* BÙI ĐỨC KHIÊM
Hà Nội từng triển khai nhiều chiến dịch dọn sạch đường
phố, nhưng rồi đâu lại hoàn đấy. Sau ngày ra quân rầm rộ, người ta lại thấy lổn
nhổn những túi to, nhỏ đựng rác vứt ở lề đường, cạnh gốc cây…
Dọn rầm rộ
rồi… đâu vào đấy
Sau khi ông Nguyễn Đức Chung trở thành Chủ tịch UBND
TP. Hà Nội, trả lời câu hỏi của báo chí: “Theo ông thì có những việc gì trước
mắt ông Chung cần phải làm?”, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Nhiều lắm. Nhìn
đâu cũng thấy… còn với góc độ của một công dân, tôi mong Hà Nội phải là một
thành phố văn minh, lịch sự và sạch đẹp. Trước mắt, cần dọn vệ sinh thành
phố”.
Một sự ngẫu nhiên, vào thời điểm đó Hà Nội đang có
chiến dịch “Dọn Hồ Tây - Màu xanh trở lại”. Đây là một việc làm cần thiết,
nhưng chỉ là giải pháp tình thế!
Hà
Nội từng triển khai nhiều chiến dịch dọn sạch đường phố như vậy, nhưng rồi đâu
lại hoàn đấy. Sau ngày ra quân rầm rộ, hôm sau rồi hôm sau nữa… người ta lại
thấy lổn nhổn những túi to, nhỏ đựng rác vứt ở lề đường, cạnh gốc cây; Hồ Hoàn
Kiếm, Hồ Tây, bờ sông Hồng, sông Tô Lịch… lại nổi lều bều những lon bia, lon
nước ngọt hay vỏ bao bì giấy, túi ni lon các loại.
Thuyền dọn rác ở Hồ Tây. Ảnh: Bùi
Đức Khiêm
|
Hầu như sáng nào tôi cũng đạp xe một vòng quanh Hồ Tây
và mùa đông lạnh cũng như mùa hè, hôm nào cũng nhìn thấy ba người đàn ông đi
trên một chiếc thuyền gỗ bơi men bờ, tay cầm cây vợt dài vớt lên đủ thứ
rác rưởi mà hằng đêm chủ các hàng quán hoặc những người khách đi dạo, ngồi “ăn
đêm” tiện tay thẩy xuống hồ?
Kể
cũng lạ, Hồ Tây là danh thắng đẹp của Thủ đô, nhưng suốt 17 - 18 km đường
quanh hồ tôi không hề thấy có một thùng chứa rác công cộng nào? Cũng như
vậy, tôi để ý và chẳng thấy các gia đình có hàng quán đặt thùng rác riêng? Như
thế, Hồ Tây lâu nay trở thành cái “túi rác” khổng lồ hàng ngày hứng chứa đủ các
thứ phế thải cũng là điều khó tránh!...
Giấc mơ
thành phố xanh sạch đẹp
Trở lại ý kiến “…Trước mắt cần dọn dẹp vệ sinh thành
phố”. Quả là một bài toán khó mà chỉ có thể được giải khi người dân thành phố,
từ trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi, tất cả đều có ý thức vì một môi trường xung
quanh xanh và sạch.
Tôi từng đọc, nghe: Nước Đức là quốc gia có môi trường
xanh, sạch và đáng sống vào hàng bậc nhất châu Âu. Sau không dưới ba lần có dịp
rong ruổi đến nhiều thành phố của nước Đức, tôi cũng cảm nhận được điều đó.
Gia đình người em gái bên vợ tôi sống ở thành phố
Lauingen, bang Bayern phía Nam
nước Đức từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Lần đầu đến Đức, Tuấn Anh -
chồng của cô em gái - đi ô tô đón tôi ở sân bay quốc tế thành phố Munchen. Sau
khi xếp va li của tôi sang cốp xe ô tô, Tuấn Anh vội vàng ẩn chiếc xe đẩy hành
lý đi sâu vào trong nhà ga và trả đúng nơi tôi lấy trước đó.
Trở ra, Tuấn Anh vừa nói vừa thở: “Bên này họ quy định
vậy, cũng như mọi người mình phải tự giác anh ạ. Không như bên mình, xuống sân
bay là chạy giành bằng được xe đẩy trước người khác, đưa hành lý ra ô tô rồi
vứt chỏng trơ đó, bất biết sau đấy ai là người phải thu dọn”.
Vợ chồng Tuấn Anh là công nhân ở hai nhà máy, cuộc
sống chẳng mấy dư giả, nhưng cũng có một căn hộ liền kề đủ rộng rãi hơn những
cặp vợ chồng cùng cảnh lao động chân tay ở trong nước. Khu bếp núc luôn có ba
thùng rác nhỏ: một đựng những thứ phân hủy nhanh như cơm nguội, vỏ trái
cây, rau thải; một đựng các thứ giấy, bao bì các tông; một đựng túi, hộp ni lon
các loại…
Nhà có ba đứa con, đứa đầu mới vào đại học, hai đứa
sau phổ thông. Hằng bữa, nếu ăn xong trước, các cháu tự dọn bát đũa, những thứ
mình ăn thừa đưa vào bếp. Thấy thùng rác nào đầy, các cháu tự giác đưa ra ba
thùng nhựa to có bánh xe ngoài hiên. Những thùng này theo định kỳ, mọi người
trong nhà đẩy ra đầu ngõ để xe chuyên dụng đến gom rác, rồi lại kéo thùng nhựa
trả về chỗ cũ.
Các gia đình hàng xóm xung quanh đều như vậy. Thành
phố Lauingen lúc nào cũng phong quang, sạch đẹp. Tôi không hề thấy một ụ rác,
túi rác nào đặt lăn lóc bên đường!
Lần tôi trở lại Đức gần đây nhất vào giữa mùa hè, Tuấn
Anh và vợ mời bằng được tôi đi nghỉ cùng ở vùng hồ Bodensee
phía tây nam nước Đức. Giữa hồ có đảo Lindau còn được gọi là Đảo Hoa. Cũng như
mặt nước hồ Bodensee, đảo Lindau chằng chịt đường ngang dọc, rồi các tụ điểm
dừng chân, ăn uống nhộn nhịp du khách… nhưng, thật khó nhìn thấy ở đây
những tờ giấy lau, đầu lọc thuốc lá hay vỏ hộp vương vãi.
Chiều hôm trước khi tôi rời nước Đức, Tuấn Anh lại rủ
tôi ra quán bia tươi ở bên bờ sông Danuyp chảy qua thành phố Lauingen. Tàn bữa,
Tuấn Anh lại thu dọn li… rồi còn cúi xuống nhặt cả tờ giấy lau mà trước đó tôi
vô tình để rớt xuống dưới nền gạch. Thú thật, lúc đó tôi hơi ngượng với em rể.
Tôi trầm ngâm ngắm nhìn màu nước xanh lơ, lấp lóa dưới
ánh chiều muộn của dòng Danuyp, không một vật gì trôi nổi trên sông, trừ mấy
cặp vịt trời đang tung tăng rẽ nước. Tôi hiểu vì sao nhạc sĩ nổi tiếng Johann
Strauss có cảm hứng để viết nên bản “Dòng Danuyp xanh” bất hủ. Và nữa, tôi cũng
hiểu vì sao nhiều chục năm sau dòng sông Danuyp vẫn cứ xanh như thế!
Hôm sau, ngồi trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ
Frankfurt về Hà Nội, suốt 12 giờ đồng hồ tôi cứ lởn vởn bởi ý nghĩ và mơ: Một
ngày nào đó, thành phố Hà Nội với Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, sông Hồng, sông Tô
Lịch… và rộng hơn nữa là cả nước Việt sẽ xanh, sạch như như nước Đức.
B.Đ.K/tuanvietnam
-------------
Học ăn ba ngày.
Trả lờiXóaChỉ cần ba ngày thôi, một người ở xa đến, biết cách dùng đũa và cơm, hoặc một thanh niên ra nước ngoài biết dùng khăn ăn, cầm dao, cầm dĩa hoặc cầm thìa để ăn các món bit tết, dăm bông....
Học mặc ba năm.
Một cô gái hoặc một chàng trai ra tỉnh, sau 3 năm biết cách chọn quần nào đi với áo nào, mầu sắc phối hợp nền nã lịch sự
Học ở ba đời
Mọi thói quen về ăn ở, đi đứng phải tạo dựng từ khi còn nhỏ lắm
Nếu bà ngoại hay có thói quen ngồi bệt xuống đất, nhai trầu bỏm bẻm, rồi nhổ toẹt nước trầu xuống đất, thì đứa cháu sống cùng bà khó có thể có nếp sống văn minh lịch sự được.
Tôi không dám chê ông tân chủ tịch về trình độ "giác ngộ cách mạng" và nghiệp vụ an ninh, nhưng riêng cái khoản hồi đầu năm ngoái, ông dám đứng ra tranh luận với các nhà khoa học lâm nghiệp về CÂY MỠ & CÂY GỖ VÀNG TÂM thì ít ra ông cũng phải học nhiều nữa mới điều khiển được dân thành phố HN này.
hay, khá chuẩn
Xóađể xây dựng một nền văn hóa cần vài trăm năm
muốn xóa nó chỉ cần một cuộc cách mạng văn hóa là xong
Người Việt đã chán... chính mình rồi! Trong tình hình này, tôi đã cắt đứt với những bạn bè vô cảm, kiểu trên Facebook "đang cảm thấy hạnh phúc"?
Trả lờiXóaHỡi ơi, vì "ai" nên nỗi?
Tự Điển Đổi Mới:
Trả lờiXóa- "Nhạy cảm": Không dám nói sự thật.
- "Bất cập": Rối tinh rối mù; Làm việc ngớ ngẩn
Ôi , rác , lại rác ! Rác từ trong những cái đầu " quan đảng " ra đến từng ngõ phố ... Tp Hà Nội " ngàn năm VĂN HIẾN " !
Trả lờiXóaĐã từ lâu tôi cũng nghĩ nhiều về vấn đề Rác tại VN . Không chỉ HN mà mọi nơi trên đất nước đều vậy , ý thức về vệ sinh công cộng rất yếu kém , khạc nhổ , đái đường …
Trả lờiXóaXã hội , đời sống tại VN đầy Rác , rác chung quanh ta , chứng tỏ xã hội đó còn thấp kém về ý thức , xã hội lạc hậu .
Ngoài ta còn đầy rác trong những lãnh vực khác , còn tệ , còn tai hại biết bao lần so với rác mà ta thấy . Rác trong văn hoá , rác trong chế độ , rác của tệ nạn xã hội , rác đạo đức … Đi xin việc phải lo lót còn không thì đừng hòng , đó là rác trong lãnh vực xin việc . Đến tết thì nạn chặc chém đều khắp cã nước , đó là rác còn tệ biết bao lần so với rác mà ta thấy . Khắp mọi nơi mọi lãnh vực đều có rác kinh tởm , ghê gớm .Đây là chứng cứ của 1 xã hội thấp kém , lạc hậu .
Dĩ nhiên , mọi thứ rác , nhiều hay ít là do những người lãnh đạo và cơ chế chính trị có tốt hay không . Đông Đức lúc trước rác chắc cũng đầy mọi nơi . Singapor mà bị CS xâm lấn , cầm quyền , thì rác cũng đầy nhóc , khắp mọi lãnh vực , dân nước khác tới , tha hồ mà hưởng thụ lạc thú ở đây .
Nổi tiếng thế giới là Do Thái , Nhật , Nam Hàn , ý thức dân tộc của họ rất cao . Nền văn hoá dân tộc không chỉ là riêng mặt kiến thức văn minh và giàu có , mà là có rác nhiều hay ít trong mọi mặt .
Ví như 10 ngàn người của họ sống trên 1 hòn đảo cô lập so với cũng cùng số đó dân VN sống theo chế độ CS trên 1 hòn đảo khác , 1 thời gian sau , hai xã hội rất khác nhau xa . Nhìn Đài Loan và Trung Hoa lục địa là điều chứng minh rõ ràng nhất .Dân Bắc Hàn khi được chú Ủn tới thăm thì cã đám khóc còn hơn là cha chết để tỏ lòng sung sướng , vinh hạnh khi được gặp lãnh tụ , thì đó cũng là thứ rác hôi hám vô cùng trong văn hoá , chính trị của họ .
Người cầm đầu trong 1 gia đình hay 1 nước giỏi hay dở thì tương lai gia đình , đất nước sẽ khác nhau , có phước hay là vô phước . Dân VN buồn, thất vọng vì bị vô phước sau Đại Hội .
VN ngàn năm bị đô hộ , trăm năm bị giặc Tây , kế tiếp lại bị cái tai ách CS , cho nên ít có những khoãng thời gian dài sống với Minh Quân , kết quả là văn hoá ,kinh tế , chính trị , xã hội VN đầy rác . Cái kết quả tai hại của mọi thứ rác này làm cho dân VN trở thành thiếu đoàn kết ,kém ý thức trách nhiệm với tổ quốc , hèn nhác , cúi đầu trước bạo quyền , để rồi bị lệ thuộc , mất nước , rồi bị diệt tộc trong tương lai không còn xa .
Trả lờiXóaĐất Nước thật nghèo, ta cứ tha hồ ăn Tết .. Tàu ! ! !
https://sohanews2.vcmedia.vn/thumb_w/600/2013/Du%20khach%20den%20tham%20quan%20chua%20Long%20Son%20IMG_1322%20copy-cfb87.jpg
Tuần Tết Tết .. Tàu tiêu gần 60 tỉ Mỹ kim
Tết là dịp phải chi tiêu rất nhiều tiền
Tết là kỳ nghỉ như Giáng sinh Năm Mới
Dương lịch nơi phương Tây tiền lì xì Quan Đỏ ưu tiên
Tha hồ nhập khẩu hàng nhái hàng dỏm Trung Quốc
Ngộ độc Rượu Mao Đài say rượu đánh lộn triền miên
Tai nạn giao thông hàng vạn nhập viện cấp cứu
Dịp Tết hàng năm hàng ngàn tử vong quy tiên
Nhà máy công nhân về quê cũng ngừng guồng quay sản xuất
Đất Nước thật nghèo cứ tha hồ ăn Tết .. Tàu chắc khùng điên ? ? ?
Hãy như Dân Nhật thoát Trung từ Thiên Hoàng Minh Trị
Ăn Tết phương Tây hòa nhịp Thế giới vẫn kính Tổ tiên
Mặc kệ Chú Chệt ăn Tết .. Tàu bên Hoa lục
Dân Việt ăn Tết hòa hợp Toàn cầu hóa Kinh tế tự nhiên
Con đường Thoát Hán thoát Trung thật giản đơn đơn giản
Tiết kiệm Tuần Tết .. Tàu tiêu gần 60 tỉ Mỹ kim ! ! !
Hãy dùng số tiền khổng lồ này vào Y tế - Giáo dục
Trẻ già cả Nước chắc có ăn có mặc có sách có thuốc tiêm .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu TNS vào tháng 1 năm 2016 cho biết phần lớn người tiêu dùng Việt Nam lên kế hoạch tăng chi tiêu trong suốt dịp Tết lên mức trung bình là 14,2 triệu VNĐ ( tương đương 643 đô la Mỹ ).
Số tiền này không hề nhỏ nếu đem so với thu nhập của đa số người dân
Việt Nam hiện nay.
Chi tiêu trong suốt dịp Tết lên mức trung bình là 14,2 triệu VNĐ ( tương đương 643 đô la Mỹ )
643 đô la Mỹ nhân với 90.000.000 dân = 57 870 000 000 đô la Mỹ - tức gần 60 tỉ Mỹ kim
Số tiền nàythật KHỔNG LỒ cho việc đầu tư canh tân Tổ Quốc Việt Nam !!!.
Sợ e con số nói quá đáng , tuy nhiên tất cã mọi loại pháo , từ pháo nhỏ cho tới pháo hoa có lẽ đều nhập từ TQ . Rồi đau lòng nhất là nhiều loại nông sản , bánh trái , ngay tới hoa mà cũng nhập nhiều từ TQ , trong khi hàng ngàn năm nay VN mình tự trồng lấy , làm bánh mức , hoa Đà Lạt tiêu dùng không hết .Ngược lại nông sản VN xuất qua TQ bị chơi xấu te tua ngay tại cửa biên giới . Đời sống dân chúng bị chính sách lệ thuộc đè ngộp thở , bi thương .
XóaThật là ngậm đắng nuốt cay với sợi dây thòng lọng 16 vàng , 4 tốt siết ngay trên cổ người dân Việt .
Dạ thưa bác, tuy số tiền ăn Tết bác tính ra cho dân VN thấy rất khổng lồ nhưng ít nhất nó cũng còn vào bụng người dân, có nghĩa là nó còn đóng góp được cho kinh tế quốc dân.
XóaNếu bác muốn khuyên dân thì bác nên lên tiếng phản đối việc xây những tượng đài vĩ đại tốn kém hàng bao tỉ tỉ đồng chỉ để dọa dân và cho một nhóm nhỏ nhất định chia nhau ăn !