Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Cánh cửa mở ra cơ hội cho những cải cách ở Việt Nam

Tổng thống Barack Obama gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
 tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC vào ngày 7 tháng 7 năm 2015.
Ông Obama gặp gỡ nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt 
Nam

để bàn về các mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước.

                                                                       (Ảnh: Martin H. Simon / Getty Images)
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị cho kỳ Đại hội Đảng toàn quốc (được tổ chức 5 năm một lần), người ta đều hồi hộp chờ đợi được biết những người sẽ nắm quyền lãnh đạo Đảng trong nhiệm kỳ tiếp theo. 
Khi bức màn cuối cùng được vén lên vào ngày 25 tháng 1, những người ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người theo chủ nghĩa dân túy – đã thất vọng khi vị đương kim Thủ tướng thất bại trước nhà lãnh đạo đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng – một người mang tư tưởng bảo thủ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã không giành được chức vụ được mong ước, và điều này đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục nhiệm kì thứ hai làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng – người bị cáo buộc theo chủ nghĩa thân hữu, gia đình trị và yếu kém về mặt quản lý kinh tế – không chắc sẽ thay đổi được đường lối trung hoà giữa hai thái cực vốn từ lâu đã được Đảng yêu thích. Các cải cách sẽ tiếp tục được thực hiện, mặc dù chúng diễn ra ở tiến độ chậm hơn, những cải cách đó cũng sẽ làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng mật thiết.
Cũng không khó để lý giải nguyên nhân vì sao công chúng lại dành tình cảm ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng. Ở một đất nước nơi mà người dân không ngừng phản đối sự quả quyết ngày càng tăng của Trung Quốc về mặt chủ quyền tại Biển Đông, việc nhà lãnh đạo nào thể hiện thái độ dứt khoát trong vấn đề đương đầu với Bắc Kinh sẽ giúp người đó có thể giành được tình cảm của công chúng.
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5 năm 2014, ông Nguyễn Tấn Dũng đã công khai thẳng thắn chỉ trích tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Ông Dũng cũng là người thành công nổi bật về những cải cách kinh tế và liên minh chiến lược với các cường quốc khác trong khu vực, đặc biệt là với Hoa Kỳ, ông Dũng đã có những bước đi dường như là nhằm chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Về mặt kinh tế, Việt Nam đang trong giai đoạn thăng tiến và vẫn được ưu ái bởi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.
Về mặt kinh tế, Việt Nam đang trong giai đoạn thăng tiến và vẫn được ưu ái bởi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức cao trong 5 năm qua, đặc biệt vào năm ngoái đã đạt mức 6.7% và đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất 14.5 tỉ USD. Mặc dù cũng bàn luận về các chính sách mời gọi đầu tư, nhưng Indonesia vẫn là đất nước khó khăn cho các nhà đầu tư. Về Thái Lan, đầu tư nước ngoài của quốc gia này giảm 78% trong năm 2015. Malaysia cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, nền kinh tế của nước này đang co cụm bởi sự bất ổn chính trị giữa những cáo buộc tham nhũng liên quan đến Thủ tướng Najib Razak.
Đây là bối cảnh cho Việt Nam nắm bắt một cánh cửa đặc biệt, mở ra cơ hội để Việt Nam thực hiện sâu hơn những cam kết cải cách của mình. Đối với nhiều người, nếu ông Dũng có thể nắm được quyền lãnh đạo, có lẽ các cải cách sẽ được thực hiện với tiến độ nhanh hơn và các chính sách khác cũng sẽ thực tế hơn. Những người trong phe ủng hộ ông Dũng cũng khẳng định rằng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Trọng – người không chỉ bảo thủ mà còn thận trọng – không sẵn sàng mấy để tận dụng những cơ hội như thế này.
Việc ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại không có nghĩa là dàn lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ né tránh cải cách hoặc khấu đầu trước Trung Quốc.
Ở một đất nước đi theo đường lối lãnh đạo đồng thuận, nhất trí khi giải quyết các vấn đề thiết yếu, các chính sách ngoại giao và kinh tế của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản. Việc ông Dũng bị loại không có nghĩa là dàn lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ né tránh cải cách hoặc khấu đầu trước Trung Quốc.
Những người chỉ trích ông Dũng đã bác bỏ các phát ngôn chống Trung của ông và xem những phát ngôn đó như một thủ đoạn chính trị nhằm cố gắng lấy lòng dân chúng, đồng thời họ cũng chỉ trích ông Dũng vì đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Trái lại, những người ủng hộ ông Trọng nói rằng ông Trọng không mềm mỏng với Trung Quốc như cách ông ấy tỏ ra ở bề mặt.
Điểm mấu chốt là sự quay ngoắt 180 độ của công chúng trong việc ủng hộ ông Dũng trở thành nhà lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam, đó là điển hình cho mong muốn mãnh liệt của người dân Việt Nam: họ muốn thấy Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, mở ra con đường tái lập quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ.
Hơn 1000 năm bị chiếm đóng và trải qua ba cuộc chiến tranh tang thương vào những năm 1970 và 1980 đã tạo ra bối cảnh lịch sử để suy nghĩ chống Trung Quốc ăn sâu vào tâm khảm người Việt Nam. Xét đến thời gian dài bị thực dân Pháp và Trung Quốc xâm lược, và xét đến tầm quan trọng chiến lược của Hoa Kỳ trên trường quốc tế sau năm 1975, không có gì ngạc nhiên khi người Việt Nam sẵn sàng bỏ lại sau lưng quá khứ với Hoa Kỳ .
Không bàn đến ai là người nắm quyền [lãnh đạo tối cao], các nhà lãnh đạo Việt Nam phải suy xét cẩn thận trước khi đưa ra các quyết định trong quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự với Hoa Kỳ, và điều này có thể phải đánh đổi bằng mối quan hệ với Trung Quốc – điều đó khẩn thiết kêu gọi sự quan tâm đến các câu hỏi quan trọng sau:
* Từ lập trường của Việt Nam, nếu Trung Quốc vẫn khăng khăng giữ thái độ hung hăng thì liệu Hoa Kỳ có thể là đối tác đáng tin cậy để Việt Nam gắn bó? Hay người Mỹ quá sa lầy ở Trung Đông và đã tỉnh ngộ với các chuyến phiêu lưu nước ngoài? Liệu Hoa Kỳ có đi đến thoả thuận với Trung Quốc, phản lại các lợi ích của Việt Nam?
* Từ lập trường của Hoa Kỳ, liệu Hoa Kỳ có thật sự muốn bước vào cuộc chiến với Trung Quốc? Và Việt Nam có cam kết tình hữu nghị và ủng hộ Hoa Kỳ hay không? Liệu Việt Nam có cố gắng trở thành một quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, hay sẽ vẫn là một quốc gia với những người Cộng sản chuyên quyền đối xử bất công với công dân của chính họ?
Mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang bị cản trở bởi sự hoài nghi, sự bất đồng về nhân quyền và tàn tích từ thời chiến tranh Mỹ – Việt.
Mặc dù đã 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhưng quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn bị cản trở bởi sự hoài nghi dai dẳng, những bất đồng về mặt nhân quyền và tàn tích từ thời chiến tranh Mỹ – Việt. Nhưng khi Tổng thống Barack Obama gặp gỡ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm ngoái, ông Obama đã nói về việc vượt qua “lịch sử khó khăn” từ cuộc chiến tranh với Việt Nam và việc tham gia vào các lực lượng ngăn cản Trung Quốc – một quốc gia đang ngày càng bành trướng sức mạnh kinh tế và chính trị trong khu vực.
Một tuần trước khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII khai mạc, ông Ted Osius – Đại sứ của Mỹ tại Việt Nam, đã phát biểu trong một hội nghị ở Thành phố Hồ Chí Minh rằng hai sự kiện trong năm 2015 đã chứng minh sự chuyển biến trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: chuyến thăm mang tính then chốt của ông Nguyễn Phú Trọng đến Washington và sự kiện hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) –  một thỏa thuận thương mại tự do trong khu vực do Mỹ dẫn đầu.
Việt Nam đã rất hăng hái tham gia TPP, và khi quốc gia này bày tỏ sự quan tâm đến TPP vào một vài năm trước, ít người nghĩ rằng Việt Nam sẽ nghiêm túc hay có khả năng thực hiện các cải cách cần thiết hoặc đối mặt với các thách thức lớn bao gồm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và kế đó là lợi ích của các tập đoàn dược phẩm về mảng chi phí y tế công cộng, hay cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận cho các công ty có quyền kiện một chính phủ nước ngoài.
Nhưng trên hết, các quyền lao động trong hiệp định TPP điển hình cho sự thoả hiệp của Việt Nam, và việc hiệp định thương mại này được thoả thuận cho thấy mức độ mong muốn của các nhà lãnh đạo của đất nước này được siết chặt mối quan hệ kinh tế mật thiết hơn với Hoa Kỳ. Không có quốc gia nào mong muốn gia nhập TPP hơn Việt Nam. Cũng như Hoa Kỳ, Việt Nam xem TPP là một công cụ chính trị chiến lược, chứ không chỉ dừng lại ở một hiệp định thương mại.
Việt Nam xem TPP như một công cụ chính trị chiến lược chứ không đơn giản chỉ là một thoả thuận thương mại.
Một vài người ở Việt Nam vẫn còn ác cảm với Hoa Kỳ và một số thì cảm thấy rằng ít nhất Hoa Kỳ phải có nghĩa vụ bồi thường hậu quả chiến tranh cho Việt Nam. Nhưng tỷ lệ những người bị bao quanh bởi hàng rào tư tưởng này hoàn toàn bị áp đảo bởi những người tin rằng Việt Nam sẽ có lợi từ các mối quan hệ được cải thiện, đặc biệt là đầu tư và thương mại với Hoa Kỳ. Ý kiến này càng được ủng hộ bởi tầng lớp thanh niên được sinh ra sau thời chiến.
Giới lãnh đạo Việt Nam tuy chuyên quyền nhưng đã không còn phớt lờ công luận. Chế độ một đảng này đang ngày càng chịu trách nhiệm trước dân chúng và thông qua việc giám sát truyền thông xã hội, chế độ này thật sự nhận thức được ý kiến của dân chúng.
Mặc dù để đạt được quyền lực, nhiều mánh khoé có thể đã diễn ra đằng sau bức màn Đại hội Đảng, nhưng cuối cùng thì dàn lãnh đạo mới của Việt Nam cũng phải cùng nhau xuất hiện và thống nhất quan điểm trước công chúng. Là người đứng đầu đất nước, sẽ không khôn ngoan nếu ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ đến việc tận hưởng chiến thắng trước ông Nguyễn Tấn Dũng. Thay vào đó, ông Trọng nên suy ngẫm về việc làm thế nào mà ông Nguyễn Tấn Dũng, người từng một thời là đối thủ đáng gờm của ông, lại có thể xoay ngược tình thế, dành được tình cảm của dân chúng – đó chính là thái độ dứt khoát của ông Dũng trước Trung Quốc để có được các mối quan hệ cải thiện với Hoa Kỳ.
Suy cho cùng, dù một chế độ chuyên quyền độc đoán như thế nào đi chăng nữa thì sự ủng hộ của công chúng vẫn là điều kiện then chốt quyết định sự tồn vong của chế độ ấy. Nếu không có sự ủng hộ của công chúng, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đứng trên bờ vực.
Dien Luong | Dịch giả: Minh Minh/Epoch Times/Vietdaikynguyen
--------------
Dien Luong là một nhà báo người Việt đã hoàn thành bằng thạc sĩ tại Trường Báo chí ColumbiaNew York với học bổng Fullbright. Bản quyền thuộc  YaleGlobal and the MacMillan Center. Bài viết này được đăng đầu tiên ở YaleGlobal Online.
------------

7 nhận xét:

  1. Kể ra, ở HN Sunyland vừa rồi, ông Obama mời béng đích thân ông tổng Trọng qua dự (phù hợp với điều 4 - HPVN) lại hay. Xem thử ô. Trọng có đi không và nói gì, khỏi phải bán tín bán nghi, giới truyền thông đỡ châm chọc - rách việc!

    Trả lờiXóa
  2. Dân lương thiệnlúc 15:54 19 tháng 2, 2016

    Muốn hay không thì với danh nghĩa là một người dân Việt, tôi khuyên ông Tổng Trọng nên có thái độ tử tế hơn với dân, ông hãy làm một vài động tác bảo vệ dân quyền ( cho dù có người bảo ông chỉ mỵ dân? ) và sau nữa ông hãy lắng nghe tiếng nói của dân để cải cách chế độ kinh tế và cuối cùng, nếu quả thật sau một giấc ngủ, tỉnh dậy ông nhận ra ra CNXH quả là ngu xuẩn, ông tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mac Lê và chấm dứt quan hệ phụ thuộc TQ như kiểu ông Thein Sein????
    Đảm bảo ông sẽ được làm vua đến hết đời

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. kinh thật... dám khuyên chánh tổng?
      cụ chánh sỏi trong sủ to bằng nắm tay và biết rõ hiểu rõ cộng sản gấp 10 lần dân đen lưowng thiện

      Xóa
  3. Ông Phó TT Mỹ khuyên vén mây , mà không thấy vén mây , có chăng chỉ vén quần đi tiểu . Chán thật . Làm những người tù lương tâm yêu nước nằm dài mục xương , những người trăn trở cho tương lai đất nước thất vọng tràn trề .
    Lần này Đảng khôn ngoan đưa ông Dũng đi hội nghị , ông Dũng là bộ mặt quen thuộc , được Tây Phương có cảm tình và uy tín nên mời được ông Obama tới thăm VN , đó là chứng tỏ tầm vóc ảnh hưởng của ông Dũng .
    VN đã nằm trong vòng tay của TQ từ mấy chục năm nay rồi , chứ có độc lập gì đâu mà gọi là nghiêng bên này ngã bên kia , đu dây .
    TTP là Mỹ muốn lôi kéo VN để chống lại giấc mơ bành trướng , trở thành đế quốc số 1 thế giới của Bắc Kinh . Còn VN thì được ăn theo cải thiện kinh tế , giảm bớt sức nặng của quả tạ nợ nần kinh tế đè trên đầu . TQ thì nhờ có tay trong , đàn em VN vào TTP sẽ luồn lách , đặt xí nghiệp , công ty tại VN để bán hàng cho TTP , thế cũng có lợi .
    Còn nói VN còn hoài nghi Mỹ vì mối thù chiến tranh quá khứ , thì đó là cái tâm của chỉ riêng những người lãnh đạo cuồng tín , đậm đặc chủ nghĩa CS trong tim óc .
    Cứ thử hỏi cây cột đèn xem nó chọn đi Mỹ hay đi Tàu , các cô gái ít học muốn lấy Việt Kiều qua Mỹ sống , vô dân Mỹ , bảo lãnh toàn gia đình qua Mỹ sống , hay là cởi truồng cho người ta sờ nắn , mơ lấy chồng Tàu qua Tàu ở , có nguy cơ bị bán vào lầu xanh .Đám học sinh trẽ đang học trung học muốn có học bổng qua Mỹ du học để tương lai góp phần xây dựng đất nước tươi đẹp hơn hay là qua TQ để được đào tạo thành cán bộ CS cốt cán rồi về siết dân cho thật chặc để VN vẫn vững chắc đi lên thiên đường CS .

    Thường ngược với lòng dân thì chế độ khó vững bền , nhưng cái phước đức của Đảng là có TQ bảo hộ nên cho dù dân có nổi dậy đòi hỏi mà VN lo không xong thì quân đội TQ sẳng sàng tràn qua VN giúp đở vô điều kiện ,rồi ở lại VN giúp ổn định chính trị mãi tới ngàn năm . Hoan hô quân đội VN anh hùng bách chiến bách thắng có tỉ lệ số lượng ông Tướng nhiều nhất thế giới , rất nể TQ .

    Trả lờiXóa
  4. Tâm lý chung của đa số dân Việt nam hiện nay là mong muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia và cải cách hội nhập với thế giới . Lãnh đạo ai thưc hiện hai điều đó bằng hành động thì dân ủng hộ . Ông Dũng đã thưc hiện một phần hai điều trên nên lý giải được tại sao trước đại hội đảng một phần dân chúng ủng hộ ông măc dù trong lãnh đạo kinh tế và quản lý xã hội ông rất kém cỏi .
    Ông Trọng về hành động nhu nhược trước bảo vệ chủ quyền , là người bảo thủ trước dòng chảy văn minh của thời đại ( ví dụ như : Kiên trì chủ nghĩa mln hoang tưởng, kinh tế thị trường định hướng XHCN , kinh tế nhà nước làm chủ đạo , giữ đảng cs độc quyền lãnh đạo , không chấp nhận sở hữu ruộng đất tư nhân , không chấp nhận tam quyền phân lập , không chấp nhận các quyền cơ bản của dân như quyền lập hội ,quền tự do báo chí ,quyền biểu tình ,vân , vân ...) . Nên ông Trọng không được dân chúng ủng hộ là điều dễ hiểu . Nhưng ông vẫn đươc bầu làm tổng bí thư . Giai thích thế nào viêc này .
    Bởi vì tổng bí thư là do đại hội đảng mà các đảng viên có chức quyền muốn duy trì đảng để hưởng danh lợi ( mất đảng là mất danh lợi) . Không ai thích hợp hơn ông Trọng , một con người năng lực kém ,mù quáng đến lú lẫn để duy trì đảng , nên họ đã bầu cho ông .
    Qua việc bầu cho ông Trọng ta thấy các đảng viên có chức quyền đã đặt lợi ích của bản thân , của đảng lên trên lợi ích đất nước .
    Thế nhưng con đường hội nhập, cải cách là con đường tất yếu , vì đó là dòng chảy thời đại , là ý nguyện của dân , không một thế lực nào có thể đảo ngược được , những người như ông Trọng chỉ làm chậm quá trình đó mà thôi .
    Khi đã hội nhập với thế giới văn minh thì ngày càng thân với phương tây đứng đầu là Mỹ là mang tính quy luật . Bởi vì Mỹ là tiêu biểu cho sức mạnh của khoa học kỹ thuật , của kinh tế , nghệ thuật , của cấu trúc xã hội , nhà nước. Việt nam là một nước nhỏ , ngèo, lạc hậu , muốn phát triển thì hoc những nước văn minh là điều tất yếu , mà muốn hoc đươc họ thì phải kết thân với họ cũng là điều tất yếu . Nói có tính quy luật là vì như vậy .
    Trong tương lai chắc chắn chúng ta sẽ được thấy Việt nam thân với Mỹ . Tuy thế Mỹ vì lợi ích của Mỹ nên cũng phải cẩn thận . Điều này phải học Hàn quốc.
    Đúng như kết luận của tác giả bài này , ý muốn của dân chúng là quyết định. Khi ý muốn của dân là bảo vệ chủ quyền và hội nhập cả về kinh tế và chính trị , tất cả những thế lực nào đi ngược lại ý muốn này là đang tự đào mồ chôn mình.

    Trả lờiXóa
  5. Mỹ tưởng là đón tiếp NPT.rình rang như Tàu thì NPT.
    sẽ nghĩ lại về quyền lợi nước và dân Việt quan trọng
    hơn quyền đảng trị nhưng Mỹ đã ngộ nhận vì NPT.là một
    kẻ giáo điều cuồng tín với chủ nghĩa CS.hay đúng như
    người Việt ta gọi "Trọng lú" !
    Nói như Yelsin (người CS.hiểu rõ bản chất CS.)là chính
    xác: phải xoá bỏ CS.chứ không thay đổi được.

    Trả lờiXóa
  6. "Cải cách", "Đổi mới"? Toàn ngôn tử xảo trá, đĩ mồm, lừa bịp nhân dân cả tin hàng chục năm nay.
    "Tham nhũng ổn định" là câu tự sướng đánh giá tình hình chính xác nhất của họ!

    Trả lờiXóa