* NGUYỄN HƯNG QUỐC
Tuần rồi, tôi gặp một số người quen từ Việt Nam sang Úc
chơi. Hầu hết đều là người miền Nam
và thuộc giới khoa bảng, có bằng cấp cao và hiện giảng dạy tại các trường đại
học lớn ở Việt Nam.
Lúc chuyện trò, chẳng hiểu sao, câu chuyện lại hướng về Đại hội đảng lần thứ
XII vừa mới kết thúc.
Điều khiến tôi ngạc nhiên vô cùng là không ai có vẻ
hiểu biết gì về đại hội ấy. Người ta biết rất lờ mờ về kết quả bầu cử; về
chuyện ai đi ai ở lại; về chuyện trong Bộ Chính trị hay Ban Chấp hành Trung
ương có bao nhiêu người; và hoàn toàn không biết gì về những cuộc đấu đá giữa Nguyễn
Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với chút ngượng nghịu, họ thú nhận là họ không
biết gì nhiều. Rồi, cũng với chút ngượng nghịu, họ phân bua: Họ không để ý theo
dõi. Không đợi tôi hỏi, họ phân bua tiếp: Ông nào lên, ông nào xuống thì Việt Nam cũng vẫn
thế. Không có gì thay đổi cả. Biết vậy thì quan tâm để làm gì? Thì giờ, người
ta để dành cho việc kiếm sống. Rảnh, thì rủ bạn bè ra quán, nhậu. Vậy thôi.
Chưa hết, người ta còn thanh minh thêm: Không phải chỉ
có họ, mà ngay cả các đảng viên ở Sài Gòn cũng vậy, cũng chả tha thiết gì đến
chuyện chính trị. Rồi họ đọc cho tôi nghe một câu ca dao mới nói về tính cách của
người “Nam
kỳ”:
Nam kỳ ăn nhậu
lai rai
Nghị quyết đọc hoài chẳng nhớ một câu.
Thú thực, tôi đã nghe những lời phân trần như vậy khá
nhiều lần. Và lần nào cũng ngạc nhiên. Bởi nó khác hẳn kinh nghiệm thường ngày
của tôi tại Úc. Ở Tây phương, người ta hay khuyên không nên nói đến chuyện chính
trị vốn là yếu tố rất dễ gây ra bất đồng. Nhưng đó là lời khuyên giành cho
những người lạ, ở chỗ sơ giao. Trên thực tế, trong khoa tôi dạy, giữa các đồng
nghiệp, chúng tôi vẫn rất hay nói đến chuyện chính trị. Người ta ít khi trình bày
lộ liễu chủ kiến của mình nhưng qua sự phân tích, hầu như ai cũng chứng tỏ là
họ rất hiểu biết về các biến động trong sinh hoạt chính trị tại Úc cũng như ở
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ. Sự hiểu biết ấy trở thành một dấu chỉ
của khái niệm trí thức.
Sẽ rất đơn giản nếu chúng ta quy việc thiếu quan tâm
đến chính trị của người Việt Nam
như một biểu hiện của chứng vô cảm. Đành là đúng. Sống trong một quốc gia mà
người ta không hề để ý đến các biến cố quan trọng có sức ảnh hưởng đến vận mệnh
đất nước và tương lai của dân tộc, nếu không gọi là vô cảm thì là cái gì? Nhưng
vấn đề là: tại sao người ta vô cảm như vậy? Câu trả lời đầu tiên là chính sách
tuyên truyền cho tất cả hãy để cho “nhà nước lo” ở Việt Nam. Hậu quả
của chính sách tuyên truyền ấy là mọi người xem chuyện đất nước thuộc trách
nhiệm của ai đó, không dính líu gì đến mình. Không quan tâm đến đất nước, người
ta cũng chả thèm để ý đến các sinh hoạt chính trị như đại hội đảng hay các cuộc
hội nghị trung ương.
Tuy nhiên,
bên cạnh sự vô cảm ấy, tôi nghĩ còn có một tâm lý khác: tuyệt vọng.
Đảng cộng sản, trong giai đoạn giành chính quyền, để
thu phục nhân tâm, lúc nào cũng vẽ ra bao nhiêu hy vọng cho dân chúng, từ hy
vọng về độc lập cho đất nước đến hy vọng về tự do và no ấm, hay xa và lớn hơn nữa,
về một thiên đường xã hội chủ nghĩa, nơi mọi người đều bình đẳng với nhau.
Giành được chính quyền rồi, trong những giai đoạn chiến tranh hay kinh tế khó
khăn, người ta lại vẽ nên những hy vọng khác, về thống nhất và về thịnh vượng.
Tuy nhiên, sau năm 1975, tất cả những gì người dân chứng kiến và kinh nghiệm
đều chỉ là sự áp bức và sự khốn cùng. Chỉ có giai đoạn gọi là đổi mới, những
tia hy vọng ấy mới sáng lên trong lòng dân chúng. Nhưng chỉ được vài năm. Sau
đó, tuy đời sống của người dân khá lên một chút, nhưng kinh tế đất nước vẫn ì
ạch trì trệ với số các đại công ty bị phá sản càng lúc càng nhiều và đặc biệt,
nợ công càng lúc càng chồng chất. Giáo dục và đạo đức càng ngày càng suy
đồi. Cán bộ thì tham nhũng. Đi đâu cũng gặp tham nhũng. Những lời hứa hẹn diệt trừ
tham nhũng cứ như những lời nói đùa. Những lời hứa hẹn cải cách này nọ chỉ là
những lời hứa hẹn hão. Dân chúng, từ lâu, biết rõ điều đó, nên họ đúc kết thành
ca dao: “Sửa sai thì lại sửa sai / Sửa thì cứ sửa, sai thì cứ sai.” Sống trong
hoàn cảnh như thế, kéo dài cả hơn nửa thế kỷ, dần dần người ta đâm ra tuyệt
vọng. Không ai còn tin là đảng cầm quyền sẽ thực sự thay đổi hoặc có một chính
sách nào thực sự có hiệu quả để đất nước được phú cường và dân chủ cũng như
nhân quyền được tôn trọng.
Bên cạnh sự
tuyệt vọng ấy là cảm giác bất lực.
Ở đâu quyền lực chính trị cũng chỉ nằm trong tay một
số người. Tuy nhiên, ở các quốc gia dân chủ, những người bị trị ít nhất cũng có
một số quyền lực nhất định. Ở việc bầu cử. Ở việc lên tiếng phê phán hoặc thậm chí,
xuống đường phản đối một số chính sách họ cho là sai lầm. Giới lãnh đạo không
thể không quan tâm trước những sự phê phán và những sự phản đối ấy bởi, nếu
không, họ có thể bị thất cử ở kỳ bỏ phiếu kế tiếp. Ở Việt Nam, ngược lại.
Dân chúng hoàn toàn không có quyền bỏ phiếu cho những người lãnh đạo đất nước:
Đó là công việc trong nội bộ đảng của họ. Dân chúng chỉ được quyền bầu các đại
biểu Quốc hội, tuy nhiên, ở đây lại có hai điều đáng chú ý: Một, tất cả những
đại biểu ấy đều do đảng lựa chọn và đề cử; hai, thắng cử rồi, các đại biểu ấy
đều làm việc và bỏ phiếu theo chỉ thị của đảng chứ không phải theo nguyện vọng
của cử tri. Còn việc phê phán và phản đối của dân chúng đối với các chính sách
của đảng và của chính phủ thì hoàn toàn bị cấm đoán. Dân chúng, do đó, dù biết
các chính sách của nhà nước là sai lầm và nguy hại, cũng không có cách gì ngăn
chận được. Họ hoàn toàn bị bất lực.
Cảm giác tuyệt vọng và bất lực ấy được thấy rõ nhất
trong quan hệ giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Ai cũng biết Trung Quốc đã từng chiếm hải đảo Việt Nam và đang âm mưu lấn chiếm cả vùng biển của
Việt Nam.
Và ai cũng biết, trước các nguy cơ lấn chiếm ấy của Trung Quốc, phản ứng của chính
quyền Việt Nam
rất yếu ớt và không có hiệu quả. Biết vậy, nhưng người ta không làm gì được.
Xuống đường biểu tình chống đối Trung Quốc thì bị đánh đập, bắt bớ, tù đày. Sợ
hãi và mệt mỏi, người ta đành buông xuôi.
Sự tuyệt vọng, bất lực và buông xuôi ấy rõ ràng là một
tai hoạ cho đất nước. Việt Nam
không thể thay đổi, không thể mạnh hơn và không thể bảo vệ được chủ quyền của
mình trên biển đảo nếu dân chúng đều mặc kệ như thế.
Tuy nhiên, oái oăm là chính quyền lại muốn nuôi dưỡng
cái tinh thần mặc kệ ấy .
(blog/VOA)
--------------
Tác giả phản anh tình trạng tâm lý của của một số khá đông trí thức và người dân Việt Nam hiện nay: Từ thờ ơ, mặc kệ, đến tuyệt vọng và và cuối cùng là bất lực.
Trả lờiXóaTôi nói khá đông chứ không phải rất đông, càng không phải là tuyệt đại đa số.
Trải qua hơn 70 năm sống dưới chế độ của nhà nước cộng sản, người dân VN, bất kể Miền Bắc hay Miền Nam, tùy hoàn cảnh khác nhau đều thấm thía nền thống trị độc tài, thậm chí có thể gọi là tàn độc, dã man của bọn cầm quyền ở mọi địa phương trên toàn quốc, thì ít nhiều họ đều đã có quan tâm đến cuộc sống thường ngày của bản thân họ và gia đình họ, đặc biệt là tương lai của con cái họ. Nhìn rộng hơn, nhiều người, rất nhiều người đang rất quan tâm đến quyền lợi của bà con họ hàng, anh em, chòm xóm và cả cộng đồng xã hội.
Vì có quan tâm nên họ phải có hành động là tất nhiên.
Bởi vậy tâm lý thờ ơ, mặc kệ hiện nay chỉ tồn tại ở một số người ích kỷ, nông cạn nào đó thôi.
Tôi quan sát thấy mối quan tâm của cộng đồng đã rất sâu rộng và rất thực tế. Vụ rét vừa qua, trong khi ở Đại hội đảng lần thứ 12 thì người ta đánh phá chém giết nhau, nhưng ngoài xã hội thì từng đoàn xe chở quần áo, tiền bạc, lương thực thực phẩm .... đi các tỉnh Miền núi cứu đói, giúp bà con nghèo.
Phản ứng với vấn đề chính trị đâu có phải chỉ là đi biểu tình và hô khẩu hiệu?
Phản ứng chính trị phải từ những việc làm cụ thể, qua đó tự nâng cao nhận thức của bản thân mình và giúp người dân giác ngộ chính trị dần dần.
Nói về tình trạng tuyệt vọng:
Nhìn kết quả của đại hội 12, khi một kẻ ngu xuẩn, tối tăm và bảo thủ như Nguyễn Phú Trọng vẫn điều khiển "Thành công" ĐH, và giữ được chức TBT trong nhiệm kỳ mới, khiến nhiều người tuyệt vọng là phải.
Nhưng dưới con mắt của tôi ( và nhiều người khác ) thì Nguyễn Phú Trọng đã ở thế cùng đường rồi. Nếu như mấy chục năm trước, ĐCS có thể lấy chiêu bài bảo về Tổ quốc và đã lừa dối được rất nhiều người, thì nay, ĐCS phải lấy súng đạn vũ lực và rất nhiều mánh khóe của lưu manh để giành được thế thắng, vậy sự tồn tại của ĐCS hiện nay có còn cơ sở vững vàng nữa không? không những không vững vàng mà còn vô cùng mong manh. Cả nước hiện có 4,5 triệu ĐVCS, họ có biết hiện có bao nhiêu ĐV chán ghét họ và sẵn sàng lật đổ họ không?
Không cần kể nhiều, có lẽ, một ngày nào đó không xa, chúng ta sẽ thấy những chuyện bất ngờ xẩy ra, như ở Liên Xô và các nước Đông Âu 25 năm trước
Bởi vậy không thể nói là bất lự.
Vấn đề lớn nhất hiện nay là vấn đề Bảo Vệ Tổ Quốc.
Sự bất công nào cũng có thể bỏ qua, nhưng HỌA MẤT NƯỚC thì không thể bỏ qua.
ĐCSVN hiện nay đã lộ rõ bản chất bán nước của họ.
Bởi vậy họ sẽ phải trả giá.
Đây chính là ĐỘNG LỰC lớn nhất để chúng ta tin rằng chúng ta KHÔNG BẤT LỰC .
Hoan nghênh ý kiến của ban DÂN LƯƠNG THIỆN !
XóaBạn nói đúng đó - Tôi cũng rất chán nản khi biết một kẻ ngu xuẩn, tối tăm và bảo thủ mà vẫn vênh mặt làm lãnh đạo.
Tôi rất tin về sức bật, sự hiểu biết về thời cuộc hiện nay của lớp trẻ (vì họ không ngu như tôi) và CHĂC CHẮN RẰNG HỌ SẼ HÀNH ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH, CHỨ KHÔNG BỊ LỪA BỊP, CHỊU LỮA BỊP NHƯ LỚP GIÀ CHÚNG TÔI NỮA (tôi đã 82 tuổi rồi)
Đất nước VN là của dân tộc VN, chứ không phải là của riêng cái lũ "bộ phận không nhỏ" suy thoái, biến chất, bạc nhược, tham nhũng!
Việt Nam là khu đặc trị Trung quốc,cấm biểu tình chống Trung quốc là đúng.lệnh không thi hành thì bắt,bắt mà đánh công an thì đánh lại,anh Hưng Quốc về mà chỉ cho cách chống Trung quốc hay hơn.
Trả lờiXóaThế giới này ,nước nào dám đánh và đánh thắng Trung quốc,chỉ có Việt Nam và Nga mà thôi nhé...
Mỹ còn bị Trung quốc nó đánh cho thua một nửa.đau điếng.
Các giảng viên đại học Việt Nam phần lớn là Đảng viên ĐCSVN hơi đâu mà nói chuyện cò cưa với anh Hưng Quốc,vốn không biết gì về chính trị.Từ con cưng của ĐCSVN chạy qua ÚC kiếm cơm,bấy nhiêu thôi là đủ lơ rồi.
Ăn hết cơm Cộng sản mà toàn phá.
Công Sơn
Thằng này chắc hết thuốc chữa ! Ăn tết rồi thì vào lại BV tâm thần đi , lớ ngớ ở ngoài , đi lang thang không khéo gặp " thằng điên lái xe " nó tông , chết không kịp ngáp bây giờ .
XóaCông Sơn viết đúng đấy , VN bách chiến bách thắng , nhưng mất nhiều nhất cũng là VN ! Người Mỹ họ " thua " thằng Tàu nhưng họ lại có con bò " Made in China " kéo cày thay họ . Bây giờ đưa ra một giả thiết tâm thần , rằng có thằng nào đó chiếm đảo Hawaii , liệu người Mỹ có chịu ngồi im và chỉ phản đối vài câu lấy lệ qua loa ? chờ đấy mà họ thua ! Người Mỹ vẫn có thể thua , nhưng mất thì không bao giờ . Thắng để rồi đi làm Ôsin quốc tế thì thắng làm gì .
XóaĂn hết cơm Cộng sản mà toàn phá.
XóaCông Sơn?
Chứ không phải: "Ăn cơm Quốc gia, thờ ma cộng sản" hả Công Sơn?
"Việt Nam là khu đặc trị Trung quốc,cấm biểu tình chống Trung quốc là đúng."
XóaCông Sơn ngày càng phản động, tay sai của TC! Ê, hay mi chính là Trần Nhật Quang Lùn?!
Nói dân Việt vô cảm hoặc buông xuôi thì chưa chính xác đâu . Chỉ một số đông là như vậy . Số này chia ra làm ba loại :
Trả lờiXóa- loại thứ nhất vô cảm , chỉ quan tâm đến lợi ích của mình không quan tâm đến lợi ích đất nước .
-Loại thứ hai bị truyền nhồi sọ nên phó mặc cho đảng và nhà nước .Nhưng loại này dần dần thay đổi do nhìn thấy sự kém cỏi của nhà nước và sự khổ đau mình phải chịu đựng .
-Loại thứ ba bất lực vì cho rằng mình có làm gì cũng không thay đổi được . Loai này do nhận thức hạn chế và bản lĩnh yếu . Đối với lớp người này nhận thức và bản lĩnh chính trị sẽ tăng dần cung với sự tiến bộ của dân chủ xã hội
Như vậy là rõ ràng số người vô cảm sẽ giảm dần và số người quan tâm đến chính trị ,tiến bộ xã hội sẽ tăng dần theo thời gian cùng với sợ thối nát ngày càng tăng của chế độ . ở đây có một tí lệ thuận và còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh của chế độ , khi thối nát tăng thi số người dấn thân vì xã hội tăng ,điều nay được chứng minh ở xã hội Việt nam nhiều năm qua . Hiện nay số người hoạt động vì dân chủ đã tăng lên rất nhiều so với năm năm trước . Biến thiên tỉ lệ thuận này đến một lúc nào đó sẽ xảy ra một cuộc cách mạng dân chủ thực sự . Tuy nhiên hình thức của cuộc cách mạng này không thể biết trước được . có thể ôn hòa hoặc có thể bạo lực tùy theo sự điều chỉnh của chính quyền . Ở Việt nam có lẽ hơi chậm nhưng chắc chắn sẽ đến vì đó là tính quy luật . chúng ta sẽ được thấy điều đó trong tương lai . Có lẽ chính quyền cũng đã biết được điều này nên có một số điều chỉnh như tăng cường lực lượng công an đàn áp bắt bớ , điều 4 hiến pháp , đặt bảo vệ đảng lên trên đất nước ,vân,vân... Nhưng tiếc thay điều chỉnh theo kiểu này chỉ rút ngắn tuổi thọ của họ mà thôi. Vì đó cũng là tính quy luật .
Nên tâm lý vô cảm và tuyệt vọng của một số hiện nay cũng không có gì đáng ngại, thưa tiến sĩ Quốc .
Xin được bổ xung thêm với tác giả Nguyễn hưng Quốc : cả một xã hội đều sống theo kiểu " Mắc-kê-nô " ! Và đó là hiện trạng rất thực của người dân Việt nam hiện nay .
Trả lờiXóaChỉ có những người chơi xổ số thì họ mới quan tâm nó đổ số mấy , những người không chơi họ quan tâm gì số mấy . Về chính trị cũng vậy , người dân họ không quan tâm vì họ không có quyền được quan tâm . Quan tâm để " được " thua thiệt , bị đàn áp , bị theo dõi , bị đe dọa thì tốt nhất là " tránh voi chẳng xấu mặt nào " ! Chưa hẳn là người dân bất lực , tuyệt vọng hoặc buông xuôi , họ đang cảnh giác chế độ CS thì đúng hơn .
Trả lờiXóaXin được chia sẻ ý kiến với Bạn Dân Lương Thiện . Cảm ơn Bạn !
Trả lờiXóaHoan nghênh ý kiến của ban DÂN LƯƠNG THIỆN !
Trả lờiXóaBạn nói đúng đó - Tôi cũng rất chán nản khi biết một kẻ ngu xuẩn, tối tăm và bảo thủ như Nguyễn Phú Trọng lại bầy mọi kế độc để trở lại làm TBT ! (dĩ nhiên, tôi cũng chẳng ưa gì anh chàng y tá vườn, vì anh ta tham lam vô độ ...)
Tôi rất tin về sức bật, sự hiểu biết về thời cuộc hiện nay của lớp trẻ (vì họ không ngu như tôi) và CHĂC CHẮN RẰNG HỌ SẼ HÀNH ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH, CHỨ KHÔNG BỊ LỪA BỊP, CHỊU LỮA BỊP NHƯ LỚP GIÀ CHÚNG TÔI NỮA (tôi đã 82 tuổi rồi)
Đất nước VN là của dân tộc VN, chứ không phải là của riêng bọn cộng sản đốn mạt !!!