Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc: Sau Nhật, đến lượt Hàn 'lãnh đủ'


Thế giới sẽ còn nói nhiều đến sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc trong thế kỷ 21, khi nó trở thành một hiện tượng đặc biệt, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng và khiến nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng, nhưng cũng đồng thời gây ra những hậu quả khủng khiếp một khi nó dừng lại. Cái tên mới nhất xuất hiện trong danh sách các nạn nhân từ sự giảm tốc kinh tế của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, là Hàn Quốc.
Không còn nghi ngờ gì nữa về việc Trung Quốc đang thực sự là một tâm chấn, góp phần gây ra tình trạng trì trệ của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. 
Sau Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á, giờ đây đến lượt nền kinh tế lớn thứ tư châu Á là Hàn Quốc bắt đầu có dấu hiệu rơi vào tình trạng trì trệ, mà chủ yếu là do những tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc. 
Càng gần càng nguy hiểm
Có thể nói, sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc hiện tại giống như một cơn bão, càng ở gần phạm vi hoạt động của nó thì tác hại càng lớn trên phạm vi toàn cầu, thông qua việc giảm hẳn nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu và năng lượng từ mọi quốc gia trên thế giới. Những quốc gia ở gần Trung Quốc nhất lại đang có xu hướng trở thành những nạn nhân chịu nhiều ảnh hưởng nhất. 
Đó là các nước Đông Nam Á và Nhật Bản. Cụ thể, cả 5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines đều suy giảm tăng trưởng kinh tế trong năm 2015, chủ yếu là do ảnh hưởng từ việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc suy giảm.
Với Nhật Bản, tình hình còn tệ hơn, sự giảm tốc của Trung Quốc xảy ra đúng vào thời điểm kế hoạch cải tổ kinh tế Abenomics của thủ tướng Shinzo Abe đang đi vào giai đoạn then chốt. Việc xuất khẩu sang Trung Quốc suy giảm trầm trọng khiến kinh tế Nhật lập tức rơi vào tình trạng trì trệ nhất trong vòng 3 năm qua, kể từ khi ông Abe nhậm chức. Tình trạng đó buộc ngân hàng trung ương Nhật Bản phải đưa lãi suất về mức âm để hy vọng kích thích kinh tế, khi mà thị trường chứng khoán (TTCK) Nhật đã rơi vào tình trạng “thị trường con gấu” với chỉ số Nikkei giảm hơn 20% - một dấu hiệu rõ ràng của suy thoái kinh tế, chỉ một tuần sau khi TTCK Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng này.
Tuy nhiên, việc Hàn Quốc chính thức ghi tên vào danh sách các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. 
Khác với các nước ASEAN vốn có quy mô kinh tế nhỏ hơn nhiều lần, Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á với mức GDP lên tới 1.300 tỷ USD trong năm 2015, nước này có một nền kinh tế mạnh và đa dạng, trình độ công nghệ cao và gần nhất theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) thì Hàn Quốc là nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới. Hàn Quốc cũng không giống với Nhật Bản vốn rơi vào trì trệ và giảm phát trong 2 thập kỷ vừa qua và đang phải vật lộn tái cấu trúc để thoát khỏi tình trạng đó. 
Nói cách khác, kinh tế Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại về lý thuyết có sức đề kháng cao hơn so với Nhật và các nước ASEAN đối với sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và sẽ ít chịu hậu quả xấu hơn từ sự kiện này. Nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải vậy.
Cụ thể, nền kinh tế Hàn Quốc đang ở trong tình trạng xấu nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1.2016 của nước này đã sụt giảm tới 18,8%, trong đó ngành xuất khẩu chủ lực là xe hơi đã có mức suy giảm lên tới 21,5% trong tháng đầu năm. Đây là mức suy giảm mạnh nhất của xuất khẩu Hàn Quốc từ năm 2010. 
Những dấu hiệu về sự giảm tốc của kinh tế Hàn Quốc đã bắt đầu xuất hiện từ đầu năm 2015 khi kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, xuất khẩu của Hàn Quốc liên tục giảm dần trong lần lượt 12 tháng của năm ngoái, buộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phải hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thứ tư châu Á từ mức 3,5% xuống còn 2,7%. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2015 vẫn không đạt được con số đó, mà chỉ tăng trưởng ở mức 2,6%. 
Xuất khẩu suy giảm, cộng với việc đồng USD tăng giá đang khiến nội tệ của Hàn Quốc là won có mức sụt giá mạnh nhất trong vòng 6 năm qua trong phiên giao dịch vào tuần trước. Dù chính phủ và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (Bank of Korea - BOK) tuyên bố sẽ ghìm giữ tỷ giá đồng won, nhiều nhà phân tích dự đoán Seoul nhiều khả năng cũng sẽ đi theo Nhật Bản trong việc hạ tỷ giá để thúc đẩy xuất khẩu.
Nguyên nhân không có gì khó hiểu 
Việc kinh tế Hàn Quốc suy giảm nặng nề ở thời điểm hiện tại không có gì khó hiểu, nếu như chúng ta tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với nước này. Theo thống kê của Oxford Economics, Hàn Quốc hiện là nước đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia có mức độ xuất khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất, chỉ đứng sau 2 quốc gia và vùng lãnh thổ khác là Úc và Đài Loan. Cho nên cũng dễ hiểu khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc và giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu thì xuất khẩu Hàn Quốc lập tức lao đao, khiến cho kinh tế nước này suy giảm tăng trưởng mạnh mẽ.
Vì thế, về lý thuyết thì Hàn Quốc sẽ là nước chịu nhiều tác động từ kinh tế Trung Quốc giảm tốc hơn cả Nhật Bản hay các quốc gia ASEAN. 
Sở dĩ Hàn Quốc không bị sốc đột ngột như kinh tế Nhật Bản hay Singapore, Thái Lan là vì kinh tế nội địa nước này đang tăng trưởng ổn định và chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng các biện pháp kích cầu nội địa như giảm thuế và tăng chi ngân sách để hấp thụ một phần lượng hàng hóa dư thừa do xuất khẩu bị đình trệ. 
Thế nhưng rõ ràng về lâu dài, Hàn Quốc cũng đang ngồi cùng mâm với Nhật Bản và các nước ASEAN do mắc cùng một vấn đề là dư thừa sản xuất và buộc phải tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong khi Nhật Bản, Singapore và Malaysia đã là thành viên của TPP thì Hàn Quốc vẫn đang đứng ngoài cuộc. Điều này đang gây ra bất lợi lớn cho kinh tế Hàn Quốc so với Nhật Bản hay Singapore, vì theo các nhà kinh tế dự báo, quá trình xin gia nhập TPP sẽ tốn không ít thời gian, trung bình là khoảng 5 năm, và rõ ràng là trong 5 năm đó thì Hàn Quốc sẽ rơi vào thế là kẻ chậm chân.
Với việc hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đang hướng về TPP như một giải pháp để xoa dịu cơn đau do kinh tế Trung Quốc giảm tốc, một xu thế rõ rệt trong tương lai đang dần hình thành là các nền kinh tế trong khu vực mà Hàn Quốc là một điển hình, đang muốn tham gia một thị trường dồi dào, ổn định lâu dài thay vì gắn bó với kinh tế Trung Quốc vốn thiếu ổn định. 
Nếu như cách đây vài năm Hàn Quốc tỏ ra không mấy mặn mà gia nhập TPP, thì giờ đây sự đổi ý của Seoul đang cho thấy nước này không còn mặn mà với việc gắn tăng trưởng kinh tế vào một mối quan hệ thiếu ổn định với Trung Quốc nữa.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF/Motthegioi)
---------------

11 nhận xét:

  1. Không nói gì đến VN à? Càng thân càng bị dần cho đau! Bi giờ thì cánh tuyen huấn ní noạn giáo mark sao im hơi lặng tiếng thế? Hết cơ chém gió rồi à ? Nhật Hàn chỉ khốn tí thôi vì nội lực họ khoẻ. Chứ VN mềnh đang chết, không cải tổ từ móng thì lật nhào ,chả ai cho dựa lúc khốn này, chỉ có thể dựa vào dân, mà như thế phải tuyên bố từ bỏ mác giáo dân mới theo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tới tết Công gô chế độ XHCN ưu việt ở VN mới bị lật nhào , cho dù dân có chết đói hàng loạt , cũng chẳng có gì phải lo chế độ bị sụp đổ , có côn an tận trung với Đảng là yên tâm , vững chắc . Như TQ trong thời gian thực hiện bước đại nhảy vọt bị hụt chân , dân chết đói mấy chục triệu nhưng chế độ vẫn vững mạnh , có sao đâu .
      Miền Bắc VN bị nạn đói năm 45 , rồi chiến tranh te tua , cải tạo công thương nghiệp miền Nam , lật tung cã nền tảng kinh tế , nhưng chế độ vẫn vững mạnh có ̣ sao đâu . Chế độ CS tuyệt vời là vậy , không ai dám mở miệng thì coi như không có khó khăn , vã lại có người học thức cao chót vót , kinh nghiệm xây dựng Đảng siêu đẳng thì làm gì mà có chuyện lật nhào .
      Chẳng cần dân theo Đảng , mà dân phải theo sự sự chỉ đạo của Đảng là được rồi .

      Xóa
  2. Đọc toàn bài chẳng thấy nói gì tới VN , vậy là dưới sự lãnh đạo sáng suốt , tài tình của Đảng ta , VN không bị bị giảm tốc tí nào cã . Vẫn tiến chầm chậm như sên bò mà vững chắc lên XHCN nên cho dù có giãm tốc cũng khó mà phân biệt được . Mọi chuyện đã có ông bạn vàng đứng sau lo liệu , dân VN cứ yên tâm gia công cho thiên hạ , cứ vui vẽ sống nghèo mà bình an , hạnh phúc .

    Trả lờiXóa
  3. Trung quốc xưa nay làm ra vẻ giàu có khiến cho thiên hạ nhào vô bỏ tiền và đầu tư...Nhưng thực chất nhân dân Trung quốc nghèo rớt mồng tơi vì bị bóc lột quá mức,cả ngìn năm qua không chính quyền nào của họ ngừng tay bóc lột.
    Do vậy Nhật Hàn Mỹ... nhào vô thì chết là quá phải rồi...
    Việt Nam từ xưa nay,nhất là từ khi ĐCSVN lãnh đạo,Theo chiến lược quốc gia,nhà nước phải nghèo xuống một chút,toàn dân phải giàu lên vì đó mới là nguồn dự trữ quốc gia vô tận.
    Hiện nay,đất nước Việt Nam đã có hơn 10 triệu gia đình tư sản và cũng gần triệu gia đình tư bản,đây cũng là nguy cơ khiến sinh ra tệ nạn ăn chơi trác tán mà dẹp mãi không xong.
    Do vậy ,các nước hãy rút bỏ,cắt lỗ mà sang đầu tư tại Việt Nam,Hãy học chú nhà xe Honda,chú ti vi Samsung...,các chú ngân hàng ngoại vào Việt Nam để đến mức giàu quá.
    Đi nuôi thằng giặc để nó chỉa tên lửa vào cổ họng,sạt nghiệp cũng là may rồi.Tội nhất là chú SAM,nó chui trôn hôm qua để nay nó chỉa thẳng cái căn cứ to đùng sát nách,nó đâm sau lưng đau thốn xương mà hổng dám than.Chưa xong nó đòi chia nửa gia tài mà chú SAM giành giật với Nhật hồi xửa.
    Nhân Dân Việt Nam và ĐCSVN không bao giờ chui trôn chú SAM,nhưng rất tử tế và đàng hoàng lịch sự,và không bao giờ chơi trò đâm sau lưng ai cả.
    Đó âu cũng là truyền thống ngàn đời mà chính vì vậy Việt Nam cứ tồn tại trước mũi thằng điên,thằng đểu.
    Nhân Dân Việt Nam không giàu có thì thằng điên nào mà xâm lược,vì ăn cái gì.Nhưng xâm lược Việt Nam giàu có thì làm sao mà tránh khỏi bị bẻ răng,để phúc cho đời sau nên còn để lại hai cái lợi...Đừng thấy thế mà tưởng bở,cứ còn hai hàm lợi là há họng nuốt,nổi khùng ông cắt cả hai cái hàm lợi là toi muôn đời.
    Thế giới có ba sức mạnh vô địch,đó là tiền,quyền lực,và trí tuệ.
    Việt Nam hiện nay có đủ ba thứ sức mạnh đó,nhất là trí tuệ.
    Do vậy , nước nào chưa đến Việt Nam là sai lầm.Còn nước nào tự xưng bá chủ mà đụng đến thì xem lại lịch sử.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Hiện nay,đất nước Việt Nam đã có hơn 10 triệu gia đình tư sản và cũng gần triệu gia đình tư bản"...
      Số liệu quái dị này ông ND 14:22 lấy đâu ra thế? Một thằng ch hay con mẹ DLV nào đó cung cấp à?

      Xóa
  4. Hàn Quốc đi theo con đường tư bản bóc lột nên có lúc kinh tế bị giãm tốc , lo sốt vó . Còn Triều Tiên đi theo XHCN bền vững , có bao giờ nghe nói giãm tốc hay kinh tế suy trầm gì đâu , XHCN ưu việt là vậy , hay là nếu có ai nói xấu về kinh tế là đã bị đem ra cho đại bác bắn rồi , nên chẳng có nghe dân Triều Tiên phàn nàn gì về kinh tế cã .
    Dân Triều Tiên sống thật là hạnh phúc , học sinh mắt sáng , tốt , chứ như tuổi trẽ Hàn Quốc đọc nhiều , chơi game trên vi tính , điện thoại di động đa số bị cận hết .
    Sống càng gần gủi với thiên nhiên sức khõe tốt hơn , nếu sống trong hang trên rừng thì còn khõe mạnh hơn nữa . Bởi vậy mai mốt dân VN mò ngọc trai , tìm trầm cuộc sống sẽ đơn giãn hạnh phúc hơn .

    Trả lờiXóa
  5. Thương em Pắc Chung Hy quá đi!

    Trả lờiXóa
  6. dân VN cứ yên tâm chịu khổ để theo Đảng đến còng nhé. Lãnh đạo Đảng Nhà nước sau các kỳ đại hội cứ mặc sức tung hoành cướp đất vinh thân phì gia

    Trả lờiXóa
  7. dân VN cứ yên tâm chịu khổ để theo Đảng đến còng nhé. Lãnh đạo Đảng Nhà nước sau các kỳ đại hội cứ mặc sức tung hoành cướp đất vinh thân phì gia

    Trả lờiXóa
  8. Xin giải thích cơ bản cho bạn Lê Khả Hành,
    Tư sản là hộ có tài sản riêng,bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động,chủ động sản xuất kinh doanh....Tư bản cũng như trên nhưng họ có vốn đầu tư trong các công ty lớn và vừa.
    Số liệu theo điều tra thống kê hàng năm,mình là ai mà mặc cảm với DLV vậy,họ nói sai thì bảo là sai.
    Dự trữ quốc gia trong nhân dân không chỉ hiệu quả,mà còn là sức mạnh của quốc gia đó,khi lâm nguy là huy động được ngay.
    Đây là sự khác biệt lớn của Việt Nam và các nước,có thể nói là đặc thù chỉ có ở Việt Nam.
    Một khi nhân dân không theo ĐCSVN thì làm sao mà tồn tại.Một số ít thôi chống ĐCSVN nhưng chả ăn nhằm gì.ĐCS Trung quốc đã thoái hoá,phân hoá từ cuối đời cụ Mao,nên Họ chưa đánh Việt Nam đã thua rồi,nay cũng thế,do vậy sấm mới có câu Việt Nam từ nay vững bền là vậy.
    Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh xưa nay căm tức Việt Nam vô kể,nhưng hết dám chỉ xấu tính cho đỡ nhục.

    Trả lờiXóa
  9. Nền kinh tế thị trường của Hàn Quốc không có định hướng Xã hội chủ nghĩa nên mới bị như vậy !

    Trả lờiXóa