Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Đối thoại Shangri-la và những cơ hội bị bỏ lỡ

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh (thứ hai, trái) 
sau cuộc gặp các quan chức Trung Quốc 
bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 ở Singapore ngày 3/6. Ảnh: AFP/TTXVN
* Ts. TRẦN CÔNG TRỤC
Những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế mà Trung Quốc gây ra trên Biển Đông cần phải lên án và chống lại, điều đó không có nghĩa là "chống Trung Quốc".
LTS: Đối thoại Shangri-la lần thứ 15, diễn đàn an ninh khu vực quan trọng nhất vừa kết thúc chiều qua 5/6. Diễn đàn năm nay để lại nhiều dư âm xung quanh những căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là phát biểu của trưởng đoàn Trung Quốc ông Tô Kiến Quốc, cũng như hoạt động của đoàn này trong khuôn khổ đối thoại.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử bài phân tích của ông về sự kiện này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Vài năm trở lại đây, Biển Đông luôn là chủ đề nóng bao trùm các kỳ Đối thoại Shangri-la vì những hành vi leo thang, phiêu lưu quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các siêu cường, năm nay cũng không có gì khác. Trước khi Đối thoại Shangri-la diễn ra, đã có những học giả nhận định lập trường của Trung Quốc sẽ không có gì thay đổi.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, ảnh do ông cung cấp.
Do đó mọi sự chú ý đổ dồn về phản ứng của cộng đồng quốc tế, trong đó nổi bật nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản - hai quốc gia đặc biệt quan tâm, lo ngại trước hành vi chà đạp luật pháp quốc tế, phiêu lưu quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đồng thời dư luận cũng đặc biệt quan tâm đến lập trường của Việt Nam với tư cách bên liên quan trực tiếp, có chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp toàn bộ và một phần, đang bị Bắc Kinh quân sự hóa nhanh chóng thành các pháo đài quân sự kiên cố.

Vừa hợp tác, vừa đấu tranh

Theo dõi bài phát biểu của tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và là trưởng đoàn tham gia Đối thoại Shangri-la năm nay, kể cả trong phát biểu chính thức lẫn trả lời báo chí, người viết nhận thấy nổi lên mấy điểm đáng chú ý.

Thứ nhất là những căng thẳng leo thang trên Biển Đông theo đánh giá của đoàn Việt Nam là do những khác biệt về lợi ích, tham vọng và cạnh tranh chiến lược theo hướng tiêu cực, bất chấp luật pháp; Nói một đằng làm một nẻo, sự khác biệt và bất bình đẳng trong cách thức giải quyết tranh chấp; Cách hành xử áp đặt vì lợi ích vị kỷ hẹp hòi, không tính đến lợi ích các nước khác cũng như khu vực và quốc tế.

Thứ hai, ông Vịnh đã làm rõ hơn quan điểm vừa hợp tác, vừa đấu tranh với Trung Quốc trong việc đảm bảo hòa bình ổn định, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông. Đài BBC ngày 5/6 bình luận: "Có lẽ đây là một trong những lần đầu tiên cụm từ ‘đấu tranh’ được đặt bên cạnh 'hợp tác' trong bài phát biểu của người đứng đầu ngành đối ngoại quốc phòng của Việt Nam."

Lần đầu tiên tại một kỳ Đối thoại Shangri-la, trưởng đoàn Việt Nam đã làm rõ hơn lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông, tranh chấp song phương thì có thể giải quyết bằng đàm phán song phương. Còn các tranh chấp đa phương, bắt buộc phải giải quyết thông qua cơ chế đa phương với sự có mặt của tất cả các bên liên quan.

Đây là một bước mới cụ thể hóa các nguyên tắc xử lý tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông mà Việt Nam chủ trương.

Quan trọng hơn là ông Vịnh nhấn mạnh, dù hợp tác hay đấu tranh cũng phải trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và lấy đó làm chuẩn mực để giải quyết tranh chấp, bất đồng, giảm nguy cơ xung đột.

Tướng Vịnh khẳng định, nước nào cũng đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc cần được nhìn nhận một cách khách quan, phù hợp, có cơ sở (pháp lý) vững chắc và cần đặt trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích của các nước khác, khu vực và quốc tế.

Người viết đánh giá cao nhận định này. Vấn đề còn lại là làm sao để triển khai, áp dụng hiệu quả vào thực tế.

Trả lời báo điện tử Zing ngày 5/6, tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: "Trong đấu tranh Việt Nam phải giữ vững quan điểm chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc là tiên quyết. Cơ sở để đấu tranh là luật pháp quốc tế, trên tinh thần xây dựng và tìm ra giải pháp các bên chấp nhận được."

Thứ ba, nhấn mạnh khía cạnh hợp tác với Trung Quốc. Trong bài phát biểu chính thức ông Vịnh cho biết: "Vẫn phải tăng cường hợp tác với Trung Quốc và các nước có liên quan nhằm xây dựng và củng cố lòng tin, tìm ra những điểm chung trong lợi ích chiến lược, đồng thời thẳng thắn đấu tranh trên tinh thần xây dựng."

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo chí quốc tế bên lề Đối thoại Shangri-la lần thứ 15, ảnh: BBC.
Trả lời phỏng vấn báo điện tử Zing, tướng Vịnh nói rõ hơn: "Chúng ta hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề trên bộ, biên phòng, hợp tác trao đổi nghiên cứu chiến lược, hợp tác về đào tạo, gìn giữ hòa bình…

Việt Nam và Trung Quốc cũng hợp tác tuần tra chung về hải quân và cảnh sát biển trên vùng Vịnh Bắc Bộ là vùng biển đã được phân định. Đây đều là những hợp tác hoàn toàn phù hợp với lợi ích của cả 2 bên."

Tuy nhiên, người viết còn cảm thấy băn khoăn rằng làm sao để hợp tác không triệt tiêu đấu tranh hoặc ngược lại, bởi lẽ Trung Quốc thì muốn chỉ tập trung vào các vấn đề hợp tác, còn lại đưa tranh chấp Biển Đông về đàm phán song phương với từng nước, gạt ASEAN cũng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước có lợi ích ở Biển Đông ra ngoài.

Đối thoại Shangri-la là một diễn đàn an ninh mở có sự tham gia của hầu hết các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các cường quốc toàn cầu. Bởi vậy cá nhân tôi cho rằng đây là môi trường cực kỳ thuật lợi cho đối thoại, cho chúng ta triển khai các hoạt động "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".

Đây cũng là diễn đàn quan trọng cho các bên thể hiện lập trường của mình, lắng nghe quan điểm các nước khác trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, bảo vệ hòa bình ổn định, tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Nhưng đã có những cơ hội bị bỏ lỡ.

Thứ nhất, Đối thoại Shangri-la đã bỏ lỡ cơ hội đối thoại, tranh luận về cách diễn giải luật pháp quốc tế.

Tướng Vịnh cho biết: "Hiện nay, ai cũng nói về luật pháp quốc tế, nhưng vì sao nó không được thực hiện? Lý do đầu tiên nằm ở cách hiểu và diễn giải luật pháp khác nhau, có thể do vô tình, nhưng thường là do cố ý diễn giải để có lợi cho mình."

Người viết cho rằng nhận định này rất chính xác. 

Trung Quốc họ vẫn khăng khăng nói rằng, các hành động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và thậm chí kéo vũ khí ra Hoàng Sa, Trường Sa là "hợp pháp, chính đáng trong khu vực chủ quyền" của họ, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ mới là bên gây căng thẳng ở Biển Đông.

Theo tường thuật của đài VOA ngày 4/6, ông Giả Khánh Quốc, một học giả Trung Quốc đã phát biểu tại Đối thoại Shangri-la cùng ngày:

"Chính nước Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, đã làm cho căng thẳng leo thang qua việc đưa máy bay quân sự và chiến hạm tiến vào khu vực gần lãnh thổ của các nước khác dưới danh nghĩa “tự do hàng hải".

Tại sao lại tập trung chú ý vào Trung Quốc trong lúc các nước khác cũng có những hoạt động lấp biển lấy đất tại những hòn đảo có tranh chấp?"

Câu hỏi của ông Khánh về việc tại sao dư luận tập trung lên án Trung Quốc về hành vi bồi đắp đảo nhân tạo mà không phải các nước khác thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, tướng Nguyễn Chí Vịnh và nhiều học giả quốc tế đã trả lời, xin không nhắc lại.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-la năm nay. Ảnh: AP.
Nhưng lập luận của ông Khánh về cái gọi là việc đưa máy bay quân sự và chiến hạm tiến vào khu vực gần lãnh thổ của các nước khác dưới danh nghĩa “tự do hàng hải" thì chưa thấy ai làm rõ.

Tạm gác vấn đề "chủ quyền, lãnh thổ" của các thực thể này thuộc về nước nào sang một bên, Hoa Kỳ nên giải thích rõ căn cứ pháp lý của các hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông thời gian qua để Trung Quốc và dư luận thấy rõ, Trung Quốc họ đã vi phạm điều khoản nào trong luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Lâu nay Trung Quốc vẫn cố tình nhập nhằng, đánh tráo khái niệm "yêu sách chủ quyền" với "yêu sách hàng hải".

Những vấn đề Mỹ và khu vực đang đề cập đến trong Đối thoại Shangri-la lần này là thuộc phạm trù áp dụng, giải thích UNCLOS, đặc biệt là quy chế các vùng biển áp dụng cho những thực thể tranh chấp ở Biển Đông có hay không lãnh hải 12 hải lý, có hay không vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, tàu chiến máy bay quân sự qua lại những khu vực này theo quy định nào...

Tất cả không liên quan gì đến "yêu sách chủ quyền, lãnh thổ". Tiếc rằng điều này đã bị bỏ qua.

Thứ hai, bỏ lỡ cơ hội bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, bảo vệ UNCLOS và phán quyết của PCA

Các bên đều nhấn mạnh sự cấp bách và cần thiết của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Vậy thì vụ kiện của Philippines và phán quyết của PCA tới đây sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc áp dụng, giải thích UNCLOS ở Biển Đông, thu hẹp đáng kể tranh chấp. Phán quyết của PCA có ảnh hưởng không nhỏ tới cục diện Biển Đông, cần những cuộc đối thoại và làm rõ.

Tuy nhiên Đối thoại Shangri-la lần này đã thiếu những tiếng nói mạnh mẽ và thuyết phục bảo vệ UNCLOS, bảo vệ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế trong bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông hết sức phức tạp, diễn biến khó lường.

Cá nhân người viết cho rằng, Đối thoại Shangri-la là diễn đàn rất tốt cho Việt Nam, Philippines và các bên liên quan nêu bật ý nghĩa, giá trị, vai trò và ứng dụng của UNCLOS ở Biển Đông.

Đây cũng là cơ hội để chúng ta cùng các học giả quốc tế phân tích ý nghĩa, vai trò của các biện pháp xử lý, giải quyết tranh chấp trong việc áp dụng và giải thích UNCLOS bao gồm giải quyết thông qua cơ quan tài phán, trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ UNCLOS của các thành viên Công ước, nhưng chúng ta đã bỏ lỡ mất cơ hội này.

Rõ ràng Trung Quốc đã đánh tráo khái niệm vụ kiện từ "giải thích và áp dụng UNCLOS" sang "tranh chấp chủ quyền", rõ ràng Trung Quốc chà đạp UNCLOS bằng yêu sách đường lưỡi bò với lập luận về "quyền lịch sử", một khái niệm mơ hồ không có trong luật pháp quốc tế.

Tại những diễn đàn an ninh khu vực quan trọng như Đối thoại Shangri-la, các bên cần phải tự mình làm rõ, đồng thời yêu cầu Trung Quốc làm rõ yêu sách đường lưỡi bò.

Mặt khác đó cũng là cơ hội để phản bác các lập luận sai trái của họ, đặc biệt là Việt Nam với tư cách là một bên liên quan bị tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi việc này.

Giải pháp trọng tài quốc tế và cụ thể là vụ kiện của Philippines cũng như phán quyết của PCA không chỉ có lợi cho Việt Nam, mà còn có lợi cho cả khu vực và cộng đồng quốc tế trong việc áp dụng, giải thích UNCLOS để xử lý tranh chấp, thu hẹp đáng kể tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội quý.

Thứ ba, bỏ lỡ cơ hội làm rõ hành vi leo thang quân sự hóa, phiêu lưu của Trung Quốc ở Biển Đông

Tại Đối thoại Shangri-la năm nay cá nhân người viết thấy rằng mới chỉ có những câu trả lời mang tính nguyên tắc chung từ Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter và tướng Nguyễn Chí Vịnh xung quanh lập luận của Trung Quốc rằng, các bên yêu sách ở Trường Sa cải tạo trước, họ làm sau, tại sao lại chỉ lên án Trung Quốc.

Ông Tôn Kiến Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-la năm nay, ảnh: Reuters / BBC.
Tuy nhiên bản chất những hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông như bồi lấp đảo nhân tạo ở Trường Sa tạo thành các tiền đồn quân sự, phá hủy nghiêm trọng hệ môi trường sinh thái, đe dọa an ninh hàng hải hàng không, đe dọa không gian an ninh quốc gia và phòng thủ của các nước ven Biển Đông thông qua việc kéo máy bay, tên lửa, ra đa quân sự cao tần ra các thực thể này thì chưa được quan tâm đúng mức.

Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông, chúng ta vì lý do nào đó chưa dám nói thẳng chính Trung Quốc gây ra các hành động này, trong khi Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước không có yêu sách trực tiếp ở Biển Đông lại chỉ rõ Trung Quốc là thủ phạm, đó là sự thật mười mươi.

Điều này về mặt đối nội sẽ khiến dư luận băn khoăn không biết chúng ta sẽ "đấu tranh" với Trung Quốc như thế nào khi những vấn đề hết sức cụ thể, nóng hổi và cấp bách lại không được đề cập, nước nào quân sự hóa Biển Đông không được chỉ rõ.

Về mặt đối ngoại, điều này có thể làm cho các nước muốn hợp tác với chúng ta để bảo vệ hòa bình ổn định, tự do hàng hải hàng không và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, hoạt động gắn liền với lợi ích sát sườn của Việt Nam, phải lăn tăn, không biết chúng ta suy nghĩ và tính toán như thế nào.

Cũng xin khẳng định rõ, Việt Nam không theo nước này chống nước kia, Việt Nam không chống Trung Quốc.

Việt Nam cũng như bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới có trách nhiệm phải bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp và trật tự quốc tế trong khu vực, ở đây cụ thể là Biển Đông.

Những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế mà Trung Quốc gây ra trên Biển Đông cần phải lên án và chống lại, điều đó không có nghĩa là "chống Trung Quốc". Điều này được phản ánh quá rõ trong cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014.

Phê phán đúng đối tượng và hành vi một cách khách quan, xây dựng trên tinh thần luật pháp quốc tế thay vì nói chung chung thiết nghĩ đó mới là biểu hiện cụ thể nhất của phương châm "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".

Chúng ta không để hợp tác triệt tiêu mất đấu tranh vì điều đó chính là cái bẫy Trung Quốc đang muốn chúng ta hướng tới, nó có thể dẫn đến những bất lợi cho chúng ta như tướng Vịnh cũng đã lưu ý.

Còn ai đó lo ngại rằng, hiện nay các nước mới chỉ nhấn mạnh đấu tranh với Trung Quốc mà quên mất hợp tác, cá nhân người viết cho là chưa phản ánh đúng thực tế.

Việt Nam vẫn hợp tác với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực hai nước có chung quan tâm và lợi ích, Hoa Kỳ với Trung Quốc cũng vậy. Biểu hiện vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế ngày nay là khá rõ nét. Không quốc gia nào có thể một mình một chiếu, đóng cửa không chơi với ai.

Trong vấn đề Biển Đông, biểu hiện của hợp tác cũng rất rõ ràng, đó là những hoạt động đối thoại song phương giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ, hay Trung Quốc với các bên liên quan, Hoa Kỳ với các bên liên quan làm sao để tránh xung đột đối đầu, tìm kiếm giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp và chống leo thang, chống bành trướng.

Đối thoại Shangri-la hay các diễn đàn đối thoại khác trong khu vực về Biển Đông là một ví dụ tiêu biểu cho hợp tác.

Bỏ lỡ cơ hội thứ tư, bác bỏ chính thức yêu sách "chủ quyền" phi lý và chiêu trò đánh tráo khái niệm của Trung Quốc

Trong phát biểu chính thức tại Đối thoại Shangri-la, tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: "Trong bối cảnh tình hình phức tạp như vậy, Việt Nam kiên quyết giữ vững độc lập, tự chủ và coi đây là nguyên tắc cao nhất."

Tuy nhiên trước thông tin Trung Quốc cho người phát tờ rơi là một tập tài liệu mỏng bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc về các dữ kiện lịch sử mà nước này nhiều lần nêu ra để chứng minh cho yêu sách "chủ quyền" của họ với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội phản bác và làm rõ âm mưu đó, bất luận ai rải truyền đơn.

Tướng Vịnh trả lời BBC về việc này rằng: "Tôi chưa nghiên cứu và cũng chưa biết chắc ai làm việc này, nhưng nếu là tôi thì tôi sẽ không làm như thế vì đây [Đối thoại Shangri-La] là diễn đàn mở, công khai minh bạch và tất cả các nước đều lắng nghe nhau một cách tôn trọng."

Theo ông: "Nếu như ai đó muốn chứng minh chủ quyền của mình hay đưa ra lý lẽ của mình thì họ sẽ lên diễn đàn một cách công khai minh bạch trước cộng đồng thế giới, tốt hơn là phát các tờ rơi, nhất là các tờ rơi gây tranh cãi".

Người viết chia sẻ với tướng Vịnh rằng, hành động phát tờ rơi ấy là không đàng hoàng, không phù hợp, không minh bạch. Thậm chí cá nhân tôi tin là, có thể nhiều người Việt Nam chúng ta coi đây là hành động "tiểu nhân", không đáng mặt nước lớn, hay "không thèm chấp".

Tuy nhiên trên bình diện quan hệ quốc tế người viết cho rằng, trong trường hợp này Việt Nam cần lập tức có tiếng nói phản đối ngay tại Đối thoại Shangri-la với 2 nội dung:

Một là Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phản đối nội dung nêu trong tờ rơi, bất luận do ai tung ra cho các đại biểu dự hội nghị. Những nội dung tờ rơi này là bịa đặt, xuyên tạc sự thật và không có giá trị.

Hai là, Đối thoại Shangri-la là diễn đàn an ninh quan trọng của khu vực, thậm chí là toàn cầu, là nơi các nước chia sẻ lập trường của mình, lắng nghe quan điểm của các nước khác về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, trong đó có Biển Đông và nóng nhất cũng là Biển Đông.

Tuy nhiên, nội dung, đối tượng cần làm rõ về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-la hay các diễn đàn tương tự, không phải là tranh chấp chủ quyền, mà là việc bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và hàng không, giải thích và áp dụng luật pháp.

Do đó bất kỳ nước nào tranh thủ các diễn dàn này để tuyên truyền cho yêu sách chủ quyền là không phù hợp, làm rối trọng tâm thảo luận và không tìm ra được chìa khóa giải quyết vấn đề.

Người viết cho rằng, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" hiệu quả với Trung Quốc, bảo vệ được hòa bình và ổn định, đồng thời đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán và nói chuyện đúng trọng tâm, tránh được cái bẫy tảng lờ, đánh tráo khái niệm của họ.

Thiết nghĩ đó cũng là cách chúng ta bảo vệ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung một cách văn minh nhất, hiệu quả nhất mà không gây phương hại tới các lợi ích khác.

Đó cũng là cách thiết thực nhất để tạo đồng thuận trong xã hội, củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân về chiến lược, sách lược bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ quốc trên Biển Đông.

Tất nhiên đó cũng mới là cách để bạn bè khu vực và quốc tế hiểu đúng về chúng ta, nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Ts Trần Công Trục/(Giáo Dục)/TTHN
---------------

26 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 07:18 8 tháng 6, 2016

    Thượng tướng là một hàm rất oai
    Thứ trưởng bộ quốc phòng phụ trách đối ngoại là một chức vụ oai
    Con trai một ông đại tướng trùm công sản thời kỳ đầu cách mang cũng rất oai.
    Thân cận với Tầu cộng để phá nội bộ Việt Nam không chỉ oai mà còn rất nguy hiểm.
    Ở đâu cũng dương dương tự đắc, nói nhăng nói cuội, không mang lại lợi ích cho đất nước mà uy tín của cá nhân mình cũng ngày càng đi xuống.
    Âu cũng là nghịch cảnh của thời kỳ trắng đen lẫn lộn, khi cần được nhân dân cho "Nghỉ khỏe" thì sẽ được "nghỉ luôn" ????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho thằng chó tướng lòng lợn và ăn cắp quân trang này làm trưởng đoàn thì thất bại là đúng rồi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần đề nghị 3X cho tên này nghỉ mà 3X đâu có nghe.
      Đây là một tên tay sai thân tàu và phản lại nhân dân VN, thế cho nên hắn mới nói trong Đối thoại Shangrila:"Chúng ta hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề trên bộ, biên phòng, hợp tác trao đổi nghiên cứu chiến lược, hợp tác về đào tạo, gìn giữ hòa bình…

      Việt Nam và Trung Quốc cũng hợp tác tuần tra chung về hải quân và cảnh sát biển trên vùng Vịnh Bắc Bộ là vùng biển đã được phân định. Đây đều là những hợp tác hoàn toàn phù hợp với lợi ích của cả 2 bên."
      Trong khi tất cả các nước khác thì phản đối Trung quốc, chỉ riêng thằng chó tướng này mở miện ra là cứ đòi hợp tác với Trung quốc, tiên sư thằng tướng Việt gian bợ đít Tàu phù!

      Xóa
    2. Thằng Vịnh này hồi còn học ở học viện Quốc phòng ăn cắp quân trang, bị đuổi học, sau đó không biết làm gì nên mở hàng bán cháo lòng. Thế mà sau này chỉ vì là con của đại tướng Nguyển Chí Thanh nên được Lê Đức Anh, 3X cho lên chức vù vù.
      Trình độ quân sự thì dốt nát (thằng này chưa ra trận cầm súng lấy một ngày nào), thế mới biết đảng ta vĩ đại thật, "biến không thành có"!

      Đúng là Hổ phụ sinh Cẩu tử!!!

      Xóa
    3. Thằng này hồi còn là trung tướng đã nói: "Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi",
      Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ rằng ""Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?".
      "Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng cho hay: "Các thế lực thù địch hiện có hai luận điệu chống phá. Thứ nhất, là Việt Nam dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc. Thứ hai, là Việt Nam nhượng bộ để Trung Quốc lấy đất, lấy biển Việt Nam. Đây là các luận điệu bất lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
      Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu và nhấn mạnh thêm: "Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc"
      SAU BÀI PHÁT BIỂU NÀY LẬP TỨC HẮN ĐƯỢC 3X GẮN CHO HÀM THƯỢNG TƯỚNG!!!

      Xóa
    4. Tướng Vịnh này khi còn là sinh viên tại trường Khoa Học Kỷ Thuật Quân Sự, nhiều lần trộm cắp trong học viện, rồi bị bắt quả tang khi phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang của Học viện bị đuổi học. Sau đó, nhờ uy tín của gia đình, Vịnh xin được vào học trường Sĩ quan Thông Tin, học không được vì không có trình độ, rồi xin vào Bộ Tư Lệnh Thông Tin được vài tháng rồi được chuyển về Cục 2 công tác.

      Nhờ lấy con gái của Trung tướng Đặng Vũ Chính, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Nguyễn Chí Vịnh nhẩy lên làm Tổng Cục Trưởng Tổng cục Tình báo Quân Đội vào năm 2002 là năm bố vợ Đặng Vũ Chính về hưu. Trong thời gian, Đặng Vũ Chính còn tại chức và Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 thành sân chơi riêng với hệ thống tổ chức gia đình trị đã lũng đoạn và thao túng các cấp lãnh đạo của ĐCSVN và nhà nước.

      Trong giai đoạn Nguyễn Chí Vịnh làm Tổng Cục Trưởng TC2 (2002-2009) là thời gian Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điên cuồng vơ vét tiền bạc trong mọi lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, khách sạn, hãng taxi…thông qua các Tập đoàn Kinh tế được Nguyễn Tấn Dũng dùng quyền lực chính trị chống lưng.

      Với bản chất lưu manh, Nguyễn Chí Vịnh đã không bỏ lở cơ hội, cả hệ thống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng nằm trong tầm ngắm và sổ đen của Tổng Cục 2. Vì vậy, Nguyễn Tấn Dũng phải lôi kéo Nguyễn Chí Vịnh vào phe cánh của mình để củng cố quyền lực. Định mệnh đã đẩy Vịnh từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh lên đỉnh cao quyền lực, dưới một người mà trên mọi người, tha hồ tác oai tác quái: một mặt đàn áp, khống chế các nhân vật chống đối với Nguyễn Tấn Dũng, mặt khác thì lo cũng cố quyền lực, tranh thủ vơ vét làm giàu bất chấp dư luận và nhiều vị cựu lãnh đạo trung kiên dâng sớ xử trảm không biết bao nhiêu lần, Vịnh vẫn an toàn và ung dung từng bước lên đỉnh cao danh vọng. Ngay cả việc Vịnh được phong hàm lên thượng tướng làm Thứ trưởng Quốc Phòng trong sự ngăn cản của nhiều tướng lãnh cao cấp, lão thành cách mạng như Đại tướng Nam Khánh và đặc biệt là tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng, tất cả đều vô dụng nhờ vào sự chống lưng của tình báo Hoa Nam TC.

      Nhưng, tham vọng của Nguyễn Chí Vịnh không dừng lại ở địa vị thiếu tướng Tổng Cục Trưởng TC2. Những tham vọng của một tên cẩu tướng thuộc loại cặn bã như Vịnh đã lọt vào tầm mắt của bọn lãnh đạo Trung Nam Hải. Đã từ lâu, tình báo Hoa Nam của TC đã tìm mọi cách luồn sâu vào hệ thống lãnh đạo ĐCSVN trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát hoặc khống chế các nhân vật chóp bu. Mục tiêu của bọn Bắc Kinh là phải làm ung thối hệ thống lãnh đạo ĐCSVN để dễ bề thao túng, chi phối toàn bộ kinh tế, chính trị, quân sự…làm cho VNCS phải hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng về mọi mặt như một thứ thuộc địa.

      Tổng Cục 2 làm gì? Nguyễn Chí Vịnh là ai, tác oai, tác quái thế nào thì bọn tình báo Hoa Nam làm gì không biết và Bắc Kinh đã biến Nguyễn Chí Vịnh đã trở thành một tên tay sai đắc lực phục vụ cho âm mưu của Bắc Kinh khống chế toàn bộ hệ thống lãnh đạo ĐCSVN.

      Xóa
    5. Anh giai này hồi học 10A trường Lý Thường Kiệt Hanoi đã xoáy đồ dùng học tập của bạn rồi...

      Xóa
    6. Không hiểu hệ thống phong quân hàm của quân đội VN thế nào? tên NC Vịnh này chưa tốt nghiệp học viện quân sự, ngay cà sau khi ăn cắp bị đuổi học rồi xin sang học trường Sĩ quan Thông Tin, học không được vì không có trình độ, rồi xin vào Bộ Tư Lệnh Thông Tin được vài tháng rồi được chuyển về Cục 2 công tác. Như vậy tên cẩu tướng này không có quân hàm thiếu úy (vì không tốt nghiệp 2 trường trên). Thế mà chẳng biết làm thế chó nào mà hắn từ 1 binh nhất vào tổng cục 2 rồi leo lên đến thượng tướng?
      Đúng là CSVN giỏi thật, đào tạo sĩ quan cao cấp như vậy nên bây giờ lũ tướng trong quân đội VN, trừ 1 vài người như đại tướng Đỗ Bá Ty, còn lại là bọn ăn hại đái nát cả, hèn gì mà tụi Tàu nó coi khinh và nó đè đầu cưỡi cổ, nó xâm lược VN mà Bộ QP không dám hó hé gì.
      Còn có 1 tay thượng tướng Tuấn nào đó còn khuyên là không nên mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ vì VN không có nhu cầu? Chắc là tay này cũng theo tàu một duộc cùng tay Vịnh cẩu nô tài này hoặc chắc là tay này định đánh tàu chiến của Tàu bằng súng bộ binh???

      Xóa
    7. Nhìn thấy trong bức ảnh trên ngực áo tướng Vịnh có không dưới 40 cuống huân huy chương?
      Tay này đánh trận nào mà có huân huy chương nhỉ? Hay là bảo vợ may vào giải quyết khâu oai?

      Xóa
    8. Trả lời 1906: Đó là huân chương tự sú7ng sau mỗi lần ăn cắp đấy.
      Khoản kê khống mua đồ ve chai mang danh vũ khí thì kinh lắm!

      Xóa
  2. Lâu nay tôi không bỏ bài nào của ông Trục, tôi đều tán thành ý kiến của ông. Nhưng đến bài này thì cụ đã thể hiện lẩm cẩm rồi.
    - Thứ nhất ông vịnh manh danh đại diện cho quốc gia đi hội nghi thì mọi phát ngôn do các lãnh đạo xét duyệt trước, ông vịnh chỉ đọc nên ta thấy ngon lành( mặc dù ông không cầm văn bản). do đó ông Trục khen ông Vịnh tức là khen lãnh đạo vậy, tốt.
    - Thứ hai những phát biểu ngoài dự kiến ông Vịnh thể hiện lúng túng hoặc tự do theo TQ ngay. Đây là ý ông trả lời báo chí về phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ: TQ bành trướng trên biển đông sẽ bị cô lập (ý) nhưng ông Vịnh cho rằng Bộ trưởng QP Mỹ vội. Đây là câu trả lời bác phát biểu của Mỹ, đỡ đòn cho TQ. Không biết lúc tại vị cụ Trục có hay đi nước ngoài dự hội nghi quan trọng tầm quốc gia hay không? Nếu có cụ có được tự do phát hay không?
    Qua đây để thấy lời phát biểu trước thì có vẻ ngon lành nhưng việc trả lời sau thì(khi có cơ hội) Vịnh sẽ bênh TQ ngay.thiết nghĩ một cụ thâm niên và kinh nghiệm đầy mình như cụ Trục cần sáng suốt hơn.Các lãnh đạo VN đương đại và cánh tuyên truyền cho tướng Vịnh cần suy ngẫm cho đủ mọi lẽ trước khi thể hiện quan điểm với ai đó./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi: Trần công Trục và Nguyễn chí Vịnh cùng bản chất là tay sai của Tàu phù.Những tên tay sai đắc lực trong việc diệt tộc VN dâng cơ đồ cho Tàu cọng.

      Xóa
  3. Chính Nguyễn chí Vịnh còn rụt cổ , co lưỡi lại rồi thì còn làm gì có cơ hội gì ? Ông Trục định chờ thằng khác nó làm cho ông à , từ trước tới nay Những bài viết của Trần công Trục , Lê ngọc Thống .... rất vớ vẩn , tôi nghĩ rằng những người viết báo chân chính rất khó chịu khi đọc những bài do hai tên này viết ra !

    Trả lờiXóa
  4. không gửi comment được

    Trả lờiXóa
  5. Quán Karaoke , ai muốn hát bài nào thì hát ! Kết quả của các hội nghị quốc tế thường là như vậy , nơi để phân trần , thanh minh , không thể có quyết định cứng rắn vì ai cũng sợ ảnh hưởng quyền lợi . G7 vừa gặp gỡ ở Nhật cũng chỉ " quan ngại " về tình hình Biển Đông , Canada là thành viên G7 , mời Ngoại trưởng Tàu sang , bị nó cướp lời , mắng mỏ ngay tại sân nhà , mất điểm trông thấy nhưng cũng phải ngậm hột thị để khỏi ảnh hưởng đến quan hệ . Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN nhưng lại còn thanh minh là quyết định này không nhằm vào TQ ?! Người châu Âu họ có câu : " Nhà ta là pháo đài bất khả xâm phạm của ta " , vậy thì việc ta , ta làm , việc quái gì phải giải thích , phân trần với người ngoài khi công việc của ta không ảnh hưởng gì đến họ . Chứng tỏ sợ ảnh hưởng tới quyền lợi nên người ta mới thanh minh nhiều lời như vậy .

    Trả lờiXóa
  6. Tướng cha, nổi tiếng "phong trào"
    Múa may, chưa đánh trận nào: tướng con.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cha:mang danh 1 con cọp.Nhưng tiếc thay hổ phụ sinh ra cẩu tử

      Xóa
  7. Ở cái diễn đàn tập thể này, người ta mở ra để nói cho nhau nghe, có ai bắt … vạ miệng đâu mà bỏ lỡ nhiều cơ hội đến thế!
    Bỏ "lỡ" một cơ hội cũng là khó chấp nhận, đàng này bỏ lỡ tới bốn cơ hội thì bao giờ lấy lại được?
    Đúng là … hại cơm!

    Trả lờiXóa
  8. Ông này được phong tướng không phải nhờ chiến công mà là "con cháu các cụ cả" nên ăn nói toàn NGỤY BIỆN nhằm trốn tránh đấu tranh,chứ
    đấu tranh kiểu gì mà VN.đang mất dần chủ quyền Biển Đông nhưng vẫn
    huyênh hoang là hợp tác với giặc để "bảo vệ" chủ quyền !!!
    Đúng là tướng công thuộc loại "trời ơi đất hỡi" !

    Trả lờiXóa
  9. Một thằng ăn cắp bị bắt dồn lên làm tướng cướp như N C Vinh thì làm gì có nhân cách làm người tử tế ,lương thiện .Gia đình có truyền thống làm tay sai cho TC thì làm gì có lòng yêu nước thương dân ?QDND VN chỉ có loại tương xôi thịt ngu dốt bất lương này sao ?Những vị tướng hậu duệ của Trần Hưng Đạo ,Trần Bình Trọn Lê Lợi, Quang Trung có ý chí quật cường ,yêu nước có còn tồn tại trong lực lượng vũ trang QDNDVN CÓ CÒN AI HAY ĐÃ BỊ TIÊU DIỆT,VÔ HIỆU HÓA MẤT RỒI ?.Đau đớn thay cho dân tộc dưới sự nãnh đạo cực kỳ ngu dốt,ngu Dốt tột cùng của Đảng CSVN ..

    Trả lờiXóa


  10. Các Cố Tổng thống Hoa Kỳ đang kinh lý thị sát các Đại dương
    ******************************************


    https://www.youtube.com/watch?v=zmmCNy9W0kA


    American Aircraft Carrier USS Ronald Reagan Departs Japan for the East Sea



    Cao bồi Reagan trên yên ngựa Biển Hoa Đông
    Truman thị oai trên Đông Địa Trung Hải
    Lão tướng Eisenhower thị sát Biển Mỹ bờ Đông
    Bốn cuộc hải chiến bên Bốn Vùng Chiến lược chiến lược
    Cố Thượng nghị sĩ Stennis cũng quan sát Biển Đông
    Địa đàng nơi phương Đông khai mở Đại Hải chiến
    Biển Đông sắp thành Xích Bích máu Đại Hán tanh nồng
    Tân Trân Châu cảng đầu Thế kỷ 21
    Bốn nhóm Siêu mẫu hạm nguyên tử hàng không


    https://www.youtube.com/watch?v=IyFcAbne8Fs

    Aircraft Carrier USS John C. Stennis Flight Operations in the East Sea



    Mũi cắt sóng đại ngàn triển khai sẵn sàng tấn công
    Lưỡi Bò thò ra thò lò Nhà nước Hải tặc Đại Hán
    Chúng sắp lập Vùng nhận dạng phòng không
    Bổ sung cho mặt trận Biển Đông Stennis đang thị sát
    Reagan trên yên ngựa từ Hoa Đông đến Biển Đông . ..
    Tân Trân Châu cảng hay là Tân Xích Bích ? ?
    Trống trận vó ngựa tầu ngầm đang đồng vọng Núi Sông !



    TỶ LƯƠNG DÂN


    https://www.youtube.com/watch?v=BFnUb4Yv0OE

    USS Harry S. Truman underway


    Bốn nhóm Siêu Hàng không mẫu hạm tấn công được triển khai
    Hoa Kỳ gồm :

    Ronald Reagan ở Nhật Bản vùng biển Hoa Đông
    Dwight D. Eisenhower ở bờ Đông Hoa Kỳ
    Harry S. Truman ở Đông Địa Trung Hải
    John C. Stennis ở Biển Đông


    https://www.youtube.com/watch?v=om8HvGrqp4g

    USS Dwight D. Eisenhower underway in the Atlantic Ocean


    Nhóm Siêu Hàng không mẫu hạm tấn công John C. Stennis từ
    lúc triển khai ở Thái Bình Dương vào tháng 01/2016, đã dành
    nhiều thời gian ở khu vực Biển Đông.

    Nhiều khả năng 2 nhóm Siêu Hàng không mẫu hạm tấn công
    Stennis và Reagan sẽ được triển khai ở Biển Đông trong cùng một
    thời điểm.

    Trả lờiXóa
  11. Tướng con, nổi tiếng đột vòm
    Kiều Trinh con Hiến cũng còn thua xa
    Đi sang hội nghị Shangri-la
    Tay không táy máy... cũng là thành công.

    Trả lờiXóa
  12. "Thằng bán cháo lòng thì chỉ giỏi đánh tiết canh, chứ biết gì mà bắt nó làm...". Nam Cao

    Trả lờiXóa
  13. Tưởng đâu chỉ dựa hơi cha
    Thì ra còn có nhạc gia đỡ đầu
    Tài không tật lắm mặc dầu
    Thênh thênh hoạn lộ mỡ màu ghế cao.

    Trả lờiXóa
  14. Còn Cộng sản, sẽ còn những con lợn thiến như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh...,những con gà trống thiến như Trần Đăng Thanh ... Thì dân Việt sẽ không có CƠ HỘI NÀO CẢ anh Trần Công Trục ạ.
    Một thể chế chính trị quái thai đẻ ra nhiều quái nhân với những chính sách quái dị thì xuống hố cả nút là điều tất nhiên.
    Còn đu đưa với thể chế thối tha này, là còn kéo dài sự mông mụi và rối rắm, mất thời gian vô ích.
    Đến với tiến bộ và văn minh con đường ngắn nhất chỉ có nói không với cộng sản.

    Trả lờiXóa
  15. May thang tuong nay goi la tuong cuop thi chang sai - lam tuong chi ma chang phat bieu duoc gi!do an hai, pha hoai la chinh -chi vinh, quang thanh, dang thao roi den cu Tran cong Truc nua .Dan ho nhin la ho muon chuoi...

    Trả lờiXóa
  16. HỊCH TƯỚNG SỈ KIÊN QUYẾT BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM

    Trả lờiXóa