Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Lãnh đạo có nghĩa là gì?

* GIÁP VĂN DƯƠNG
Chọn ra dàn lãnh đạo. Việc này tưởng chừng quá đơn giản, ai chẳng biết vì báo chí truyền thông cập nhật mỗi giờ, cho đến khi có một câu hỏi... cắc cớ xuất hiện: Lãnh đạo có nghĩa là gì?
Rõ ràng là nếu không hiểu được lãnh đạo có nghĩa là gì, thì làm sao có thể chọn ra nhà lãnh đạo đúng?
Lưu ý rằng, câu hỏi ở đây là “Lãnh đạo có nghĩa là gì?”, chứ không phải “Lãnh đạo là gì?”. Nếu hỏi “Lãnh đạo là gì?”, chúng ta sẽ đi vào bế tắc, vì sẽ sa vào định nghĩa, mà định nghĩa thì thường trừu tượng và phiến diện.
Chính việc sa vào câu hỏi “Lãnh đạo là gì?” một cách phổ biến đã đẩy phần lớn chúng ta đi đến một quan niệm cũng phổ biến không kém: Lãnh đạo là một vị trí có quyền lực. Vị trí và quyền lực thường gắn liền với nhà lãnh đạo, nhưng về bản chất nó không đồng nhất với sự lãnh đạo.
Vậy nên, thay vì hỏi “Lãnh đạo là gì?”, ở đây sẽ chọn một cách khác hữu dụng hơn: Lãnh đạo có nghĩa là gì? Cách đặt câu hỏi này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy định nghĩa trừu tượng và phiến diện, để đi thẳng vào những nội dung thực chất và cụ thể của sự lãnh đạo, và những việc mà nhà lãnh đạo phải làm.
Vậy lãnh đạo có nghĩa là gì? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần trả lời một câu hỏi trước đó: Một người đến vị trí lãnh đạo bằng cách nào?, và một câu hỏi sau đó: Người đó, sau khi đã đạt vị trí lãnh đạo, sẽ làm gì với tư cách nhà lãnh đạo?
Trong câu hỏi thứ nhất, nhìn qua lịch sử ta sẽ thấy một người có thể đến vị trí lãnh đạo bằng rất nhiều cách khác nhau, nhưng tựu chung có thể chia thành hai cách phổ biến sau: Đến được vị trí lãnh đạo theo kiểu cha truyền con nối hoặc thông qua sắp xếp hay chiếm đoạt; hoặc được bầu chọn làm lãnh đạo thông qua bầu cử dân chủ và minh bạch.
Sự khác biệt giữa hai cách này là ở cách thức mà quyền lực, và do đó cả sự lãnh đạo nói chung, đến với người đó. Nếu ở cách thứ nhất, quyền lực và sự lãnh đạo đến với một người thông qua sự kế truyền, sắp xếp hay chiếm đoạt thì trong cách thứ hai, quyền lực và do đó cả sự lãnh đạo, đến với người đó thông qua sự ban trao từ phía người dân. Trong trường hợp thứ nhất, danh xưng thích hợp cho người đó sẽ là nhà cầm quyền, còn trong trường hợp thứ hai, danh xưng đúng đắn sẽ là nhà lãnh đạo. Đó là điều khác biệt cơ bản giữa nhà lãnh đạo thực sự và nhà cầm quyền mang danh lãnh đạo.
Vậy nên, với một nhà lãnh đạo thì quyền lực và bản thân sự lãnh đạo bao giờ cũng là một sự ban trao. Người dân ban trao cho người đó sự lãnh đạo, và do đó cả quyền lực đi kèm, thông qua bầu cử dân chủ và minh bạch. Và vì ban trao nên bao giờ cũng có thời hạn, và khi nào nhận ra người đó không còn xứng đáng, hoặc nhận ra sự nhầm lẫn của mình, người dân sẽ lấy lại sự ban trao đó. Cơ chế kiểm soát quyền lực và văn hóa từ chức xuất hiện chính từ lý do này.
Giờ sang câu hỏi thứ hai: Một người sau khi được ban trao sự lãnh đạo thì anh ta sẽ làm gì?
Thông thường, ta sẽ hình dung rằng anh ta sẽ quản lý và vận hành tổ chức, hoặc đất nước của mình với tư cách nhà lãnh đạo. Nhưng nếu chỉ như vậy thì một nhà quản lý sẽ phù hợp hơn, cần gì đến một nhà lãnh đạo?
Một nhà lãnh đạo phải được sinh ra sẽ để làm những điều khác nhà quản lý. Chỉ khi làm được những việc khác hơn việc quản lý và vận hành hàng ngày, anh ta mới xứng đáng là nhà lãnh đạo.
Nếu nhà quản lý sẽ chủ yếu sống ở hiện tại để kiểm soát và vận hành các chương trình, kế hoạch, nhà lãnh đạo sẽ chủ yếu sống ở tương lai, để thiết kế ra những chương trình và kế hoạch đó như là một phần của một tương lai chung, một tương lai tốt hơn cho tất cả mọi người. Nhà lãnh đạo cũng phải thuyết phục mọi người tin vào tương lai chung đó, để cùng nhau tham gia hiện thực hóa nó. Nhà lãnh đạo vì thế sẽ là hiện thân của tương lai của tổ chức hay đất nước mà anh ta lãnh đạo.
Chính vì lẽ đó, nhà lãnh đạo sẽ đòi hỏi phải có những phẩm chất khác thường so với nhà quản lý, lại càng khác so với phẩm chất của nhà cầm quyền. Trước hết, nhà lãnh đạo đòi hỏi phải có tầm nhìn xa và rộng để thấy được tương lai, từ đó thiết kế ra một tương lai mới tốt hơn cho tất cả mọi người. Sau đó, nhà lãnh đạo phải thuyết phục mọi người tin vào tương lai chung đó và cùng nhau góp sức hiện thực hóa tương lai đó. Mà để làm được điều đó, nhà lãnh đạo phải có được sự tin tưởng của những người được anh ta lãnh đạo. Sự tin tưởng đó sẽ căn cứ không chỉ trên viễn cảnh mà nhà lãnh đạo vẽ ra, mà còn được tích tụ từ vô số các tương tác trong quá khứ, mà ở đó đạo đức và sự khả tín của nhà lãnh đạo đóng vai trò quyết định. Vì thế, tính cách và đạo đức của nhà lãnh đạo chứ không phải kiến thức chuyên môn thường đóng vai trò quyết định trong việc có được sự tin tưởng này.
Để hiện thực hóa được tương lai mà nhà lãnh đạo thiết kế ra, nhà lãnh đạo phải huy động nguồn lực và sự hợp tác của tất cả người dân trong một thời gian dài. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo bị đòi hỏi phải có thêm ít nhất là ba phẩm chất tối quan trọng: chính trực vẹn toàn trong lời nói và việc làm của mình để duy trì sự tin tưởng, giúp cho công việc lãnh đạo không bị đổ vỡ; bao dung hội hợp để có thể chứa chấp tất cả các cách nghĩ, cách nhìn và cách đóng góp khác nhau từ mọi phía mọi người; và một sứ mệnh lớn hơn mối quan tâm của bản thân, gia đình hay hội nhóm của mình. Nếu không có chúng thì sự lãnh đạo sẽ không bao giờ có thể thành công.
Trở lại câu hỏi đầu tiên, lãnh đạo có nghĩa là gì? Câu trả lời giờ đã rõ ràng hơn, rằng: Lãnh đạo và kèm theo nó là vị trí và quyền lực, là sự ban trao của người dân đối với người mà mình tin tưởng thông qua bầu cử dân chủ và minh bạch. Lãnh đạo là một sự ban trao chứ không phải một sự sắp xếp. Công việc chính của nhà lãnh đạo là thiết kế ra một tương lai chung tốt hơn cho tất cả mọi người, thuyết phục mọi người tin tưởng và cùng nhau hiện thực hóa tương lai chung đó.
Nếu nhà lãnh đạo không làm được như vậy thì người dân đã ban trao nhầm người. Trong trường hợp này, tốt nhất là người dân có quyền và có cơ chế để rút lại sự ban trao này để tìm người xứng đáng. Nếu không, họ sẽ chỉ có một nhà cầm quyền thay vì một nhà lãnh đạo.
GVD/TBKTSG
------------

11 nhận xét:

  1. Giáp Văn Dương sai 1 điều . Ở trong các xã hội dân chủ hiện đại, không lo được hiện tại thì đừng hòng nghĩ tới tương lai . Dân cần thứ trước mắt trước là công ăn việc làm, sự an toàn trong xã hội, và giáo dục tiên tiến . Lo được những thứ đó thì người dân mới bầu cho vào nhiệm kỳ kế, hoặc có khả năng người kế nhiệm cũng là đảng đó . Không lo được thì đừng hòng .

    Lãnh đạo ở bên này phải lo được hiện tại, nhưng phải có tầm nhìn vào tương lai . Tất nhiên không phải hứa hão, "ngày mai trời sẽ (phải) sáng". Làm cho hôm nay trời đẹp xong rồi hứa gì thì hứa .

    Có nghĩa đòi hỏi của dân chúng từ người lãnh đạo khá cao . Không làm được thì xuống để người khác làm . Lộn xộn hoặc léng phéng sẽ bị đuổi xuống giữa nhiệm kỳ như Nixon, hoặc Bill Clinton chút xíu nữa là bị. May, quốc hội bỏ phiếu, số người muốn giữ lại nhiều hơn (hẳn) số muốn cho ông ta văng . Mà thời Bill Clinton, nền kinh tế Mỹ phát triển nhất trong vòng mấy mươi năm gần đây .

    Quản lý có 2 loại quản lý . Macro & micro-management. Lãnh đạo là loại macro-management, có nghĩa vừa có thể nhìn được big picture, vừa có thể đi vào chi tiết . Chỉ micro-management tức là quản lý tiểu tiết thì chết, nhưng chỉ nhìn vào tương lai (big picture) mà không làm tốt hiện tại thì chết còn lẹ hơn .

    Trả lờiXóa
  2. lãnh cái cướp giật; lừa chứ lãnh đạo cái gì?
    https://www.youtube.com/watch?v=dt7qloJxdr0&ebc=ANyPxKozDKORXL02h1K3DXf8ME_t-6NeoYti9CslI5vitWN5kh-hSpJT4GEuq-eKg61hI8SrqJkvb_OI2FcXUIoBxLPr2wWCOA

    Trả lờiXóa
  3. Nói xin lỗi,làm lãnh đạo mà không biết GIẶC là ai,ở đâu dù
    GIẶC hay kẻ địch SỜ SỜ trước mắt mà còn chẳng thấy thì cần
    đếch gì thứ lãnh đạo đó và phải hạ bệ cho dân nhờ !

    Trả lờiXóa
  4. Dân không mượn các ông đảng chọn lãnh đạo cho dân, dân chẳng cần lãnh đạo chỉ tay dạy bảo (các nước văn minh giàu có cũng vậy, người ta chẳng cần cái kiểu lãnh đạo để làm bố dân như VN hiện nay); dân biết làm gì dân cần để tự do mưu cầu hạnh phúc, dân biết chọn gì cho mình, cho thái bình non nước VN:
    https://www.youtube.com/watch?v=KtqlOWwvZRM
    https://www.youtube.com/watch?v=QADgnvnhgaE

    Trả lờiXóa
  5. Lãnh đạo nghĩa là người đầy tớ cao nhất của Nhân Dân ở bất kỳ quốc gia nào.
    Đầy tớ là vì nhân dân trả lương và các khoản bổng lộc theo qui định của pháp luật.
    Lãnh đạo phải biết phối hợp các sức mạnh của đơn vị hành chính mà đã được giao phó để phát triển và nâng cao phúc lợi cho nhân dân.Là đầy tớ và làm thuê cao nhất thì phải tiên phong nhất,không làm như vậy là thứ ăn hại.
    Ngày nay,nước Mỹ đã đi tiên phong trong con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ...Lãnh đạo các cấp của Việt Nam cần học tập họ,nếu trình độ còn thấp thì nên học tập và làm theo Nhật Bản.
    Hãy tha thứ cho những ai còn chống cộng,bởi vì thực tế họ chưa biết chủ nghĩa xã hội là gì,và thực tế ĐCSVN cũng chưa làm đúng và còn nhiều chính sách phá hoại CNXH nữa.
    Trong 30 năm qua,dù khách quan không thuận lợi,nhưng về chủ quan là quá kém...Làm đầy tớ nhân dân cần phải biết điều đó.
    Một bác sĩ khám chữa bệnh là làm thuê,vì được rả tiền công tốt,nhưng cái mặt tiếp xúc với người bệnh mà cái mặt như bánh tráng nướng là thiếu văn hoá,làm tiền bệnh nhân là gian ác.
    Các cơ quan hành chính mà đặt ra lắm thứ thủ tục để hành dân là phản chủ,có thể là phản tặc chui vào để phá hoại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nd 11:56 chính xác.
      Thực tế Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển, Sing, Nhật...đều thực hiện các chính sách XHCN dân chủ.
      Còn ở VN, các thức bậc lãnh đạo của đảng CS miệng hô CNXH nhưng lại làm kiểu phong kiến và tư sản giai đoạn đầu, cho nên lãnh đạo ra sức vơ vét, bóc lột, tham nhũng giàu sụ, còn dân thì ngày càng 'nghèo rớt mồng tơi', vi phạm dân chủ ngày càng trắng trợn, điển hình như CS TQ, VN, Triều Tiên, và riêng Cu Ba đang đi theo hướng như các nước tư bản và trung lập văn minh. TBT (đợt 2) N.P.Trọng nên ghi nhận điều đó.

      Xóa
    2. "Thực tế Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển, Sing, Nhật...đều thực hiện các chính sách XHCN dân chủ"

      Haha, Pluh-Eez, qua đó nói cho họ biết là họ đang thực hiện các chính sách XHCN dân chủ, họ sẽ cười cho bác thúi đầu!

      Cái gì tốt của địch là của ta . Giỏi thật!

      Xóa
  6. Thưa ngài Giáp văn Cương,xin lỗi ngài hỏi câu khó quá,dân đen chúng em thua, chắc trả lời không đúng đâu,nhưng cũng cố gắng hết sức,nhưng lỡ không đúng,thì kính xin ngài bớt giận,đừng quát tháo chửi bới chúng em nhen / câu hỏi "lãnh đạo nghĩa là gì ?"- đó là,khi còn nhỏ thì,học cách chửi cha mắn mẹ,ăn nói hổn xược vô lễ với người lơn,đến trường thì không học,vì học mệt lắm,vả lại nếu học,lỡ giỏi thì sao ! hỏng việc lớn mất,cho nên chỉ quay bài thôi,rồi đại học(người ta đại học,còn mình học đại có sao đâu).cuối kỳ chạy điểm mua bằng,rồi cao học,rồi tiến sĩ cũng thế,luôn luôn để đầu óc rãnh rang để tiêp thu những cách đạp trên đầu trên cổ thiên hạ,những cách lương leo,ăn gian nói dối,chôm chĩa tiền của thiên hạ...phấn đấu vào đảng,bằng mọi cách ngoi lên,dần dần đến chiếc ghế lớn nhát trong cơ quan - đó là lãnh đạo,nếu dừng lại ở đây thì chưa đủ và chưa thể gọi là lãnh đạo được,mà phải nghĩ cách moi tiền từ cơ sở vật chật của cơ quan ( nhà khách đang đẹp,tự nhiên nói rằng đã cũ,đã xuống cấp,lập dự án mới,đập phá tòa nhà cũ xây tòa nhà mới(công đạp tòa nhà cũ 100 triệu ,thì khai 1 tỷ=> bỏ túi 900 triệu / xây tòa nhà mới 10 tỷ khai 60 tỷ=> lời 50 tỷ<=> cộng:lời 50 tỷ+900 triệu... và cứ như thế, rất nhiều công trình nữa / nhân sự,bắt chúng cống nạp vào những ngày lễ lạc,tết nhất chẳng hạn... đứa nào làm không đúng ý thì đì,dìm không cho thăng bậc thăng hạng,đổi chúng đến những địa điểm xấu,hoặc vùng sâu vùng xa chẳng hạn...sợ quá,chúng phải móc tiền ra cúng thôi...tổ chức đi tham quan nước ngoài,dẫn những đứa em út vâng lời đi theo,một công hai chuyện ( trong đó có chuyện ăn nằm với nó...),tổng chi phí chuyến đi là 50 ngàn đô,thì khai 200 ngàn đô,150 ngàn đô bỏ túi,chia chác nhau xài... còn việc công thì kệ mẹ nó,rãnh thì làm không rãnh thì thôi,chết dân chết thiên hạ,chứ lãnh đạo làm sao chết được ! đến kỳ thống kê thì cứ khai đại đạt chỉ tiêu 100%,có cái đạt 150% ! có sao đâu,có thằng heo nào về kiểm tra đâu mà sợ,mà ví dụ như kiểm tra thật đấy,nhưng"hễ thấy phong bì thì nói thanh kiêu (thank you)" sợ gì chứ ! vv và vv //nhiều lắm,nhiều lắm,muôn trùng luôn ! Ngài Giáp văn Cương xem,sơ sơ như thì dân đen chúng em được cở mấy điểm rồi ?

    Trả lờiXóa
  7. chính xác, các lãnh đạo cơ quan nhà nước thì đúng như 13:59 nóí

    Trả lờiXóa
  8. Lãnh đạo là Nãnh đạo. Nói ngọng và làm bậy!

    Trả lờiXóa