Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

TỰ THUẬT VỀ VIỆC VÀO ĐẢNG CS

                                                    Ảnh minh họa
* NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Vừa qua tôi thông báo từ bỏ Đảng. Điều này gây ra những dư luận khác nhau. Sau khi công bố bài “Nhìn lại cuộc đời đối với Đảng cộng sản”, tôi thấy cần  viết rõ thêm vài sự kiện. Tự xét thấy việc vào  ĐCS của mình có vài chỗ đáng được bình luận hoặc tham khảo nên tôi viết ra, mong làm rõ một số chuyện để rộng đường xem xét.
Thời còn sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Cứu quốc và Thanh niên Lao động ( trước và sau 1956) nhiều đoàn viên đặt mục tiêu phấn đấu trở thành đảng viên, họ xem đó là một vinh dự rất lớn,  là nhiệm vụ cao đẹp. Đó là do họ đã tin theo đúng tuyên truyền của Đảng. Riêng một số khác, trong đó có tôi không đặt mục tiêu như vậy. Chúng tôi cũng phấn đấu nhưng để trở thành cán bộ khoa học giỏi chuyên môn, có đạo đức và phương pháp tốt, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Đến lúc đó Đảng có kết nạp hay không là tùy Đảng. Chúng tôi, một số trí thức trẻ, không những tích cực làm công tác chuyên môn và học tập nâng cao trình độ, mà còn hăng hái tham gia công tác đoàn thể, xã hội và chiến đấu. Thời kỳ năm  1960-1968 có nhiều giai đoạn tôi hoàn thành công việc gấp 2, gấp 3 lần định mức mà không nhận tiền làm thêm giờ, để  hưởng ứng phong trào “ Mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba vì đồng bào Miền Nam ruột thịt”.
Gs. Nguyễn Đình Cống
Nhưng  khi nhiều  trí thức trẻ  càng hoàn thiện trình độ và nhân cách thì sự xa rời giữa Đảng với họ càng tăng lên. Đó là vì Đảng muốn quần chúng trí thức phải thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo về công tác và sự phấn đấu tu dưỡng tư tưởng, để tỏ ra phục tùng và trung thành với Đảng mà thực chất là  với bí thư chi bộ ( mà các bí thư này  có một số thường thua kém nhiều mặt ), còn trí thức thì đề cao sự tự trọng, không chịu được sự luồn cúi,  nịnh hót. Thế là một số trí thức bị quy kết là kiêu ngạo, xa rời Đảng, là chỉ có “chuyên” mà kém “hồng”, trong lúc tiêu chuẩn cho cán bộ khoa học là vừa hồng, vừa chuyên, mà hồng quan trọng hơn..
 Được biết, vào khoảng năm 1961, sau khi 5 trường Đại học đầu tiên cung cấp cho đất nước vài ngàn trí thức trẻ thì Tổ chức và Tuyên giáo của Trung ương Đảng giật mình vì trong số đó thành phần công nông chiếm tỷ lệ thấp, một số khá đông xuất thân từ tầng lớp trên. Đặc biệt cán bộ giảng dạy của các trường đại học, phần đông xuất thân từ thành phần tư sản, địa chủ. Khi chọn lựa các sinh viên tốt nghiệp giữ lại làm cán bộ giảng dạy, các ông  Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Di, Hoàng Xuân Tùy….quan tâm nhiều đến trình độ chuyên môn mà hơi coi nhẹ thành phần xã hội. Thế thì làm sao bảo đảm tính giai cấp vô sản trong trí thức. Nghe nói có chỉ thị mật chia trí thức làm các loại: Loại 1- Cốt cán, được tiếp tục đào tạo cả về chính trị và chuyên môn. Loại 2-được sử dụng và đào tạo tiếp về chuyên môn. Loại 3-được sử dụng, không đào tạo tiếp, nhưng khuyến khích họ tự nâng cao trình độ. Loại 4- Chỉ sử dụng vào nơi không quan trọng hoặc tìm cách loại bỏ. Tôi may mắn được ở  vào giữa  loại 3  và loại 2 vì gia đình có công với CM, con liệt sĩ  và rất tích cực trong công tác. 
Gần như tất cả các người loại 1 và phần lớn loại 2 được cho đi các nước XHCN làm nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án Phó tiến sĩ, về nước giữ các chức vụ chủ chốt về chuyên môn. Ở các trường đại học, trí thức loại 1 được làm lãnh đạo trường và khoa, lọai 2 chủ yếu được giao nhiệm vụ trưởng bộ môn. Trước năm 1980 phần lớn các trưởng bộ môn là ngoài đảng. Riêng khoa nơi tôi công tác, có 6 bộ môn thì cả 6 trưởng bộ môn đều ngoài đảng. Những Phó tiến sĩ dần dần được phong Phó giáo sư rồi Giáo sư, và như vậy phần lớn các PGS và GS cũng ở ngoài đảng. Họ không được kết nạp vì theo ý chi bộ, họ chưa  đạt tiêu chuẩn đảng viên, một số vướng vào lý lịch, số khác bị cho là chuyên môn thuần túy mà thiếu  “hồng”. Theo Chi bộ đảng thì hồng là thuộc về chính trị, là cái gì cũng xin ý kiến và nghe theo Đảng, là luôn gần gủi các đảng viên để được góp ý, được chỉ bảo, được giáo dục. Nếu không như thế thì bị qui kết là thiếu ý thức, là tự cao tự đại, là xa rời Đảng và quần chúng. Thế là chưa đạt tiêu chuẩn ( điều kiện đủ ) để trở thành đảng viên.
Trong một lần Đại hội Công đoàn trường vào năm 1980,  tôi phát biểu ý kiến như sau : “Đề nghị Công đoàn đóng góp xây dựng Đảng bộ. Tôi cho rằng trong trường đại học, để cho Đảng có đủ sức lãnh đạo công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học thì nên tăng cường kết nạp các giáo sư, BCH công đoàn nên giới thiệu các anh chị đó cho Đảng vì họ đã quá tuổi thanh niên“ . ( Nếu còn tuổi thanh niên thì do Đoàn Thanh niên giới thiệu ). Tối hôm đó tôi được anh bạn Nguyễn Mậu Bành đến chơi và trao đổi ý kiến. Anh Bành là trí thức loại 1, đang là ủy viên thường vụ đảng ủy trường. ( sau này là Chủ tich Công đoàn ngành giáo dục) .  Xin tóm lược cuộc trao đổi theo trí nhớ . Anh Bành cho biết thường vụ đảng ủy đã được phản ảnh ý kiến của tôi, cử anh đến gặp  để trao đổi  rồi về báo cáo lại cho đảng ủy.
Tôi nói : Nếu đảng ủy muốn biết ý kiến  thì khi nào các anh họp, cho gọi, tôi sẽ đến trình bày trong 15 đến 30 phút, còn bây giờ anh nghe rồi về nói lại, sợ có chỗ không nhất quán.
Anh Bành đồng ý sẽ về nói lại ý của tôi và khi nào đảngy ủy họp sẽ cho mời  đến trình bày. Tuy vậy anh bảo, giữa chỗ bạn bè cứ nói cho anh nghe một vài ý kiến.
 Tôi nói, việc kết nạp đảng viên từ trước đến nay phần lớn sai về phương pháp. Đảng tuyên truyền quá nhiều về vinh dự và quyền lợi đảng viên làm cho nhiều người có động cơ lệch lạc khi phấn đấu vào đảng, tổ chức đảng quá coi nặng điều kiện đủ mà bỏ qua hoặc coi nhẹ điều kiện cần nên nhiều kẻ cơ hội được dịp vào đảng( mà nhiều người gọi là chui vào). Người cơ hội thể hiện dưới 2 dạng. Dạng1- Trước khi vào Đảng và trong thời kỳ dự bị họ phấn đấu rất tích cực, sau khi được chính thức họ không tích cực nữa. Dạng 2- Sau khi vào Đảng họ tìm mọi cách tiến thân, leo lên các chức vụ cao, không phải bằng năng lực thực sự mà bằng cách dựa vào ô dù, dùng các thủ đoạn chạy chức chạy quyền, thủ đoạn “đội trên đạp dưới” . Đúng ra khi định kết nạp ai Đảng  nên thảo luận trước hết về điều kiện cần, sau mới xét xem điều kiện đủ. Nếu Đảng thấy cần kết nạp người A cho một công việc nào đấy mà người này còn thiếu một vài điều kiện đủ, hoặc họ không muốn vào Đảng thì nên chủ động tuyên truyền, vận động họ vào  và tìm cách giúp họ đạt tiêu chuẩn. Thông thường nhiều chi bộ không làm như vậy. Trong thời gian qua ở trường kết nạp được một số đảng viên là công nhân, cấp dưỡng, bộ đội phục viên mà ít  kết nạp được các tiến sĩ, giáo sư là vì nguyên nhân đó.
Không rõ lời góp ý của tôi có tác dụng gì không, nhưng từ đó trở đi tôi thấy Đảng bộ trường đã kết nạp được một số đáng kể các giáo sư, tiến sĩ. Chắc là Đảng ủy đã được cấp trên cho phép mở rộng việc kết nạp các trí thức bậc cao.
Riêng việc tôi vào Đảng cũng gặp một số oái oăm. Lúc còn ngoài đảng tôi vẫn  được tín nhiệm trong công tác chuyên môn và đoàn thể. Về chuyên môn tôi là tiến sĩ, phó giáo sư, trưởng bộ môn. Về đoàn thể, nhiều năm tôi được bầu làm Phó chủ tịch công đoàn, ( Chủ tịch phải là một Đảng ủy viên), trưởng ban đại diện công nhân viên chức, nhiều lần ngồi chủ tịch đoàn trong các đại hội công đoàn và hội nghị công nhân viên chức. Vì thế khi Đảng ủy thông báo hỏi ý kiến rộng rãi có nên kết nạp tôi không thì nhiều người quá ngạc nhiên vì họ tưởng nhầm tôi đã là một đảng viên kỳ cựu. Riêng khi biểu quyết ở chi bộ thì không suôn sẻ. Hai đảng viên giới thiệu tôi, là bí thư chi bộ Hoàng Như Tầng và phó chủ nhiệm khoa, bí thư liên chi bộ, đảng ủy viên Nguyễn Văn Tấn. Hai anh này có phẩm chất tốt nhưng trong việc giới thiệu tôi các anh hơi chủ quan, cho rằng với cương vị của các anh, với phẩm chất và uy tín của tôi thì việc thông qua chi bộ sẽ dễ dàng thôi. Không ngờ trong cuộc họp chi bộ để xét kết nạp có vài đảng viên đưa ra hết thắc mắc này đến thắc mắc khác. Biểu quyết không đạt 100%, phải dừng lại để điều tra thêm. Sau cuộc họp anh Tầng gặp tôi. Tôi giải thích rõ ràng, các thắc mắc chỉ dựa vào một phần nhỏ sự thật rồi suy luận, có thể là nhầm lẫn, cũng có thể là ngụy biện. Tôi đề nghị trong cuộc họp sau để tôi tham dự, ai có thắc mắc gì tôi sẽ giải đáp ngay. Nhưng theo nguyên tắc không được làm như vậy. Cuộc họp sau, những thắc mắc lần trước được giải đáp, lại phát sinh các thắc mắc mới, vẫn chưa thông qua được 100%. Sau cuộc họp anh Tầng lại gặp tôi, than phiền về thái độ của những người thắc mắc và đề nghị tôi tìm cách khắc phục. Tôi đề nghị, nếu không được dự họp  thì tôi  ngồi ở nhà gần đó. Khi có thắc mắc gì không ai giải đáp được thì anh đến gặp tôi để nghe giải đáp rồi về cuộc họp nói lại. Đây đã là lần thứ ba, mà dân ta hay  tin là   “ sự bất quá tam”. Đề nghị không được chấp nhận. Tôi buộc lòng  phải nhờ anh Tầng trao đổi riêng với một số đảng viên ý kiến sau : Ai có thắc mắc gì thì nên viết ra giấy cho bằng hết, chi bộ đưa trước cho tôi để tôi trả lời,  không nên cứ mỗi cuộc họp lại đưa ra vài điều thiếu căn cứ, không biết đến bao giờ cho hết. Tôi công tác ở trường đã 25 năm, như thế nào thì nhiều người biết rõ. Năm nay tôi đã 48 tuổi, không còn trẻ nữa. Tôi vào Đảng là  để cùng các đảng viên làm tốt công việc chứ không vì lợi ích cá nhân. Nếu lần này mà vẫn còn thắc mắc, không thông qua được thì tôi sẽ rút đơn . Sau khi tôi và các đồng chí nêu thắc mắc đều về hưu, tôi sẽ đến gặp từng người tại nhà riêng hỏi tại sao họ ngăn cản tôi vào Đảng, nếu họ xét thấy đủ lý do chính đáng thì giữ nguyên ý kiến, còn không thì biểu quyết đi cho được 100% như yêu cầu. Kết quả lần thứ 3 mới thông qua được.
Một lần  đi nghỉ mát, tôi được xếp ở chung phòng với  Hiệu trưởng Nguyễn Văn Chọn. Anh kể : Trong nhiều năm ở cương vị thường vụ đảng ủy, xét kết nạp nhiều chục đảng viên, chưa có lần nào phải xét lâu và gay cấn như trường hợp của tôi. Tôi nói : Chắc là do anh Trà, trưởng phòng tổ chức, ủy viên thường vụ,  gây ra chứ gì. Bề ngoài tôi với anh ấy là bạn bè nhưng trong công tác có nhiều việc chống đối nhau. Trong  cương vị trưởng bộ môn, trưởng ban thường trực công nhân viên chức và phó chủ tịch công đoàn tôi đã vài lần  tranh luận với anh và lần nào anh cũng không thắng được tôi, không áp đặt được tôi, nói nôm na là chịu thua  về lý lẽ, vì vậy anh không ưa gì tôi.
Sau này nghĩ về sự trung thực của mình, một người ngoài Đảng  dám tranh luận với trưởng phòng tổ chức và không chịu sự áp đặt,  tôi cũng hơi giật mình. Rất may là tôi ở trong môi trường Đại học,  gặp được nhiều  hiệu trưởng, bí thư đảng ủy có trình độ cao về nhân văn, lại có đội ngũ các thầy giáo hậu thuẩn chứ ở nơi khác chắc là khó giữ được cương vị công tác.
Tại sao lúc trẻ tôi không phấn đấu vào Đảng, đến gần 50 tuổi mới vào. Như đã viết, mục tiêu tôi vào là để làm việc tốt hơn. Nếu tôi chỉ tập trung toàn lực vào khoa học thì có lẽ  chẳng vào làm gì. Số là từ khoảng 40 tuổi trở đi, khi nhận thấy việc lãnh đạo của Đảng, việc quản lý xã hội có nhiều điều bất cập, tôi bỏ công tìm hiểu các vấn đề về lãnh đạo và quản lý. Càng tìm hiểu tôi càng say sưa và tự phát hiện mình có năng khiếu. Với bộ môn, tôi đã lãnh đạo, xây dựng thành đơn vị xuất sắc, được thưởng huân chương Lao động. Với khoa và trường tôi suy nghĩ và đóng góp nhiều ý kiến đổi mới, cải tiến mà tôi cho là quan trọng. Nhưng những ý kiến như vậy thường bị xếp xó hoặc  bị lợi dụng. Lịch sử và thực tế cho thấy, khi bạn có ý tưởng hoặc kế hoạch tốt đẹp cho tập thể, muốn thực hiện được thì tốt nhất bạn phải có cương vị thích hợp hoặc có được “ minh chủ” chịu nghe bạn. Không có được một trong 2 thứ đó thì rất khó để thực thi ý tưởng. Tôi đang có nhiều ý tưởng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo mà ở cương vị trưởng bộ môn không đủ quyền hạn thực hiện, chỉ có quyền góp ý lên trên. Muốn thực hiện được phải có chức vụ tối thiểu là chủ nhiệm khoa. Mà chủ nhiệm khoa phải là đảng viên. Vì thế mà tôi làm đơn xin vào Đảng, mặc dầu vào thời gian này tôi đã phần nào thấy được một số độc hại của CNML và một số sai lầm của Đảng, nhưng vẫn phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng như một điều tất yếu. Hơn nữa ở trong trường nhiều đảng viên trí thức là những người ưu tú, cùng sinh hoạt với những người đó cũng là việc nên làm. Kết quả tôi vào Đảng, làm chủ nhiệm khoa, có nhiều đóng góp tích cực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sau khi về hưu, với cương vị đảng viên tôi cũng đã có nhiều đóng góp tích cực cho địa phương.
Tôi biết mục tiêu vào Đảng của nhiều trí thức cũng giống như tôi và con đường cũng khá gập ghềnh nên viết ra để trao đổi. Đó là thời gian trước đây.  Đến bây giờ, sau khi ở trong Đảng 30 năm, tình hình đã khác nhiều. Càng ngày tôi càng thấy rõ tác hại của CNML.  Để thực hiện ý tưởng phê phán nó được tốt hơn tôi thấy nên ra Đảng và tôi đã làm như thế.
NĐC (Tác giả gửi BVB)
---------------

29 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 17:22 5 tháng 3, 2016

    Bác Cống ơi.
    Hãy quên đi để sống nốt cuộc đời trong "vui vẻ" để chung tay xây dựng lại xã hội theo một chiều hướng tốt đẹp hơn.
    Vì suy nghĩ nhiều bác không biết đấy thôi, sau Đại hội 12, TBT NPT trở thành một cái xác của tên đao phủ sắp thối rữa và phong trào dân chủ đang mạnh lên, sẽ đến ngày nội bộ họ sẽ làm những việc không ngờ.... Và bình minh sẽ trở lại.
    Đừng hối tiếc nữa, còn sống một ngày thì hãy sống cho đáng sống.

    Trả lờiXóa
  2. mong sao những điều ông giải bày, ,đuoc tất cả đảng viên đều đọc

    Trả lờiXóa
  3. Theo tôi thì bác Cống nên ở lại trong đảng CSVN mà đấu tranh tiêu diệt CSVN thì hay hơn, vì với trình độ như bác thì mấy tay bí thư chi bộ hay mấy tay UVTW, TUV gì đó làm sao địch lại được. Như vậy bác sẽ làm cho cái đảng CSVN này ngày càng bị cô lập và tiêu diệt nhanh hơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Cống không việc gì phải ra khỏi đảng. Ở trong nhà nói ra, còn hơn ra ngoài cổng chửi chỏ vào, như chửi mất gà qua bờ rào, ít ai nghe!!

      Xóa
    2. Có nhiều cách khác nhau miễn là có hiệu quả . Tôi tôn trọng và đồng tình với Bác Cống .Bác đang chọn về với số đông đấy.

      Xóa
    3. Hai bác ND 18:18 và 21:13 nói nghe dễ qúa nhỉ ? Bởi vì
      đa số đảng viên đều NGU TRUNG thì thiểu số sẽ bị đè bẹp,
      bị vô hiệu hoá và không có cơ hội ngóc đầu lên nổi trong hệ thống chế độ CS.toàn trị ! Toàn trị tức là ai có suy nghĩ khác là KẺ THÙ và bị diệt trong trứng nước.
      Đó là một guồng máy (cai trị) VÔ NHÂN TÍNH thì cá nhân sẽ
      là con số Zêrô ! Bác Cống làm gì được cơ chứ ? Sao hai bác
      lại suy nghĩ qúa ĐƠN GIẢN như thế được nhỉ ?

      Xóa
  4. Trình độ như bác mà đến năm 50 tuổi vào đảng CSVN thì không hiểu vì lý do gì, vì ở tuổi đó, ở trình độ GSTS đó thì đủ sức nhận ra sự thối nát và nguy hại của CSVN và chủ nghĩa ML rồi mà sao bác vẫn còn vào đảng làm gì??? Bác nói vào để làm chủ nhiệm khoa đễ làm việc tốt hơn có dúng không? Vì đã ở trong guồng máy thối nát CSVN thì cái chức chủ nhiệm khoa chẳng là gì cả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà văn Dương Thu Hương theo đoàn quân CS tiến vào Sài Gòn năm 75 và đã nhận biết ngay mình BỊ LỪA nên đã ngồi khóc ở vệ đường và sau nầy đã thốt lên “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ”.
      Lúc đó bà chỉ mới khoảng 28 tuổi mà đã nhận ra chủ nghĩa CS là man rợ thì ở tuổi ông CỐNG gần 40 có học hàm, học vị tiên sư giáo sĩ mà đến giờ mới nhận ra thì có nên THẮC MẮC không các vị?
      Như vậy không biết câu nói của TBT Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas có tác dụng gì với cái đầu của ông NĐC không????
      “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản, là không có cái đầu”.




      Xóa
  5. TRỰC TIẾP:

    HÔM NÀY 14H15 HÀNG NGHÌN NGƯỜI THUỘC CÁC XÃ PHƯỜNG. QUẢNG CƯ, TRUNG SƠN, BẮC SƠN THỊ XÃ SẦM SƠN KÉO VỀ TỈNH UỶ THANH HOÁ. BIỂU TÌNH ĐÒI ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN THANH HOÁ TRẢ LẠI BIỂN CHO DÂN.

    Do bị chính quyền cưỡng đoạt hơn 3.5 km bờ biển để giao cho FLC làm nơi ăn chơi chác táng cho bon đại gia và quan tham ...Hôm nay là ngày thứ 9 sau khi bị CS và dân phòng xua đuổi quyết liệt từ UBND tỉnh Thanh Hoá, đoàn người gồm hàng nghìn người từ các xã phường thuộc Quảng Cư - Bắc Sơn - Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn Thanh Hoá, kéo về Tỉnh uỷ Thanh Hoá đòi đảng và chính quyền Thanh Hoá trả biển cho dân làm nghề chài lưới.

    Dưới đây là VIDEO Clips quay trực tiếp đoàn người kéo dài 2m mang theo băng ron tự viết kéo về Tỉnh UỶ Thanh Hoá.Sau khi bị CS và dân phòng quyết liệt xua đuổi đoàn người kéo sang Tỉnh uỷ tiếp tục đấu tranh đòi đất;

    Hàng trăm CS chống bạo động được trang bị đầy đủ súng bắn đạn cao su, dùi cui, quả nổ hơi cay...xe vòi rồng, xe chở phạm xe phá sóng di động đã được huy động.

    Tình hình đang rất căng thảng, chỉ cần chính quyền ra tay là máu sẽ đổ. Mời xem video địa chỉ sau:
    https://www.youtube.com/watch?v=HPyskb2FGtY#t=25

    Trả lờiXóa
  6. Không hiểu sao ở tuổi 50, lại có trình độ như ông mà vẫn không nhận ra được những độc hại, tàn ác của chủ nghĩa CS, còn nếu ông nói vào để làm trưởng khoa để làm việc tốt hơn thì không thuyết phục lắm vì làm việc tốt hơn là tốt cho ai? không phải tốt cho mấy nhà giáo mà cái chính là tốt cho mấy em sinh viên. Mà tốt cho sinh viên thì ở cương vị nào làm cũng được, không nhất thiết phải là trưởng khoa!!!

    Trả lờiXóa
  7. Đoạn này ông hơi mâu thuẫn: mặc dầu vào thời gian này tôi đã phần nào thấy được một số độc hại của CNML và một số sai lầm của Đảng, nhưng vẫn phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng như một điều tất yếu.

    Trả lờiXóa
  8. Không biết ông có nghe câu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas sau khi “phản tỉnh” từng tuyên bố “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản, là không có cái đầu”.
    Còn ông 50 tuổi, thì lại xin vào đảng thì ông là người như thế nào? Nhất là ông lại nói: "mặc dầu vào thời gian này tôi đã phần nào thấy được một số độc hại của CNML và một số sai lầm của Đảng, nhưng vẫn phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng như một điều tất yếu."???
    Tại sao ông lại phải cúi đầu chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng như một điều tất yếu ở tuổi 50? Nhất là ông lại là một GS, không có việc gì mà phải luôn cúi cái đảng này cả???

    Trả lờiXóa
  9. Tôi sinh ra trong thời chiến, lớn lên trong thời bao cấp và khi 20 tuổi đúng vào những năm đầu của thời Đổi mới.. Nên đã quá hiểu CNXH là không tưởng, Cộng sản là độc tài dựa trên Chính danh của chiến tranh.. Và không vào Đảng chỉ đơn giản tôi là một CON NGƯỜI!

    Trả lờiXóa
  10. Từ thời sinh viên em thuờng bị điểm 0 vì dám bày tỏ quan điểm riêng và nhận thức về chế độ CS truớc lớp rồi. Giờ thì càng hiểu.

    Trả lờiXóa
  11. Những thành phần nào yêu Cộng Sản thì yêu cầu qua CuBa, Trung Cộng, Bắc Triều Tiên mà ở. Dân tộc Việt Nam không muốn sống chung với loại người có những tư tưởng Quái Thai này. Ở trong đây biện hộ để làm gì?

    Trả lờiXóa
  12. Toi hieu su gian ac, luu manh va xao quyet cua cong san rat som, vi nha toi o doi dien voi uy ban xa. Nhieu dem 2 hoac 3 gio sang, nhung tieng keu that thanh lam giat minh nhu "cuu toi voi ba con oi ! no giet tui " hoac " da, da...da ... de do em khai..."

    Trả lờiXóa
  13. Bác kể chuyện vào đảng của bác cam go quá, lại rất cảm phục nữa vì ở tuổi 50, đã nhận thức được sai lầm của CS, lại khó khăn như thế mà bác vẫn lao vào thì thật là cảm phục cho chí khí của bác!
    Người khác thì người ta nói tiếng Đan Mạch với lũ CS này ngay!

    Trả lờiXóa
  14. Hoan nghênh bác N.Đ.C đã nói lên sự thật...

    Trả lờiXóa
  15. Thưa Giáo sư Nguyễn Đình Cống kính mến !
    Đọc xong bài viết của Giáo sư, em liên tưởng đến chuyện của người bạn thân (của em): Anh ấy cũng đã từng bị chi bộ đảng (ở nơi anh làm việc)quyết định lùi thời gian kết nạp,qua ý kiến đề nghị của một đảng viên già : " Tôi xin đề nghị chi bộ xem xét lùi thời gian kết nạp đồng chí Th vào đảng.Bởi vì, tôi thấy đồng chí ấy đọc lắm sách báo quá, tôi thấy đồng chí ấy hay dùng lý luận để giải thích những vấn đề liên quan đến thời sự và chính trị, đồng chí ấy dễ có nhận thức sai lệch đi ." Bản thân anh ấy đạt kết quả xuất sắc trong khóa tập huấn lý luận chính trị phát triển đảng viên, anh có trình độ học vấn khá rộng về nhiều lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và tự nhiên, nguyện hy sinh vì lý tưởng cộng sản (thời kỳ thập niên bảy mươi, tám mươi của thế kỷ trước).Kết quả, hơn hai năm sau, anh ấy mới được kết nạp đảng. Sau hơn ba mươi năm phấn đấu, công hiến và hy sinh như một "tín đồ ngoan đạo"-như một kẻ cuồng tín,cho lý tưởng cộng sản, anh đã viết đơn xin ra khỏi ĐCSVN, với lý do : Bị tâm thần thể trầm uất, sợ làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh .
    Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Đình Cống ! Giáo sư đã giúp em có sự nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn và khách quan hơn về người bạn thân thiết của em !
    Xin Kính chúc Giáo sư mạnh khỏe và có thêm nhiều những bài viết hay về những vấn đề xoay quanh trục : ĐCSVN QUANG VINH !
    Em rất cảm ơn nhiều Anh Đại tá, nhà văn Bùi Văn Bồng !

    Trả lờiXóa
  16. MÔT VÀI ĐOẠN CẢM NHẬN

    ....................
    Hoa gạo đỏ cành,lá gạo tươi xanh
    Mát rượi lòng con trong mầu áo lính
    Chiến trường xa con thầm kiêu hãnh.
    Nỗi nhớ quê nhà mài săc chí hờn căm.

    Đường Trường Sơn hóa thép đôi chân
    Sắc hoa Gạo cháy bừng nỗi nhớ
    Bông Gạo làng ta trên ngực con thắm đỏ
    Cờ Đảng in hình dẫn bươc con đi.
    kêt nạp Đang 3/2/1971
    tại chiến trường Quảng Trị.

    Năm 1991 khi nghe tin ông Goorbachev nói:"Tôi đã bỏ ra hơn nửa cuôc đời đấu tranh cho lí tưởng Cộng sản,nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn tuyên bố răng:Cọng sản chỉ biết tuyên truyên và nói dối"

    Thành trì Liên Xô sụp đổ
    Nhân loại buồn,hay vui hơn?
    Goorbachev đưa chủ nghĩa Mac-Lê đi cầm cố.
    Để cho nươc Mỹ dẫn đường.
    vê cât thẻ Đảng vào ngăn kéo,không đong Đảng phí nữa.

    Nhìn vào cái khoáy ÂM-DƯƠNG nó đơn giản thế,mà càng nhìn kỹ,càng ngăm kỹ mới vỡ ra một điều chủ nghĩa Mac-Lê là không tương.

    Chẳng có gì vĩnh cửu muôn năm
    Đừng có nghe bọn Duy tâm lừa dối
    Vũ trụ vẫn không ngừng biến đổi
    Thì con người làm gì có muôn năm.

    Trả lờiXóa
  17. Nói thật, các đảng viên csVN phần lớn không chịu lao động tay chân, coi đó là thấp kém? Chuyên môn của họ là chém gió vù vù, mặc thiên hạ cười khinh, chê bai! Thế mới tài... lai!

    Trả lờiXóa
  18. Tôi có 1 thắc mắc

    Tên đảng là đảng Cộng Sản, khi "phấn đấu" vào đảng các "đối tượng" phải học chủ nghĩa Mác-Lê . Sau khi qua hết các quá trình "phấn đấu", vào lúc gia nhập đảng, các cá nhân phải thề trung thành với đảng Cộng Sản, và trung thành với lý tưởng Cộng Sản. Nghe bác kể, không 1 lần đất nước & dân tộc được nhắc tới, ngoại trừ những lần bác "tưởng".

    Với bao nhiêu Cộng Sản như thế mà bác vẫn "tưởng" là tưởng gì vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cộng Sản, viết tắt của câu: "Cộng mọi tài sản vào túi lãnh đạo", họ đã hắt "Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình", mặc cho dân đói!!

      Xóa
  19. Hồi đi học đã mua một số cuốn sách của bác,"cuốn tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép TCXDVN 356-2005"cháu vẫn còn giữ để thỉnh thoảng xem lại .Không ngờ lại gặP được Bác trên này .Kính chúc Bác luôn vui khỏe để đóng góp nhiều kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm sống cho lớp trẻ.

    Trả lờiXóa
  20. Bác Cống từ bỏ đảng giống hệt một bác sĩ cho con bệnh ung thư giai đoan cuối về nhà chờ chết vì đã hết cách chữa nên từ bỏ đảng của bác ấy là đúng . Nhưng có một điều tôi thắc mắc là tại sao bác không nhận ra căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa này trước đây để khỏi lãng phí công sức ,tiền của cứu chữa vô ích hay là do bác có tính nhân đạo cao , không nỡ để cho nó chết sớm ?
    Nhưng bác ạ , làm như thế không có tính nhân đạo đâu vì không những làm cho nó kéo dài đau đớn mà còn kéo theo khổ sở bao nhiêu người trong xã hội . Với những bác sĩ khác cũng nên suy nghĩ , cân nhắc điều này .

    Trả lờiXóa
  21. Xin phép nhà văn Lê Lựu,
    Em xin trích một trong những đoạn hay nhất trong Tiểu thuyết của Anh : CHUYỆN LÀNG CUỘI,(đoạn tả về anh Khiêm và cô Bùi Thị Đất trao duyên tình cho nhau ) để làm dẫn chứng cho công tác tổ chức của ĐCSVN quang vinh :
    " - Anh ơi, thơm nhiều vào ngực em đi. Thơm đi. Nhanh lên anh ơi, anh ơi...
    Nhưng khi cả hai cơ thể đã hòa trộn vào nhau, đã sắp tới tận cùng chót vót, bỗng như hẫng hụt, như là sự phản bội, như là sự dối trá. Không hiểu sự gì đã xảy ra, em hơi ngửa mặt ngơ ngác, còn anh hơi quay mặt đi bần thần và có lúc nhăn nhó như là ai vừa lấy mất cái gì, như là ai bóp chẹt vào cổ mình. Em lo sợ hỏi :
    -Anh ơi, làm sao thế anh.
    Nét mặt anh vội vàng tươi tỉnh, chối cãi:
    -Không, không. Anh không làm sao đâu.
    -Hay...em là gái góa. Anh chỉ định...thử em thôi.
    -Đừng nói thế em. Nhất định em là vợ anh. Nếu cần đêm nay anh về báo cáo với anh Từ. Ngày mai anh lên huyện xin phép chúng mình yêu nhau.
    -Mới lần đầu anh đã chán em, lấy nhau làm gì.
    (...)
    -Thế thì đầu đuôi làm sao, nếu anh là chồng em, anh phải nói đi.
    -Khổ quá...Nhưng anh nói ra, em không được để cho ai biết...
    - ...
    -Nó là...là thế này...thế này thôi...Lúc chúng mình chót..."ấy"...rồi anh mới chợt nớ ra là anh chưa kịp báo cáo với tổ chức, đoàn thể.
    -Để làm gì hở anh. Những lúc chúng mình như "thế này" cũng phải báo cáo ? Thế mình cưới nhau rồi thì sao ?
    -Không có một điều gì là tổ chức người ta không biết. Nên mình cứ phải báo cáo.
    -Nhưng giữa đồng nước đêm hôm thế này ?
    -Nhưng nếu như sau này người ta điều tra ra, mình là người không thành thật, lừa dối tổ chức, đoàn thể. Sợ nhất là quần chúng mà biết thì mình không thể lãnh đạo được ai nữa.
    (...) Cô chỉ thấy rối lên mù mịt trước những lời giải thích như là quái gở của anh mà ngay cái gia giáo, luật lệ của vua chúa cũng không đến nỗi khắc nghiệt như thế. Cô bắt đầu hoảng sợ về sự gặp gỡ dang dở đêm nay."(Hết trích).

    Thật đúng như nhà thơ TỐ HỮU đã viết : " Đảng ta đó trăm tay, nghìn mắt." ( Chỉ có trăm tay nhưng có hàng nghìn con mắt ). Anh Khiêm sợ tổ chức cũng là đúng thôi !

    Xin trân trọng cảm ơn Anh-Nhà văn LÊ LỰU kính mến !
    Xin chân thành cảm ơn Anh Đại tá, Nhà văn BÙI VĂN BỒNG !
    Xin chia sẻ ý kiến và cảm ơn các quý vị tham gia diễn đàn !

    Trả lờiXóa
  22. Thưa Giáo sư Nguyễn Đình Cống kính mến .
    Giáo sư còn may mắn hơn rất nhiều lần so với Giáo sư văn chương Cao Xuân Hạo !
    Giáo sư văn chương Cao Xuân Hạo đã hơn một lần chịu nạn vì làm mất lòng bề trên :
    Câu nói của Giáo sư văn chương Cao Xuân Hạo dẫn tới việc : Giáo sư bị cấm không được lên bục giảng ở Trường Đại học-với thời gian là mười lăm năm(15 năm): " TRONG TRANH LUẬN HỌC THUẬT VÀ VĂN CHƯƠNG, KHI AI BỊ BUỘC PHẢI DÙNG ĐẾN QUYỀN UY VÀ TRẤN ÁP THAY CHO TRANH LUẬN CÔNG KHAI THÌ NGƯỜI ĐÓ SỢ CHÂN LÝ."
    J.P Sartre viết rằng : " TRÍ THỨC : Là người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội giữa việc đi tìm sự thật qua thực tiễn hành động và hệ ý thức...là người xớ rớ vào những chuyện không liên quan đến họ. Chuyện không phải của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức."

    Những năm đầu của thời kỳ đổi mới,cuốn " Văn hóa và Đổi mới", tác giả :Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sau khi cuốn sách này vừa được phát hành thì đã bị thu hồi ngay lập tức. Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng đã nhờ nhiều người tìm mua hộ ở ngay Thủ đô Hà Nội, nhưng không thể tìm kiếm nổi.(ghi theo lời tâm sự của Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng, lúc sinh thời).
    Xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Đình Cống và Anh Đại tá, nhà văn Bùi Văn Bồng đã cho em bày tỏ tâm tư !

    Em : Gái đồng chiêm .

    Trả lờiXóa

  23. Thơ tặng GS Nguyễn Đình Cống


    Cụ Cống năm nay tám chục già
    Vẫn tìm thấy lối thoát mình ra
    Còn hơn cả vạn đàn con cháu
    Tuổi trẻ chừng mắc bệnh quáng gà!

    Trả lờiXóa
  24. ại sao họ từ bỏ đảng cs
    tại sao Viện sỹ tiến sỹ anh hùng Sakharov từ bỏ đảng csLX?

    Trước khi trở thành "phản động, thế lực thù địch" của đảng cs Liên xô-Andrei Dmitriyevich Sakharov (Андрей Дмитриевич Сахаров) – Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, tiến sỹ vật lý hạt nhân, người từng có đóng góp quan trọng chế tạo bom khinh khí của Liên Xô, Ba lần anh hùng Liên xô, đại biểu Xô viết tối cao toàn liên bang, huân chương Lê nin, Huân chương cờ đỏ, Huân chương cách mạng Tháng Mười.... khi nhận ra bản chất lừa đảo lưu manh phản động của đảng cs và chế độ cs, thì ông đã kiên quyết bỏ đảng và dấn thân trên con đường đấu tranh chống lại sự cầm quyền bất chính vi phạm quyền người của đảng csLX, là người đối lập tích cực đi đầu trong cuộc đấu tranh vì nhân quyền tại Liên Xô, ông bị nhà nước cs bắt giam, ... sau ngày csLX sụp đổ , để ghi nhận những đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh vì tự do hòa bình và bảo vệ quyền con người, ông được nhận giải thưởng No-bel hòa bình-ngày nay tên ông được đặt cho nhiều con đường và công trình ở Nga và các nước châu Âu.

    Trả lờiXóa