Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Những lời nói thật trong “hoàng hôn nhiệm kỳ”

* NAM NGUYÊN
Quốc hội Việt Nam khóa 13 sắp mãn nhiệm, nhưng khác với thông lệ hoạt động cuối nhiệm kỳ thường mang tính chiếu lệ. Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 trở nên sôi nổi, sau khi Đảng chỉ đạo phải kiện toàn nhân sự cấp cao, bầu mới các vị trí chủ chốt mà không chờ Quốc hội khóa mới.
Không nên có khoảng trống quyền lực?
Đáng lẽ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ còn tại chức đến tháng 7/2016 là lúc Quốc hội khóa 14 hình thành sau cuộc bầu cử ngày 22/5/2016 nhóm phiên họp đầu tiên. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo Quốc hội đương nhiệm phải miễn nhiệm các vị trên và bầu các vị trí chủ chốt cũng như phê chuẩn thành phần chính phủ mới trong tuần lễ đầu tiên của tháng 4 sắp tới.
TS Phạm Chí Dũng nhà báo tự do và hoạt động xã hội dân sự từ Sài Gòn nhận định: “Những người bên Đảng hiện nay họ quan tâm tới vấn đề không nên để có khoảng trống quyền lực, chứ không phải là khoảng trống chính trị. Khoảng trống chính trị là một khái niệm rất chung chung, muốn hiểu thế nào cũng được. Nhưng khoảng trống quyền lực lại rất cụ thể nó liên quan tới vấn đề nhân sự. Nhân sự lại phụ thuộc vào ý chí của bên nắm ưu thế và tất nhiên bên nắm ưu thế không muốn để tạo ra một sự hẫng hụt quyền lực đối với họ và họ phải làm càng nhanh càng tốt…”
Trong khi đó, LS Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội lý giải khúc mắc vì sao Đảng Cộng sản muốn nhanh chóng bổ nhiệm nhân sự cấp cao: Qua Đại hội có nhiều người tái cử, có nhiều người không trúng cử mà cứ để như vậy thì việc điều hành của một Nhà nước mà do Đảng trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo toàn diện thì rất là khó, bởi vì những người lãnh đạo không là Ủy viên Bộ Chính trị, không là Ủy viên Trung ương Đảng thì bây giờ điều hành công việc như thế nào. Họ không được họp trực tiếp với Bộ Chính trị, không được họp trực tiếp với Ban Chấp hành Trung ương.”
Theo báo mạng VnExpress, VnEconomy và nhiều báo khác, trong thời gian ngắn từ tháng 4 đến tháng 7 sắp tới Quốc hội Việt Nam sẽ hai lần bầu nhân sự cấp cao. Các báo trích lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người sẽ thay thế ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội, lưu ý khía cạnh, nhiều chức vụ cao cấp của nhà nước và chính phủ bị ràng buộc điều kiện phải là đại biểu Quốc hội, thí dụ Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Theo giới quan sát, sự kiện này dễ đưa tới diễn giải là Đảng Cộng sản Việt Nam xem bầu cử như một sự xếp đặt, họ chắc chắn là các ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và nhiều vị khác sẽ trúng cử Quốc hội khóa 14 trong khi bầu cử còn chưa diễn ra. Việc bầu lại các chức danh lãnh đạo chủ chốt một lần nữa vào tháng 7/2016 sẽ chỉ là một thủ tục đơn giản. Có những ý kiến trên mạng xã hội cho rằng, nếu Việt Nam điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội hợp lý hơn, tránh khoảng trống quyền lực như hiện nay thì đỡ tốn phí tiền bạc của nhân dân. Được biết báo chí Việt Nam, cụ thể là báo mạng Dân Trí từng đưa tin chí phí mỗi ngày họp của Quốc hội Việt Nam khoảng 1 tỷ đồng…
Trong buổi hoàng hôn nhiệm kỳ, các đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 gây nhiều ngạc nhiên, nhiều vị tỏ ra đồng cảm với người dân và đã có những phát biểu thẳng thắn ở nghị trường. Báo chí Việt Nam đã có dịp tăng lượng độc giả truy cập nhờ cách gọi là “giật tít câu view”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sắp rời quyền lực vào ngày 31/3 sắp tới, đã nói với báo chí là ông không trăn trở điều gì. Trong kỳ họp thứ 11 cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13, ông Nguyễn Sinh Hùng trở thành nguồn tin nóng cho truyền thông nhà nước cũng như mạng xã hội. Phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng phê phán Chính phủ trì hoãn Dự luật Biểu tình là không nghiêm túc, hoặc “thủ tục hành chính với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm” đã được báo chí giật tít hấp dẫn và thu hút được khối lượng lớn độc giả lên mạng.
Nhận định về sự kiện vừa nêu, TS Phạm Chí Dũng một cây viết độc lập cũng là một nhà hoạt động xã hội dân sự phát biểu từ Sài Gòn: “Tâm lý của những quan chức sắp về hưu thường là họ mạnh miệng hơn. Đó cũng là lý do suốt từ khoảng cuối năm 2014 đến giờ ông Nguyễn Sinh Hùng đã có được một số câu nói, một số ý kiến kể cả chỉ đạo có vẻ như hợp lòng dân, tuy nhiên mọi việc nó vẫn khá là chậm chạp…”
            “Một ông nông dân cõng 4 ông công chức béo thì chết!”
Đưa tin về sinh hoạt nghị trường, báo Dân Trí bản tin trên mạng ngày 24/3/2016 có bài “Một ông nông dân cõng 4 ông công chức béo thì chết!”, tờ báo đã dẫn lời đại biểu Đỗ Văn Đương đơn vị TP.HCM phê phán bộ máy công quyền cồng kềnh, tinh giản biên chế không thực chất, hết xây dựng đề án rồi lại tới chờ cấp thẩm quyền phê duyệt. Nguyên văn lời đại biểu Đỗ Văn Đương: “Một ông nông dân cõng 4 ông công chức béo thì chết, dân oán than lắm. Làm quan có thời, về thì cần lấy cái đức cho mình. Thời gian tới phải coi trọng chống tội phạm tham nhũng…”. Trong khi đó báo Lao Động điện tử trích lời đại biểu Đỗ Văn Đương nói nguyên văn: “Nếu mọi thành tích phát triển kinh tế xã hội đều như trong báo cáo thì hồng phúc cho dân quá…” ông Đương chỉ ra thực tại Việt Nam, nợ nước ngoài hiện khoảng 80 tỷ USD, bội chi 250.000 tỷ đồng/năm, trong khi xuất khẩu gạo được 3 tỷ USD, nhưng uống rượu bia cũng hết chừng đó. Chi thường xuyên lương cán bộ hành chính tới 400.000 tỷ/năm, trong khi thu ngân sách 1 triệu tỷ, không đủ nuôi bộ máy hành chính…”
Trong dịp trả lời Đài RFA, TS Lê Đăng Doanh, Thành viên Uỷ ban Chính sách phát triển Liên hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, từng có nhận định: “Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên. Mặc dù Bộ Tài chính liên tục công bố là nợ công vẫn an toàn nhưng nhiều người lấy làm lo ngại là chính phủ vay quá nhiều, vượt số nợ công đã công bố rất nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra là vay nhiều như thế để trả khoản nợ nào và trả như thế nào mà gánh nặng trả nợ ấy ngày càng tăng lên.”
Cùng trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2016 và kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020, sáng 24/3 bà Nguyễn Thị Quyết Tâm gây bất ngờ khi đề nghị các đồng viện thử làm phép tính cộng gộp tất cả các Nghị quyết của Đảng từ trước tới nay mà trong đó thường nói tới việc “người dân giảm sút niềm tin”, nhiệm kỳ nào cũng có đánh giá như vừa nêu và nếu cộng dồn lại thì rõ ràng chúng ta đang lãng phí niềm tin… Hai từ ‘chúng ta’ theo chúng tôi hiểu là cách nói phổ biến ở Việt Nam để tránh nói cụ thể đụng tới Đảng, Nhà nước hoặc Chính phủ.
Theo báo mạng Dân Trí, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đơn vị TP.HCM kêu gọi sớm cải tổ tổ chức bộ máy từ Trung ương tới địa phương theo Hiến pháp. Theo đó chức năng nhiệm vụ phải được phân cấp phân quyền thì từ đó mới căn cơ bền vững, chứ cứ nói tinh giản biên chế sẽ rất mù mờ, khó thực hiện.
Hạn, xâm mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL
Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, theo Sài GònTimes Online Hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trở thành đề tài quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội sáng 24/3. Tờ báo mạng trích lời đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM nêu vấn đề, báo cáo của Chính phủ gởi Quốc hội không thể hiện tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang thực sự rất nguy cấp. Bà Tâm nhấn mạnh, Quốc hội cần nghe Chính phủ báo cáo để biết được tình hình ảnh hưởng thiên tai hiện nay. Từ đó, sẽ xem xét đưa ra quyết sách và Quốc hội không thể không nói về vấn đề này.
Trong buổi thảo luận, vẫn theo Sài GònTimes Online, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, cần khôi phục độ che phủ rừng như cách đây 20 năm và xây một số đập nước lớn để tích trữ nước cho mùa hạn. LS Trương Trọng Nghĩa khẳng định, Việt Nam sẽ độc lập về nguồn nước, và việc này hoàn toàn khả thi.
           Người đọc báo thực sự ngạc nhiên, khi các đại biểu quan tâm tới hạn mặn khốc liệt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng không đề cập gì tới vấn đề được giới khoa học báo động. Theo đó chính sách phát triển trồng lúa bằng mọi giá của Đảng và Nhà nước trong hơn 3 thập niên qua là một trong những nguyên nhân chủ chốt của tình trạng xâm nhập mặn gia tăng ở đồng bằng sông Cửu Long. Giới khoa học cho rằng, Chính quyền và nông dân cùng nhau phá vỡ môi trường thiên nhiên, xây dựng hàng trăm ngàn km đê bao khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long để có đất canh tác vụ ba trong mùa lũ.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, TS Dương Văn Ni giảng viên Khoa Môi trường Đại học Cần Thơ cho rằng, chính người Việt Nam đã làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu nước ngọt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thủy điện bậc thang ở nhiều quốc gia thượng nguồn làm giảm lưu lượng nước sông Mekong. TS Dương Văn Ni trình bày quan điểm khoa học của mình: “Nguy cơ thiếu nước cho đồng bằng sông Cửu Long đã được cảnh báo từ nhiều năm trước. Ngay nội bộ đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta có hai vùng trữ lũ rất lớn là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Trong những năm gần đây do chạy theo sản lượng lúa, chúng ta đã đắp rất nhiều đê bao để ngăn không cho nước lũ tràn vào khu vực này, để tăng diện tích canh tác lúa vào mùa lũ lên. Cái đó làm cho lượng nước ngọt vào đồng bằng sông Cửu Long không giữ lại, do đó khi mùa hạn đến thì lượng nước tại chỗ của đồng bằng sông Cửu Long không còn để có thể đẩy bớt cái mặn ra. Một mặt khác thì các công trình thủy nông của đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây lại thiên về xu thế là làm sao đưa nước ra thật nhanh vào mùa mưa và ngăn chặn nước vào mùa lũ để tăng diện tích canh tác lên. Hệ thống đó góp phần tăng sản lượng lúa, nhưng mặt khác làm cho lượng nước dự trữ tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long mất đi rất là nhanh chóng…Và do đó khi thiếu nguồn cung cấp nước từ thượng nguồn, đồng bằng sông Cửu Long rớt vào tình trạng hạn nặng rất nghiêm trọng…”
Ước mơ độc lập nguồn nước ngọt mà đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu ở Quốc hội sáng 24/3, theo giới khoa học chỉ có thể khởi đầu bằng chuyện từ bỏ vụ lúa thứ ba trong năm, cùng việc phá bỏ hàng trăm ngàn km đê bao ở đồng bằng sông Cửu Long; thực hiện các dự án tái tạo rừng ngập mặn, khôi phục độ che phủ rừng…
N.Ng/RFA
-----------

14 nhận xét:

  1. Nói đến hạn hán ở ĐBSCL thì "gieo gió gặp bão" và một số liên quan khác từ bên ngoài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hạn hán: Mưa vài trộ và ý thức điều chỉnh nước hợp tình hợp lý là coi như có thể tai qua nạn khỏi, còn hạn Hán thì sao khi vẫn còn ngự trị nô Hán trên chữ S?

      Xóa
  2. Phá bỏ hàng trăm nghàn km đê bao , tái tạo rừng ngập mặn , khôi phục độ che phủ rừng ??? những chiến dịch này , ĐCSVN sẽ gọi nó như thế nào ? ĐỔI MỚI hay SỬA SAI ???

    Trả lờiXóa
  3. Với trí tuệ ưu việt của các lãnh đạo cs.Cạo mủ,thiến heo,hộ lý chiến trường..đã làm nên những kỳ công kiệt xuất,đưa VN một nước nhiều tiềm năng phát triển.Ít ra cũng được như Hàn-Nhật-Đài thì bây giờ ta bỏ xa những nước ấy,một mình băng băng về đích.Với Guiness,VN được công nhận là thiên đường hạ giới.Lân bang như Laos,Cambodge nó cũng bỏ ta mà đi.
    Đã là thiên tài cs,tuyệt đối không bao giờ sai-Vì vậy làm gì có sai mà sửa.Chỉ đổi mới thôi,đổi riết rồi quay về lối cũ ngày xưa và gắn thêm cái đuôi định hướng,để trở thành kỳ công của cái đảng quang vinh.

    Trả lờiXóa
  4. Vẫn hì hục tham nhũng thôi. Dân chết? Kệ!

    Trả lờiXóa
  5. tôi chia sẻ với những suy tư của các bạn. Tôi có biết nhưng chuyện có vẻ không phải thế. Vì công việc, tôi được biết nhiều người khi tham chính cũng đã có những ý kiến không thua kém gì những điều được các bạn nhắc đến và gọi là những điều nói thật buổi "hoàng hôn nhiệm kỳ". Khi đương nhiệm thậm chí ông TTg Nguyễn Tấn Dũng năm 2004 đã ký hẳn một văn bản tạm thời không cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước, quyết định giải thể DNNN bị lỗ, hay ông Dũng bình luận và có nhận xét về sự không cần thiết tồn tại của Ban kinh tế là Ban có lúc ông là trưởng ban...Hành động này làm cho vài siêu VIP cự nự ông. Hay như có vị thuộc "Tứ trụ" trong một kỳ khai hội đã nhận ra sự bất cấp của DNNN và lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ kinh tế tư nhân, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân, thậm chí kinh tế tư nhân là cứu cánh. Với quan điểm như thế mà ông vượt lên được mặc cho có siêu siêu VIP nhận xét "con cháu Bác Hồ mà không xây dựng chủ nghĩa xã hội "...Những chuyện như thế nhiều lắm, nhưng truyền thông không chuyển tải đến công chúng làm méo mó sinh hoạt chính trị của đất nước. Cho nên đến nay các ông có vài phát biểu các bạn cho là "lạ". Cần đổi mới mạnh mẽ lĩnh vực truyền thông. Không đổi mới cũng không được, có những điều kiện khách quan cho việc đổi mới này: sự tiến bộ kỹ thuật, nay không có ai độc quyền hưởng thụ thông tin, không có công cụ hữu hiệu ngăn cản tán phát thông tin. Xin thành tâm được chia sẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng cuối cùng thì quyền lợi cá nhân nặng hơn tất cả , nó đè bẹp mọi ý tưởng có tính cách mạng và người ta nhắm mắt bước qua . Bạn đọc họ chỉ quan tâm đến kết quả của hành động thực tế , thông tin chỉ để tham khảo , nó không phải là lời thanh minh , cứu cánh cho những sai lầm trong quá khứ . Những cái chưa hề xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra thì không thuộc về hành động , nói nhưng không làm thì cũng không có giá trị thuyết phục .

      Xóa
  6. Lời nói mạnh miệng của Nguyễn Sinh Hùng trong buổi hoàng hôn cũng giống như con gà bị chọc tiêt sắp chết vùng lên rồi dực dực vài cái - Thật không sai chút nào

    Trả lờiXóa
  7. Thơ tiễn biệt Tể Tướng Nguyễn Tấn Dũng: ĐI ĐI ANH !


    VŨ CÔNG BÌNH


    https://phamtayson.files.wordpress.com/2015/05/269b6-c490ucc9bcc81a2bchacc81u2bkhocc82cc81n2bnacca3n-babui-danlambao.jpg



    Thế là hết chiều nay anh đi mãi
    Còn mong chi ngày trở lại Dũng ơi
    Quên làm sao, anh hỡi - lúc chia phôi
    Bởi chung cảnh anh em mình nghẹn nói

    Anh tất tả cúi đầu tay xách gói
    Áo quần sang, cắp mũ y tá lên xe
    Vẫn chưa thôi lời ''đay nghiến'' nặng nề
    Của ông Tổng cùng lũ Dư Luận Viên, phe cánh…



    http://2.bp.blogspot.com/-KB-1b9yo4-Y/VibVQnQJX-I/AAAAAAAAMhQ/6lZqnNXrVLw/s1600/Gia%2B%25C4%2591i%25CC%2580nh%2Bve%25CC%2589%2Bvang.jpg


    Biết không anh, lòng chúng em khi đó
    Nó tơi bời đau đớn lắm anh ơi!
    Chân bước đi còn luyến tiếc không rời!
    Nơi anh đã cùng đàn em tụ tập
    Nơi chúng mình cùng nghiên cứu, học tập
    Cách làm sao, thụt két, chiếm đất, chiếm nhà
    Chiếm ruộng vườn, mồ mả ông cha
    Của dân chúng cùng ngọc, ngà châu báu


    Cũng có lúc này hay còn lúc khác
    Trên diễn đàn anh nhả ngọc phun châu
    Kích động lòng dân bao năm mong cầu
    Thay đổi thể chế, có tự do, dân chủ…

    1.bp.blogspot.com/-tA9kTJe_8vY/VhBFwUjVkDI/AAAAAAAAVDM/GkXLNYDlD0w/s640/Phuong%2Bdau%2Bga%2Bdit%2Bvit%2B.jpg


    Hăng lên anh lớn tiếng, (như giả vờ) mắng mỏ
    Bọn ngoại bang xâm lấn biển trời
    Rồi anh thề: Không đánh đổi lấy viển vông ''đất hỡi giời ơi''!
    Để lừa phỉnh nhân dân tội nghiệp


    Trên thực tế 10 năm cầm đầu ê kíp
    Anh cho bán rừng, bờ biển, đất đai
    Cho bạn vàng 4 tốt Trung Hoa
    Khoác áo bạn nhưng là những tên xâm lược


    http://3.bp.blogspot.com/-HOhOGgGWers/Vj1JleceHhI/AAAAAAAB6LE/PmZAToGxMdY/s1600/Ba%25CC%2582%25CC%2580y%2Bcon%2Bhoang%2BBa%2B%25C4%2590i%25CC%2580nh%2B%25C4%2591u%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%25A3c%2BTa%25CC%25A3%25CC%2582p%2Bthua%25CC%2582%25CC%2580n%2Bho%25CC%2581a.jpg


    Anh ngậm miệng khi trong tay có Công An, Quân đội
    Lúc kẻ thù cướp, giết dân ta
    Thực hiện chiến thuật ngồi rung đùi ''sống chết mặc bay''
    Ăn hơn ''rồng cuốn'' Nói như ''rồng leo'', ''làm như mèo mửa''



    10 năm cầm đầu chính phủ
    Dân Việt chỉ thấy anh làm nổi bật mấy điều
    Tham nhũng tràn lan,
    nợ xấu ngập đầu
    Đàn áp tù đâỳ dân oan, đòi dân chủ…
    Nhân dân nghèo, đất nước có cơ vỡ nợ
    Còn thuộc cấp, cùng anh thì giâu tú hụ
    Ai phản đối - ''hốt liền'', bắt giữ
    Dân khiếu kiện kêu than, vang cả đất trời
    Bi thảm khốn cùng không kể xiết - anh ơi.

    Trả lờiXóa

  8. http://1.bp.blogspot.com/-DtFlpEg4BCM/Vo8yEOUVi4I/AAAAAAAB784/Ri8wKkAj6oU/s1600/Xem%2Bdang%2Bdien%2Btuong-babui-danlambao.jpg

    Bị sức ép, anh phải ra về dù không muốn đành nhẫn nhục
    Nhằm giữ két tiền, giữ cho các con nhịp tiến
    Để chúng yên thân leo tiếp các bậc thang
    Noi gương bố, làm giầu cho gia tộc


    Nhưng anh ơi! Lẽ trời là sự thật
    ''Cha ăn mặn thì con khát nước''
    Gieo thứ gì sẽ nhận quả đó tức thì
    Anh thỏa thuận, ra về thì chúng sẽ để yên
    Thế nhưng:

    https://vietcongonline.files.wordpress.com/2013/10/116.jpg

    Cựu Tổng thống VNCH đã để lại - câu nói độc:
    ''Đừng nghe Cộng sản nói, hãy nhìn Cộng sản làm''
    Khi anh cắp két tiền, rời chính trường tưởng ổn thỏa, bình yên
    Chúng sẽ tính sổ với anh - cả vốn lẫn lãi
    Cá độ cả lũ con và bọn thuộc cấp cũ
    Bài học này do quan thầy - Tầu Chệt
    Dậy cho lũ đồ đệ tay sai
    Như cái gương: Chúng đã xử đồng bọn … Chu và Bạc Hi Lai
    Yên tâm chờ sẽ đến lượt anh đó!

    http://i281.photobucket.com/albums/kk239/vinhrg/babui8.jpg


    Anh ra đi vẫn ngoái cổ, nhìn nhau thầm thì… to nhỏ
    Sẽ trở lại khi anh lập đảng mới
    Cạnh tranh theo sự phát triển vững bền
    Thật viển vông. Hoang tưởng đến thế là cùng!
    Lúc nắm 70 phần trăm người ủng hộ còn chả ăn ai
    Để chúng treo cái thòng lọng QĐ244 vào cổ mình
    Lôi ạnh xuống khỏi chiếc ghê quyên lực
    Anh đã từng ngồi - gọi gió hô mưa
    Giờ đã hết rồi còn gì nữa đâu
    Nấn ná chi? Dẫy dụa, chỉ thêm sầu!

    http://thongtinberlin.de/diendan/nov/photo/vinasink_0-383x550.jpg


    Đi đi anh, chúng ta nói cùng nhau
    Ừ, sai lầm một lần sẽ là mang họa
    Dù có hiểu, dù có hổ tủi
    Dù có thêm uất hận của lòng ta
    Về đi anh mong sẽ được yên ổn chết già
    Mầm hận ấy đành mang theo xuống mộ
    Để con anh (nếu thoát), sẽ bảo vệ anh mồ yên mả đẹp
    Mà hôm nay anh tự xây để trả nợ cho đời!



    TRIỆU LƯƠNG DÂN trình bày
    Thơ VŨ CÔNG BÌNH

    Trả lờiXóa
  9. Con chim trước khi chết cất tiếng kêu ai oán, quan chức ngày nay trước khi nghỉ hưu nói những lời chân thật, thẳng thắn.
    Nguyễn tấn Dũng TTg đã có đôi lời nói thật trong phiên họp CP ngày 26/3/2016 được trang Tin nhanh VNExpress.net đưa:"ráng làm người tử tế", "đóng góp hết sức mình cho đảng, cho dân".
    Toàn lũ đểu giả thôi các bạn ạ!, 9 năm 10 tháng làm TTg, 2 khóa làm phó TTg là từ miệng Dũng nói ra, hắn chỉ chú trọng đến củng cố chiếc ghế, thu vén cá nhân đồng thời ban phát chút bổng lộc cho đám đệ tử. Tóm lại làm những việc mất dạy, lợi dân thì ít lợi quan thì nhiều. Bây giờ sắp nghỉ lại nhắn nhủ "ráng làm người tử tế", vô liêm sỉ đạo đức giả, qua mấy đời thủ tướng, trước khi nghỉ chỉ nói những khiếm khuyết, những việc chưa làm tốt, thế mà vị TTg này lại nói...
    Tôi cũng không hiểu vì sao các bạn đọc trang bác Bồng trước HNTU lần thứ 11-13 và trước ĐH đảng lại ra sức ủng hộ, làm dư luận viên công không cho 3Dũng đến thế, một tay gian hùng. Buồn!

    Trả lờiXóa
  10. Ung ho ong NTD chang qua la " khong muon huu nghi vien vong voi TQ "

    Trả lờiXóa
  11. Thì cũng "diểng dzông" như ông ta thôi! Ậy, tiền (mờ ám) là có thật đấy!

    Trả lờiXóa
  12. Nhìn bác Trọng bừng khí thế. Nhìn Hùng,3 X, tư Sang buồn như bánh khô ngâm nước
    Dù họ bây giờ có nói gì chăng nữa thì cũng đã quá muộn. Tội ác và lòng tham vô đáy của họ đã kéo lùi sự phát triển của đất nước

    Trả lờiXóa