Kinh) như “có bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi” và giữ vững lập trường này.
Tiến sỹ Trường cho rằng Trung Quốc vẫn muốn dùng sức mạnh “vú cả lấp miệng em” và “nói lấy được”.
"Trung Quốc chưa sẵn sàng thương lượng. Trung Quốc nói là thương lượng là để xoa dịu và đánh lạc hướng chứ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông là lập trường chưa thương lượng được.
"Chúng tôi cho rằng khi nào Trung Quốc củng cố được “nguyên trạng mới” của họ ở Trường Sa thì họ mới ngồi với Asean để đàm phán Bộ Qui tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm để công nhận nguyên trạng mới của họ.
Có khi là cái 16 chữ và 4 tốt này là Trung Quốc đề ra để Việt Nam thực hiện chứ không phải là để Trung Quốc thực hiện
"Tức là chừng nào họ chưa củng cố xong những cứ điểm, không phải chỉ Trường Sa mà từ ngoài cửa Vịnh Bắc bộ trở ra tới phía nam, thì lập trường của Trung Quốc là không thương lượng được," ông Trường nhận định.
Sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được ra Biển Đông, theo ông Trường, đã làm đảo lộn quan hệ Việt Trung và làm người Việt Nam mất lòng tin vào những thỏa thuận cấp cao với giới lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Thỏa thuận Thành Đô, theo một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Hà Nội.
"Cuộc cọ xát “lấy thịt đè người” của khoảng 200 tàu Trung Quốc với khoảng 50 tàu của Việt Nam đã làm thay đổi tư duy và cách tiếp cận của lãnh đạo cũng như nhân dân Việt Nam.
“Sự kiện này khiến Việt Nam nhận thức lại Trung Quốc và thấy mối quan hệ này cũng không xuôi chèo mát mái như “16 chữ và 4 tốt”.
“Có khi là cái 16 chữ và 4 tốt này là Trung Quốc đề ra để Việt Nam thực hiện chứ không phải là để Trung Quốc thực hiện,” Tiến sĩ Trường, từng giữ chức vụ Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Ngoại giao Việt Nam (Bộ Ngoại giao Việt Nam) nói.
“Sự kiện HD 981 đặt ra nhu cầu phải cài đặt lại quan hệ với Trung Quốc”, ông Trường nói.
Theo nhà ngoại giao này, quan hệ với Trung Quốc là một tập hợp quan hệ chồng chéo và phức tạp từ giữa hai Đảng, kinh tế, ngoại giao và cần phải “cái nào đi cái đó” và rằng nếu cứ dính líu vào các tranh chấp trên biển mà không tiếp tục các mối quan hệ khác thì sẽ làm tắc nghẽn quan hệ song phương.
(BBC)
-----------

14 nhận xét:

  1. Chủ trương 3 không y như là TQ bày cho VN phải làm như thế . Dân đen VN suy nghĩ đơn giãn , không cao siêu , lòng vòng , khó hiểu như mấy ông Tiến sĩ :

    3 không là : Không có tiền , Không có quyền làm người , không có chủ quyền đất nước . 1 có là có đảng CS là 1 bộ phận lệ thuộc của Đảng CSTQ . Thế thôi .

    Không tiền vì học Đại học ra không kiếm được việc vì không tiền chạy chọt . Không tiền nên hàng trăm ngàn cô gái phải tha phương làm dâu xứ người , hàng triệu người đi làm lao nô khắp các nước ngoài . Không tiền nên rất người cô đi làm gái ở những nước lân cận .Không những không tiền mà lại gánh nợ lớn để đời sau phải trã .

    Trong vấn đề không có quyền làm người đau đớn , nhục nhã nhất là không có quyền yêu nước .

    Không có chủ quyền đất nước : mọi việc nước là do Đảng no hết , vì thế Công Hàm 1958 mãi đến mấy chục năm mới bị lòi ra . Lúc trước bị lấy đất do CCRĐ , đến nay cũng là vậy nhưng gọi là thu hồi .TQ thực hiện chiến lược “ Tằm ăn dâu “ thì dân cũng đếch được xen mõm vào .

    1 bộ phận của Đảng CS TQ là ngay từ thời khởi thũy , ngày nay nhất quyết đi đúng quỹ đạo Thành đô thì không có gì lạ .


    Trả lờiXóa
  2. “ Phòng thủ “ ‘ Tự vệ “ cái giống gì mà bị anh Hai dạy dổ quất roi vô đít cũng không dám rên cho bớt tức .

    Chuyện gần đây có máy bay VN bị rớt ( rớt là do liên quan đến nguyên nhân làm cho máy bay rớt hoặc do bị đập mạnh , chắc do đụng mạnh vào đất hay đụng mạnh vào mặt nước , đỉnh cao ..hì hì .) , nếu chỉ 1 lần thì còn mơ hồ , nhưng khi diễn ra nhiều lần thì quá dễ để bắt mạch , phán đoán .

    Lúc 7giờ 47 phút sáng ngày 16/6 /2016 Phi trường Tân Sơn Nhất bị sóng lạ áp chế làm cho nhiểu sóng trong 20 phút , không điều hành không lưu được , nhiều máy bay không hạ cánh được , có chiếc phải hạ cánh tại phi trường khác .

    Chuyện đe doạ vô cùng trầm trọng nhưng không có 1 tờ báo bị kiểm soát nào dám đăng tin .Giới quân sự và nhà cầm quyền cũng im lặng .

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=230332&zoneid=2

    Chuyến bay bị nhiểu sóng phải hạ cánh sang Lào . Máy bay rớt bị mất liên lạc vô tuyến , trước đó , tất cã đều có cùng 1 nguyên nhân .

    Khi tìm hiểu trên mạng thì Electronic warfare , chiến tranh điện tử đã khởi nguồn từ thời Đệ nhất thế chiến , đến Đệ nhị thế chiến thì tinh vi hơn , đến nay thì những nước khoa học kỹ thuật cao trên thế giới đang thi đua nhau phát triễn ở mức độ sống còn .

    Đại khái , đơn giãn cho dễ hiểu là : khi 1 máy bay bay cao tận 10 cây số trên trời , Rađa ở dưới đất phát ra làn sóng phát hiện được khoãng cách , tốc độ của nó để bắn phi đạn lên tiêu diệt , thì chiếc máy bay này cũng phát ra làn sóng rađa làm nhiểu loạn để không phát hiện được nó .

    Trước đây máy bay do thám không người lái của Mỹ được điều khiễn bằng vô tuyến từ xa , bị Iran dùng sóng vô tuyến ở gần hơn , mạnh hơn chiếm quyền điều khiển và bắt sống chiếc máy bay này là thế .

    Theo lối suy nghĩ trước đây , chỉ có sức nổ thật lớn của quả bom lớn mới gây ra làn sóng từ trường phá huỹ các bộ phận điện tử trong 1 chiếc máy bay gần đó , cho nên không có chuyện “ áp chế điện tử “ làm hư hại các bộ phận điện tử làm cho máy bay rớt .Nhưng nghiên cứu , phát triễn rạo riết có thể họ đã đạt thành công được đến 1 mức độ nào đó .

    Ví dụ sóng từ trường từ dưới đất phóng lên làm cho la bàn trên máy bay bị đổi hướng , không còn chỉ về phương Bắc theo lẽ tự nhiên nữa nên máy bay bị đi trật hướng , mất liên lạc với dưới đất .

    Mỹ , Nga , Trung Quốc thi đua ráo riết trong lãnh vực chiến tranh điện tữ này . Trong lãnh vực này có phần là phát ra luồng giãi sóng từ trường tập trung để tấn công các bộ phận điện tử nằm trong máy bay ( electronic attack : xem Google ) , đầu phi đạn đang phóng tới . Nghe thì thấy có vẽ xa vời , là khoa học viễn tưởng . Nhưng thật ra thế giới đang ráo riết nghiên cứu phát triễn , có thể đây thuộc loại vũ khí bí mật tối quan trọng của các nước tân tiến .

    TQ đang tiến rất nhanh và đã nắm bắt được kỹ thuật này , không thua xa Mỹ và Nga lắm , do đó chỉ 1 ngày sau khi máy bay VN rớt , Mỹ đã vội vã đem ngay 4 chiếc máy bay chiến tranh điện tử đến Philipine . Kẽ đại gian ác này không ngần ngại lấy VN để làm vật thử nghiệm , kết quả là những chuyện “ lạ " đã xãy ra gần đây . Trạm phát sóng của TQ từ 2 cụm đảo HS-TS nhờ TQ giử dùm và rãi rác ở các căn cứ quân sự trá hành của TQ khắp nước VN dễ dàng thực nghiệm vũ khí tối tân này của TQ .

    Nước Việt Nam Tiêu Tùng, Ruộng Khô Biển Độc, Thức ăn nhiểm độc ,Tàu di dân vào VN , Dân Việt Lầm Than, Trên Tàu Dưới Đảng . Không mất nước mới là chuyện vô lý .

    Trả lờiXóa
  3. Ông đồng hao của tôi, mới năm ngoái còn tin chắc "Tình hình bế tắc, nhưng đcsVn vẫn phải là đảng lãnh đạo"; hôm qua đã lắc đầu chán nản khi nói tới Chọng Lú: "Thằng cha này không diệt nổi tham nhũng. Phải đa đảng thôi!"

    Trả lờiXóa
  4. Máy bay rơi xuống biển, nhất là ở tốc độ chậm như Cssa, dù có vỡ thì những mảnh vỡ không bị rách dúm dó như thế!
    Chỉ có thể khẳng dịnh bị ngoại lực tác động mạnh khủng khiếp, như bị vật thể khác đụng vào.

    Trả lờiXóa
  5. VN phải có đột phá trong tư duy, đó là mở rộng dân chủ, thay đổi mô hình thể chế chính trị, mở rộng tụ do báo chí. Có vậy mới có khả năng huy động tiềm lực sức mạnh nội tại của đất nước và sự ủng hộ của quốc tế để giữ vững độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Còn nếu tiếp tục theo mô hình TQ như hiện nay thì bài toán khó vẫn còn đó và không có lời giải. VN vẫn tiếp tục bị TQ chèn ép và chịu thiệt thòi trên tất cả các lĩnh vực, dần tiến tới không giữ được độc lập tự chủ, lãnh thổ dần bị lấn chiếm. Kết quả là mang trọng tội với lịch sử và tương lai dân tộc.

    Trả lờiXóa
  6. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bị cản trở bởi Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông.Độc chiếm Biển Đông là âm mưu nhất quán của tất cả các thế hệ lãnh đạo và Đảng cọng sản Trung Quôc.
    - Cứng rắn,lạnh lùng và quyết đoán như Pu tin,trong tay lại có khóa điều khởi động va li hạt nhân,thế mà hôm 18/6/2016 phải tuyên bố:"Mỹ là một cường quốc mạnh,có thể ngày nay là siêu cường duy nhất,chúng tôi chấp nhận điều đó"
    -Trung Quốc ngày nay tuy đã mạnh,nhưng dàn trải ra toàn cầu thì còn lâu mới bằng được Mỹ.
    -Lịch sử đã minh chứng(trong thời đại toàn cầu hóa mà vẫn giữ kiểu tư duy cũ)thì cứ thần phục Trung Quốc để mãi lệ thuộc,để mãi mãi làm đàn em,để đươc sai bảo như Pôn Pôt đã từng làm ở thế kỷ 20.

    Trả lờiXóa
  7. CÂU NÓI NGU NHẤT VÀ KHÓ HIỂU NHẤT CỦA CSVN: "Chúng tôi không liên minh quân sự với một nước nào. Sẽ không đi với một nước khác để chống lại một nước lớn khác. Tuy nhiên Việt Nam chúng tôi hoàn toàn có quyền sử dụng các phương tiện, công cụ có trong tay, kết hợp sức mạnh của Việt Nam với sức mạnh của thế giới để bảo vệ lợi ích của mình."
    LÀM SAO KẾT HỢP ĐƯỢC VỚI SỨC MẠNH CỦA THẾ GIỚI MỘT KHI KHÔNG LIÊN MINH VỚI HỌ: NGU HẾT CHỖ NÓI, NGU TOÀN TẬP, ĐÚNG LÀ TRỌNG LÚ NGU NHƯ CHÓ!!!

    Trả lờiXóa
  8. Một mình Đảng và nhà nước VN không đủ sức để đương đầu với TQ nếu đàng sau lưng thiếu phản ứng bộc lộ tình cảm bức xúc khi bị TQ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ .

    Ngoại giao mà không dựa vào ý dân , bịt miệng dân , có nói gì đi nữa thì cũng là yếu hèn khiến TQ cười chê về hành động bịt miệng dân của nhà nước CHXHCNVN . Đây chính là là mấu chốt khiến TQ nói càng làm tới xem thường cái Bộ ngoại. Giao CHXHCNVN .

    Bịt miệng dân chống TQ trong khi chính TQ phá vỡ hữu nghị , ra sức xâm lược biển đảo khác chi chính quyền tiêm liều thuốc liệt kháng vào nhân dân , tiêu hủy tinh thần bảo vệ đất nước . Hành động này phải xem là nguy hiểm , tiếp tay cho giặc , âm mưu bán nước .

    Đã như thế thì 3 không , một có nào ích gì . Thua và thua toàn bộ cho TQ là điều đương nhiên phải đến , phải xảy ra .

    Như vậy chỉ còn mong đợi ở thế cờ chính trị ở TQ . Nếu vì một lý do nào đó mà ĐCSTQ bung vành theo tự do và dân chủ , lúc ấy những Uỷ viên Bộ chính trị csvn mới dám đổi mới để phù hợp với tiến bộ thế giới . Bằng không cái ngu dân theo Tàu sẽ kéo dài cho đến hết thế kỷ này .

    Trả lờiXóa
  9. Tiền tiền..tiền...tiền.......
    tiền đâu mà trả nợ mà nuôi bộ máy ăn hại ăn bám bây giờ?

    Trả lờiXóa
  10. Thế giới đánh giá sức mạnh quân sự của VC chỉ bằng 7% so với TV!
    Nếu muốn tồn tại và vững mạnh, VN phải liên minh với Phương Tây!
    Chỉ có thế mà thôi. Còn không VN sẽ biến mất trong tương lai gần!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin sửa
      "VC chỉ bằng 7% so với TC!"

      Xóa




  11. Sao bác Ô-má-ba Ô-ba-má lại linh thiêng đến thế !


    Từ ngày Ô-má-ba qua
    Ô-ba-má thật là linh thiêng
    Thằng Lú càng lẫn củ giềng
    Quang gì toàn thấy Tối kiêng mất rồi
    Em Ngân chả thấy Tiền rơi !
    ''Thèng'' Fúc..k đầu niểng chán đời chết ''choa''
    Phúc đâu toàn thấy họa mà …
    Hạn hán Nam bộ chưa qua dập dồn
    Miền Trung cá chết ngập thôn
    Tây nguyên bùn đỏ ngập bồn dân gian
    Giờ máy bay rơi …cả đàn !
    Đảng như áo mục sắp tan mất rồi
    Chắc theo ''Thèng'' Bóa..k mất thôi
    Đụng vào đó là rách rồi mất cha

    Từ ngày Ô-má-ba qua
    Ô-ba-má thật là linh thiêng
    Thằng Lú càng lẫn củ giềng
    Quang gì toàn thấy Tối kiêng mất rồi
    Em Ngân chả thấy Tiền rơi !
    ''Thèng'' Fúc..k đầu niểng chán đời chết ''choa''
    ''Mèn đéc ơi !'' chán bỏ bà
    Tứ trụ tứ khoái thật là đảo điên
    Ô-ba-má thật là linh thiêng
    Ô-má-ba thăm xóm giềng vui lây .. ..
    Nông Đức Mạnh méo mặt Tày
    Tập Cận Bình sắp mất tay sai rồi !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  12. dâng nước cho Tàu là bước ngoặt của VN?

    Trả lờiXóa
  13. Chẳng thấy "ngoặt" nào cả, ai giật titl nghe như ...tự sướng zay!

    Trả lờiXóa