Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

'Bao biện thế nào, vẫn khó chối trách nhiệm'

Trong lịch sử của nhiều dân tộc, có không ít câu chuyện về khí phách, bản lĩnh của những nhà chép sử vốn chấp nhận cả tù đày, cái chết, mất một phần thân thể... để quyết nói lên sự thật, dù có 'buồn cách mấy' cũng phải thừa nhận rằng thời nay chẳng tìm thấy ai vậy nữa.
Đó là quan điểm của ông Hà Văn Thịnh, nguyên giảng viên và nhà nghiên cứu lịch sử thuộc Đại học Huế, trao đổi với BBC nhân gần đây một số sự thật trong soạn sử, dạy sử ở Việt Nam được các sử gia của nước này tiết lộ với truyền thông, như chuyện soạn sách giáo khoa (SGK) về cuộc chiến Biên giới Việt - Trung (1979), cho tới 'tích hợp lịch sử' trong nhà trường phổ thông, hay chuyện 'dã sử cách mạng' về anh hùng huyền thoại Lê Văn Tám v.v...
Mời quý vị theo dõi sau đây cuộc phỏng vấn qua bút đàm của BBC với sử gia Hà Văn Thịnh:
BBC: Ông bình luận ra sao về cách làm sử ở Việt Nam qua câu chuyện Giáo sư Vũ Dương Ninh mới đây chia sẻ trên trang VnExpress.net về cuộc chiến Biên giới phía Bắc của Việt Nam với Trung Quốc (từ 17/2/1979) khi được phản ánh trong sách giáo khoa, bị cắt từ 4 trang xuống 11 dòng?
Ông Hà Văn Thịnh: “Chuyện” của GS Vũ Dương Ninh vừa cho độc giả biết thực sự gây chấn động với dư luận, thực ra, chẳng có gì mới đối với những người dạy sử, viết sử. Cắt xén, thêm bớt, thổi phồng “tài năng” bên này, bôi xám đối thủ bên kia..., đã là “truyền thống” của một nền sử học luôn nhân danh “lợi ích cách mạng” để “chưa nên công bố” vì nếu công bố sẽ thế này, thế kia...
Nói trắng ra, “người ta” cứ vin vào đủ thứ của cái gọi là “nhạy cảm” để biến hóa khôn lường, làm cho lịch sử không còn là sự thật theo đúng nghĩa của nó nữa...
Dù có bao biện cách nào đi nữa thì những Giáo sư đầu ngành phải chịu trách nhiệm khi cả một cuộc chiến tranh được rút gọn lại chỉ có mươi dòng. Tính chi li, cứ mỗi chữ trong sách giáo khoa, phải đổi bằng cả ngàn mạng người...
              Muộn còn hơn không?
Ông Hà Văn Thịnh không chấp nhận
cách nói cho huyền thoại Lê Văn Tám
là 'dã sử' để được chấp nhận như một 'thông lệ' trong sử học
.
BBC: Có người phê phán là những câu chuyện như SGK cắt sự kiện lịch sử còn từ 4 trang giảm 11 dòng này, hay trước đây là chuyện sự thực về huyền thoại Lê Văn Tám đã được tiết lộ quá trễ bởi những người có trách nhiệm và liên quan, thậm chí đặt vấn đề của tư cách người làm sử, nhưng nếu có người đặt lại vấn đề là 'muộn còn hơn không' thì ông thấy thế nào?
Ông Hà Văn Thịnh: Phê phán những người có trách nhiệm trong việc biên soạn lịch sử là điều nên làm, phải làm vì nếu như các nhà sử học chẳng còn bất kỳ chút “dũng khí sự thật” nào thì lịch sử chỉ còn là trò tung hứng của quyền lực!
Còn nói rằng, “muộn hơn không” thì đó là cái “chủ nghĩa AQ” – y như một căn bệnh mãn tính của người Việt. Thời chiến tranh, có câu nói cửa miệng mà ai cũng biết: “Chết vẫn còn may, vì vẫn còn tìm thấy... xác”!
BBC: Bàn về chuyện huyền thoại cách mạng Lê Văn Tám, trả lời BBC từ trước, sử gia, GS Vũ Dương Ninh cho rằng trong sử xưa có chính sử và dã sử, Lê Văn Tám theo ông là một dạng dã sử (ngầm hiểu là nên chấp nhận nó theo cách đó), ông có đồng ý với cách lý giải đó?
Ông Hà Văn Thịnh: Không! Tôi không bao giờ đồng ý với cái cách trượt dài theo bao biện rằng bịa ra lịch sử như Lê Văn Tám lại thuộc về... “dã sử”.
Dã sử kiểu gì đi nữa cũng không thể chấp nhận một con người cụ thể đổ xăng vào rồi châm lửa và... chạy vào kho xăng địch. Phi lý về khoa học, tệ hại về cách dàn dựng. Dối trá như thế rồi lại trách lớp trẻ bây giờ ít trung thực, suy thoái về văn hóa thì quả là chuyện thật buồn...
Cuộc chiến Biên giới Việt - Trung (1979) đã bị cắt từ 4 trang xuống còn 11 dòng
trong sách giáo khoa lịch sử ở Việt Nam, theo tiết lộ mới đây của giới sử gia ở Việt Nam
.
'Chẳng tìm thấy nữa'
BBC: Năm vừa qua, Việt Nam có vụ việc khá ồn ào về việc nên soạn sách, dạy sử 'tích hợp' hay là để nó như một môn độc lập, đằng sau tất cả mọi tranh cãi, lý lẽ, kể cả việc dường như đã có một chiến dịch các sử gia Hội sử học Việt Nam phản kích rất mạnh mẽ Bộ Giáo dục, câu chuyện này thực sự phản ánh điều gì, theo ông?
Ông Hà Văn Thịnh: Cái chuyện “tích hợp” môn sử dù có giải thích cách nào đi nữa thì vẫn là sự chập choạng của tư duy. Không đủ chứng cứ để nói về ý đồ của những người đề ra “tích hợp” cũng như ai đứng sau cái ý định kỳ quái đó, tôi chỉ muốn lưu ý rằng, một khi người ta “trộn” lịch sử với đạo đức, công dân, an ninh quốc phòng thì các giáo viên tha hồ thả bóng bay ỡm ờ cho học trò hiểu về lịch sử thế nào thì hiểu.
Nói cách khác, hình như có ai đó đã “quên mất rằng” tích hợp là vô hình trung làm mờ lịch sử dân tộc, nếu không muốn nói là các thế hệ sau sẽ QUÊN dần lịch sử nước nhà... Khi đó, ai còn nhớ đến cái gốc, cái nền của bản sắc Việt, Văn hóa Việt?
BBC: Có người nói, dù dưới bất cử lý cớ nào, nếu giảng dạy, chép sử mà 'né tránh' sự thật, 'hy sinh' các nguyên tắc khách quan, trung thực, 'thỏa hiệp' với chính quyền, đổi lấy an toàn, thì đều là hành vi khó chấp nhận với cả dân tộc lẫn khoa học, ông thấy thế nào?
Ông Hà Văn Thịnh: Trong lịch sử của nhiều dân tộc, có không ít câu chuyện về khí phách, bản lĩnh của những nhà chép sử: Họ chấp nhận cả tù đày, cái chết, mất một phần thân thể..., để quyết nói lên sự thật. Dù có buồn cách mấy cũng phải thừa nhận rằng thời nay chẳng tìm thấy ai vậy nữa.
Kể cả tôi, khi nói về sự thật cũng chỉ dám đụng chạm vừa phải trong một quá trình tự dặn mình phải tự kiểm duyệt. Nói như thế để biết về một nỗi đau của không ít nhà sử học thời nay. “Lạt mềm buộc chặt” và những “cái lồng vô hình” là kiệt tác về quản lý con người của thời bây giờ. Chính vì thế nên đa số mọi sự phản ánh về sự thật đều xảy ra sau khi... nghỉ hưu. Tôi hay nói đùa là đất nước có một trạng thái đặc biệt: “Sự thật thời hưu trí”...
Làm lại thế nào?
BBC: Cuối cùng, nền sử học trong tương lai của Việt Nam, nếu được tự chủ, độc lập, việc xác lập lại cách làm sử, dạy sử có dễ không sau mấy chục thập niên theo lề lối được cho là 'sử minh họa', 'sử tuyên truyền' như nhiều người nhận xét, khi làm lại, cần bắt đầu từ đâu, từ cái nào là quan trọng, đáng lưu ý nhất?
Ông Hà Văn Thịnh: Chắc chắn rằng nếu lịch sử được chép, kể đúng như nó đã xảy ra thì hấp dẫn, thú vị và cuốn hút vô cùng. Tôi đã từng đọc không ít cuốn sử của các học giả phương Tây: Chúng lôi cuốn từ đầu đến cuối, đọc một mạch không thể dừng được.
Những người có trách nhiệm đã quên mất một điều quan trọng:
Nếu lịch sử cứ mãi chắp vá, sai sự thật thì mọi giá trị đều bị đảo lộn – nhen nhóm, nuôi dưỡng dần “tinh thần dối trá”. Hãy thử hình dung khi không còn cái gì để tin thì con người biết bám víu vào đâu để sống?
Nếu bắt đầu lại theo đúng nghĩa nguyên thủy của lịch sử, tôi chỉ xin lặp lại ý kiến của Hérodotus (480-420 B.C) thuở xưa:
“Kể lại chính xác về những gì đã xảy ra và, cho các nhà sử học bình luận khách quan về tất cả những gì đã xảy ra”!
-----------

13 nhận xét:

  1. Bán nước, hại dân-vi phạm quyền con người đã rõ như ban ngày rồi:
    https://www.youtube.com/watch?v=l119LHZz_Xs

    Trả lờiXóa
  2. "Dã sử" cả BBC và ô Hà Văn Thịnh đều viết & hiểu sai hết . Đúng ra là "Giã" sử, có nghĩa đem sử vào cối & giã cho nó nhừ ra .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay "Giã và xử" ngưòi dám nói thật về lịch sử!

      Xóa
  3. Đỉnh cao trí tệ của đảng ta là vậy!bóp méo lịch sử rồi dùng quyền lực trên đầu họng súng để buộc dân phải nghe theo, ai không nghe, phản biện lại, chụp mũ cho là phản động.ói ăm thay cho dân tộc VN chính dcsVN bóp méo lịch sử là cách phản động tai hai nhất nhưng lại được chế độ này bảo vệ rồi tuyên truyền buộc dân phải nghe theo và buộc bao thế hệ phải học dối trá và phản lai lịch sử.
    Lê Văn Tám rõ rằng là nhân vật được T.H.L dàn dựng để tuyên truyền cho phong trào cm và cũng chính T.H.L tự thú việc này, khuyên thế hệ sau phải chỉnh sữa lai. Nhưng hằng bao năm nay cái tên L.V.T vẫn luôn hiện hữu trong SGK vá ói ăm hơn lại còn nhan nhản gắng tên L.V.T cho rất nhiều Trường trên toàn quốc, chua nói đến các khu công viên và nhiều giải thưởng cho HS cũng mang tên dã dối nay.
    chiến lượt của TQ thật thâm độc và nham hiểm cộng thêm sự ngu mụi đến tột cùng của chế độ hiện tại, dân tộc VN sẻ xóa sổ trên bản đồ thế giới một ngày không xa!

    Trả lờiXóa
  4. Bà nội tôi có 9 người con, cả 9 người con nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ, thoát ly tham gia kháng chiến ( có 1 liệt sỹ, 1 thương binh). Năm 1955 cải cách ruộng đât, bà tôi bị quy địa chủ( lúc bấy giờ các con đều xa nhà ), họ đã lôi bà tôi ra bắn trước những người làm thuê cho bà tôi, những người làm thuê này trước đây đều được bà tôi cưu mang, sau này họ đã được chia đất, chia nhà và ở ngay trên mảnh đất của gia đình tôi, năm 2000 chúng tôi có về thăm lại mảnh đất này. Họ xin gặp và tạ tội, họ xin trả lại mảnh đất đó vi: họ ở đó bị lụi bại, họ đã nhờ một ông thầy đến xem, thầy khuyên nên gặp lại chủ nhân miếng đất để tạ tội và trả lại. Họ tạ tội rằng: Hồi đó nghe theo các ông đội"đội cải cách của Cộng Sản" đứng ra đấu tố bà tôi.
    Cộng sản đã lừa nông dân như vậy đấy các bạn ạ!

    Trả lờiXóa
  5. Không biết đến khi nào người ta có thể làm tổng kết và ước lượng được những tệ hại,tổn thất, phá hoại do đảng CS gây ra cho tiềm năng nhân lực, văn hoá, đạo đức, luân lý, lịch sử, kinh tế của dân tộc và đất nước VN từ hơn nửa thế kỷ.

    Trả lờiXóa
  6. Bóp méo,lấp liếm,dối trá,bịa đặt là nghề của CS

    Trả lờiXóa
  7. Bọn bồi bút định lập lờ đánh lận con đen! Cái gọi là "chính sử", tức là sử sách do chính quyền cho biên soạn, đi thi phải dùng nó. "Dã sử" là lịch sử do dân chúng chép lại, do lý do gì đó, không bị sự chi phối của chính quyền. Việc Lê Văn Tám là chính sử.
    -Chính sử hay dã sử, việc đúng sai của nó đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và có bằng chứng rõ ràng. Chứ không phải cứ chính sử là đúng, còn dã sử là không đúng. Như việc Lý Thái Tổ, chính sử chép "Thái Tổ Hoàng Đế. Họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 [974] thời Đinh." liệu có đáng tin không, sau đó lại chép "Mậu Ngọ, Thuận Thiên năm thứ 9 [1018] , (Tống Thiên Hy năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, truy phong bà nội làm hậu và đặt tên thụy.
    Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua đến đây mới truy phong cho bà nội, đó là lỗi chậm trễ." Là con của "Thần nhân" nhưng vẫn có "bà nội", lại còn có cả "anh"!!! Còn dã sử, kể cả chuyện ở Cổ Pháp, nói rằng, mẹ vua là con gái quá lứa, hay sang quét dọn chùa cho sư Vạn Hạnh, sau đó có mang, khi sinh vua, bế sang trả lại cho sư Vạn Hạnh, sư Vạn Hạnh gửi chi sư đệ Lý Khánh Văn nuôi giúp, và lấy họ Lý.

    Trả lờiXóa
  8. Sự Thật & Bản lĩnh!
    1. Lịch sử là sự kiện và Thời gian. Đảng CS Trung Quốc cầm quyền Nước Trung Hoa ngày 19/2/1979 xua quân tràn sang đánh chiếm, xâm lược Nước Việt Nam Độc lập, có Chủ quyền do Đảng CS Việt Nam cầm quyền là hành động xâm lược, cả thế giới biết và chứng kiến. Sự thật là như thế vì sao phải che đậy và lẩn tránh. Cộng sản Trung Quốc hành động tàn ắc hơn kẻ cướp thì phải nói là hành động kẻ cướp, xâm lược và bành trướng. Lịch sử cần ghi lại sự kiện và thời gian đó cho muôn đời con cháu Bách Việt biết và nhận rõ bộ mặt thật và bản chất Tàu Công nay không khác gì Tàu Hán xưa. Chỉ có những "kẻ" con chưa thành "người" mới che giấu, ngậm miêng, ăn tiền làm tay sai cho Tàu Cộng, mới "bịt miệng, nút tai" không cho nhân dân nói và nghe về sự kiện xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết hại, tàn sát nhân dân và hủy hoại tài sản, ruông nương, nhà cửa các dân tộc biên giới. Những người Việt Nam có lương tâm, sẽ mãi mãi khắc sâu trong ký ức về cuộc chiến biên giới Tây Nam va biên giới phía Bác (1979); nhận mặt rõ kẻ thù truyền kiếp Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu thời đó là Đặng Tiểu Bình xưa và Tập Cận Bình nay.
    2.Lịch sử là những gì có thật và đã diễn ra. Cộng sản Trung Quốc xúi dục, cung cấp vũ khí cho bọn đồ tể Poonpot, Iengsari (Camphuchia) bài xích Việt Nam, đánh chiếm, xâm lược, giết hại nhân dân các tỉnh biên giới Tây Nam. Đó là sự thật, không thể không nói ra. Nếu vì sự "tế nhị và nhậy cảm" không cho dân nói và ghi vào lịch sử là Người lãnh đạo ươn hèn và nói nặng là phản quốc và hủy diệt dân tộc.
    3. Tháng 2/1979, có một sự thật, ít người biết đến và quên lãng. Đó là việt nêu một thiếu niên có tên là Đàm Văn Đức (ở Nước Hai, Hòa An, Cao Bằng), dũng cảm đánh xe tăng của địch (quân Trung Quốc) được thông tin đại chúng (báo viết, báo nói, báo hình, thông tấn) trong nước và quốc tế tuyên truyền kahs rầm rộ và bài bải (họp báo giới thiệu, tổ chức đưa đi nói chuyện ở nơi, tiếp xúc lãnh đạo cấp cao, cho đi nước ngoài) nhưng khi phát hiện ra đó là chuyện phịa (Thiếu niên Đàm Văn Đức báo cáo láo), Tương quân Dặng Quốc Bảo (uye viên BCH Trưng ương Đảng, Bí thư Thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã kịp thời chỉ đạo các Ban, các cơ quan tuyên truyền của Đoàn Thanh niên từng bước hạ nhiệt công tác tuyên truyền về Đàm Văn Đức; và báo cáo sự thật về sự giả dối (bịa chuyện) của thiếu niên Đàm Văn Đức với các cơ quan nhà nước, Trung ương Đảng, các Bộ ngành và đề nghị chấm dứt nói về Đàm Văn Đức. Do Tướng quân Đặng Quốc Bảo "biết nghe và có bản lĩnh" nên đã kịp thời chấm dứt nêu gương thiếu niên anh hùng chống quân Trung Quốc xâm lược. Thế là thoát một sai lầm về lịch sử cho Đoàn Thanh niên, sự kiện không có nhưng "bịa chuyện" như thật.
    4. Bài trả lời phỏng vấn của bác Hà Văn Thịnh rất thẳng thắn và đúng ý nguyện của người dân Việt Nam. Hãy nói đúng lịch sử (sự kiện và thời gian) để cho dân chúng luôn có "ý thức" cảnh giác với bọ Tàu Cộng xâm lược. Đồng thời biết cân nhắc khi "đồng ý" cho con cháu mình tham gia cuộc chiến, nếu Trung Quốc liều lĩnh xâm lược nước Việt Nam một lẫn nữa.Hãy cảnh giác!
    5. Yêu cầu, các giáo sự hãy nêu cao bản lĩnh và dũng khí, thiết kế và đấu tranh với bọn "bán nước" để có một Chương trong sách giáo khoa về cuộc chiến chống Trung Quốc dưới thời Công sản nắm quyền từ năm 1979 đến nay.
    Các vị ngẫm sao ?

    Trả lờiXóa
  9. Xin TBT đảng cộng sản VN Nguyễn phú Trọng đem bức hình này ( với ghi chú : người nữ chiến binh cầm súng là bộ đội VN,hàng lính nam là tù binh chiến tranh người TQ dưới thời Đặng tiểu Bình,bị bắt trong trận chiến tranh biên giơi năm 1979,do TQ phát động!) gửi tặng TBT đảng cộng sản TQ Tập cân Bình !

    Trả lờiXóa
  10. NĂM 1979 TỔ QUỐC ĐÁNH THẮNG GIẶC NÀO?

    Có chế độ nào,như chế độ này không?
    Thăng giặc xâm lăng không giám ghi vào chính sử
    Nghĩa trang Liệt sĩ để cho người đục phá
    Muốn lấy lòng bọn bành trướng hung hăng?

    Việt Nam ơi!Tổ Quốc bốn nghìn năm.
    Biết bao lần chống quân Trung Quốc!
    Đại Việt anh hùng kiên cường giữ nươc.
    Lịch sử có thời nào nhu nhươc thế này chăng?

    Sáu chuc vạn quân Tàu cùng đại bác,xe tăng.
    Ồ ạt tràn sang dã man hơn phat xít
    Chúng đi đên đâu là băn và giết
    Chăng kể cụ già,phụ nữ,trẻ em.

    Sáu tỉnh biên cương anh dũng ngày đêm,
    Không nao núng đánh quân thù xâm lược
    Cả nước sục sôi từ Nam chí Bắc
    Lệnh Tổng đông viên đáp trả lũ cường quyền.

    Bon giăc thua chạy như trâu điên,
    Vừa cướp bóc vừa dã man đốt phá
    Giết từng con trâu,phá từng ô ruộng mạ.
    Thật mỉa mai"Đồng chí,anh em"

    Lịch sử không muốn ghi sợ nối dài thêm,
    Tội ác của bọn Trung Hoa đời mới.
    Trăm năm sau cháu con sẽ hỏi:
    Mùa xuân 1979 Tỏ Quốc đánh thắng giặc nào?

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh21:18 Ngày 29 tháng 02 năm 2016 nói rất đúng
    Nhưng, nên giao cho Phạm Quang Nghị. Vì Phạm Quang Nghị có mặt trơ hơn và nhiều kinh nghiêm hơn

    Trả lờiXóa