Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Tướng Thước nói về quân xanh - quân đỏ, cơ hội chính trị trong bầu cử

“Tuyệt đối tránh trường hợp đưa “quân xanh” vào hiệp thương, bầu cử để "lót đường". Đó không gọi là dân chủ bầu cử”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định.
LTS: Một số cựu quan chức từng là Đại biểu Quốc hội cảnh báo hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” sẽ ảnh hưởng tới tính dân chủ trong bầu cử.
Để làm rõ vấn đề này, hôm 20/3, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.
Vạch trần những kẻ "cơ hội chính trị"
- PV: Thưa Trung tướng, quan điểm của ông như thế nào về nhận định “Tổ chức phản động đứng sau người tự ứng cử”?
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Không có một sự kiện chính trị quan trọng nào mà không có các thế lực thù địch tìm cách chống phá. Đó là quy luật.
Họ là những tổ chức, thành phần bất đồng chính kiến với quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Họ tìm cách xuyên tạc, nói xấu những người được Đảng cử, dân bầu vào bộ máy quản lý nhà nước, hoặc tìm cách đưa những người bất đồng chính kiến với chính quyền, vào tổ chức chính trị với ý đồ chống phá.
"Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản
của công dân được quy định trong Hiến pháp".
Do đó, đơn vị có thẩm quyền cần chỉ rõ “tổ chức phản động đứng sau người tự ứng cử” là ai? Họ hoạt động như thế nào?
Từ đó vạch mặt, ngăn chặn những kẻ cơ hội, lợi dụng bầu cử để xuyên tạc, bôi xấu, chống phá chính quyền...
-Theo Trung tướng, làm thế nào để chặn đứng những thành phần "cơ hội chính trị" trong quá trình tổ chức bầu cử?
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.
Việc những người tự ứng cử có lọt qua các vòng hiệp thương, bầu cử hay không, còn phụ thuộc vào sự tín nhiệm của cử tri và sự đánh giá của tổ chức bầu cử.
Nếu công tác hiệp thương bầu cử được thực hiện chặt chẽ thì khó có chuyện những người không xứng đáng được lọt vào danh sách bầu cử hoặc trúng cử.
Mặt khác, đối với những người tự ứng cử, dù phía sau có “bà đỡ” tìm cách đưa họ vào cơ quan dân cử thì cũng khó lọt qua con mắt của nhân dân. 
Đối với những người ứng cử tự do thì việc giám sát được thực hiện theo quy định hiệp thương bầu cử. 
Việc lấy ý kiến của nhân dân, khu vực người tự ứng cử sinh sống và công tác rất quan trọng để đánh giá họ có xứng đáng để làm Đại biểu Quốc hội hay không.
Nếu trong quá trình hiệp thương, phát hiện người tự ứng cử có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trên cơ sở giám sát của các tổ chức đoàn thể, cử tri, thì phải loại bỏ ra khỏi danh sách bầu cử.
Bên cạnh đó, cử tri cũng nên hết sức cảnh giác trước những chiêu trò mua chuộc lá phiếu của những thành phần có "động cơ chính trị" không trong sáng.
Ví dụ, trước đây trong khu dân cư, chưa bao giờ anh (người tự ứng cử - PV) quan tâm, đóng góp gì trong các hoạt động chính trị, xã hội, nhưng đến khi chuẩn bị bầu cử thì họ lại xum xuê, từ thiện, tặng cái này, cái nọ cho cử tri tại khu vực bỏ phiếu. Đây là điều bất thường, có động cơ không trong sáng, vụ lợi cá nhân.
Do đó, muốn đánh giá người tự ứng cử có ý xấu hay tốt chỉ cần xác định, đánh giá cụ thể các đóng góp, cống hiến của họ ở nơi sinh sống, công tác từ trước tới nay.
Trách nhiệm trong việc phát hiện, kiểm soát, loại bỏ những thành phần có động cơ chính trị không trong sáng thuộc về cấp ủy cơ sở, tổ chức bầu cử, cử tri… Qua đó vạch trần những kẻ "cơ hội chính trị" để người dân được biết. 
- Theo Trung tướng, làm thế nào để công tác bầu cử bảo đảm tính dân chủ?
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Vấn đề nằm ở chỗ, công tác hiệp thương, bầu cử phải được thực hiện một cách công bằng, dân chủ, để người trúng cử, hoặc không trúng cử vẫn tâm phục khẩu phục, mà vẫn đảm bảo chất lượng Đại biểu.
Ngược lại, tôi không đồng tình với cách làm chưa bầu cử đã biết người này trúng cử, người kia không trúng cử.
Tuyệt đối tránh trường hợp đưa “quân xanh” vào hiệp thương, bầu cử để "lót đường". Đó không gọi là dân chủ.
Tôi ví dụ, Bộ này có 2 người được đề cử để chọn 1 người làm Đại biểu Quốc hội. Như vậy, nếu ông Bộ trưởng được đề cử, bỏ phiếu thì không nên đưa một ông trợ lý cấp 5, hoặc cấp 6 vào để làm “quân xanh” để "lót đường" khi thực hiện bầu cử.
“Lính” làm sao "đấu" được với “trưởng” mà đưa vào danh sách bầu cử. Như vậy là không công bằng.
Do đó, để có sự cạnh tranh công bằng trong bầu cử thì người được đề cử, nằm trong danh sách bỏ phiếu phải là “kẻ tám lạng, người nửa cân”.
Cơ cấu Đại biểu ảnh hưởng tới chất lượng
- Có ý kiến cho rằng, việc Đại biểu “gánh” nhiều cơ cấu, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng Đại biểu? Quan điểm của Trung tướng về vấn đề này như thế nào?
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Cơ cấu là cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc gia nói chung.
Nhưng nếu cứ cứng nhắc vấn đề cơ cấu sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng Đại biểu. 
Do đó, muốn chọn được những Đại biểu có chất lượng phải có cơ cấu hợp lý, trên bình diện tổng quan chứ không nên cơ cấu kiểu “địa phương”. 
Một điểm nữa cần lưu ý, cần giảm bớt số lượng Đại biểu kiêm nhiệm. Ví dụ, một cơ quan không nên có 2, hoặc 3 người giữ cương vị lãnh đạo cơ quan đều là Đại biểu Quốc hội.
Thực tế trong thời gian qua có chuyện Đại biểu là lãnh đạo đơn vị vắng họp, bởi họ phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc. Điều này cũng khiến chất lượng các phiên thảo luận bị ảnh hưởng.
Do đó, việc chọn Đại biểu có chất lượng là điều quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.
Người dân sẵn sàng bỏ ra 5 triệu/tháng để “nuôi” một Đại biểu Quốc hội có đóng góp (tham luận, sáng kiến), làm lợi cho đất nước.
Ngược lại, những người không có đóng góp gì cho đất nước (không phát biểu, thảo luận...), thì bỏ ra một xu cũng tiếc. 
- Cảm ơn Trung tướng về cuộc trao đổi này!
Quốc Toản (thực hiện)/GDVN
------------

9 nhận xét:

  1. Bác BỒNG Kính Mến : Lâu nay đọc bài viết của ông trung tướng Thước Q ĐND VN mà thấy quá buồn thuộc loai tướng hưu vì tiền là chính lý sự lôm côm lẩm cẩm . luôn mang giọng điệu chỉ có ĐCS là trên hết một loại tướng chuyển về thời kỳ GIÀ NGU mà chưa biết Câm Họng bởi vẫn là ĐV ĐCSVN chắc nhiều tuổi ĐỂU . Lương Ông này chắc cao Lắm ? chỉ hại Dân ... dài dài cho đến lúc ngỏm ../.
    CCB

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ ai nói khác, quan điểm khác với đảng CS thì chup ngay cái mũ "chống phá, phản động". Ta cứ tương tượng nếu theo tư duy này đảng cầm quyền Dân chủ của Obama cứ gọi đảng Cộng Hoà là chống phá , phản động,âm mưu và bắt hết. Những người CS không hề biết và sống trong dân chủ lại thêm muốn độc quyền cai trị mãi mãi dân tộc VN nên có cái tư tưỡng bệnh hoạn, độc tài.

      Xóa
    2. Trang của bác Bồng thỉnh thoảng mới đăng bài của ông Tướng này , nhưng ở các báo khác đăng liên tục . CS sợ nhất dân chủ , nhưng đặc biệt ông Tướng này sợ dân chủ như sợ ma , về chủ quyền biển đảo ông cũng à ê , ỡm ờ , ông lộ nguyên hình là người sợ thiệt thòi tới quyền lợi cá nhân . Thuộc diên Tướng ba phải .

      CCB.

      Xóa
    3. nói thật, cái thằng thước này đầu bạc nhưng óc non, đéo bằng một cậu binh nhì thời nay.
      giữ độc đảng toàn trị để lĩnh mỗi tháng 2 chục triệu tiền hưu tướng, nhưng đời cháu chắt của nó thì cũng khốn nạn thôi, ăn cướp tương lai của con cháu, một loại tướng khốn nạn.
      Từ lâu tôi đã không coi thước là ông tướng, mà chỉ gọi hắn bằng thằng, chính xác là thằng.

      Xóa
  2. Thần chết chắc chỉ có một mắt nên mới toàn ngắm chệch vào ca sĩ Trần Lập, nhạc sĩ Thanh Tùng,...đáng lẽ phải ngắm trúng vào những tay cựu tướng già bảo thủ ngu lâu như Quắc Thước này mới phải!
    CCB đánh Tàu!


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa hẳn. Họ đã thoát khỏi địa ngục trần gian, theo cách nào đó. Tôi thậm chí nhiều khi cũng mong được vậy...

      Xóa
  3. Lão Thước cũng chẳng khác mấy lão lú,mở miệng ra là coi cái đcs như thiên tài,vĩ đại,vô địch..
    Độc chiêu nhồi sọ của đãng quá lợi hại.Nó biến đầu óc con người trở nên cuồng tín,chẳng khác gì mấy kẻ IS đánh bom tự sát.
    Khốn nạn cho đất nước là những kẻ đã "thấm nhuần" như lão Thước vẫn còn nhan nhản khắp nơi.

    Trả lờiXóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 06:52 23 tháng 3, 2016

    Tại sao Việt Kiều gởi tiền về nuôi sống chế độ thì gọi là "khúc ruột ngàn dặm","một bộ phận không thể trách rời". Còn gởi tiền về in posters vận động bầu cử thì gọi là "thế lực thù địch" ?

    Cái ông tướng Thước nầy nói ngược nói xuôi.Vứt đi.

    Trả lờiXóa
  5. Không dám phỏng vấn cụ Vĩnh mà cứ đưa ông Thước móm lên hoài. Răng rụng mà " nhai lại " cũng tốt !

    Trả lờiXóa