Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Cần chấm dứt 'Mệnh lệnh hành chính' để theo Thị trường

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: 
Chúng ta phải đi con đường chung 
của nhân loại
Kết thúc cuộc trò chuyện với các nhà báo tại trụ sở bộ vào một ngày cuối năm 2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nán lại để chụp ảnh với từng người. Ông nói, đây là lần cuối ông trao đổi với báo chí trên cương vị lãnh đạo.
             TBKTSG: Tại lễ kỷ niệm 70 năm của ngành kế hoạch và đầu tư, bộ trưởng kêu gọi cán bộ cần nghiên cứu trên tinh thần sáng tạo và đổi mới? Vì sao ông lại muốn tinh thần đó?
- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Chúng tôi là cơ quan hoạch định chiến lược, xây dựng chính sách phát triển cho đất nước. Đây là công việc cực kỳ hệ trọng, đòi hỏi tư chất đổi mới, đòi hỏi những con người có tư duy tốt, kiến thức toàn diện, không chỉ kiến thức trong nước mà kiến thức của thế giới. Chúng ta không thể một mình đi một đường. Chúng ta phải đi con đường chung của nhân loại. Muốn đi con đường chung đó, chúng ta phải biết nhân loại đang làm gì, các quốc gia phát triển họ đi ra sao, và Việt Nam đang đứng ở đâu trong lộ trình này. Đấy là đòi hỏi thực tế, và cần kiến thức.
Bên cạnh đó, cũng cần có tâm huyết với đất nước, phải trăn trở tại sao nước mình còn phát triển chậm và kém thế, tại sao người dân còn ta thán nhiều như thế. Trăn trở vậy mới giúp hoạch định chiến lược tốt, chính sách tốt. Đây là việc trí tuệ, không ai ép buộc, nên phải tạo môi trường đổi mới sáng tạo cho cán bộ trong cơ quan. Tôi muốn nói, sáng tạo chỉ có khi người ta hưng phấn làm việc. Tôi kêu gọi, và cam kết môi trường bình đẳng thuận lợi cho nghiên cứu, sáng tạo để có thể tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước những đột phá về thể chế. Tức là phải suy nghĩ khác đi để làm khác đi.
TBKTSG: Với tinh thần đổi mới, ông đã được nhiều người ca ngợi, ngay cả trên diễn đàn Quốc hội. Cá nhân ông có bị sức ép vì việc đó?
- Cạnh tôi có nhiều lãnh đạo cấp cao ủng hộ và khuyến khích sự đổi mới này. Quốc hội cũng ủng hộ tôi đổi mới, Chính phủ cũng ủng hộ. Tôi nghĩ, khi đổi mới được kiểm chứng là có lợi cho dân tộc, cho đất nước thì sẽ được ủng hộ. Tuy vậy, để đổi mới không thoát khỏi đụng chạm lợi ích của bộ này, ngành kia, hay các cá nhân. Có người không đồng ý, họ phản ứng lại. Chúng tôi chịu không ít áp lực, và cá nhân tôi cũng bị áp lực khi làm các luật.
Ví dụ khi làm Luật Đầu tư công và Chỉ thị 1792, chúng tôi bị phản ứng quyết liệt, nhưng nay thì mọi người đều thấy tốt. Nếu vì lợi ích cục bộ thì chúng tôi không làm để hàng năm có người tới xin xỏ. Đặt đầu tư trong trung hạn (thay vì hàng năm), chúng tôi phải vượt qua chính mình.
Đổi mới là đụng chạm, đổi mới mà không bị phản ứng thì không phải đổi mới.
TBKTSG: Nhưng tinh thần đổi mới mà ông trăn trở lâu nay cũng gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, dự luật quy hoạch ông chủ trì đang được ủng hộ sẽ giúp cắt giảm chi phí tới 8.200 tỉ đồng. Nhưng ông đã không thành công?
- Đó là câu hỏi hay. Tôi có thể nói không phải chỉ 8.200 tỉ đồng đâu. Đó chỉ là số tiền bỏ ra để làm các luật, và các quy hoạch. Cái tác hại phải lên đến nhiều lần như thế ở đất nước này khi các luật, các quy hoạch được ra đời tràn lan, chồng chéo lẫn nhau và hạn chế phát triển. Tôi rất tiếc là Chính phủ không thông qua luật này để trình Quốc hội dù nó được đánh giá là rất đổi mới theo tinh thần nhiều luật mà chúng tôi đã làm. Nó đụng chạm đến quá nhiều ngành, quá nhiều cá nhân nên không được ủng hộ. Có thế thôi. Để cho nhiệm kỳ sau thì làm lỡ cả nhịp phát triển của đất nước. Tôi rất tiếc điều này, nhưng tôi không thể làm gì hơn được.
TBKTSG: Tại buổi lễ kỷ niệm 70 năm của ngành ông đã cam kết rất mạnh mẽ về đổi mới thể chế. Vì sao ông cứ mãi trăn trở về chuyện này thế?
- Ba mươi năm đổi mới vừa qua, chúng ta có nhiều thành tựu, nhưng có một thành tựu xuyên suốt, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là chúng ta đổi mới được từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đã tạo ra lớp lớp động lực để Việt Nam phát triển, và thay đổi xã hội như hôm nay. Nhưng sau 30 năm, dư địa và các tác động đã dần cạn đi, chúng ta đã chững lại trong vài năm vừa qua, nếu không cẩn thận có thể còn đi xuống. Nếu Việt Nam cứ bình bình thế này chúng ta sẽ gặp khó khăn, và tụt hậu là rõ ràng.
Chúng tôi đang phân tích, động lực nào giúp Việt Nam tăng trưởng trong tương lai. Chúng tôi tập hợp xung quanh mình hàng trăm chuyên gia hàng đầu thế giới, gồm cả những người đoạt giải Nobel kinh tế, và nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam do Ngân hàng Thế giới đứng đầu để nghiên cứu báo cáo 2035.
Chúng tôi thấy rằng, vấn đề sống còn và căn cơ nhất là chúng ta phải tiếp tục thay đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xây dựng những nhân tố thị trường đầy đủ hơn. Chúng ta mới chớm chân vào kinh tế thị trường, chưa xây dựng được các nhân tố thị trường nền tảng. Đất đai là thí dụ. Chúng ta không có thị trường đất đai. Nói đúng hơn là thị trường đất đai của Việt Nam rất méo mó do chưa phân tách được quyền sử dụng và quyền sở hữu. Vì thế, thị trường này là thị trường ngầm.
Nhìn rộng ra, việc phân bổ nguồn lực của đất nước này vẫn theo mệnh lệnh hành chính là chính, không theo thị trường. Nếu theo thị trường, ai sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên hiệu quả nhất thì phải được tiếp cận chứ. Chúng ta có cơ chế này chưa? Chưa. Lao động cũng vậy, kể cả trong bộ máy công quyền, trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, và thậm chí trong đời sống xã hội. Phải có thị trường lao động, nơi anh làm tốt thì được sử dụng, đãi ngộ cao, không đáp ứng yêu cầu thì phải bị sa thải.
TBKTSG: Báo cáo 2035 mà ông đang chủ trì có làm rõ định nghĩa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào không?
- Báo cáo 2035 không làm rõ định nghĩa đó. Báo cáo nêu rằng, Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vì kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại. Còn mục tiêu xã hội chủ nghĩa chúng ta đã lý giải trong báo cáo văn kiện chính trị trình ra Đại hội Đảng lần thứ 12 rồi. Đó là sử dụng các nguồn lực để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chăm lo cho người yếu thế để không ai rớt lại đằng sau như tuyên bố phát triển của Liên hiệp quốc đến năm 2030. Ai ai cũng được chăm lo, đó là chủ nghĩa xã hội. Đảng đang làm điều đó.
Báo cáo 2035 phân tích cần hoàn thiện kinh tế thị trường như thế nào để tạo ra những xung lực mới cho phát triển.
TBKTSG: Nhìn lại nỗ lực thay đổi thể chế trong năm năm qua, ông có thể nói gì?
- Đại hội Đảng lần thứ 11 đã xác định là cải cách thể chế là một trong ba khâu đột phá. Trong năm năm qua có bước chuyển mạnh mẽ về thể chế, bắt đầu từ Hiến pháp tới các luật tổ chức bộ máy trung ương và địa phương; các luật dân sự, hình sự, kinh tế... mỗi luật có tác động mạnh theo hướng tiến bộ. Nhưng những cố gắng đó chưa đủ vì vấn đề then chốt nhất là phải hoàn thiện và thúc đẩy các nhân tố thị trường đầy đủ và hiện đại. Chúng ta còn nhiều việc phải làm, còn tiếp tục phải hoàn thiện theo các nấc thang phát triển của Việt Nam. Ngắn gọn, tôi có thể nói đổi mới thể chế là điểm sáng ấn tượng trong năm năm qua nhưng còn phải làm nhiều hơn nữa trong năm năm tới.
Tư Giang (thực hiện)
--------------

15 nhận xét:

  1. "Cạnh tôi có nhiều lãnh đạo cấp cao ủng hộ và khuyến khích sự đổi mới này."
    Nhưng chỉ là ngoài mồm thôi...

    Trả lờiXóa
  2. Dân lương thiệnlúc 08:29 14 tháng 2, 2016

    Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phát biểu nhiều điều thực tiễn, tuy hơi muộn so với nhiệm kỳ của ông, nhưng hợp với thời thế.
    Đất nước sẽ phải chuyển mình từ những chuyến biến thực sự của mỗi cá nhân.
    Ta mạnh thì địch yếu đi
    Quần chúng mạnh thì đảng tan vỡ khi nó không có vai trò chỉ huy được nữa.
    Phải đấu tranh từ những việc cụ thể

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ông bô trưởng nán lại để nói chuyện lần cuối cùng trên cương vị lãnh đạo
      Đó là lý do chính ổng dám ngôn lung tung dzư dzày

      Xóa
  3. chỉ có nhãn quan của bọn tuyên giáo, xu nịnh chỉ có đảng quang vinh muôn năm, vậy tổ quốc ở đâu, muôn năm nghe giống vạn tuế có khác gì vua, nếu đi con đường bây giờ thì sẽ được như venezuela triều tiên, cuối cùng phải quay lại con đường thế giới đang đi nhưng chậm quá rồi

    Trả lờiXóa
  4. Cần chấm dứt "đãng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối" để đất nước phát triển bình thường như mọi quốc gia khác trên thế giới.
    Đó là cái gốc của mọi vấn đề.

    Trả lờiXóa
  5. BỘ TRƯỞNG BÙI QUANG VINH là một tài năng lớn của đất nước ở thời điểm hiện nay,trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt nam. Rõ ràng ông nhìn thấy tất cả các vấn đề của đất nước hiên nay ,từ thể chế chính trị , thể chế kinh tế lỗi thời cho đến con đường đi của nhân loại văn minh. Từ nhìn thấy ông cũng đã biết Việt nam cần phải làm gì để đuổi kip các nước và phù hợp với quy luật phát triển của tạo hóa. Ông cũng biết rõ những kẻ đang cản trở sự phát triển của đất nước, ông không làm gì được .
    ĐẶC BIỆT CÁI QUÍ CỦA ÔNG VINH LÀ BIẾT ĐẶT LỢI ÍCH CÁ NHÂN LÊN TRÊN LỢI ÍCH ĐẤT NƯỚC , MỘT ĐIỀU MÀ NGAY CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐẤT NƯỚC CŨNG KHÔNG CÓ.Một người như thế đáng lẽ hiện nay phải đứng đầu đất nước . Ông trọng xách dép cho ông Vinh cũng không không xứng . Thế nhưng hiện nay điều đó ở đất nước này đã không xảy ra. Đó chính là bi kịch cho đất nước .
    Ông Vinh chỉ làm được những gì ông có thể làm.
    NHỮNG VẤN ĐỀ ÔNG VINH NHÌN THẤY NHƯNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC:
    -Thể chế chính trị là rào cản lớn nhất hiện nay . Không cải cách thể chế chính trị thì các cải cách khác chỉ là nửa vời . Thể chế chính trị không phù hợp cới thế giới văn minh đang cản trở bước tiến dân tộc là nguyên nhân chính làm cho nước ta chậm tiến .
    -Thể chế kinh tế trong đó đăc biệt là không cho dân sở hữu đất đai đang và sẽ cản trở phát triển nông nghiệp ,tạo tiêu cực và lợi ích nhóm phát triển
    -Phát hiện người tài : Hiện nay cơ chế để xuất hiện người tài không có ,các cơ chế xã hội hiên nay chỉ làm xuất hiện kẻ cơ hội . bất tài . Bầu cử, đặc biệt là bầu cử quốc hội mang tính hình thức , cơ cấu áp đặt của đảng chứ không thực chất nên chất lượng quốc hội rất thấp , không làm tròn nhiệm vụ với đất nước . Tình hình phat triển kinh tế xã hội hiện nay là một minh chứng. Tầng lớp lãnh đạo hầu như là bất tài .
    Những lời nói của ông Vinh cho thấy có một tầng lớp thối nát đang đục khoét cản trở đất nước và cũng đã xuất hiện một lớp người có tri thức, hiểu biết thời đại , yêu nước đang đấu tranh gian khổ cho đất nước phát triển , tầng lớp này đang ngày càng tăng . Chắc chắn ngày mai sẽ tiến bộ hơn ngày hôm nay, điều đó là không thể đảo ngược nhưng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chúng ta.

    Trả lờiXóa
  6. Có sự nhầm lẫn giữa tích sản và tiêu sản. Thực hiện kinh tế thị trường là để tích sản, tiêu sản là để thực hiện mục tiêu tốt đẹp mong muốn.

    Trả lờiXóa
  7. Cách tốt nhất mà ông Vinh có thể đóng góp tài năng và tâm huyết của mình cho dân tộc lúc này là "liều mình" đứng ra phất ngọn cờ " đổi mới chế độ" dưới một hình thức của một cộng đồng tự do, phi chính phủ. Cộng đồng này chắc chắn sẽ được tầng lớp tinh hoa của xã hội hưởng ứng, xây dựng và phát triển. Nó không phải là một Đảng hay một tổ chức chính trị, nên chính quyền không có lý do gì để ngăn cấm, bắt bớ hay khủng bố ( tất nhiên họ vẫn khủng bố thôi!). Đó chỉ là một tập hợp tinh thần khai sáng, và khi đã khai sáng cho cả dân tộc, cả chính quyền cũng bị cuốn theo thôi. Hãy tin tôi đi, đó là con đường " hợp pháp, hợp lý nhất" cho ông Vinh và những người có lương tri trong chính quyền ( cũ và mới). Đừng để lịch sử và dân tộc sau này coi các ông là tội đồ hay đồng loã với tội ác làm lụn bại đất nước đương thời.

    Trả lờiXóa
  8. Tầng lớp lãnh đạo hầu như là bất tài? Theo tôi chưa chuẩn có lẽ vì họ chỉ lo giữ ghế để Vinh thân, Phì gia, Bòn thiên hạ nên nó tối tăm và lú hóa mụ mì đầu óc đi Cụ Hồ nói không tham nhũng hủ hóa là sáng suốt và minh mẫn dạy mãi họ có nghe đâu?! Coi dân là thế lực thù địch thì hỏng hẳn còn gì mà nói nữa

    Trả lờiXóa
  9. tại sao đất nước mình nghèo, vì cha tôi nói, làm thì cứ làm nhưng một chân cứ nghe ngóng để chạy ra nước ngoài, họ sợ cái viển vông sở hữu toàn dân , cái lãng phí của DNNN, cái cướp đoạt của bọn thất học như thời CCRĐ, cho nên chẳng bao giờ yên tâm làm giàu cho bản thân và đất nước

    Trả lờiXóa
  10. ông NPT,trong bài phát biểu khai mạc đại hội 12,đã như gáo nước lạnh vỗ vào mặt những ai muốn thay đổi, ,,vẫn "kiên định "theo Macle,,,vẫn định hướng "XHCN",,, như vậy thể chế vẫn như cũ.đất nước ngày càng nghèo nàn lạc hậu, ,Ông Trong không có lỗi ,mà lỗi tại người dân, trót lỡ sinh ra và sống dưới chế độ "rực rỡ" này.

    Trả lờiXóa
  11. Riêng cá nhân tôi thấy thật sự luyến tiếc khi ông Bùi quang Vinh rời vị trí Bộ trưởng bộ KH-ĐT ! Ông mới lên nắm giữ cương vị lãnh đạo bộ KH-ĐT một nhiệm kỳ nhưng ông đã thể hiện là một con người dám nói thẳng , nói thật về nhữn tồn tại yếu kém của các " ông kễnh " tại các địa phương trong việc xin xỏ , chạy chọt ngân sách , vốn đầu tư ... để có % đút túi . Và điều tôi tâm đắc nhất là ông đã đụng vào " vùng nhạy cảm nhất " của đường lối phát triển kinh tế duy ý chí , không tưởng , vô lý nhất của cái đảng CSVN : kinh tế thị trường định hướng XHCN " có đâu mà đi tìm mãi " ! Những con người lãnh đạo tử tế như vậy không thể tồn tại trong thể chế chính trị hiện nay . Thật tiếc cho những người lãnh đạo như ông Bùi quang Vinh , phải sớm rời bỏ vai trò lãnh đạo một bộ quan trọng như bộ KH - ĐT !Đúng là thời buổi " thằng ngu , thằng đểu " lên ngôi !

    Trả lờiXóa
  12. Bác Vinh nói thế này thành ra như tát vào mồm tay CT Hà nội khi ra lệnh "mùng 1 tết cũng phải mở cửa siêu thị" !

    Trả lờiXóa
  13. Có chứ,có con đường mà nhân loại không đi,đó là con đường của súc vật,của ác quỉ,của ma cà rồng chuyên ăn thịt và uống máu người! ( con đường này Lenin,Stalin,Mao Trạch Đông,Đặng tiểu Bình,Giang trạch Dân ...) đã đi qua đi lại hàng nhiều triệu lần trước khi chúng chết !

    Trả lờiXóa
  14. "chúng ta đổi mới được từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa." Nói như vậy là chưa đúng
    Đó chỉ là học mót 1 phần rất sơ đảng của tư bản giẫy chết thôi. ĐCS VN bế tắc, bí quá phải làm vậy thôi chứ đổi mới gì đâu

    Trả lờiXóa