Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

“Sâu” tiến sĩ và “canh” Giáo dục

* XUÂN DƯƠNG
Khi chẳng có cơ quan nào thực sự quản lý, giáo dục trở nên “lùm xùm” cũng như thực phẩm bẩn tràn lan cả trên vỉa hè lẫn trong siêu thị.
Được biết ông Đinh Ngọc Hiện - Hiệu trưởng trường Đại học Thành Tây - đã đăng đàn xin lỗi báo chí vì những phát ngôn theo kiểu “ngoài khuôn viên Đại học” của mình. 
Người viết đồng tình quan điểm cho rằng chuyện “ăn nói” của ông Tiến sĩ Ngọc Hiện nên chấm dứt bởi ông đã công khai xin lỗi.
Cũng bởi một lẽ khác, những cái không thơm, con nít còn biết tránh thật xa vậy nên bới móc thêm chả mang lại lợi ích gì. 
Hơn nữa, trong một xã hội (đặc biệt là trong giới công chức, viên chức) thiếu vắng văn hóa “cảm ơn”, “xin lỗi” như hiện nay, việc công khai “xin lỗi” của ông tiến sĩ Ngọc Hiện nên được xem là một hiện tượng văn hóa đáng ghi nhận trong năm 2016.
Người viết từng nhiều lần chứng kiến một ông tiến sĩ khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu phó một Đại học ngoài công lập nói chuyện với thầy cô giáo và nhân viên, ông ta liên tục văng ra các từ tìm mãi trong từ điển tiếng Việt không thấy, hóa ra những từ ngữ vần “đ” mà ông tiến sĩ ấy dùng chỉ có thể tìm thấy ở những… tiến sĩ rởm. 
Nói thế vì sau mấy cuộc thanh tra, đích thân Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký văn bản kết luận bằng tiến sĩ do nước ngoài cấp cho người ấy không đạt chuẩn, không được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam, đó là một trong số không ít thành viên nhóm lợi ích “tiến sĩ rởm” bị lộ diện.
Xã hội hóa giáo dục đã qua một chặng đường không thể nói là ngắn, chuyện vui, chuyện buồn, chuyện đấu đá, chuyện phạm pháp,… cái gì cũng có, vấn đề là nó chỉ xảy ra với một số (hơi nhiều) trường ngoài công lập hay với cả một “bộ phận không nhỏ”  trường công lập? 
Như đã nói, chuyện về ông Đinh Ngọc Hiện nên chấm dứt nhưng chuyện liên quan đến “nhà giáo - tiến sĩ - hiệu trưởng” thì còn quá nhiều điều cần bàn luận.
Thứ nhất, người viết muốn trao đổi về ý kiến trong bài “Hiệu trưởng Đại học Thành Tây phát ngôn chợ búa, đe dọa báo chí” trên báo antt.vn số ra ngày 9/3/2016: “Những phát ngôn như thế của một người được gọi là nhà giáo không khỏi khiến dư luận...sửng sốt!”. [1]
Là người nhiều năm giảng dạy, làm công tác quản lý trong các trường Đại học công lập và ngoài công lập, xin đính chính với tác giả bài báo, rằng chủ trương xã hội hóa giáo dục đã làm xuất hiện không ít “nhà giáo rởm”. 
Hiệu trưởng, Hiệu phó trường Đại học chưa từng một giờ đứng lớp, thành viên Hội đồng quản trị đại học chỉ mới tốt nghiệp phổ thông, phụ trách mảng đào tạo cao học có bằng cử nhân hệ đại học mở….
Vì thế, trước khi gắn cho người nào đó danh hiệu cao quý “nhà giáo”, xin tìm hiểu kỹ xem người đó có phải “nhà giáo thực” hay không? 
Hiện có một sự nhầm lẫn, cứ lãnh đạo cơ sở giáo dục Đại học đương nhiên là nhà giáo.
Đã có những tiến sĩ “rởm” bỗng nhiên thành nhà giáo (rởm)
mà lại còn làm lãnh đạo cơ sở giáo dục Đại học, dẫn tới gia tăng suy đồi nền giáo dục

                                                                                  (Ảnh: vietnamnet.vn)
Theo quy định, muốn được công nhận là nhà giáo, là giảng viên đại học, bắt buộc phải có “Chứng chỉ giáo dục đại học”, “chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm” theo quy định của Bộ GD&ĐT. 
Tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường Đại học quy định tại điều 20 Luật Giáo dục đại học, theo đó Hiệu trưởng trường Đại học phải: “Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm…”.
Theo lời “bộc bạch” của tiến sĩ Hiện, ông không được đào tạo nghề sư phạm mà được đào tạo là nhà làm luật. “Tôi không muốn về trường nhưng khi 2012, trường gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch HĐQT và các cổ đông thuyết phục tôi tham gia với hai yêu cầu tôi nếu biết làm đào tạo, biết làm kinh tế thì mới cứu được trường”. [2]
Xét về thời gian, ông Hiện làm việc tại Đại học Thành Tây chưa đủ 5 năm, hiện chưa có thông tin trước đó ông đã “tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục Đại học ít nhất 5 năm” chưa? 
Vì thế người viết cho rằng trước khi antt.vn phê phán “nhà giáo” Đinh Ngọc Hiện, cần xác minh xem ông có phải là nhà giáo không và có đủ tiêu chuẩn theo luật định làm Hiệu trưởng hay không?
Đây không hề là chuyện “những người thích đùa”, bởi như đã dẫn, có những tiến sĩ “rởm” bỗng nhiên thành nhà giáo (rởm) mà lại còn làm lãnh đạo cơ sở giáo dục Đại học. 
Có nghi vấn rằng đã có hàng trăm, có thể là hàng nghìn bằng cử nhân chính quy do các Hiệu trường, Hiệu phó “rởm” ký được trao cho sinh viên tốt nghiệp mà cho đến nay, pháp luật cũng như ngành Giáo dục coi như không biết.
Xin nói thêm là đã có hàng chục bài báo đề cập về tình trạng này nhưng cuối cùng đó chỉ là chuyện nói để … cho vui.
Vì với Bộ GD&ĐT các trường ngoài công lập không phải con đẻ, cũng chẳng phải con nuôi, còn với Ủy ban nhân dân các tỉnh, hình như người ta cho rằng đó chẳng qua là kẻ ở nhờ, không cần dành nhiều sự quan tâm, chỉ đạo?
Mặc dù báo chí đã đồng loạt lên tiếng về Hiệu trưởng, Hiệu phó một số Đại học - trong đó Đại học Thành Tây - nhưng Bộ GD&ĐT chưa thấy có ý kiến trả lời công luận, phải chăng đó là trách nhiệm của địa phương chứ không phải của Bộ?
Theo luật thì quản lý nhân sự các Đại học ngoài công lập thuộc về Ủy ban nhân dân các tỉnh, Bộ GD&ĐT quản lý về chuyên môn.
Thế nên ngay cả khi đã kết luận lãnh đạo Đại học không dủ tiêu chuẩn thì Bộ GD&ĐT cũng chỉ dừng ở mức thông báo, còn xử lý là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – nơi trường đặt trụ sở.
Dư luận hy vọng các ông Bí thư và Chủ tịch Hà Nội, theo quy định của luật pháp hiện hành, cho kiểm tra tiêu chuẩn đội ngũ lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập trên đại bàn thành phố và công bố cho biết ai không đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo như quy định trong Luật Giáo dục Đại học.
Gần đây, nhiều bài báo và độc giả bức xúc trước hành vi của một số nhà giáo trong việc dạy dỗ con em mình, người viết tuyệt không có ý định bảo vệ các hành vi sai trái nhưng xin lưu ý không nên dùng từ “nhà giáo” nếu chưa xác minh được đó có thật là nhà giáo hay kẻ mạo danh nhà giáo.
Về vấn đề nêu trong tiêu đề bài báo “Bầy sâu tiến sĩ trong nồi canh giáo dục”, xin dẫn ý kiến tại buổi tọa đàm "Lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục” diễn ra tại trụ sở Báo Người Lao Động thành phố Hồ Chí Minh ngày 4/9/2014: 
“Ở nhiều trường phổ thông tư thục, họ sa thải hiệu trưởng rất nhanh, dù những người đến và đi không có đấu đá gì về quyền lực cả. Nhưng tại sao việc lùm xùm, tranh giành quyền lực ở bậc phổ thông không có mà chỉ có ở bậc Đại học, vấn đề là ở đâu?" [3]
Người viết dù không hề ngạc nhiên trước nhận định này nhưng cũng quyết định làm một chuyến phiêu lưu vào xứ  sở “lùm xùm” xem “nồi canh Giáo dục” có thật lùm xùm?
Nếu có quý vị nào thích “lùm xùm” xin mời tìm hiểu vài kết quả thu lượm được: “Bắc Ninh: Lùm xùm chuyện mua bán trường học” [4]
“Lùm xùm tại Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ: Công an tỉnh Phú Thọ kết luận tố cáo không có cơ sở?” [5] 
“Đại học Quy Nhơn “lùm xùm” chuyện bán điểm, gạ tình” [6]
“Kết luận nhiều 'lùm xùm' về Đại học Kinh tế quốc dân” [7]
Vụ “lùm xùm” tại Trường Đại học Đông Á: “Đầu vào” Cao đẳng, “đầu ra” Trung cấp [8]
Còn một nhóm trường người viết không muốn gắn tên với từ “lùm xùm”,  phần vì sợ làm mất vẻ đẹp hàm chứa trong tên trường như Đại học Hoa Sen, Đại học Hùng Vương…, phần vì không dám thất lễ với các bậc tiên hiền như Đại học Chu Văn An, Đại học Nguyễn Tất Thành…
Dù không muốn “vạch áo cho người xem lưng” nhưng chuyện các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến Đại học gắn liền với thảm họa “lùm xùm” thì chẳng thể nào che giấu được mãi.
Nói thế vì lâu nay, không ít người nghĩ  “lùm xùm” chỉ là chuyện của các trường Cao đẳng, Đại học ngoài công lập.
Nhưng thực tế thì các trường công lập như Bách Khoa, Ngoại Thương, Kinh tế, Nông nghiệp,… cũng lùm xùm chẳng kém, chuyện thi tuyển hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội mới đây không biết có nên ghi vào lịch sử “lùm xùm” hay không, người viết cảm thấy lưỡng lự!
Người viết kiến nghị, một trong những nhiệm vụ cần được xem là trọng tâm, cần được ưu tiên xem xét trong tiến trình đổi mới toàn diện, triệt để nền giáo dục nước nhà là hoàn thiện lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục. 
Một nền giáo dục manh mún, một đội ngũ thầy cô giáo chưa được chăm sóc đúng mức cả về đời sống vật chất, trình độ nghiệp vụ lẫn tâm đức sẽ không giúp đổi mới đạt được mục tiêu đã định. 
Đến đây thì một vấn đề cần được đặt ra: Liệu có cần sửa Luật Giáo dục Đại học, loại bỏ tình trạng có quá nhiều đầu mối quản lý cơ sở giáo dục như hiện nay? 
Thực trạng Bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội… đều có thể là “cơ quan chủ quản” của cơ sở giáo dục Đại học cũng không khác gì tình trạng thực phẩm do mấy bộ ngành quản lý.
Hậu quả dẫn tới là chẳng có cơ quan nào thực sự quản lý, giáo dục trở nên “lùm xùm” cũng như thực phẩm bẩn tràn lan cả trên vỉa hè lẫn trong siêu thị.  
Gánh chịu hậu quả ấy chính là nhân dân, chính là con em chúng ta, chính là tương lai đất nước chúng ta.
Loại khỏi hệ thống giáo dục các cán bộ quản lý, các nhà giáo yếu kém năng lực và đạo đức nghề nghiệp vốn là chuyện rất bình thường, không muốn làm hoặc ngại làm mới là không bình thường. Tiếc rằng đến thời điểm này, điều không bình thường ấy lại là chuyện … bình thường.
--------------------
Tài liệu tham khảo:
Trích dẫn tài liệu tham khảo: 
Đại học Nguyễn Tất Thành có lừa sinh viên du học?
Thời gian qua ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh) dư luận đang dấy lên chuyện “bán trường” THPT Tư thục Nguyễn Trãi. Cơ quan chức năng khẳng định việc mua bán này là minh bạch, khách quan nhưng khi người tố cáo đề nghị được giám định chữ ký thì lại bị “bỏ quên”.
Vụ “lùm xùm” tại Đại học Ngoại thương: “Con sâu” đấu đá làm “rầu” môi trường sư phạm
Kết luận nhiều 'lùm xùm' về Đại học Kinh tế quốc dân
Lùm xùm tại Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ: Công an tỉnh Phú Thọ kết luận tố cáo không có cơ sở? 
Cao đẳng Công nghệ thông tin TP HCM không có người điều hành
X.D/gdvn
-----------

30 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 08:33 16 tháng 3, 2016

    ĐẤT NƯỚC TAN NÁT?
    CON NGƯỜI THỐI RỮA?

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Áo xiêm Tiến sĩ Xã nghĩa Áo gấm Việt kiều nghĩ lại thẹn thân mình .. ..




      25.000 Tiến sĩ Xã nghĩa bằng loại giấy
      Lắm tên « nhân cách » chưa hơn trẻ đánh giầy !
      9.000 Ngài được tuyển dụng hay tạm tuyển
      Dù trái ngành trái nghề cắp ô sáng tối ngày
      Trách bọn quản lý Chiến lược Nhân sự !
      Biến đội ngũ trí thức thành vô dụng chán thay
      Chúng thui chột Nhiệt tình hữu dụng vào kiến quốc
      Tiềm năng trí tuệ thành khoa bảng thừa lệnh chỉ tay !

      *

      24 ngàn Tiến sĩ Đất Việt Thời hiện đại
      Bác và Đảng biến thành lũ tốn vải lưng thật dài
      Đại Hán cùng Bác Mao đều muốn làm như thế
      Ăn không ngồi rồi ngồi chơi xơi nước ngáp ngắn ngáp dài
      Ăn dần ăn mòn học hàm học vị rẻ rúng thành vô loại
      Tha hóa vong thân thích chém gió diễn văn thuộc bài
      Ghế chéo lọng đỏ thành Quan tham ngồi chành bành bảnh chọe
      Tưởng rằng đồ thật hóa đồ hàng mã Phố hàng Bông hàng Bài

      *

      Đại Hán cùng Bác Mao đều muốn chúng thành như thế
      Nhập từ Tàu kim chỉ con vít. . . đến phân Chệt rượu Mao Đài
      Nước Việt tự rơi vào quỹ đạo chư hầu thành Tân Giao Chỉ quận
      Nạn thiếu thợ thừa . . . thầy kỹ sư giám đốc càng trầm trọng càng dài
      Nạn nhân mãn trí ngủ khoa bảng xã nghĩa như rừng như biển !
      Vẫn gà què quanh cối xay lạc hậu thua cả Miến - Lào chẳng sai
      Bán tài nguyên Tổ tiên lưu lại lao động cơ bắp lắp ráp
      Lao nô làm thuê bán rẻ sức cho người ngay trên Đất Việt đêm dài !
      Bọn Đỉnh cao CHí tuệ mở mồm con kéc hót « kinh tế tri thức ! .. .. »
      Bôn ba lưu vong Giấc mơ chuyển giao công nghệ cho Tuổi trẻ Việt Tương lai Vườn xưa chốn cũ gần Bốn mươi năm sau lụ khụ trở lại cũng tan tành Mộng !. .
      Thơ ngậm ngùi cùng Nhà khoa học vì Nước vì Dân xứng Đức xứng tài

      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      Áo gấm về làng chán quá hề !



      Áo gấm về làng mãi thế hề
      Hia mão tiến sĩ giấy loại ôi !
      Hành hương mà thành hành dương hề
      Khách sạn vũ trường quán rượu
      Kính cận mặt thịt tròn quay mắt hí hề
      Có mắt nhưng mù miệng câm tai điếc
      Ăn quịt xù nợ học bổng Lương dân hề
      Nước nhiễu nhương tự hóa đui không biết !
      Như bày sán lãi ký sinh kên kên hề
      Ma cà rồng đói khát thèm hút máu
      Sống như bị thịt tứ khoái chán quá hề !


      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      Xóa
    2. Thanh hóa quê tôi có ông chẳng có ngày nào đứng lớp vẫn được tỉnh bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của trường ĐH HĐức.Ông là con trai môt vị nguyên phó chủ tịch tỉnh.nay ông đã làm tới ủy viên thường vụ tỉnh ủy.đúng là chỉ sổ thông minh cao

      Xóa
    3. Có thằng chẳng đi lính ngày nào, đùng một cái phong hàm đại tướng CA, mấy anh cầm bút làng nhàng cũng phong Tướng này, tướng kia thì sao?

      Xóa
  2. vietnam: Giao=No,Duc=Yes

    Trả lờiXóa
  3. Hiện nay nếu không muốn bị người khác nghi ngờ, xa lánh, đừng khoe mình là TS, GS, ThS... gì gì đó...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời buổi này TS nào mà không giữ chức vụ gì, không phải là đảng viên, không in cạc vi-zit, không khoe mình là TS, nếu ai nhắc đến học vị TS của mình thì bối rối xấu hổ - đấy là TS xịn. Còn loại TS đi đâu cũng phân phát cạc vi-zit, luôn nhắc đến chức vụ của mình thì đấy là TS dỏm. TS xịn xấu hổ vì bị người đời cười cợt coi thường bởi cái học vị TS (dỏm nhiều quá nên xịn bị vạ lây).

      Xóa
    2. Ông Hiện bị nhiều người khinh bỉ sau phát ngôn mà người ta gọi là "du côn" nên mới gắng gượng xin lỗi, chứ hẳn ông không tự thấy cái sai của mình?
      Còn ông Hiện là người thực sự có văn hóa thì nên chuyển nghề, vì nghành giáo dục-đào tạo không chấp nhận một người thày như thế! Riêng tôi , tôi không cho con cháu mình vào học trường mà ông Hiện làm hiệu trưởng vì xấu hổ lắm.

      Xóa
    3. Cái bệnh ấy nó có từ thời phong kiến, ông nghè nọ ông nghè kia, cụ chánh này cụ lý nọ...chứ có như con mẹ Đốp đâu mà cứ lôi tên sềnh sệch ra mà gọi? Theo cái văn hóa ấy mấy cụ phải bán cả thóc lúa mùa màng đi để vợ con chết đói mà mua lấy cái phó lý-gọi là phó lý mua- để được dân làng gọi là ông phó, bà phó!
      Cái nọc phong kiến dai thật, diệt rồi mà bây giờ nó lại mọc như cũ?

      Xóa
  4. Đúng quá rồi.
    Trong hệ thống Công đoàn VN có 2 trường ĐH, thì hai ông HT đều có vấn đề.

    1. HT Tôn Đức Thắng, là Lê Vinh Danh chỉ học hệ ĐH mở rộng (dành cho người không thi đậu ĐH lúc bấy giờ) được ông Đặng Ngọc Tùng bổ nhiệm HT.

    2. HT ĐH Công đoàn VN (Phố Tây Sơn, Hà Nội). Phạm Văn Hà chưa biết dạy học là gì vì chưa đi dạy ngày nào mà vẫn được bổ nhiệm Hiệu trưởng.

    Cần truy tố Đặng Ngọc Tùng vì đã vi phạm có hệ thống Luật GD Đại học.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão Vinh Danh nổ như cái tên vậy. 3 bằng phát minh lởm cũng đem qua mỹ đăng kí, cao siêu quá hén đến nông dân phát minh họ cũng cười.
      Kì thực ông ta cũng có chiêu, làm được 1 số việc cho trường TDT, nhưng nổ quá không ai chịu thấu, chắc muốn làm chính trị đó mà.

      Xóa
  5. Một đất nước được lãnh đạo bởi những tay bồi bếp, cạo mủ, thiến heo, y tá thì đó là kết quả đương nhiên !

    Trả lờiXóa
  6. Bọn nãnh đạo não ngắn này có học hành gì mà cũng GS, TS??? GSTS mác-lê-mao thừa sức để làm HT, CTHĐQT, thành lập các trường ĐH nhé>>>

    Trả lờiXóa
  7. Thực tế ngành giáo dục đang gặp "nồi canh hẹ" đã vài thập niên rồi. Xã hội hoá (XHH) giáo dục làm mất đi Tính giáo dục của nó khi cho rằng cái gì trong giáo dục cũng Xã hội hoá được. Có thể hiểu nôm na Xã hội hoá là mạnh ai nấy làm, ai có tài "thao lươc" thì cứ "múa". Có chỗ thì tranh thủ XHH để vận động phụ huynh đóng tiền, dùng Ban đại diện Hội cha mẹ HS làm phát ngôn cho việc thu/chi của trường v.v... Trong hành chính sự nghiệp thì "ăn cơm chúa múa tối ngày". Cả 2 cách "múa" này rút cục chỉ làm sao "lợi" ngay là được.
    Người có tâm huyết với ngành cũng khó xoay. Nếu nâng cao chất lượng đào tạo thì tìm đâu đủ thầy mà nâng, và khi nâng thì trường sẽ vắng trò, vì trò bây giờ học thì láng cháng, chơi nhiều, lại phải làm kinh tế mới "vực được đạo" học. Và khi làm được tiền thì chẳng cần đến lớp để điểm danh nữa, điểm thì dễ mua lắm vì ai cũng cần có cái gì đó bán để sống "đàng hoàng". Tôi từng chứng kiến các đợt mua điểm chạy điểm "ầm ầm" như dưới Âm phủ (nghĩa là ầm ầm với người mua người bán, còn người ngoài thì không biết gì). Chuyện ầm ầm này diễn ra cách đây hơn 10 năm khi còn Đại học đại cương, nhất là kì thi xác định sẽ được vào khoa nào sau 2 năm đại cương (mà hay gọi là ĐẠI ƯƠNG hay DẠI ƯƠNG). Từ việc làm sao để có bằng mà cần chi chất lượng, và, tất nhiên thường chất lượng là ở cách "biết điều' của người học. Vì sao vậy? Bởi vì Xã hội cần bằng cấp chứ không đếm xỉa đến thực chất trình độ. Cho nên diễn ra cảnh người ngồi học thì không có bằng - học hộ hoặc được thuê học; người có bằng thì không ngồi lớp, vì đã có "lời nhờ" được người rồi.
    Nhiều lùm xùm lắm ông bộ giáo ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gì thì gì chứ ĐHBK TPHCM thời tui học không có chuyện mua điểm đâu nhé, mua là chết với các thầy cô nha!
      Mua phải có chỗ, tỷ như đọc trên báo thấy ông giáo sư dạy cán bộ bị gái lừa mười mấy tỷ mà, giàu quá xá.

      Xóa
  8. Dân miền tây không có nước uống, có ông TS kêu đề nghị TQ xả nước là lợi bất cập hại kìa. Đúng là TS giấy

    Trả lờiXóa
  9. KẾT QUẢ của mảnh BẰNG BẮC SĨ GIẤY LOẠI



    Bệnh viện tắc trách, nữ sinh bị cưa chân, đền 20 triệu đồng
    Tuesday, March 15, 2016

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=224403&zoneid=433

    Tống dân khỏi bệnh viện bằng roi điện

    Bệnh viện tắc trách, hai sản phụ bị nạn

    ÐẮK LẮK (NV) - “Do chủ quan, tắc trách và yếu kém về chuyên môn của kíp trực” bệnh viện huyện Cư Kuin đã khiến một nữ sinh 16 tuổi bị gãy xương phải cưa mất một chân để bảo toàn tính mạng.

    Chiều 14 tháng 3, nói với truyền thông Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tâm, giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin thừa nhận điều này.


    Nữ sinh Hà Vi sau khi đã cắt bỏ chân phải tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. (Hình: báo Lao Ðộng)

    Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6 tháng 3, sau khi tan học Lê Thị Hà Vi (15 tuổi), học sinh lớp 10, bị tai nạn giao thông và được đưa vào bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin.

    Các y, bác sĩ trong kíp trực đã chẩn đoán nạn nhân bị gãy mâm chày và tiến hành bó bột. Ðến tối cùng ngày, em Vi kêu bó bột chật quá, rất đau và bị sưng, phần dưới không còn cảm giác. Do vậy, gia đình đề nghị tháo bột và yêu cầu cho chuyển viện nhưng các bác sĩ không đoái hoài gì.

    Mặc cho nạn nhân van xin, mãi đến hai ngày sau, các bác sĩ mới đồng ý cho tháo bột. Khi bỏ lớp bột, chân bệnh nhân Vi đã sưng to và đầy những bọng nước lớn. Gia đình lại tiếp tục đề nghị được chuyển viện nhưng các bác sĩ “trời ơi” ở đây nói bệnh nhẹ, không đồng ý cho chuyển viện.

    Ðiều nhẫn tâm là suốt những ngày sau đó, bệnh viện hầu như không khám xem xét vết thương. Mãi đến ngày 11 tháng 3 (tức 5 ngày sau), thấy không ổn nên chuyển nạn nhân lên bệnh viện đa khoa tỉnh Ðắk Lắk. Tại đây, các bác sĩ cho biết, cơ chân em Vi hoại tử, đứt hết các mạch máu nên chuyển xuống bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn nhưng đã muộn. Ngay sau đó, các bác sĩ bệnh viện chợ Rẫy đã tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ chân để giữ tính mạng cho bệnh nhân.

    Ông Trịnh Ðức Lam, phó giám đốc kiêm trưởng khoa Ngoại, bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin biện minh, né trách nhiệm: “Sáng 7 tháng 3, sau khi thăm khám, hội chẩn, tôi đã chỉ đạo các bác sĩ của khoa trực tháo bó bột và tiến hành phẫu thuật, nhưng các bác sĩ không thực hiện. Có lẽ bệnh nhân đông, họ làm không kịp trong ngày nên đến hôm sau mới tháo bó bột,” ông Lam nói.

    Tin cho biết, sau khi bị báo chí loan tin, dư luận phẫn nộ, bệnh viện Cư Kuin “đã chỉ đạo phải kiếm đủ 20 triệu đồng mang xuống động viên và bước đầu khắc phục hậu quả.”

    “Chúng tôi sẽ họp hội đồng y khoa để xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo quy định. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm với hậu quả nặng nề mà mình gây ra,” ông Tâm nói. (Tr.N)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gia đình không chịu quan sát thái độ y, bác sĩ. Nếu không có tiền thì tìm người môi giới bán nội tạng đi mà "cứu" lấy chân. Dùng tiền này "nộp" khéo cho họ thì sẽ được nhiệt tình ngay mà, đâu chả vậy ở cái VN này. Lương y = lương tâm > bán rẻ không ai mua đâu mà chờ.
      Lương tâm bán rẻ ai mua
      Bằng CAO giá mấy cũng đua chạy tiền!

      Xóa
  10. Khỏi bàn chuyện này đi mấy ông ơi,bẩn thỉu và cực kỳ nhớp nháp,mất vệ sinh quá chừng ! chỉ tội cho mấy vị "chân học"- học thiệt mà chịu vạ lây !( thành thật xin các vị rộng tình tha lỗi )

    Trả lờiXóa
  11. Riêng Hà Nội không biết có bao nhiêu GS , TS , Thạc sĩ , vừa rồi thành phố lại cử người sang TQ học . . . trồng cây ?! Vậy mà họ lại gân cổ lên cãi bằng được cây Mỡ là Vàng Tâm , trong vụ này cho thấy đầy mâu thuẫn , cuối cùng lòi cái đuôi đội ngũ " khoa học " BỊP ra . Nếu các ông có bằng cấp thực sự , trình độ hiểu biết thâm uyên , có kinh nghiệm thực tế thì việc gì phải sang tận Tàu học . . . trồng cây ?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ sang Tàu đem giống cây “16 vàng + 4 tốt” về trồng khắp Việt Nam cho nước ta ngập tràn “lòng biết ơn và yêu quý Tàu”.

      Xóa
  12. Tin bên lề: Báo Tuổi Trẻ hôm nay đưa tin TBT NPT chỉ đạo: DỰ BÁO ĐÚNG HẠN,MẶN PHÒNG CHỐNG SẼ HIỆU QUẢ HƠN! Đây là điều hiển nhiên đến trẻ con cũng nói được. Có cần đến GS TS lại cả TBT của đảng "Quang vinh" không nhỉ? Ai giúp trả lời ,tôi thực sự hoang mang quá! Cảm ơn trước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ tưởng dự báo đúng mà hành xử hiệu quả chăng? Bao năm nay VN ta vẫn luôn thông báo thường ngày mà chả giải quyết nổi nữa là dự báo. Ví dụ thông tin tham nhũng ổn định, nghèo đói bền vững.

      Xóa
  13. Nền giáo dục XHCN dã đến mùa đơm hoa kết trai trên đất nươc ta đấy mà.Chúng ta cùng nhau tận hưởng.

    Trả lờiXóa
  14. Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt Nam".
    Ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu từ Đại học Cần Thơ cho rằng đây là sự lừa dối: "Lượng nước xả như vậy khi đến Đồng bằng Sông Cửu Long không còn bao nhiêu nữa. Khi Trung Quốc xả nước ra, chắc chắn là Thái Lan, Lào, Campuchia sẽ lấy nước ra trong tình trạng khan hiếm nước thế này. Lượng nước sẽ giảm đi.
    Thứ hai, khi nước chảy xuống, sẽ lấp vào những khoảng trống như hồ, ao hay các đầm đang bị khô cạn. Kể cả những khu vực như Biển Hồ Tonle Sap, nước hiện tại đang rất thấp rồi. Trên đường nước đi, có rất nhiều khu đất ngập nước đang bị cạn. Dòng chảy tự nhiên khi chảy từ trên xuống sẽ lấp vào các chỗ trống như vậy.
    Vì thế, khi nước đến Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không đủ để đẩy mặn được. Tính toán của chúng tôi cho rằng nếu cần đẩy mặn, thì nước tới Đồng bằng Sông Cửu Long cũng ít nhất phải từ 10.000m3/giây mới có thể đẩy mặn hiệu quả trong hoàn cảnh này.
    Ngoài ra đập Cảnh Hồng có dung tích là 249 triệu m3 nước. Mình giả thiết là cái hồ này đầy một cách lý tưởng, nhưng chắc chắn là hồ này không thể đầy tới mức chứa tối đa của nó như vậy được, đem chia cho lưu lượng nước xả. Quy ra thời gian và lưu lượng xả như vậy thì hơn một ngày, xả liên tục, chỉ hơn 30 giờ là hết nước rồi. Không thể nào đủ nước xả đến ngày 10/4 được!"

    Trả lờiXóa
  15. Chỉ có trong chế độ "ưu việt xhcn" này mới có cái cảnh thằng dốt làm thầy,thằng ngu làm lãnh đạo.
    Tác giả quên câu nói nổi tiếng của gã Trọng lú rồi hay sao?
    Đến hiến pháp mà còn phải đặt dưới đít của đãng thì ba cái gọi là luật giáo dục vớ vẫn kia là cái đinh gì.
    Điều 4 là cội nguồn,gốc rễ của tất cả mọi điều thối tha,tồi tệ trên đất nước này không chỉ riêng giáo dục.
    Khí nào cái gốc đó bị quật lên thì đất nước mới ngóc đầu lên được.

    Trả lờiXóa
  16. "Người người tiến sĩ,nhà nhà tiến sĩ,ra đường đụng nhau cái rầm,-à,chào tiến sĩ",thế nhưng tiến sĩ toàn không làm được toán cộng có nhớ,tiến sĩ Anh văn không nói được một tiếng Anh ra hồn,tiến sĩ ngữ văn thì nói Tự lực Văn Đoàn là tên của một gánh hát,ông Nguyễn Du là tác giả của tác phẩm Lục vân Tiên !!! thua !!! trăm ngàn lạy các ngài tiến sĩ !cho chúng con xin ! khốn nạn cho đất nước này quá !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cha nào nói bậy thế? Lục Vân Tiên do Lê Văn Tám sáng tác mà?

      Xóa
  17. Báo GDVN khôi hài: "Trong tương lai, thạc sĩ ở VN sẽ đông hơn công trùng!"

    Trả lờiXóa
  18. Nói đế Đảng CS VN, Quốc hội, ..., giáo dục ai cũng buồn. Bởi bây giờ nó thối nát quá trời

    Trả lờiXóa