Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Hóa ra khi đương chức các vị chẳng tử tế gì !?

* BÙI VĂN BỒNG
 Chợ chiều. Hoàng hôn nhiệm kỳ. Thời gian vét. Cuối chặng. Chân dốc. Đoạn kết…” – đó là những cách dùng từ mà người ta thường ví von khi sắp hạ màn vở “Quan trường” gần suốt cuộc đời họ. "Con chim sắp chết tiếng kêu thương, người sắp chết lời nói phải". Nhưng ở đây, sắp hết ‘lộc quan trường’, không sợ, khỏi dè chừng ý tứ gì nữa,  mới nói ra những ‘lời phải’.
Hết nhiệm kỳ, sắp nghỉ, về làm dân như bao người khác, người ta thường mạnh dạn tung ra nhiều khái niệm mà lâu nay giấu kín. “Quan nhất thời, dân vạn đại”, vậy coi như cái “nhất thời” sắp kết cục, về với “vạn đại”. Nhưng mới đây, từ bên chính phủ cho đến nghị trường Quốc hội, người ta nhắn nhe, khuyên nhau: “Về nghỉ, ráng làm người tử tế”. Thế hóa ra, khi đương chức người ta đã sống không tử tế? Ít thấy khi đương chức khuyên nhau: “Hãy sống cho tử tế, hãy làm việc cho tử tế”, bởi thực tế ít ai tử tế. Và chắc là họ cũng tự biết nghĩ: “Mình có tử tế đâu mà khuyên anh ta tử tế!”. 
                              >> Con người và sự tử tế   
            Do không tử tế, khi còn nhỏ và tuổi mới lớn học hành đã không tử tế. Cho nên chưa hết cấp 2 hoặc chưa hết tiểu học đã “đi theo cách mạng”, làm mọi việc: liên lạc, nấu bếp, nhặt củi, chăn bò, cắt cỏ thuê; có vị văn hóa chưa hết tiểu học, lêu lổng rồi theo cách mạng, chỉ biết đi thiến heo để 'vận động phong trào'... Rồi phấn đấu để có thành tích, vào Đoàn, rồi vào Đảng, phải luôn luôn tiến bộ (hoặc tỏ ra tiến bộ). Thành tích luôn luôn tạo ra sức bật, cho nên phải làm nhiệt tình, để có nhiều thành tích phải nỗ lực, phải nhiệt tình. Nhưng chưa đủ, dẫu nhiều thành tích, dẫu hăng hái chưa chắc tiến bộ nhanh, dễ gì làm lãnh đạo. Hiếm lắm. Vậy, phải biết nịnh, biết chiều cán bộ phụ trách trực tiếp, “được lòng chỉ huy, được tất cả”. Họp hành không phát biểu, ‘mười bốn cũng ừ mười tư cũng gật’, dại gì phê bình để mất lòng cấp trên, rồi ban chấp hành, cấp ủy thêm ghét, không được coi là ‘nguồn’, không được cất bước, không được quan tâm, có khi còn bị đì, bị trù úm, ghét bỏ. Những "phần tử" này thường mặc định cho mình cách sống cơ hội, thực dụng, vụ lợi, trí trá, rằng "Dễ mình dễ ta", rằng "Đấu tranh tránh đâu"... Những "phần tử' này lấy đâu ra chính kiến, bản lĩnh, dũng khí? Coi như “im lặng là vàng”, làm việc ất ơ, lơ mơ gặp chăng hay chớ, công việc bê trễ, nhút nhát không dám quyết đoán, sợ sai. Con rùa nhờ có tài rụt cổ thì lại có tật đi chậm!
            Riết rồi nên quen, sự khôn lỏi trong lối sống, cách sống, nếp sống hình thành cái lối “mồm mép đỡ chân tay”. Cái anh làm quần quật, thực sự hăng hái, nhiệt tình, có trách nhiệm, chẳng hay ho gì, mệt. Làm giỏi, làm hay nhưng thường phê phán chỉ huy, góp ý chi bộ thì cứ lính trơn hoài, đâu dễ được  lòng chỉ huy mà mong được cử đi học chính trị, được cất nhắc này, kia. Không cần học, không cần tu luyện nâng cao năng lực, không quan trọng cả phẩm chất đạo đức, cứ biết nịnh nọt, ton hót, ngon ngọt, kể cả chạy chọt, miễn là vào được 'nguồn phát triển' thì kiểu gì cũng 'chơi'!  Sự không tử tế cũng vì thế mà trở thành ‘nghệ thuật tiến thân’. 
          Nịnh hót, quà cáp, chiều ý, thậm chí biết tuyên truyền lấp liếm khuyết điểm cho thủ trưởng, khen thủ trưởng, lại lên nhanh. Ít học, lúc đầu không bằng ‘đồ tép riu’, nhưng do các ‘thủ thuật sống’ như vậy, cứ lên vòn vọt. Xã, lên huyện, lên tỉnh, lên bộ, lên Trung ương, rất thuận đường thăng quan tiến chức ‘bổng lộc thênh thang đường hoạn lộ’.  Cái gì vơ được của dân thì cứ ăn cho phủ phê, "không từ một thứ gì" (Phó Doan).
             Nhưng cái lối sống cơ hội thực dụng này thường có hai mặt. Trước mặt thủ  trưởng đương quyền thì ca ngợi lên mây, khi thủ trưởng hết quyền thì 'đá phắt', chê bai đủ điều, khỏi vòng cong đuôi, lôi chuyện xấu của thủ trưởng cũ ra tố cáo, làm quà nịnh thủ trưởng mới. Thế có tử tế không? Với đồng chí đồng đội còn không tử tế, thì với dân lấy đâu ra sự đối xử tử tế? Cho nên, phá nát bộ máy, hệ thống nhanh nhất là bọn cơ hội chính trị, lũ 'cá nhân chủ nghĩa', sống chỉ biết thực dụng.
            Tất nhiên, để được vậy phải mồm mép đỡ chân tay, phải biết lợi dụng, che giấu để không lộ cái dốt, cái trình độ chỉ i-tờ, rồi khi cần bằng cấp thì chạy bằng, khi cần ‘bôi trơn’ thì chạy tiền, khi cần nhiều phiếu bầu thì đi vận động, lấy lòng cho khéo, đâu cần nhậu, cần chi phải tự biết cách. Có chức lại phải có tiền, để ‘tiền gọi chức, chức sinh ra tiền’. Tiền nào của ấy, những chức danh, cương vị ký cót dễ sinh lợi cho cá nhân, dễ hốt tiền lại phải lo mà 'chạy tiền', miễn là ngồi đúng ghế, lấy sau bù trước. Có ghế rồi phải biết tận dụng mọi cơ hội 'lấy thu bù chi', còn tích lũy thêm nhiều để có vốn lớn 'tái chạy chọt mở rộng'.
            Đi lên bằng thủ đoạn, biết tận dụng mọi cơ  hội, chớp thời cơ mà tiến tới, khi chức quyền ở vị thế có thể hái ra tiền (bằng chữ ký, bằng các thủ đoạn lừa lọc, tráo trở cũng không quản ngại, mà cần dấn tới, có lợi là bất chấp, làm cho kỳ được, ...), thì trước hết phải biết hài lòng cấp trên, phải tạo ra nhóm lợi ích để che chắn, bảo kê cho nhau. Bệnh thành tích cũng từ đó mà ra, thành tích cũng là thứ vốn rất cần để tiến thân, 'đánh bóng' để lên lương, lên cấp chức. Đó là cái nôi sinh ra mọi báo cáo láo dối trên lừa dưới, mị dân.
           Lòng tham sinh ra tội ác, sinh ra đủ thứ thủ đoạn, sinh ra nhiễu nhương đời sống xã hội, kìm hãm sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội. Lòng tham không có giới hạn, chức quyền càng lớn lòng tham càng dày. Do lòng tham, việc gì không mang lợi ích cho bản thân, gia đình, phe nhóm của mình thì không làm. Cho nên, có chức, có danh mà bỏ bê nhiệm vụ chức trách, chiêu tập chung quanh những 'đám' đệ tử nịnh nọt, ton hót, gian dối, và cũng tham như mình. Khốn một nỗi là trong đảng số lãnh đạo như vậy không ít, đã thành "Bộ phận lớn - không nhỏ" như Nghị quyết Hội nghị TW 4, khóa 11, đã đánh giá, suy thoái, biến chất, tham nhũng, vi phạm pháp luật và coi thường dân chủ, hống hách, quan liêu, cửa quyền, lấy thủ đoạn làm 'phương pháp sống'.
             "Kỷ luật hết lấy ai mà làm việc"; "không tham nhũng, lấy tiền đâu chạy chức" - Nguyễn Sinh Hùng.
            Cuộc đời của những quan tham thời nay mang danh  “đi theo đảng làm cách mạng", hô khẩu hiệu "Vì dân, vì nước" là thế, gọi là tử tế sao được? Dù sao, từ những suy tư và nỗi lòng, các vị khuyên nhau chân tình vậy cũng đáng khích lệ, đã không tử tế, nay phải sống tử tế (nhé!). "Các đồng chí phải ráng làm người tử tế", phải 'ráng' kia đấy, nhưng khó, già cả rồi, tre già khó uốn, cái tật thường lớn hơn cái tuổi!
BVB
----------

67 nhận xét:

  1. Cảm ơn Đại tá,lời bộc bạch cực kỳ đúng trong cái chăn cs.
    Chỉ dưới thể chế cs mới có đầy đủ những tồi bại mà con người cứ nghe đến cs là sợ,chả khác gì sợ bọn Isis.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐBQH Đỗ Văn Đương nói rồi! Ông bảo nước trong thì không có cá, người trong sạch (tức là người tử tế) thì không ai chơi (!)> Vì vậy rất thương mấy ổng tử tế quá? Sa vào cảnh tử tế như sa vào hoạn nạn vậy? Rõ khổ !

      Xóa
    2. Gởi Đại Tá Bồng và những người TỬ TẾ như người QUẢN GIÁO Nguyễn Văn THÀ.

      Ở Cuối Hai Con Đường - Phạm Tín An Ninh

      http://youtu.be/ENC5OrH_q-I

      Xóa
    3. ===>Ở Cuối Hai Con Đường<===

      (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày miền Nam thất thủ) Phạm Tín An Ninh.

      Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
      Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
      Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.
      Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Môt nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ : - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ ?.
      Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
      Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".
      Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:

      - Trong này có anh nào thuộc Sư 23 ?

      Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng :

      - Thưa cán bộ, có tôi ạ,.
      - Anh ở trung đoàn mấy
      - Trung Đoàn 44
      - Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
      - Vâng, có ạ.

      Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên ; - Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó. Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:

      - Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào ?
      - Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.

      Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:

      - Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
      - Sau đó cán bộ được trao trả ? tôi hỏi .

      - Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa
      ......
      XEM TIÊP mời vào đây.
      http://www.taberd75.com/linh%20tinh/PhamTinAnNinh/ocuoihaiconduong.htm

      Xóa
  2. Cảm phục tầm khái quát hóa, đúc kết của Đại tá. Đọc xong, thấy chuẩn không cần chỉnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết không cần dài mà chắt lọc dữ liệu, phân tích vừa kết hợp diễn giải với quy nạp vừa kết theo chùm. Rất hay.

      Xóa
  3. Thế kỷ trước Chí Phèo cả cuộc đời muốn được làm người "Lương Thiện",
    Thế kỷ này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghỉ hưu "Ráng sức làm người tử tế"

    Xã hội Việt Nam làm người Lương Thiện, người Tử Tế khó lắm thay....Hu..hu..hu .... Đại tá Bùi Văn Bồng ơi....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắn nhủ đến những người nghỉ hưu chung xuồng "Ráng sức làm người tử tế" lời nhắn nhủ này nên được hiểu là "hảy chấp nhận số phận của kẻ chiến bại đừng cựa quậy vô ích", tuy nhiên....

      Xóa
  4. Bài viết rất hay, trúng phắc cái ổ tò vò CSVN, sự không tử tế này là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới suy thoái, biến chất, năng lực lãnh đạo kém, mất hết uy tín đảng cầm quyền.

    Trả lờiXóa
  5. Đọc các bài của bác BVB viết sâu sắc, khoan đúng thực trạng chính trị-xã hội, con người, rất 'ưng cái bụng'người Mèo ta

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết của BÁC BỒNG Quá đúng với Đội ngũ cán Bộ Của ĐCSVN hiện nay từ trên xuống dưới dại đa số chẳng TỬ TẾ một Tý nào . Nó là một thành phần làm Băng Hoại Đạo Đức mà Ông Cha ta đã để lại .Nó làm cho Nước Nghèo Dân Khổ . Mất tất cả cũng vì ĐCSVN thống trị : Không có TỰ DO .

    Trả lờiXóa
  7. Chỉ có bậc cha mẹ dựa vào "nền tảng đạo đức" trong mọi vấn đề mới sống thanh thản và làm gương để dạy bảo con cháu mình được!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tui nay mới thực sự sám hối, rồi bà con xa gần sẽ thấy tui là người tử tế. Ha...ha...

      Xóa
  8. Tôi theo dõi VTV thấy có những phiên họp QH, ông Hùng kêu gọi mãi nhưng không có đại biểu phát biểu, đành nghỉ trước giờ, đúng là: "Họp hành không phát biểu, ‘mười bốn cũng ừ mười tư cũng gật’, dại gì phê bình để mất lòng cấp trên, rồi ban chấp hành, cấp ủy thêm ghét, không được coi là ‘nguồn’, không được cất bước, không được quan tâm, có khi còn bị đì, bị trù úm, ghét bỏ. Những "phần tử" này thường mặc định cho mình cách sống cơ hội, thực dụng, vụ lợi, trí trá, rằng "Dễ mình dễ ta", rằng "Đấu tranh tránh đâu"...Những "phần tử' này lấy đâu ra chính kiến, bản lĩnh, dũng khí? Coi như “im lặng là vàng”, làm việc ất ơ, lơ mơ gặp chăng hay chớ, công việc bê trễ, nhút nhát không dám quyết đoán, sợ sai. Con rùa nhờ có tài rụt cổ thì lại có tật đi chậm!", như trích đoan bài của bác Bồng đã phân tich.

    Trả lờiXóa
  9. Đọc bài phân tích của anh BVB rất sâu sắc - Tôi chỉ thêm một ý này : Lời nói cuối cuộc tình của Th/tướng Nguyễn Tấn Dũng thật là mộc mạc dễ thương - có gì trong bụng ông đêu nói lên cái nguyên gốc của anh y Tá chân tình như anh hai nam bộ - nhưng nghĩ lại khá trách cái bọn tham mưu quá bạt tình bạc nghĩa - Khi đả bị miễn nhiệm thì bộ phận tham mưu cũng ze hết để mình ông nói cho nên thì có gì nói nấy - cái căn cơ nó hiện nguyên hình - Thôi thông cảm cho ông dù sao lời khuyên của ông ráng làm người tử tế cho các vị lảnh đao đương chức cũng tốt rồi -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau bài "Nỗi lo của lãnh đạo..." mới đây, bài này đọc rất sướng, hai bài đều hay. Cảm ơn bác Đại tá BVB.

      Xóa
  10. Dân lương thiện như chúng ta vốn sinh ra là người tử tế và luôn luôn là người tử tế,nhất quyết dung nạp những kẻ hôm qua còn khốn nạn với dân hôm nay lại định ra nhập hàng ngũ người tử tế chúng ta,vì bản chất đã xấu xa thì làm sao làm được người tử tế được

    Trả lờiXóa
  11. Tử tế làm sao nổi, khi bản chất các ông là những kẻ bất nhân phải nhờ vào sự không tử tế, mới tranh đoạt được hết mọi quyền và lợi của đất nước vào tay mình?

    Trả lờiXóa
  12. Kể cũng khó các bác ạ, nhìn lại cái guồng máy cai trị của đảng cộng sản đã sản sinh và đào tạo ra những con người có tư cách thì có giới hạn nhưng lòng tham quyền lực thì vô biên giới. Sống trong guồng máy đảng muốn sống còn và sống mạnh thì chỉ có cách bán rẻ cái linh hồn và tư cách của mình. Chỉ khi nào cái đảng cộng sản này tan rã hay mất quyền thì hoạ may dân tộc Việt Nam mới có cơ hội sống cho ra một người tử tế.

    Trả lờiXóa
  13. Thiều Minh Giảnglúc 18:43 29 tháng 3, 2016

    Đã là người tử tế thì không tham quyền cố vị, sống cho đàng hoàng, lo bồi dưỡng, đào tạo, nhường bước cho thế hệ sau, không vì cố cùng quyền lực mà tìm mọi cách quyết liệt giữ ghế .

    Trả lờiXóa
  14. Thủ tướng N .T.Dũng nói :"Các đồng chí ráng làm người tử tế" . Thế hóa là từ trước đến giờ các đồng chí sống không tử tế !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý NTD nói rằng :" tất cả chúng bay đều là những kẻ chẳng tử tế gì !!! "

      Xóa
  15. Thế là rõ nhé. Chả có mấy ai tử tế cả. Một lời nói thật của ông Dũng đã phơi bày bộ mặt của chế độ.

    Trả lờiXóa
  16. Đúng rồi, với đồng chí còn tìm thủ đoạn diệt nhau, phản trắc nhau, kìm nén nhau chỉ vì quyền lợi cá nhân ích kỷ hẹp hòi, thì với nhân dân lấy đâu ra sự tử tế?

    Trả lờiXóa
  17. Rau nào sâu ấy. Đừng mong sự tử tế của các quan CS, chỉ có dân đen chúng tôi là quá tử tế với các ông. Xin láy thơ cụ Tú Xương:
    Quốc hội rụt rè: gà phải cáo, thôi đành ngậm miệng để ăn đô (mà tất cả đều vậy chứ không riêng gì QH- điều đáng nói QH là của dân mới đau hơn hoạn!).

    Trả lờiXóa
  18. CẦN KHỞI TỐ NGƯỜI LÀM NHỤC TS NGUYỄN QUANG A
    CẦN KHỞI TỐ CÔNG DÂN TRẦN NGỌC BÁI VỀ HÀNH VI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁCVÀ HÀNH VI CẢN TRỞ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN ỨNG CỬ

    Theo văn bản Yêu cầu khẩn cấp của ông Nguyễn Quang A – một công dân ứng cử tự do - đề ngày 21/3/2016, gửi Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Chủ tịch Hội đống bầu cử TP. Hà Nội, Giám đốc CA TP. Hà Nội và theo một số báo chí trong nước thì đêm 19/3/2016 ông Trần Ngọc Bái, Tổ trưởng tổ dân phố số 13, Phường Gia Thụy, quận Long Biên, TP. Hà Nội – nơi công dân Nguyễn Quang A cư trú – đã đem phát cho từng hộ gia đình tập tài liệu mang tên “ Hành trình tội lỗi của Nguyễn Quang A”, có nội dung bôi nhọ công dân Nguyễn Quang A (tập tài liệu này đăng trên trang mạng Vietvision – trang mạng của những người tự xưng là DLV lập ra hồi đầu năm 2016). Báo Dân Luận đã công bố bức ảnh chụp tài liệu kể trên.
    Đây là hành vi bôi xấu, làm nhục và cản trở người ứng cử tự do của ông Trưởng thôn Trần Ngọc Bái, một loại hành vi mang tính chất hết sức nguy hiểm đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.
    Điều 121 Bộ luật hình sự quy định tội làm nhục người khác như sau:
    “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến 3 năm:
    a) Phạm tội nhiều lần;
    b) Đối với nhiều người;
    c) Lợi dụng chức vụ quyền hạn;
    d) Đối với người thi hành công vụ;
    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
    3. Người pham tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.

    (Trích Bộ luật hình sự, Chương XII, Các tội xâm phạm tính mạng,
    sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người).


    Như vậy trong trường hợp này, hành vi đem phát cho từng hộ gia đình tập tài liệu có nội dung bôi nhọ công dân Nguyễn Quang A, của ông Trần Ngọc Bái đã xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự công dân Nguyễn Quang A và đã vi phạm Khoản 1 của điều luật 121: xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác. Ông Trần Ngọc Bái còn vi phạm tiết c) của điều luật này vì ông Bái là người có chức vụ quyền hạn - Tổ trưởng Tổ dân phố 13, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, TP. Hà Nội.
    Chưa hết, hành vi của công dân Trần Ngọc Bái còn vi phạm Điều 126 Bộ luật hình sự.
    Điều 126 Bộ luật hình sự quy định tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân như sau:
    “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 1 năm.
    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến 2 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ quyền hạn;
    c) Gây hậu quả nghiêm trọng’
    2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến năm năm”.
    (Trích Bộ luật hình sự , Chương XIII, Các tội xâm phạm quyền tự do,
    dân chủ của công dân).

    Trả lờiXóa
  19. CẦN KHỞI TỐ NGƯỜI LÀM NHỤC TS NGUYỄN QUANG A(Tiếp theo)
    Trong trường hợp này, ông Trần Ngọc Bái đã vi phạm khoản 1 của điều luật, cụ thể là dùng thủ đoạn khác ( ở đây là tán phát tài liệu đến từng hộ gia đình bôi nhọ công dân Nguyễn Quang A, vào đêm 19/3/2016.). Ông Bái còn vi phạm tiết b) điều 126 vì đã lợi dụng chức vụ quyền hạn Trưởng thôn để bôi xấu công dân Nguyễn Quang A – một công dân đang thực hiện quyền ứng cử của mình.
    Xét về động cơ mục đích của hành vi, có thể nhận thấy trong cả hai trường hợp trên, hành vi của ông Trần Ngọc Bái thể hiện rõ sự cố ý chứ không phải là sự vô ý hay khinh xuất phạm tội. Là trưởng thôn, ông Bái thừa biết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đến đâu, như thế nào; ông Bái cũng thừa biết rằng việc bôi xấu, hạ nhục người khác là việc làm trái luân thường đạo lý đồng thời cũng trái với pháp luật, nhất là thực hiện hành vi này trong mùa bầu cử hiện nay. Là trưởng thôn, đáng ra ông Bái phải thực hiện nghiêm túc, đúng đắn tất cả những quy định của luật pháp ( Luật hình sự và Luật bầu cử) và những quy định của Hội đồng bầu cử quốc gia cũng như các quy định của Hội đồng bầu cử thành phố Hà Nội để góp phần làm cho cuộc bầu cử đạt kết quả đúng đắn; cụ thể là, ông Bái phải góp phần, tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình để các công dân thực hiện quyền ứng cử và bầu cử của mình nhưng ông Bái đã không làm như vậy mà lại cản trở, hơn thế, làm nhục người ứng cử là công dân Nguyễn Quang A. Đó là loại hành vi cố ý hết sức nguy hiểm, rất xấu xa, hèn hạ - một loại hành vi thường chỉ thấy ở bọn lưu manh, bọn cặn bã chứ không thể có ở người có trách nghiệm ít nhiều như ông Bái.
    Trong vụ này, rất có thể phải xem xét đối chiếu với tiết a) của cả hai điều luật – đó là trường hợp phạm tội có tổ chức. Ở đây, thật khó có thể nói rằng ông Bái thực hiện hành vi phạm tội một mình. Phải chăng ông ta có tư thù gì với công dân Nguyễn Quang A nên ông ta tự ý làm như vậy? Nếu có tư thù thì tại sao ông ta lại không thực hiện hành vi trả thù vào dịp khác và bằng một cách khác? Phải chăng, đã có kẻ nào đó lôi kéo, xúi bẩy ông Trần Ngọc Bái hạ nhục, cản trở công dân Nguyễn Quang A ứng cử đại biểu quốc hội? Tại sao ông Bái lại có thể ngang nhiên tán phát tài liệu bôi xấu công dân Nguyễn Quang A đến từng hộ gia đình mà không hề lo sợ?. Và hành động của ông Bái có liên quan gì đến những hành vi cố tình cản trở công dân Nguyễn Quang A ứng cử đại biểu quốc hội bấy lâu nay, ở đây đó hay không?
    Nếu xâu chuỗi một loạt hành vi khác từng xảy ra bấy lâu nay, đặc biệt là trong mùa bầu cử này thì người ta lại thấy chúng có mối liên hệ nhất định trong chiến dịch tấn công người tự ứng cử. Phán đoán này không phải là không có cơ sở. Và nếu đúng như vậy thì dấu hiệu của tội phạm có tổ chức cũng đã bộc lộ.
    Báo chí đã thông tin về vụ việc nghiêm trọng này. Công dân Nguyễn Quang A – là người bị hại trong việc bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm - cũng đã có văn bản Yêu cầu khẩn cấp tố cáo và đề nghị làm rõ vụ này. Như vậy, Cơ quan điều tra Công an TP. Hà Nội cần khởi tố vụ này với tư cách là một vụ án hình sự mà ở đây đối tượng đã phạm hai tội danh: Tội làm nhục người khác và Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân ( cụ thể ở đây là xâm phạm quyền ứng cử ). Ở vụ này, đối tượng có hành vi phạm pháp có tên tuổi, địa chỉ, chức danh và hành vi cụ thể; người bị hại là người ứng cử tự do - công dân Nguyễn Quang A - cùng nơi cư trú với người phạm pháp đã tố cáo; nhân chứng thì khá nhiều, đó là các hộ gia đình ở Tổ dân phố số 13, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, TP.Hà Nội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nhiệt liệt ủng hộ việc kiện TNB.ra toà để làm gương cho
      bất cứ ai vu khống và nhục mạ ngươi khác,kể cả CA.hay AN.

      Xóa
    2. Sự quỷ quyệt và gian manh trong câu : " Dân chủ đến thế là cùng " được thể hiện rõ nét trong những hành vi hèn hạ này . Con đường dân chủ cho đất nước thật lăm gian nan , vì vậy những vị như Ts Nguyễn Quang A , Nguyễn xuân Diện , Nguyễn Tường Thuỵ , Phương Bích ...........Là những tấm gương dũng cảm , đầy can đảm , người dân nên ủng hộ họ , vì họ đang góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên . Chưa thể đoán biết hiệu việc làm của họ nếu họ trúng cử , nhưng chắc chắn những con người này không " Hèn với giặc - Ác với dân " như chính quyền hiện tại . Tôi tuyệt đói tin tưởng ở họ , ngay cả khi họ không trúng cử .

      ĐGCĐ

      Xóa
    3. Mạnh và Trọng chỉ làm cho nước yếu đi để người dân càng khinh bỉ nguyền rủa đảng csVN chứ làm được cái gì cho dân cho nước?
      (thương binh chống Pháp- Hà nam)

      Xóa











  20. CẦN KHỞI TỐ NGƯỜI LÀM NHỤC TS NGUYỄN QUANG A
    (tiếp theo)
    Thiết nghĩ, Tiểu ban an ninh trật tự của Quốc hội cũng cần phải vào cuộc để làm rõ vụ này. Các vị phải phối hợp với Cơ quan điều tra CA Hà Nội hoặc tiến hành điều tra một cách độc lập. Cả hai cơ quan này cần sớm hoàn thành việc điều tra xử lý và thông báo trên công luận để đảm bảo tính đứng đắn của công tác bảo an ninh, trật tự nói chung và an ninh, trật tự mùa bầu cử nói riêng. Và cũng là để chứng minh rằng các vị thực sự có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ an ninh, trật tự một cách nghiêm túc cho mùa bầu cử chứ không phải là sinh ra chỉ để làm vì hoặc chỉ để làm những việc theo sự chỉ đạo của ai đó./.

    Trả lờiXóa
  21. Sống hai măt Cao cấp !
    1. Đại tá, Nhà báo Bùi Văn Bồng nêu câu hỏi và nghi vấn:"Hóa ra khi đương chức các vị chẳng tử tế gì". Đặt vấn đề rất chính xác và đúng bản chất sự thá hóa, biến chất, xuống cấp về đạo đức và luôn lý của lãnh đạo cộng sản thời nay. Sống Tử tế là khi còn gắn và gần dân; càng lên cao (kể cả trung ương) là từng bước, công chức (thấp cấp, cao cấp) muốn tiến bộ phải sống hai Mặt. Nếu công chức cao cấp khi đương chức Sống Tử tế, thì khi Tàu Cộng xâm lấn biển đảo, đất đai...phải có ý thức và dũng khí nói lên sự Thật là Tàu Cộng xâm lược. Ai dè, các vị cấp cao sống Giả với nhau, sống Giả với nhân dân, không nói cho Nhân dân rõ sự Thật. Hiện tại, các vị lãnh đạo cộng sản VN vẫn đang sống Giả với Nhân dân. buồn là thế, Nhân dân biết rõ sự Thật, nhưng cán bộ tuyên huấn nói toàn những vấn đề Giả. Mất niềm tin là dzậy!
    2. Mặt Thật là lãnh đạo cũng sống với vợ con, có anh chị em, gia đình, làng xóm; cũng còn thém ăn, tham ăn, phàm uống...theo bản năng con và cũng thấy được nỗi khổ cực của người dân. Nhưng Mặt Giả là khi có quyền chức tỏ ra kiêu ngạo, hơn người, ăn nói theo lối bề trên, diễn trò "trưởng giả, học làm sang", ta là cán bộ cao cấp.v.v.... Người dân ai cũng nhận thấy, khi chưa có chức quyền thì sống Thật với mọi Người (Mặt Thật Con Người); khi có quyền chức thì Sống bằng Mặt Giả (thể hiện Con) nhiều hơn Mặt Thật (người). Lúc đương chức, đi đường cũng Mặt Giả, làm việc cũng Mặt Giả, họp và gặt nhau trao đổi công việc cũng Mặt Giả...Tức là anh muốn Tồn Tại bụôc phải Sống Hai mặt (Thật và Giả). Đồng thuận nhu nhược với giặc Tàu, lấy của công ngân sách nhà nước chia nhau, tàn phá tài nguyên là Mặt Thật; nhưng khi kiểm tra, thanh tra, ra tòa thì ai cũng thể hiện Mặt Giả của mình, tôi không liên quan và không biết; thậm trí gặp nhau không chào và bắt tay như xưa. Nhân cách cán bộ thời nay là dzậy; lúc đương chức làm gì có ai sống Tử tế (gần như 100% sống hai Mặt Thật-Giả); không tin các bác cứ ngẫm xem!
    3. Bao giờ nhân dân ta mói có được những con người sống Thật với nhau đây. Mấy chục năm qua, cán bộ, đảng viên đã đánh mất căn cốt sống trung thực và tử tế. Vì thế, giờ bắt đầu lại từ lớp cán bộ Chính phủ (quá nhiều kẻ tham những) về nghỉ hưu lại công khai tuyên bố: "Băt đầu sống Tử tế". Thật là bi hài, hết muốn nói!
    Thế đấy, lối sống (kiểu sống) Hai Mặt trong cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước Việt Nam, đã lộ nguyên hình. Các vị con lâu mới là Người Tử tế!

    Trả lờiXóa
  22. Đúng là câu nói trước khi chết con chim cat tieng kêu
    Con người trước khi chết có lời nói thật
    15 tên trên 19 tên trong bộ chính trị về nghỉ đợt này
    Cùng động vien nhau về làm người tử tế
    Còn trước lúc công tác chúng khong phải loại tử tế

    Vậy vẫn còn bốn tên không tử tế ở lại
    Thế là dũng nói rất thật bây giờ về cố gắng để làm người tử tế

    Trả lờiXóa
  23. "Các đồng chi ráng làm người tử tế " .Đó là câu nói hay nhất , đúng nhất của thủ tướng Dũng cho ông ,cho các lãnh đạo của đảng ,chính phủ ,cho quốc hội . đây có lẽ là câu nói hay nhất của năm .
    Nhưng mong muốn của thủ tướng chắc không thành hiện thực.

    Trả lờiXóa
  24. Bác đại tá Bui Van Bong nói chí phải. Đấy, người ta ăn ngập mặt của dân, bóp nghẹt dân, vu không nhà văn, nhà thơ, luật sư, trí thức cũng xuất phát từ chỗ không biết sống thế nào là tử tế. Bây giờ hết chức hết quyền thì mới tập tễnh học làm người tử tế. Thật là nực cười. Ông Trọng vừa nói đến cái vụ chạy chức chạy quyền. Cái vụ này nó có từ sau 1945 rồi, phát triển từ năm 1954, nở rộ sau năm 1975, bây giờ thì như nấm sau mưa. Nói cho hay thôi, chẳng ngăn được đâu nếu vẫn còn độc đảng độc tài. Đàn ông thì chạy chức bằng việc tung tiền ra cho cấp trên. Đàn bà thì chạy bang ... tình. Đấy, tiền và tình là chạy đấy anh Trọng ạ. Bác đại tá Bồng từ trong hệ thống ra nên bác viết trúng phóc, còn bác Cả Trọng thì cứ vòng vo tam quốc. Bác vòng vài lượt nữa thì lại hết nhiệm kỳ. Mọi cái vẫn như cũ.

    Trả lờiXóa
  25. Hơn 100 năm trước, cụ Tam nguyên cũng đã có bài chúc tết:
    "Bắt chước ai, ta chúc mấy lời,
    Chúc cho tất cả khắp trên đời,
    Vua, quan, sĩ , thứ người muôn nước,
    Sao được cho ra cái giống NGƯƠÌ"
    Cho nên, "người tử tế" thực ra, từ cổ chí kim, cũng chỉ là mẫu người "trong mộng". Còn thì trong ta, ai cũng có phần CON và phần NGƯỜI cả. Phần nào "trội" hơn thì ra cái ...giống ấy mà thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổng Nông:
      - Bác hỏi các cháu làm người khó hay dễ?
      - Dạ, Huyền Tâm thứ phi nói: Làm CON khó hơn làm NGƯỜI!
      - ... (chúng nó bé thế sao lại biết cả chuyện 'cung cấm' nhỉ?)

      Xóa
  26. Bác Đại tá có 2 bài liên tiếp thuộc " hàng độc " , hiếm thấy có những bài viết về bản chất con người mà lại chính xác như toán học vậy . Dù anh là ai , trong cuộc đời anh có khéo đóng kịch đến mấy , nhưng rồi cũng không thể thoát được quy luật ! 2 bài của bác B được đúc kết có tính khoa học . Nếu các vị cán bộ có đọc , chắc cũng giật mình suy nghĩ : " hình như viết riêng cho mình thì phải " ?! Mặt nạ rồi cũng có lúc sẽ tuột xuống bởi quy luật khoa học tự nhiên .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hà Triều Cườnglúc 05:54 30 tháng 3, 2016

      Bác Bùi Văn Bồng làm báo và làm thơ đều rất siêu. Chúc bác mạnh khỏe, yên ổn, thanh thản, góp với đời việc 'từ thiện tư tưởng' rất quý, vì nghĩa lớn!

      Xóa
    2. Muốn tử tế, đàng hoàng về tư cách thì đừng có vào đảng csVN.
      Tôi đã khuyên các con tôi như vậy, Bố tôi và tôi đã vì hiểu ra đảng là cái tổ chức lưu manh lừa đảo, tham nhũng, phản động, tay sai tàu chống lại dân tộc, chống lại người cần lao mà phải tự từ bỏ đảng csVN.
      (CCB chống Tàu, đảng viên nhiều năm đã tự bỏ đảng)

      Xóa
  27. Sống làm người lương thiện,làm người tử tế đã là khó,khi chết làm dươc người lương thiện,người tử tế cang khó,tôi vô cung khâm phục Đại tương Võ Nguyên Giap,khi chết rồi Ông còn làm đươc Ngươi rất tử tế,quá ư tử tế:VỀ VỚI LÒNG ĐÂT ME THÂN YÊU,về với Nhân dân để nằm giữa lòng dân.

    Trả lờiXóa
  28. Đã là cộng sản thì làm gì có người tử tế chứ !( chân lý này có giá trị tuyệt đối vượt thời gian và không gian - trừ một số rất nhỏ vẫn còn tính người,nhưng những người này thì sống èo uột khổ sở trong chế độ"người ăn thịt người"này !)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Người ăn thịt người" > Quái vật ở với người, đi lãnh đạo con người, làm 'chúa trùm' giữa loài người. Trung Cộng từ bao đời nay vẫn rõ như ban ngày nghịch cảnh ấy!

      Xóa
    2. Người tử tế sống bên kẻ không tử tế là miếng mồi của kẻ không tử tế; Kẻ không tử tế có quyền hành với người tử tế sẽ rất nguy vì người tử tế dễ bị tử vì kẻ không tử tế.

      Xóa
    3. Túm lại: Kẻ không tử tế bức tử người tử tế!

      Xóa
    4. Người tử tế nói với (cái CON) không tử tế: "Mày đi tử đi rồi xem có ai đến tế!".

      Xóa
  29. Nhỡ có vị ĐBQH khóa 13 lại trúng cử khóa tới thì sao ? có nghĩa là vị này sẽ không có cơ hội nghỉ ngơi để làm người tử tế . Về thì ráng làm người tử tế , còn không về thì cứ như cũ mà làm !

    Trả lờiXóa
  30. Tôi nghĩ Dũng nói : Ráng sống tử tế . Không phải là để nói và hứa với Dân .
    Mà là hứa với những kẻ vừa bãi nhiệm mình : Sẽ không chọc ngoáy gì và mong để cho yên ổn . Dũng rất sợ cái đảng của mình , chứ không có tử tế gì đâu .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các đồng chí hãy sống cho tử tế, cần có trước có sau, đừng "Khỏi vòng cong đuôi/ Qua cầu rút ván. Đừng cai lối "Gió chiều nào che chiều ấy/ Ở bầu thì tròn ở ống thì dài"...Túm lại, đừng phản trắc để vụ lợi, ném tình nghĩa với nhau vào sọt rác!!

      Xóa
  31. ..."khi cần bằng cấp thì chạy bằng, khi cần ‘bôi trơn’ thì chạy tiền, khi cần nhiều phiếu bầu thì đi vận động, lấy lòng cho khéo, đâu cần nhậu, cần chi phải tự biết cách. Có chức lại phải có tiền, để ‘tiền gọi chức, chức sinh ra tiền’. Tiền nào của ấy, những chức danh, cương vị ký cót dễ sinh lợi cho cá nhân, dễ hốt tiền lại phải lo mà 'chạy tiền', miễn là ngồi đúng ghế, lấy sau bù trước. Có ghế rồi phải biết tận dụng mọi cơ hội 'lấy thu bù chi', còn tích lũy thêm nhiều để có vốn lớn 'tái chạy chọt mở rộng'."...
    > đoạn này hay. Tư bản thì dành vốn để "tái sản xuất mở rộng", còn quan tham VN thì vơ của để dành nhằm "tái chạy chọt mở rộng", "mở chạy chọt lên tầm ghế cao". Đúng là 'nét riêng đặc thù CS'!!

    Trả lờiXóa
  32. Trương Minh Tịnhlúc 09:31 30 tháng 3, 2016

    Bác Bồng làm như đi guốc trong bụng họ.
    Em cũng đã từng (mấy năm) đi theo làm thông dịch viên cho mấy ỗng.Mấy ỗng ngu ơi là ngu.
    Càng ngu thì càng mặc cãm.Thế là mấy ỗng ghét người giỏi,trù dập...
    Xã hội người ta trọng người tài.Còn chính quyền CS khuyến khích người dốt. Sao khá được ?

    Trả lờiXóa
  33. Một xã hội hiện tại còn thua cái chợ chồm hổm.Ngoài Bắc thì có trọng "lú" - Nam bộ thì có anh " X" y tá toàn là nói khoét, lừa dân.Người tài ,người lương thiện, người đấu tranh cho nhân quyền ,tự do thì cho là "thế lực thù địch".... xã hội này sẽ tan tành chẳng bao lâu nữa...mô phật!

    Trả lờiXóa
  34. Đúng là , sau khi đọc được " lời chúc , lời chào tạm biệt chính phủ " của ngài Nguyễn tấn Dũng , tôi thấy ngài chúc các vị quan chức chính phủ " về vườn " kỳ này là " hãy làm người TỬ TẾ " ! Tôi đã phải bật cười mà nói với vợ tôi rằng : Em ạ , hóa ra cả NTD cùng lũ quan chức chính phủ trước nay đều là lũ người KHÔNG TỬ TẾ ( mà đã không phải là người tử tế thì chỉ là người khốn nạn , lưu manh , tham nhũng ... mà thôi ) và vì vậy chúng mới khuyên bảo nhau trước khi về quê là hãy sống cho TỬ TẾ kẻo người dân họ ném c... vào mặt ! Vì bây giờ đâu còn chức quyền , còn ô dù , còn " tiền hô hậu ủng " nữa đâu mà chẳng phải sống cho tử tế . Khi còn đương chức , đương quyền , ăn cho ngập đầu lút mặt rồi " ăn của dân không từ một thứ gì ( cả cái lai quần ) " thì về mà hưởng đi kẻo lại không kịp nuốt ! Qua lời chúc của ngài Nguyễn tấn Dũng với đám tay chân của ngài cho chúng ta thấy lũ quan lại mang danh " đảng cộng sản " lưu manh , giả dối ... đến nhường nào ! Vậy còn cái bọn vừa thắng thế lên ngôi " vua chúa cộng sản " thì sao đây ? chúng có phải là NGƯỜI TỬ TẾ không ? tôi không tin rằng chúng là những người tử tế , rồi đấy mà xem .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu là người tử tế,tất không theo cs.
      Lỡ theo,ý thức kip thời,bỏ đảng mới là người tử tế
      Bọn ôm thẻ đảng và sợ mất sổ hưu,dứt khoát chúng là bọn ô lại,treo cổ.

      Xóa
    2. ăn cái lai thôi cũng đỡ, ăn cả đũng quần ấy chứ ..

      Xóa
  35. Quan nhất thời, dân vạn đại " Chỉ có người dân lương thiện mới là người tử tế mà thôi ! Vua chúa cũng có lúc nói hớ miệng.Truyện về bác Trần Văn Truyền tích lũy nhiều của nả để về hưu...sao gọi là tử tế ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có cái bảo bối CT15, công an không được đụng đến việc điều tra, xác minh, trinh sát lãnh đạo. Mà công an đã bị khoanh khu vực cấm rồi thì không bị truy tố theo pháp luật. Việc trong đảng thì để đảng giải quyết, cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng xác minh, kết luận : "Phải nghiêm khác kiểm điểm rút kinh nghiệm", khiển trách về đảng, xong!

      Xóa
  36. Trong suốt cả nhiệm kỳ, các vị lãnh đạo đất nước hiện nay hầu như không ai là người tử tế. Vậy người thế nào là không tử tứ? Xin cụ thể hóa thêm mấy nét đặc trưng của họ mà Đại Tá BVB đã khái quát:
    - Dốt nát ,bảo thủ
    - Tham lam, háo danh
    - Giả dối ,mỵ dân
    - Vừa hèn vừa ác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác, thời cực Bĩ, chính vì thế, dân không thể ngóc đầu lên được, dân-nước chẳng nhờ được gì, chỉ có yếu đi, xuống cấp, kém cả Campuchia , Lào,...mất thể diện với thế giới. Ui, Mạnh ơi là Mạnh, Trọng ơi là Trọng! Chẳng thể Mạnh, không ai Trọng

      Xóa
  37. "Trước kia người ta đều cho rằng Quốc hội là 'nghị gật' thôi, nhưng gần đây người ta cho rằng gần cuối nhiệm kỳ này, đặc biệt khóa họp sau Đại hội Đảng 12 này, những phát biểu của Đại biểu Quốc hội có vẻ thẳng thắn hơn, tranh luận sôi nổi. Thậm chí nói thẳng nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm như là về tham nhũng, rồi đặc biệt là công tác cán bộ, mà nếu như công tác cán bộ như thế này, rồi kiểu chạy quyền, chạy chức, cũng như các hiện tượng khác mà nó còn diễn ra như thế này, thì người ta thấy nguy cơ cho đất nước này". (Pgs.Ts. Phạm Quý Ngọ)

    Trả lờiXóa
  38. để lên tới được cái ghế lãnh đạo của thiên đường xuống hố cả nút thì khó lòng mà tủ tế được ... tử tế chúng nó xơi tái ngay ...
    gian trá, nói láo v.v...thì sẽ lên rất nhanh ...

    Trả lờiXóa
  39. Bác Bồng phê chính xác: "Cái gì vơ được của dân thì cứ ăn cho phủ phê, "không từ một thứ gì" (Phó Doan)."
    - Như ảnh trong bài Đại biểu QH Võ Thị Dung (Sài Gòn) nói đúng thực tế về sự không tử tế của giới chức VN từ thằng to đến thằng nhỏ, đến con chí mén ở thôn, phường, xã.

    Trả lờiXóa
  40. Mất ghế cao, nệm ấm rồi thì nói vài lời "trau chuốt" sau cùng cho đở xấu hổ với người dân đã còng lưng ra nuôi các ổng chứ!

    Trả lờiXóa
  41. Việc tử tế xã hội mình thật hiếm , bởi thế đài truyền hình mới đốt đuốc đi tìm việc tử tế , huống chi là người tử tế thì tìm ở đâu? Hệ thống lãnh đạo không phải người tử tế là phải

    Trả lờiXóa
  42. Tội ác lớn nhất của chế độ cs là tội làm hỏng con người. Trong cái khí quyển độc hại thối nát của nó, muốn sống con người buộc phải "lưu manh hóa".Hy vọng lịch sử sẽ được viết lại và ghi rõ điều này?

    Trả lờiXóa