Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Ai kiểm kiểm toán?

Vì sao Kiểm toán nhà nước 
ít phát hiện ra tham nhũng?
* NGỌC QUANG
Ngoài sự phát hiện của nhân dân và báo chí, tham nhũng chỉ lộ ra khi nội bộ có mâu thuẫn, còn qua kiểm toán phát hiện rất hạn chế.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng nói thẳng, lo kiểm toán cho đúng luật lệ thì ít mà lo đối phó là nhiều. Vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm là kiểm toán tài chính công và tài sản công.
Ông Phan Trung Lý đặt ra vấn đề khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Đồng thời, ông Lý đặt ra vấn đề: Chưa thấy ai bị xử lý kỷ luật vì không thực hiện nghiêm báo cáo của kiểm toán và Kiểm toán nhà nước cũng không đề xuất kỷ luật ai?
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thì cho rằng, ngoài sự phát hiện của nhân dân và báo chí, tham nhũng chỉ lộ ra khi nội bộ có mâu thuẫn, còn qua kiểm toán phát hiện rất hạn chế.
Ông Hiện đề nghị Tổng kiểm toán nhà nước bổ sung thông tin, trong nhiệm kỳ vừa qua có phát hiện sai phạm của cán bộ kiểm toán trong khi thực thi công vụ không. Nếu có phát hiện và xử lý thì cần đưa vào báo cáo, để đảm bảo sự minh bạch thông tin đến với người dân.
Tại phiên làm việc sáng nay, ông Nguyễn Hữu Vạn – Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, qua kiểm toán cho thấy, tình trạng bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; chi thường xuyên chưa hợp lý, một số khoản chi chưa đảm bảo tỷ lệ quy định như: Chi sự nghiệp khoa học, sự nghiệp giáo dục - đào tạo...; chi quản lý hành chính còn lớn trong tổng chi ngân sách địa phương do biên chế trong bộ máy lớn, nhiều nơi vượt cao so với biên chế được giao.
Việc chấp hành các quy định về kê khai, nộp thuế, thu phí, lệ phí tại hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán chưa được thực hiện đầy đủ; việc hạch toán thiếu doanh thu, xác định sai chi phí tính thuế, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước còn xảy ra phổ biến; tình trạng thất thu về thuế, phí, lệ phí, thu khác ngân sách và thu vượt, thu chưa có quy định hoặc tự ban hành mức thu tại các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương… chậm được chấn chỉnh, xử lý.
Công tác miễn, giảm, giãn, hoàn, xóa nợ thuế và chống thất thu ngân sách đối với hoạt động chuyển giá; công tác quản lý thu từ hoạt động tạm nhập, tái xuất; việc ban hành giá thuê đất, đơn giá thu tiền sử dụng đất, miễn, giảm, gia hạn nộp tiền sử dụng đất, điều chỉnh đơn giá thuê đất sau thời gian ổn định... cũng còn khá nhiều bất cập. 
Một số địa phương hụt thu nhưng không rà soát, cắt giảm nhiệm vụ chi theo quy định; ngân sách còn khó khăn nhưng bổ sung ngoài dự toán một số khoản chi không thực sự cấp bách; sử dụng sai nguồn kinh phí, cho vay, tạm ứng sai quy định, kéo dài nhiều năm còn xảy ra tại hầu hết các địa phương được kiểm toán.
Quá trình quản lý chi đầu tư phát triển còn nhiều tồn tại từ khâu xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư đến nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; xác định phương án tài chính, thời gian thu hồi vốn của các hợp đồng BT, BOT còn bất hợp lý; nợ đọng xây dựng cơ bản cao...
Kết quả kiểm toán các chuyên đề, chương trình mục tiêu quốc gia đã đánh giá được tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong tổ chức triển khai các chương trình và phát hiện một số văn bản, chính sách hướng dẫn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời; công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện còn hạn chế; việc bố trí vốn không sát thực tế; chưa huy động và lồng ghép đầy đủ các nguồn lực theo quy định; một số mục tiêu của các chương trình đạt thấp; tổ chức triển khai dàn trải, thiếu gắn kết.
Tổng hợp kết quả kiểm toán trong nhiệm kỳ, kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 101.037 tỷ đồng.
Cụ thể, tăng thu ngân sách nhà nước 23.017 tỷ đồng, giảm chi 22.503 tỷ đồng, các khoản nợ đọng tăng thêm 9.868 tỷ đồng, các khoản phải nộp, hoàn trả, quản lý qua ngân sách nhà nước 43.414 tỷ đồng và kiến nghị xử lý tài chính khác 2.235 tỷ đồng.
Đã thực hiện kiểm toán 106 lượt tập đoàn, tổng công ty, KTNN đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 9.843 tỷ đồng, phát hiện, điều chỉnh giảm tổng tài sản/nguồn vốn 6.511 tỷ đồng, giảm doanh thu, thu nhập 1.370 tỷ đồng, tăng chi phí 4.475 tỷ đồng.
Kiểm toán 5.285 lượt dự án (168 dự án nhóm A, 1.638 dự án nhóm B, 3.371 dự án nhóm C và 108 dự án khác), kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 12.990 tỷ đồng (thu hồi nộp ngân sách nhà nước 1.039 tỷ đồng; giảm cấp phát, thanh toán 1.788 tỷ đồng; giảm quyết toán chuyển quyết toán năm sau 1.273 tỷ đồng; giảm quyết toán các khoản đề nghị quyết toán không đúng nguồn 167 tỷ đồng; giảm giá trị trúng thầu 997 tỷ đồng; giảm chi ngân sách nhà nước khác 7.726 tỷ đồng.
N.Q/GDVN
------------

15 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 05:11 25 tháng 2, 2016

    Ôi ! Đọc mấy ông kiễm toán nói mà thấy nãn. Cả chế độ là một bầy sâu. Chĩ tội cho dân thôi.Phải nói dân VN thê thãm nhất thế giới:Uất ức mà không làm gì được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiểm hả?
      kiềm phải dòm trước ngó sau, kiểm vớ kiểm vẩn, éo cho đi kiểm nữa

      Xóa
    2. không tam quyền phân lập thì "kiểm toán" chỉ là để lừa dân thôi. Sở dĩ trong chế độ độc đảng toàn trị cs này, có kiểm tra giám sát là những vụ việc khi quá lộ liễu tham nhũng, thì đảng buộc phải tính chuyện kiểm tra xem chỗ nào lộ thì bịt che lại cho dân không thấy nữa, chứ kiểm cái gì? chẳng qua là đến đấy vạch ra cái lộ liễu tham nhũng của đối tượng để vòi vĩnh kiếm ăn thôi, hối lộ xom là bày cách che đậy lại cho kín, "giơ cao đánh khẽ"-thế là huề hết.
      Thế mà vẫn lừa được dân Việt đấy.

      Xóa
  2. => Rất dễ hiểu thôi ! VÌ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CŨNG THAM NHŨNG KHÔNG KÉM AI ! e rằng còn thô bạo và đậm đà hơn thì có !(hỏi Tổng thanh tra Truyền ở Bến Tre thì rõ !)

    Trả lờiXóa
  3. AI CHỐNG AI ? ? ? - CHÓNG THAM NHŨNG THAY THẾ DANH TỪ :DIỆT GIẶC NỘI XÂM THAM NHŨNG BÀNH TRƯỚNG (GIẶC NỘI XÂM BÁT NGAY ,GIẶC NGOẠI XÂM ĐẾN NHÀ CỤ ÔNG ,CỤ BÀ CŨNG ĐÁNH ./.

    Trả lờiXóa
  4. Toàn là lũ thớ lợ mà thôi!

    Trả lờiXóa
  5. không có tam quyền phân lập thì kiểm toán chỉ toàn là đảng viên , dưới sự chỉ đạo của đảng nên đảng cho ai chết thì kẻ đó chết

    Trả lờiXóa
  6. Tui chộ ở các nước văn minh, kiểm toán do các công ty tư nhân làm. Trình độ họ rất giỏi. Ví dụ: Trước khi đi đàm phán để mua cái gì đó, máy móc chẳng hạn,cần biết giá cả, chất lượng, cách thức giao nhận có lợi...hỏi là họ cung cấp ngay. Ta nhiều khi mua phải những thứ dởm mà đắt là do không biết gì.
    Kiểm toán nhà nước mà kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước, kiểm toán chi tiêu ngân sách của các cơ quan Nhà nước... thì "mần ra răng?".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiểm toán VN cũng phải dưới sự lãnh đạo của đảng. Cho nên, chỉ có thế với kém, không hơn được!

      Xóa
  7. Kiểm toán của nhà nước ta cũng chỉ là "vật trang trí" cho chế độ thôi, để ra cách ta đây cũng ...có kiểm tra.Những cái sai "động trời" mà người dân đều biết. Tại sao kiểm toán " mò" không ra? Không cần trình độ cao siêu cũng biết các "nhóm lợi ích" đang hàng ngày "móc túi dân" hàng trăm tỷ đồng, như giá xăng dầu, giá điện,giá thuốc nhập ngoại vv...Tóm tắt là:" Ai cũng biết, chỉ có kiểm toán không biết".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đông Hộilúc 18:05 25 tháng 2, 2016

      Kiểm toán là cơ quan chuyên trách...đi làm tiền!

      Xóa
  8. Kiểm toán với kiểm tính gì chứ ! CHỈ KIỂM TIỀN THÔI !

    Trả lờiXóa
  9. Vì bọn Kiểm toán chính là những đứa tham nhũng nhất mà!

    Trả lờiXóa
  10. Sao không đặt thêm một chức danh "thanh tra kiểm toán" để thanh tra mấy ông kiểm toán nhỉ ? rồi tiếp theo,một bộ phận nữa,"thanh tra,thanh tra kiểm toán",nghĩa là mấy ông này lại thanh tra mấy ông thanh tra kiểm toàn... và cứ như thê,đât nước ta sản xuât ra nhiều triệu thanh tra siêu việt,cỡ tổng thanh tra Truyễn (Bến Tre) !

    Trả lờiXóa
  11. Tổng kiểm toán nhà nước = TKTNN = Tổng kiếm tiền nhanh nhất

    Trả lờiXóa