Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Thủ tướng Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông!

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Tuyên chỉ có vài trăm trong hàng vạn chữ của báo cáo đọc trước quốc hội hôm 5/3, nhưng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc độc chiếm Biển Đông.
Và đây là điều đang khiến dư luận cũng như các nước trong khu vực bàn luận. Bởi theo ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc sẽ tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải, an ninh tại các vùng biển và sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi xâm phạm “chủ quyền Trung Quốc trên biển".
"Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không", ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh. Trong báo cáo chính phủ còn viết, tỉnh Hải Nam sẽ nhận được ngân sách hỗ trợ của Trung ương để "khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông".
Ngày 5/3, tờ South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, để bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý".
Tờ South China Morning Post cũng dẫn phát biểu của ông Vương Hàn Linh, nhà nghiên cứu trẻ đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc rằng, chủ quyền lãnh thổ và an ninh biển của Trung Quốc đang bị đe dọa. Đồng thời đổ lỗi cho Mỹ trong việc tuần tra gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp trên Biển Đông những tháng gần đây, khiến Bắc Kinh phải tập trung nhiều hơn vào an ninh hàng hải.
Giới quân sự cho rằng, quyết định cắt giảm 300.000 quân hôm 3/9/2015 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có ảnh hưởng tới việc tăng 7,6% cho ngân sách quốc phòng năm 2016 - ở mức 954,35 tỉ NDT (146,67 tỉ USD), chỉ bằng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2016 (573 tỉ USD).
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Bắc Kinh vẫn ưu tiên cho chi tiêu quân sự bởi con số được công bố chính thức không phản ánh đúng thực tế bởi Trung Quốc không đưa các khoản nhập khẩu vũ khí và những trang thiết bị đắt tiền vào “danh mục phải công bố”.
Theo nhận định của hãng AP, mặc dù ngân sách quốc phòng năm 2016 của Bắc Kinh chỉ tăng khiêm tốn (7,6%) so với các năm trước, nhưng vẫn phải chú ý tới những động thái của quân đội Trung Quốc. Bởi Trung Quốc tiếp tục coi hải quân và không quân là 2 mũi chính trong việc đối phó với các mối đe dọa hiện hữu tới các lợi ích của Bắc Kinh. Ngoài lực lượng hạt nhân, Bắc Kinh còn sở hữu ít nhất 1.200 tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường, tên lửa hành trình đất đối đất và đất đối không, tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đạn đạo có khả năng đánh chìm tàu sân bay.
Tờ The Wall Street Journal cũng vừa dẫn nhận định của Giáo sư Andrew Erickson đến từ Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, quyết định tăng 7,6% cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh giảm khả năng quân sự - Trung Quốc muốn tránh để quân đội phình to quá mức như Liên Xô trước đây. Và Trung Quốc vẫn tăng cường khả năng thúc đẩy các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cho rằng, dự thảo kế hoạch 5 năm 2016-2020 của chính phủ đã khẳng định, Bắc Kinh sẽ củng cố năng lực chấp pháp trên biển và điều này đồng nghĩa với việc, căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang ở Biển Đông.
Ngày 4/3, hãng Kyodo dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường hoạt động và năng lực trên biển cũng như trên không nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền và lợi ích biển của Bắc Kinh, có thể "làm đảo lộn" an ninh ở khu vực Đông Á. Và cảnh báo, nếu Trung Quốc tiếp tục thách thức sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á và nếu những thách thức này được chứng minh có hiệu quả, trật tự an ninh hiện nay ở Đông Á có thể thay đổi đáng kể. Bởi hải quân Trung Quốc đã có thể tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, và đây giống như một hành động răn đe đối với lợi ích của Mỹ tại những khu vực này.
Đồng thời cho rằng, việc mở rộng hoạt động và hiện đại hóa trang thiết bị cho hải quân, không quân và lực lượng tên lửa của Trung Quốc diễn ra trong thời điểm tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông diễn ra căng thẳng. Và giới phân tích chính trị cảnh báo, Bắc Kinh sẽ có những bước đi quyết liệt nhằm khẳng định vị thế của họ trong khu vực, cũng như “định vị” tại Biển Đông và biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối của các nước hữu quan.
Đông Ngàn - Bắc Ninh/(Petrotimes)/TTHN
---------------

3 nhận xét:

  1. Ông Lý Khắc Cường nói:Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông,nhưng chăc chắn ông quên rằng:Việt Nam,Phi lip pin,Ma laysia...In dô ne xi a chăng có nươc nào tuyên bố từ bỏ chủ quyền biển đảo của minh ở Biển Đông cả.
    Ông Lý Khắc Cường nói:Băc Kinh sẽ chiếm biển Dông,nhưng vì đang phát biểu say sưa nên ông quên mất ở Châu Á còn có hai cường quốc là Ấn Độ và Nhật Bản.
    Ông Lý Khắc Cường nói:Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông,nhưng ông chưa nghe hôm 18/6/2016 anh bạn vàng Pu tin đã phải thốt lên thật lòng:'Mỹ là một cường quốc mạnh,có thể ngày nay là siêu cường duy nhất,chúng tôi chấp nhận điều đó",Ông lý cũng quên thế giới còn có G7,còn EU tất cả đêu xem Biển Đông có tuyến hàng hải quan trọng ảnh hương trực tiếp đến nên kinh tế của họ.
    Ông Lý nói chiếm Biển Đông cho câp dưới của ông nghe,để mê hoặc dân Tàu đang bị lừa phỉnh rửa hận một trăm năm bị sỉ nhục,chứ cả Thế giới nhất là hơn chín mươi triệu người dân Việt Nam thì khó nghe,không nghe.Ông Lý nói thì đã nói xong,ông hãy thổi hơn một tỷ ba người Trung Quôc hãy gồng mình lên vùa làm "Trung Hoa mộng" vừa đánh chiếm Biển Dông xem sao?Điều chăc chắn là 3 ham đội của hải quân Trung Quôc sẽ làm mồi cho cá biển Thái Binh Dương.

    Trả lờiXóa
  2. Với những kẻ ngu và tham ở trung nam hải chiến tranh thế giới sẽ bùng nổ là điều khó tránh. Các nước phải liên minh với Mỹ,Nhật,Ấn.....để tiêu diệt ngay mối hoạ này vì hoà bình của nhân loại khi mà trung cộng chưa đủ lông cánh đừng để quá muộn!!!

    Trả lờiXóa
  3. Nó đã chiếm và chắc chắn sẽ tiếp tục chiếm và bồi đắp đảo nhân tạo để làm căn cứ quân sự. Sẽ không còn lâu nữa, nó sẽ có quy định khu vực Hoàng Sa, Trường Sa là khu vực nhận dạng phòng không. Đến lúc đó VN sẽ đối phó ra sao hay chap nhận đầu hang làm tôi tớ cho nó. Nếu không hợp tác chat chẽ với Mỹ thì chắc chắn VN sẽ là chư hầu của Trung quốc.

    Trả lờiXóa