Là một người bạn của Việt Nam,
tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra những khả năng được-mất
trong tình hình hiện nay.", đại sứ Ted Osius.
LTS:Không thể phủ nhận, chuyến thăm
lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm sâu sắc hơn mối quan
hệ đối tác giữa hai nước. Và, chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào
tháng Năm này cùng với khả năng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể
sẽ được cơ quan lập pháp của mỗi nước phê chuẩn sẽ càng góp phần làm nồng ấm
hơn mối quan hệ của hai quốc gia từng là cựu thù. Xin giới thiệu bài của đại sứ
Ted Osius viết cho Tuần Việt Nam .
Vào tháng Giêng năm 2016, hai mươi người Mỹ và người Việt đã bắt đầu chuyến đạp xe mà chúng tôi gọi là Hành Trình Mới – A New Journey – từ Hà Nội vào Huế. Chuyến đi của chúng tôi nhằm hướng tới tương lai: giáo dục thế hệ kế tiếp, tìm hướng giải quyết các thách thức về y tế và môi trường, và tôn vinh tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu thêm về lịch sử ViệtNam và hòa giải quá khứ chung của chúng ta, kể cả những khía cạnh đau thương nhất của quá khứ đó.
Vào tháng Giêng năm 2016, hai mươi người Mỹ và người Việt đã bắt đầu chuyến đạp xe mà chúng tôi gọi là Hành Trình Mới – A New Journey – từ Hà Nội vào Huế. Chuyến đi của chúng tôi nhằm hướng tới tương lai: giáo dục thế hệ kế tiếp, tìm hướng giải quyết các thách thức về y tế và môi trường, và tôn vinh tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu thêm về lịch sử Việt
Vạn sự khởi đầu
nan. Một người bạn thân trong chuyến đi giải thích ý nghĩa câu thành ngữ quen
thuộc này là “việc gì khởi đầu cũng có khó khăn.” Chúng tôi bắt đầu chuyến đạp
xe này khi trời đang mưa, vào đúng ngày mà sau đó chúng tôi được biết là rét
nhất trong bốn mươi năm qua ở Hà Nội! Nhưng chúng tôi đã đối mặt với những khó
khăn này với tư cách là một tập thể. Người Việt, người Mỹ, người nhiều tuổi,
người ít tuổi, người khoẻ, người yếu hơn – không quan trọng. Mỗi người đều ráng
sức, mỗi người đều chung tay giúp đỡ những thành viên khác. Chúng tôi tôn trọng
lẫn nhau và trân trọng những người mà chúng tôi kết bạn trên đường. Điều đó
khiến chuyến đạp xe trở nên dễ dàng hơn – và thú vị hơn – cho dù thời tiết
không thuận lợi.
Chuyến đạp xe này của chúng tôi là sự
kiện khép lại năm kỷ niệm hai mươi năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam .
Đó là một năm đặc biệt thành công! Chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác giữa hai nước, và
việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở
đường cho chúng ta tiến tới một tương lai thịnh vượng chung. Năm nay hứa hẹn là
một năm có ý nghĩa không kém, với chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam
vào tháng Năm và khả năng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể sẽ
được cơ quan lập pháp của mỗi nước chúng ta phê chuẩn.
Chúng ta cần
phát huy tối đa những lợi thế của đà phát triển hiện có và xây dựng nền móng
cho một mối quan hệ đối tác có ý nghĩa và lâu dài. Tại Washington , Ngài Tổng bí thư nói rằng việc
xây dựng lòng tin là chìa khoá để làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị của
chúng ta,và rằng chúng ta xây dựng lòng tin bằng cách mở rộng các mối quan hệ
tiếp xúc và cùng nhau làm những việc quan trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận
định này. Thời gian đã chín muồi để chúng ta thảo luận một số phương thức cụ
thể nhằm tăng cường lòng tin và cùng nhau xây dựng Việt Nam trở thành một quốc
gia vững mạnh và thịnh vượng hơn, tăng cường ổn định khu vực, và góp phần vào
những nỗ lực toàn cầu nhằm hướng tới một tương lai sạch hơn và lành mạnh hơn
cho thế giới.
Những điều chúng ta có thể cùng nhau làm trong
năm 2016
Một chuyến thăm
thực chất tới Việt Nam của Tổng thống Obama sẽ làm nổi bật hình ảnh của nước
Việt Nam ngày nay: trẻ trung, đổi mới sáng tạo, và là một đối tác kinh tế và
ngoại giao ngày càng quan trọng đối với Hoa Kỳ. Tại Đại hội Đảng lần thứ 12,
các nhà lãnh đạo Việt Nam đã khẳng định cam kết của Việt Nam về tăng cường hội
nhập quốc tế, bao gồm việc tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Chuyến thăm của
Tổng thống Obama sẽ là cơ hội để Việt Nam
thể hiện sức năng động và hội nhập này của Việt Nam với thế giới. Các bạn trẻ Việt Nam sử dụng thành thạo Facebook và rất muốn được
học tập theo kiểu như ở Hoa Kỳ; tầng lớp trung lưu đang tăng lên ngày càng có
nhu cầu nhiều hơn về hàng hóa và dịch vụ; và các doanh nhân Việt Nam
đang sẵn sàng giúp đất nước phát triển thịnh vượng.
Chuyến thăm của
Tổng thống cũng sẽ cho thấy hai dân tộc chúng ta đã vượt qua được lịch sử đau
thương để cùng xây dựng tương lai, một tương lai giúp tăng cường ổn định và
thịnh vượng,và thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu nhân dân, trở thành điển hình
cho thế giới về phương thức mà cựu thù có thể trở thành bạn và đối tác của nhau.
Từ hợp tác song phương đến hợp tác khu vực và
toàn cầu
Chúng ta đã bắt
đầu những đầu tư quan trọng cho tương lai: trong việc giáo dục và đào tạo thế
hệ trẻ và nguồn nhân lực của Việt Nam ; trong việc phát triển cơ sở hạ
tầng; và bằng việc thành tâm nhìn lại quá khứ. Năm nay chúng ta có thể tiếp tục
phát huy những đầu tư này theo những phương thức cụ thể sau đây:
Giáo dục:
Đại học
Fulbright Việt Nam , dự kiến
bắt đầu giảng dạy trong năm nay, sẽ là một trường đại học Việt Nam được xây dựng theo mô hình của Mỹ và sẽ định
hình đội ngũ các nhà lãnh đạo Việt Nam tương lai cho các thế hệ tiếp
sau.
Trường Fulbright
là một trong những dự án hợp tác đáng kể mới giữa các trường đại học Hoa Kỳ và
các trường đại họcViệt Nam với khu vực doanh nghiệp, và sẽ giúp đẩy nhanh cải
cách giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm phục vụ cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo
mà đất nước cần để tiếp tục tăng trưởng. Cũng có triển vọng tích cực cho một
chương trình hoạt động của Đoàn Hoà bình (Peace Corps) tại Việt Nam, nhằm cung
cấp nhân lực giảng dạy tiếng Anh hiện đang có nhu cầu lớn và mở rộng quan hệ
giao lưu nhân dân trên cả nước.
Đầu tư và thương mại:
Tin tưởng rằng
TPP sẽ được thực thi, các công ty Hoa Kỳ đã và đang theo đuổi các cơ hội đầu tư
và thương mại trong các lĩnh vực hàng không, năng lượng, đô thị "thông
minh", và chăm sóc sức khỏe. Để tạo thuận lợi cho các dự án này và các dự
án phát triển trong tương lai, Hoa Kỳ đang kết nối sự tham gia của khu vực tư
nhân và khu vực công để tạo ra công ăn việc làm ở cả hai nước bằng cách xây
dựng cơ sở hạ tầng cần thiết tại Việt Nam.
Trong một sáng
kiến khác, các chuyến bay thương mại thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ làm tăng
thêm gấp nhiều lần lưu lượng khách du lịch, hoạt động thương mại và trao đổi
giáo dục giữa hai nước. Việt Nam đã sẵn sàng để được xếp "Hạng 1"
trong mức xếp hạng an toàn của Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ - một điều
kiện tiên quyết then chốt cho các chuyến bay thẳng.
Đại sứ quán mới:
Để đáp ứng nhu
cầu của mối quan hệ đối tác đang mở rộng của chúng ta, cả hai nước phải xây
dựng các tòa Đại sứ quán đẳng cấp thế giới và đảm bảo an ninh tại Hà Nội và Washington , DC .
Vượt qua quá
khứ. Ngay cả trước khi chúng ta tái lập quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ
đã làm việc với nhau để giúp tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh,
và ngày hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục làm như vậy. Tương tự, Hoa Kỳ tiếp tục
cam kết xử lý ô nhiễm dioxin và dọn sạch bom mìn chưa nổ. Những thành công
trong hoạt động hợp tác của chúng tôi với các lực lượng vũ trang Việt Nam tại Đà Nẵng
và Quảng Trị có thể được nhân rộng ở những nơi khác. Những kết quả đạt được này
sẽ thể hiện cam kết của cả hai nước nhằm khép lại một chương quá khứ đau thương
và mở cánh cửa cho một tương lai an toàn hơn, lành mạnh hơn, và thịnh vượng hơn
cho nhân dân hai nước.
Trong năm 2015,
chúng ta đã bắt đầu đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước vượt qua khuôn khổ hợp
tác song phương nhằm xác định những phương thức cộng tác ở tầm khu vực và toàn
cầu.Sau đây là một số phương thức:
Thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP):
TPP cho thế giới
thấy một quốc gia đang phát triển có thể hưởng lợi từ việc tham gia một hiệp
định thương mại tiêu chuẩn cao. Các quốc gia khác trong khu vực hiện cũng muốn
tham gia Hiệp định này. Hoa Kỳ cam kết hợp tác với Việt Nam trong quá trình Việt Nam chuẩn bị
thực thi các cam kết TPP của mình. Tuy các cam kết này, trong đó có các cam kết
về quyền lao động, sẽ là những thử thách, nhưng Việt Nam đã quá trình được ghi
nhận tích cực về việc thực hiện đầy đủ các cam kết trong hiệp định thương mại
song phương năm 2000 với Hoa Kỳ và các cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới năm 2007.
Khí hậu và bảo vệ môi trường:
Nếu chúng ta có
thể tăng cường cộng tác và xây dựng một dự án hợp tác mạnh mẽ với thời gian 5
năm về biến đổi khí hậu, thì điều đó sẽ giúp Việt Nam – một trong năm nước dễ
bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu – giảm hơn nữa lượng khí thải và chuẩn
bị cho những thách thức không thể tránh khỏi. Chúng ta cũng có thể phát huy
thành công của chiến dịch "Không mua sừng tê giác" năm ngoái và phát
triển một dự án hợp tác mới nhằm chống nạn buôn bán động thực vật hoang dã.
Phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam , chúng ta có thể giúp nhau tăng
cường bảo vệ đa dạng sinh học và thúc đẩy hợp tác hơn nữa về chống buôn bán
động thực vật hoang dã.
An ninh y tế toàn cầu:
Đã là một quốc
gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình An ninh Y tế Toàn
cầu, Việt Nam
rất hiệu quả trong việc theo dõi, phát hiện và ứng phó các đợt bùng phát dịch
bệnh. Với việc hợp tác quốc tế sâu rộng hơn và nâng cao khả năng giám sát dịch
bệnh, Việt Nam
sẽ cho thấy những gì có thể đạt được khi có năng lực chuyên môn và quyết tâm
chính trị.
Hợp tác quốc phòng:
Việc liên tục mở
rộng hợp tác về an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác
gìn giữ hòa bình, cùng với những nỗ lực để giữ thế giới an toàn khỏi việc phổ
biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, sẽ tăng cường sự ổn định trong khu vực
và giúp thực hiện các cam kết chung của chúng ta về thúc đẩy một trật tự quốc
tế dựa trên các luật lệ. Với một khuôn khổ hợp tác, chúng ta sẽ cùng nỗ lực để
đảm bảo rằng các tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và các căng
thẳng được quản lý bằng biện pháp ngoại giao.
Tăng cường hợp tác và đối thoại về nhân quyền
Bảo vệ quyền con
người là mục tiêu cốt lõi của việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cách đây hơn
200 năm. Kể từ đó, việc thúc đẩy tôn trọng nhân quyền là một nguyên lý cơ bản
trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Những nước tôn trọng quyền con người
đóng góp tốt hơn cho hòa bình và an ninh khu vực, thúc đẩy nhà nước pháp quyền,
chống lại một cách có hiệu quả tội phạm và tham nhũng, và tạo điều kiện để công
dân các nước đó khai thác được hết tiềm năng của mình.
Chúng tôi mong
muốn tăng cường hợp tác và đối thoại giữa chúng ta về những vấn đề này bởi vì
Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam
thành công – một nước Việt Nam
vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Hiến pháp của mỗi nước chúng ta đều đảm bảo
bảo vệ các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, và quyền tự
do báo chí. Thật vậy, đó là những điều kiện tiên quyết để đạt được sự thịnh
vượng kinh tế và an ninh chính trị lâu dài. Trong những năm gần đây, chúng ta
đã cho thấy rằng chúng ta có thể nói về những vấn đề phức tạp này theo phương
thức nhằm tìm kiếm đồng thuận trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Quyết định của
Việt Nam về việc tiếp tục
hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó có việc thực hiện mục tiêu này thông qua
các hiệp định thương mại tự do, có thể cải thiện mạnh mẽ nền kinh tế của Việt Nam . Tuy nhiên,
Quốc hội Hoa Kỳ (và Nghị viện châu Âu) sẽ có tiếng nói trong quá trình này.
Việc tiếp tục xuất hiện những báo cáo về việc sách nhiễu và giam giữ các nhà
hoạt động nhân quyền ôn hòa đã làm dấy lên những quan ngại nghiêm trọng trong
các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ.
Là một người bạn
của Việt Nam , tôi kêu gọi
các nhà lãnh đạo Việt Nam
nhận ra những khả năng được-mất trong tình hình hiện nay. Tuy TPP chủ yếu là
một hiệp định thương mại, một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ cho biết họ sẽ cân
nhắc những thông tin ghi nhận về tình hình nhân quyền của Việt Nam khi họ bỏ
phiếu, và kết quả bỏ phiếu có thể là sít sao.Những tiến bộ có ý nghĩa về nhân
quyền ở Việt Nam sẽ giúp tạo điều kiện để TPP được phê chuẩn nhanh chóng hơn.
Tuy hai nước
chúng ta phát triển xuất phát từ những truyền thống lịch sử, văn hóa, kinh tế
và xã hội khác nhau, như Tổng thống Obama và Tổng bí thư Trọng đã nêu rõ, nhưng
chúng ta tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ
của nhau. Và khi người Mỹ bày tỏ quan ngại về các vụ bắt giữ hoặc sách nhiễu
các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà hoạt động lao động, thì chúng tôi nói
như vậy với mức độ khiêm tốn vì biết rằng Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với những
thách thức.
Nhưng rõ ràng là
cả người Mỹ và người Việt đều tin vào các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng, tự do
và công lý. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đi theo xu hướng tăng cường cộng tác
và đối thoại này, bởi vì chỉ có bằng những tiến bộ có thể chứng minh được về
nhân quyền thì chúng ta mới có thể khai thác được đầy đủ tiềm năng của mối quan
hệ đối tác giữa hai nước.
Quan hệ của chúng ta sẽ ra sao sau hai mươi
năm kể từ thời điểm này
Nếu chúng ta có
thể thành công– và với sự lãnh đạo sáng suốt thì tôi tin tưởng rằng chúng ta có
thể làm được điều đó – hãy thử hình dung xem mối quan hệ của chúng ta sẽ như
thế nào trong tương lai. Nếu chúng ta tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác
của chúng ta, thì hai mươi năm nữa kể từ thời điểm này thế hệ trẻ của hai nước
sẽ cùng nhau đổi mới sáng tạo và đi đầu trong các cơ hội kinh doanh và đầu tư
mới để tiếp thêm năng lượng cho một nước Việt Nam thịnh vượng hơn bao giờ hết.
Họ sẽ tự do trao đổi các ý tưởng giúp cải thiện công việc kinh doanh, cộng
đồng, và chính phủ của họ.
Nếu chúng ta
tiếp tục hợp tác, thì các gia đình,các doanh nhân và khách du lịch của chúng ta
sẽ dễ dàng đáp những chuyến bay thẳng giữa các thành phố lớn của hai nước. Nếu
chúng ta tiếp tục đi trên con đường chúng ta đang đi, thì Hoa Kỳ sẽ sớm trở
thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam . Hai mươi năm nữa kể từ nay,
nếu chúng ta tiếp tục hợp tác về giáo dục, thì trẻ em Việt Nam sinh ra trong
năm nay sẽ tốt nghiệp trường Đại học Fulbright với tấm bằng đẳng cấp thế giới
và sẽ chọn việc làm từ rất nhiều lời mời của các nhà tuyển dụng trên toàn thế
giới, những người mong tuyển được những người giỏi nhất và thông minh nhất.
Nếu chúng ta
tiếp tục làm việc cùng nhau về nhân quyền và hỗ trợ mục tiêu của Việt Nam về
việc đồng bộ hóa hệ thống pháp luật của Việt Nam với Hiến pháp và các cam kết
quốc tế của Việt Nam, thì các tài năng, khả năng sáng tạo và các ý tưởng của
người dân hai nước sẽ được giải phóng và hòa quyện vào nhau. Nếu chúng ta tiếp
tục xây dựng thói quen cộng tác và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, thì
mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo có tiềm năng nhất của chúng ta sẽ không bị
nhuốm màu bởi dư vị chiến tranh mà được thể hiện bằng bảng màu của những hoạt
động hợp tác kiên định và tích cực. Đó sẽ là một mối quan hệ đối tác sâu sắc và
đầy tôn trọng.
Nếu chúng ta
tiếp tục cộng tác để giải quyết những thách thức khó khăn nhất của thế giới,
thì các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách của chúng ta sẽ cùng
chung tay để biến các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015về biến đổi khí hậu trở thành hiện
thực. Cùng nhau, họ sẽ ngăn chặn các đại dịch và tăng cường dịch vụ y tế tốt
hơn cho người Mỹ và người Việt Nam .
Chúng ta sẽ tạo
ra được một ví dụ đầy sức thuyết phục về phương thức mà mối quan hệ song phương
của chúng ta có thể đem lại lợi ích trên phạm vi toàn cầu. Nếu chúng ta tiếp
tục trên con đường này, chúng ta sẽ duy trì được hòa bình ở Biển Đông và kiến
tạo hòa bình cho các khu vực khác của thế giới. Các quân nhân trong lực lượng
gìn giữ hòa bình của Việt Nam
sẽ phục vụ cùng với các đồng nghiệp Mỹ, và quân đội hai nước sẽ sẵn sàng ứng
phó thiên tai hoặc khủng hoảng nhân đạo và bảo vệ cuộc sống và sự an toàn cho
những người gặp nguy hiểm.
Mục tiêu của Hoa
Kỳ trong mối quan hệ với Việt Nam
là rõ ràng và nhất quán: Chúng tôi ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh,
thịnh vượng và độc lập, thúc đẩy pháp quyền và quyền con người. Mỗi trụ cột của
Quan hệ Đối tác Toàn diện, được xác lập bởi Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang
vào năm 2013, đều phản ánh cam kết rộng lớn này.
Do đó, việc của
chúng ta là duy trì và nuôi dưỡng nó. Không thể sớm kết luận rằng chúng ta sẽ
thành công. Vạn sự khởi đầu nan. Hai nước chúng ta trước đây chắc chắn đã từng
phải đối mặt với khó khăn, nhưng những bài học của quá khứ có thể giúp định
hướng cho chúng ta vượt qua bất kỳ thách thức nào và giúp chúng ta xây dựng một
quan hệ đối tác lâu dài. Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ đạt được
nhiều, nhiều hơn nữa. Và, với nỗ lực và tầm nhìn cho tương lai, không có gì là
không thể trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam .
Ted Osius ( Đại sứ Mỹ tại Việt Nam)
---------------
Người Hà Nội lại có dịp bày tỏ sự phản động - đổ xô ra đường vẫy tay chào TT Mỹ "xâm nược"!
Trả lờiXóasuốt ngày ra rả chửi Mỹ rồi lại ve vãn nó để nó cho vay, nó bố thí-chứ có thực tâm tử tế gì đâu cái đảng csVN, chỉ là một lũ lừa đảo thôi. được tiền xong lại qua sông đấm b.....uồi vào sóng ngay, nhân quyền và dân chủ tự do sẽ không bao giờ có được nếu không nổi dậy đập chết những con chó tay sai Tàu trong đảng csVN, mà cứ thế này thì đến lúc VN sát nhập vào TQ (2020?) thì người dân Việt chỉ là nô lệ cho Tàu thôi? bây giờ lãnh đạo cấp quỷ viên bộ chính trị đã hoàn toàn do Bắc kinh bổ nhiệm rồi.
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=CTlOVxrdZ6U
Xóachỉ những kẻ đầu óc thiển cận mới phát biểu những câu thù địch tôi là người cầm súng bắn nhau với mỹ , chúng giết đồng bào tôi , đồng đội tôi và cả tôi tôi nhung may mắn tôi còn sông đến ngày nay chứng kiến chế độ này đã mang lại gì cho dân việt hay chỉ là một nhóm người tham quyền cố vị , nói một đằng làm một nẻo , đất nước không có nhân quyền , tự do và dân chủ , lảnh đạo chỉ bảo kê cho nhóm lơi ích chia chác tài sản của dân và dân đen bây giờ è cổ trả nợ nước ngoài ,còn đất nước ben bờ phá sản ,
XóaNội hàm bài trao đổi của ĐS Mỹ quả thật là bao quát và nó có thể là nền cho VN phát triển.Nhưng than ôi,nhà hiền triết đang đối thoại với các con bò csvn
Trả lờiXóa"Hãy để nó chết đi" - dân chúng tôi đã quá khổ quá quen, thêm chút nữa no problem
Xóa(đó là lời khuyên của tôi cho ông đại sứ)
cộng sản không thể thay đổi, đừng mơ
Ông Đại sứ có nhờ người Việt hiệu chỉnh không, đọc sướng quá thể! Tuy nhiên qua câu chữ có vẻ ông Đại sứ sốt ruột roài hehe. Người dân VN chúng tôi cũng thế!!!
Trả lờiXóaVN hết ngả theo tàu, nga, tàu rồi giờ có vẻ đi trên con đường đúng nhưng quá chậm nhỉ?
Tự thâm tâm tui rất biết ơn và ngưỡng mộ vợ chồng TT Bill Clinton, người đã cho bình thường hóa quan hệ với VN năm 1995 và chuyến thăm năm 2000 của của gia đình đệ nhất này. Cầu chúc cho bà Hillary đắc cử nhiệm kì tới!!!
Wasington là thủ đô của Thế giới.Nước Mỹ là biểu tượng của nền văn minh nhân loại.Được nước Mỹ kêt nhận làm bạn thì lo mà tri kỷ.còn gì hơn!
Trả lờiXóaNếu dân Hà nội đổ ra đường chào đón Tổng thống Hoa kỳ thì có bị ngăn cản không nhỉ?
Trả lờiXóaCẤM TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI!!! SẼ BỊ BẮT LÊN XE BUÝT NHỐT RÁO!
XóaĐại sứ Mỹ đã nói hết nỗi lòng của mình nhưng không thay đổi được mấy ông CS VN đâu!Độc tài toàn trị làm sao có tự do ,nhân quyên được.Ông Lý Quang Diệu đã hơn một lần thất vọng.
Trả lờiXóaLà một người dân, tôi mong muốn quan hệ Việt- Mỹ ngày càng khăng khít. Quá khứ đã ở phía sau, hiện tại đang rất thuận lợi, tương lai là do chúng ta.
Trả lờiXóaĐể Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, Việt Nam, Hoa Kỳ và cả Thế giới đều bị thiệt. Hoan hô ông Đại sứ Hoa Kỳ!
Ông đại sứ nói chuyện 'được mất' với cái bọn chỉ được quyền và tiền là đủ, mất cái gì chúng không cần biết
Trả lờiXóaVậy là vô ích thôi ông ạ
TT Mỹ nên ngỏ ý đi thăm các tù CT việt nam.
Trả lờiXóaCông lao to lớn thuộc về TBT NPT : Ông đã mời được Ông OBama, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sang thăm Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mặc dù Ông Obama không trả lời cụ thể là sẽ thực hiện vào thời điểm nào! TBT NPT muôn năm ! Vinh quang thay TBT NPT !
Trả lờiXóaÔng Obama, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã vui vẻ nhận lời mời của Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đồng thời ấn định sẽ thực hiện chuyến thăm lịch sử này vào tháng 5 năm 2016. ( Thời điểm này, theo nhiều người dự đoán là : Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tiếp đón Tổng thống Obama .)
Cháu cảm ơn Chú Bùi Văn Bồng nhiều !
Ngay từ bây giờ tổng Trọng nên "dùi mài kinh sử", bớt ăn, bớt ngủ để dành thời gian tìm hiểu văn học cũng như các điển tích hay của HK để đến khi TT Obama sang, ông còn có thể trích dẫn vài ba câu "để đời", giống như Ngài Phó TT HK Biden khi tiếp ông đã trích 2 câu Kiều, làm ông bất ngờ và cứng họng, không kịp đối đáp lại ("Trời còn để có hôm nay...").
Trả lờiXóaNgày xưa các sứ ta đi Tầu, cứ mỗi lần vua quan Tầu ra câu đối thì sứ ta ứng khẩu lại ngay lập tức. Thời CSVN ngày nay chả có ma nào được nhanh nhạy như cha ông ta.
Nhân dân Việt Nam đón bao nhiêu đời Tổng thống Mỹ rồi,đâu phải hôm nay.
Trả lờiXóaGì mà ghê thế,đã ra cơm cháo gì đâu ?
Bánh đúc ném qua thì bánh chí ném lại...
Đây chẳng sợ đế quốc nào,mà chẳng đế quốc nào ngán Việt Nam.
Ngài Đại sứ Mỹ cho rằng đây là dịp Việt Nam lựa chọn duy nhất sao.Có lẽ Ngài đọc lịch sử Việt Nam qua loa và thống kê sự kiện nên Ngài nói thế ?
Không một Dân tộc nào tin vào nước khác cả,nhất là Mỹ và Trung quốc vào hôm nay.
Chúng tôi từng nghe theo những cam kết của Mỹ để rồi ngày nay bệnh tật không có viên thuốc Mỹ nào,chúng tôi từng hy sinh cho quyền lợi be bờ của Mỹ,để rồi ngày nay không có xu phụ cấp nào,ai có tiền thì được sang Mỹ định cư,không tiền thì sống với Việt cộng cũng tạm được,nhưng với cộng sản thì quá khó khăn về quan điểm.
Ôi,Hiệp chúng quốc có xa lại gì đâu mà múa cho lắm.
Việt nam hiện nay đang phải đối mặt vối hai vấn đề : Bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế xã hội . Bài viết của đại sứ Mỹ cho thấy rõ rằng nếu Việt nam và Mỹ là bạn tốt của nhau thì sẽ giải quyết được cả hai vấn đề đó . Mỹ đã chìa tay ra ,Việt nam còn chần chừ gì nữa mà không đáp ứng. Đây là cơ hội hiếm có , nếu bỏ lỡ sẽ có tội với đân tộc . Trong làm bạn với Mỹ Việt nam không mất gì mà sẽ được rất nhiều như : Kinh tế , khoa học kỹ thuật , thể chế văn minh , chủ quyền quốc gia được tăng cường và nhất là dân trí được nâng cao . Còn nếu theo trung quốc chắc chắn chúng ta sẽ mất chủ quyền quốc gia , đất nước sẽ rối loạn như Trung quốc hiện nay ( người dân cũng phải chay ra nước ngoài để ở ) .
Trả lờiXóaCảm ơn ông đại sứ đã có một bài viết đầy thiện chí , chỉ ra những điều hay , lẽ phải cho người Việt .
Không biết các vị lãnh đạo có đủ tâm và tầm để hiểu ra không.
Ngu,tàn độc và tham ăn quá,sợ nó không hiểu gì đâu ông bạn Nặc danh 22:59 à !
Trả lờiXóaKhi tiếp Ông O.bama, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì NPT, TBT ĐCSVN sẽ nói về bộ phim nổi tiếng CUỐN THEO CHIỀU GIÓ để cho phải phép với quan hệ giữa Việt Nam và HOA KỲ . Chắc NPT không đến nỗi dại dột nói về Lịch sử của người da đỏ, vì năm nay (2016)vừa tròn 240 năm Quốc khánh Hoa Kỳ ! Truyện Kiều của Việt Nam thì chỉ có câu khiến cho NPT càng hoang mang :
Trả lờiXóa" Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không ."
Mạo muội : " Tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ
Sang thăm nước Việt, chuyện gì xảy ra ?!
Chi bằng đem Mác-Lê ra,
Vừa là nghênh tiếp, vừa là thử nhau.
Nhược bằng lẫn lộn vàng thau,
Sẽ xin anh Tập mau mau phù trì.
Tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ
Sang thăm nước Việt, chuyện gì xảy ra ???!".
Xin cảm ơn Bác Bùi Văn Bồng.