Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Chuyện ít biết về 12 thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ
 tháng 3.2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
* NGUYÊN KHÔI
Tổ tư vấn của Thủ tướng gồm những ai? Công việc của họ thế nào? Đó là những thông tin không phải ai cũng biết.
Kết thúc phiên họp Chính phủ tháng 3.2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói chia tay với các thành viên Chính phủ trước khi Quốc hội bầu tân Thủ tướng vào đầu tháng 4 tới. Thủ tướng chúc 15 người nghỉ chính sách cố gắng giữ gìn sức khỏe, tiếp tục đóng góp cho Đảng, cho dân. Thủ tướng đã tặng quà cho tất cả các thành viên Chính phủ (các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ) và tiếp đó là tất cả các thành viên của Tổ tư vấn của Thủ tướng.
Riêng về Tổ tư vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Đồng chí Trương Đình Tuyển nói với tôi hôm nay Chính phủ chưa phải kết thúc, nhưng về nhiệm vụ thì Tổ tư vấn đã hoàn thành, nên tổ tư vấn cũng xin thôi".
Tổ tư vấn này gồm những ai? Công việc của họ thế nào? Đó là những thông tin không phải ai cũng biết. Thực tế, theo tìm hiểu của Dân Việt, Tổ tư vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có 12 chuyên gia ở tất cả các lĩnh vực và một người đặc cách theo dõi tổ này. Tổ tư vấn thường xuyên có các báo cáo đánh giá, tư vấn gửi cho Thủ tướng.
Trong số này, có rất nhiều chuyên gia tên tuổi, uy tín và có ảnh hưởng lớn. Đó là TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư; TS Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội); TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam); ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại...
"Tổ tư vấn họp 1 tháng 1 lần, vào trước phiên họp Chính phủ thường kỳ 2-3 ngày. Ông Trương Đình Tuyển là nhóm trưởng, là đặc phái viên của Thủ tướng, được Thủ tướng rất tín nhiệm, phụ trách Tổ tư vấn này" - TS Nguyễn Đức Thành, thành viên Tổ tư vấn cho phóng viên Dân Việt biết vào chiều 29.3.
Theo TS Nguyễn Đức Thành, trước khi diễn ra phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, Tổ tư vấn cũng đã họp buổi cuối cùng. Để chia tay tổ, Thủ tướng cũng đã lên lịch gặp và tổ chức một bữa cơm chia tay với các thành viên Tổ tư vấn.
Phóng viên Dân Việt hỏi, trong nhiệm kỳ 2 của Thủ tướng, tư vấn nào cho Thủ tướng của tổ khiến ông tâm đắc nhất, TS Nguyễn Đức Thành cho biết: "Tổ tư vấn thường họp và thống nhất quan điểm, sau đó ông Trương Đình Tuyển thay mặt nhóm chấp bút viết báo cáo của Tổ, gửi cho Thủ tướng trước phiên họp Chính phủ hằng tháng. Nội dung tư vấn có rất nhiều, nhưng tôi cho rằng những điểm mà chúng tôi tâm đắc thì liên quan đến việc quyết tâm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, cải cách doanh nghiệp nhà nước, v.v... Nên biết là có giai đoạn nền kinh tế của Việt Nam nguy cơ vào trạng thái bất ổn, tăng trưởng kinh tế cao nhưng thiếu sự ổn định. Tổ tư vấn thường có các khuyến nghị chi tiết về các vấn đề liên quan đến những giải pháp vĩ mô, tài chính, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ... Nhưng tôi cho rằng, kết quả thực sự đến từ quyết tâm của chính Thủ tướng và các Bộ trưởng, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan, trong nhiệm kỳ vừa rồi, đã đưa nền kinh tế dần đi vào ổn định".
Hỏi về những dự định khi chia tay Tổ Tư vấn, TS Nguyễn Đức Thành chia sẻ: "Tân Thủ tướng (được Quốc hội phê chuẩn vào đầu tháng 4 tới) sẽ có lựa chọn và thành lập một Tổ tư vấn cho riêng ông. Tân Thủ tướng có thể mời người đã từng tham gia Tổ tư vấn trước đây, và cả những thành viên mới. Cái đó phụ thuộc vào quyết định của tân Thủ tướng. Đến thời điểm này, tôi cho rằng, Tổ tư vấn chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Kể cả việc không còn làm thành viên của Tổ tư vấn, nhưng trên cương vị của mình, mỗi cá nhân trong tổ vẫn sẽ cố gắng đóng góp hết sức mình cho sự phát triển của đất nước".
Được biết, vào năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có quyết định thành lập Tổ chuyên gia tư vấn cải cách kinh tế và cải cách hành chính. Tổ này có nhiệm vụ lập hoặc góp ý kiến về chương trình nghiên cứu cải cách kinh tế, cải cách hành chính để Thủ tướng duyệt và giao nhiệm vụ cho các cơ quan thực hiện. Ngoài ra, Tổ còn góp ý kiến phản biện các đề án, các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định và chính sách về cải cách kinh tế và cải cách hành chính do các cơ quan chức năng của Chính phủ soạn thảo trình Thủ tướng...
Thời điểm đó, Tổ này có 10 thành viên, trong đó Tổ trưởng là ông Lê Xuân Trinh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ phó là ông Trần Đức Nguyên - Trợ lý Phó Thủ tướng Phan Văn Khải. Các thành viên có các chuyên gia Lê Đăng Doanh, Trần Việt Phương, Lê Đức Thúy, Nguyễn Trung, Vũ Quốc Tuấn, Đào Công Tiến...
Đến năm 1996, Tổ tư vấn cải cách được tổ chức lại thành Tổ nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính (gọi tắt là "Tổ nghiên cứu đổi mới"). Ông Trần Đức Nguyên được bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ nghiên cứu đổi mới.
Đến ngày 30.5.1998, Thủ tướng Phan Văn Khải nâng cấp Tổ nghiên cứu đổi mới thành Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Ông Trần Đức Nguyên được cử làm Trưởng ban và giữ cương vị này cho đến khi nghỉ hưu vào đầu năm 2003. Người kế nhiệm ông Nguyên trong cương vị Trưởng ban là nguyên Bộ trưởng Bộ KHĐT Trần Xuân Giá...
Danh sách Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (các chức danh tương ứng với thời gian đang tham gia Tổ trong nhiệm kỳ 2011-2016 của Thủ tướng):
Ông Trương Đình Tuyển (Đặc phái viên Kinh tế của Thủ tướng, Trưởng nhóm/Tổ trưởng)
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)
TS Vũ Viết Ngoạn (Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)
TS Cao Viết Sinh (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
TS Nguyễn Sỹ Dũng (Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)
TS Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)
TS Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT)
TS Võ Trí Thành (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
GS.TSKH Nguyễn Quang Thái (Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hội Kinh tế Việt Nam)
TS Trần Du Lịch (Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM)
TS Lê Xuân Nghĩa (Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sau đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh)
TS Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội).

 N.Kh/Dân Việt
------------------

21 nhận xét:

  1. Làm lãnh đạo sướng thật. Trình độ không mấy. Văn bằng cũng chẳng đâu. Lại được sống (và vinh quang) bởi những cái đầu bự, đào tạo, kiến thức cơ bản đàng hoàng, nhiều kinh nghiệm đáng tiếc rằng với đội ngũ vậy mà nhiều việc vẫn hỏng, nhiều chỉ đạo vẫn sai, không biết tại ai?). Có bộ máy như thế giúp việc thì còn gì phải lo lắng. Cơ chế cho phép mà! Các bài phát biểu, tài liệu, số liệu, cách đặt và giải quyết vẫn đề là người khác soạn sẵn hết rồi. Ngon, béo ngậy!

    Trả lờiXóa
  2. Trần Đức Thiệnlúc 01:31 31 tháng 3, 2016

    Tổng thống Obama có thể sẽ bãi bỏ chuyến viếng thăm VN vào tháng 5 tới vì lý do "trở ngại thủ tục ngoại giao".
    Theo thủ tục ngoại giao, nguyên thủ quốc gia có thể công du ở một quốc gia có thiết lập ngoại giao và được các nguyên thủ nước bạn tiếp đón với các nghi thức phù hợp.
    Nghi thức của Việt Nam tiếp đón Obama có thể sẽ bị chính phủ Mỹ đặt lại vấn đề, vì có một số điều có thể không "phù hợp" với các nguyên tắc, tập quán của quốc tế về ngoại giao.
    Bởi vì, nguyên thủ quốc gia của VN hiện thời là quí ông Trương Tấn Sang là Chủ tịch nước và ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng chính phủ. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN. Theo luật định, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Thủ tướng (2011-2016) kéo dài cho đến khi nào nhân sự Quốc hội khóa mới được bầu.
    Việc Quốc hội "miễn nhiệm" không lý do hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, dự trù đầu tháng 4, là vi hiến.
    Vi hiến vì các việc "kiện toàn nhân sự lãnh đạo" hay "Đại hội XII đã giới thiệu nhân sự lãnh đạo mới" không phải là những lý do hiến định để có thể miễn nhiệm Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ.
    Hoa Kỳ qua các Tuyên bố chung đã nhìn nhận "chế độ chính trị VN", vì vậy cũng nhìn nhận sự "ngoại lệ" là ông Nguyễn Phú Trọng. Lần đầu tiên một tổng thống nước Mỹ tiếp đón lãnh đạo đảng CSVN tại Nhà trắng là đón ông Nguyễn Phú Trọng vào tháng 5 năm ngoái.
    Nhưng việc này không có nghĩa là Hoa Kỳ chấp nhận sự can thiệp sống sượng của đảng vào sinh hoạt quốc gia, cũng như việc điều lệ nội qui của đảng có hiệu lực trên cả hiến pháp. Nguyên tắc này đã thể hiện vào trung tuần tháng 2 vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, HK yêu sách Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải là người đại diện VN để đi họp (thay vì Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh), mặc dầu Đại hội XII đã không tiếp tục bầu cho ông Dũng vào BCT.
    Ngay cả nếu Hoa Kỳ nhìn nhận hiệu lực của các nguyên tắc nội bộ đảng CSVN như là luật quốc gia của VN, thì việc "miễn nhiệm" các nhân sự lãnh đạo hiện thời cũng thể hiện việc không tôn trọng các qui tắc sinh hoạt của đảng CSVN.
    Việc bãi nhiệm các ông CTN Nguyễn Tấn Sang và TT Nguyễn Tấn Dũng vừa vi hiến, (vừa không phù hợp với qui tắc sinh hoạt của đảng), thì việc QH bầu các nhân sự lên thay thế Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng sẽ vi hiến. Chủ tịch nước và thủ tướng mới được bầu sẽ không "chính danh".
    Theo tập quán quốc tế về ngoại giao, người ta nhìn nhận "bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia". Chủ quyền ở đây phải hiểu là "quyền lực tối thượng".
    Người đại diện "quyền lực tối thượng của quốc gia" Hoa Kỳ, một quốc gia trọng pháp (Rule of Law), đâu thể nào gặp gỡ những nhân sự lãnh đạo, mà thực ra đó là đại diện cho việc "tiếm quyền", kết quả của các hành vi vi hiến ?
    (FB Trương Nhân Tuấn)

    Trả lờiXóa
  3. Vấn đề chủ yếu của nước Mỹ hiện tại là rất cần đến vị thế của Việt Nam( cận kề với Trung Hoa) cũng như nhân sự của Việt Nam :Đó là tinh thần của nhân dân Việt Nam ,khối người này có sức chống lại nhà cầm quyền Trung Hoa rất mạnh mẽ,nên ông Obama sẽ cố gắng vượt qua mọi nghi thức để có cơ hội nói chuyện với giới trẻ của Viêt Nam ,cổ võ về vấn đề tự do và dân chủ mà mọi dân tộc cần có phương tiện này để tạo dựng một quốc gia tiến bộ hầu mang lại hạnh phúc và phồn vinh cho xứ sở.

    Trả lờiXóa
  4. Cả 'một lô xích xông'những GS.TS ăn lương cao, được ưu đãi nhiều, chẳng lẽ chỉ 'sáng cắp ô đi chiều khép ô về'? Họ có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, chuyên ngành như thế đã giúp Chính phủ thế nào để xảy ra nhiều chuyện lình sình, đúc kết đến 7 điểm yếu trong hoạt động điều hành, quản lý của Chính phủ? Kinh tế trì trệ, đất nước chậm tiến, tiêu cực tham nhũng tràn lan, bắt bớ, đánh dân loạn xì ngầu!...
    Mà các 'thầy dùi' này có tham nhũng không nhỉ? Chắc là phải 'ăn chia' với bộ này, ngành, tổng Cty, Tập đoàn này kia, chắc cũng có 'lợi dụng chức vụ quyền hạn' ở bậc cao ấy mà 'kiếm miếng' chứ! Mới biến những "quả đấm thép" thành 'những cú ném bùn' chứ!
    Các vị nào biết thông tin thử 'rà soát', nghe ngóng 'chuyện tham mưu' của họ xem sao!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc gì phải nghe ngóng bạn , các dự án ngàn tỷ bỏ hoang là chiến tích của các vị " quân sư mặt mo " đó thôi .

      Xóa
  5. Có lẽ chính nhờ giàn cố vấn này mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt được biết bao nhiêu là kỳ tích thời còn lãnh đạo . Họ đã đóng góp rất lớn trong công cuộc phá, ui thiếu chữ t, triển đất nước . Hơn hết, họ tạo thêm nhiều lý do để dân càng ngày càng tin Đảng . Để bây giờ Thủ tướng về tập làm (lại) người tử tế .

    Giàn cố vấn này chắc chưa thể về làm người tử tế với Thủ tướng đâu nhỉ .

    Trả lờiXóa
  6. Tư vấn kiểu gì mà sai bét bèn bẹt để đến nổi quốc gia tụt hậu nhanh hơn xe tải bị đứt phanh lao xuống dốc cao vậy ? phung phí tiền dân một cách vô tội vạ !!!

    Trả lờiXóa
  7. Tổ "đi-bằng-đầu-gối".

    Trả lờiXóa
  8. TỞM thật, Tiên Sư Giáo Sĩ sao mà nhiều quá vậy nè, nhưng kinh tế thì ì-ạch, xã hội thì băng hoại DỐT NÁT, hoàn thiện không nỗi cho một cái đinh vít?????

    Không biết mấy ông TIỆN SĨ nầy có I-TỜ như bác BỒNG nhận định:
    ===>"Tất nhiên, để được vậy phải mồm mép đỡ chân tay, phải biết lợi dụng, che giấu để không lộ cái dốt, cái trình độ chỉ i-tờ, rồi khi cần bằng cấp thì chạy bằng, khi cần ‘bôi trơn’ thì chạy tiền, khi cần nhiều phiếu bầu thì đi vận động, lấy lòng cho khéo, đâu cần nhậu, cần chi phải tự biết cách. Có chức lại phải có tiền, để ‘tiền gọi chức, chức sinh ra tiền"<===
    Híc, híc.

    Trả lờiXóa
  9. Dân lương thiệnlúc 06:36 31 tháng 3, 2016

    Mấy ông này đều đã từng có chức có quyền trong bộ máy nhà nước thì cách làm ăn cũng như nhà nước mà thôi. Tưởng TƯ VẤN phải là người có tài nhưng sống độc lập và suy nghĩ độc lập thì mới có ý kiến hay được.
    Nào ngờ cơm lại chấm cơm thì chính phủ trì trệ là phải.

    Trả lờiXóa
  10. Chuyện nhiều người biết là tổ CG tư vấn CP thời ông Kiệt, ông Khải có trình độ năng lực phẩm chất cao hơn nhiều tổ tư vấn thời ông 3x.

    Trả lờiXóa
  11. Nên xem lại các văn bản bằng cấp của các vị GS,TS này xem có được bao nhiêu phần trăm ?.Hay là toàn GSTS dỏm cả?.Tư vấn từ việc chi mà càng ngày đất nước càng tụt hậu ,đã xuống tận đáy chưa?.Nếu chưa xuống tận đây thì làm thêm thời gian nữa khi nào xuống đây mới thôi nha./THẬT KHỐN KHỔ CHO DÂN TỘC VIỆT NAM TA .///

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tư vấn mang danh GS.TS bề bề, cả một 'lô xích xông', hieuj quả coi = 0 ?

      Xóa
  12. Mọi lãnh đạo được quyền 'sống trên những cái đầu người khác'. Bộ máy ngày càng cồng kềnh, lãnh đạo rất nhàn hạ. Gặp quân sư, tham mưu thực dụng, lợi dụng, xúi bậy, coi như toi!

    Trả lờiXóa
  13. Kinh tế , xã hội 2 nhiệm kỳ của ông thủ tướng là kém cỏi đi đến kết luận năng lực của ông Dũng là kém và cũng chứng tỏ rằng : Tổ tư vấn năng lực kém hoặc có năng lực nhưng mà hèn ( vì ông Dũng không nghe nhưng vẫn làm việc cho ông Dũng để được lợi ) . chỉ có 2 khả năng đó mà thôi .

    Trả lờiXóa
  14. Tư vấn gì đến 12 tên ?ăn hết tiền của dân rồi còn đâu ! chẳng thấy chuyện gì ra hồn cả ! chắc là 12 cái đầu đát rồi ! đau đớn cho Vn hôm nay quá !=> NHỤC VÀ TỦI HỜN !!!

    Trả lờiXóa
  15. Nhìn vào tổ đó có mấy người có năng lực đâu, đặc biệt nguyễn sỹ dũng, nghe hắn nói chán chả buồn chửi

    Trả lờiXóa
  16. "quyền lực tối thượng của quốc gia" đúng nghĩa ở VN làm gì có trong thời kỳ Đảng CSVN cầm quyền.
    Chỉ có ĐCS VN - Nhà nước VN mới được phép vi hiến.
    Bộ máy tiếm quyền hoàn toàn không hợp hiến thì đòi quan hệ với ai ???

    Trả lờiXóa
  17. "quyền lực tối thượng của quốc gia" đúng nghĩa ở VN làm gì có trong thời kỳ Đảng CSVN cầm quyền.
    Chỉ có ĐCS VN - Nhà nước VN mới được phép vi hiến.
    Bộ máy tiếm quyền hoàn toàn không hợp hiến thì đòi quan hệ với ai ???

    Trả lờiXóa
  18. Trong danh sách kể trên,tôi đã có cơ hội đặt câu hỏi,phản biện lại những gì Họ phát biểu ( ngay trên báo mạng nguyentandung.org )có điều tôi chưa từng nhận câu trả lời,giãi đáp của Họ.
    Vấn đề là Họ không dám trả lời hay không dám nhận sai sót thấp kém của mình ? vậy cái trình độ GS - TS gì gì đó thật sự từ đâu có ?

    Trả lờiXóa