* TRẦN ĐÌNH THIÊN
Việt Nam
đã bước vào giai đoạn phát triển hội nhập rất khác so với giai đoạn đổi mới và
mở cửa trước đây. Nếu như “mở cửa” vẫn giữ lại cho chúng ta sự chủ động tương
đối trong việc hoạch định chính sách và quyền lựa chọn đối tác, thị trường… thì
với “hội nhập”, Việt Nam phải tuân thủ các luật chơi chặt chẽ hơn và không còn
nhiều không gian cho những chủ động chính sách.
Với Hiệp định TPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - EU (VEFTA), Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Việt Nam - Liên minh Kinh tế
Á-Âu (VEAUFTA), mức độ hội nhập của chúng ta đã tiến lên một nấc mới - không còn
theo cách “tuần tự nhi tiến” thông thường. Việt Nam đã có bước nhảy vọt lên mức độ
hội nhập ở đẳng cấp rất cao, thậm chí hàng đầu thế giới. Nhưng trên tất cả các
tuyến hội nhập mới (kể cả với AEC), Việt Nam đều thuộc nhóm kém phát triển
nhất so với các quốc gia còn lại. Thách thức hay cơ hội phát triển dành cho
Việt Nam
đều xuất phát từ đặc điểm này.
Cần tỉnh táo
trước vận hội mới
Cơ hội từ vận hội mới là thông qua các điều khoản hiệp
định về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư, sở hữu trí tuệ,…
Việt Nam có thể “bám” vào những nền kinh tế lớn, phát triển cao – TPP là nơi
hội tụ chỉ của 12 quốc gia nhưng sản xuất ra gần 40% GDP toàn cầu, với những nền
kinh tế phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Canada, Australia… - để tạo ra
đột phá cho nền kinh tế vươn lên nhanh. Đây là cơ hội chiến lược có giá trị
thời đại mà chúng ta không thể bỏ lỡ.
Ngược lại, chúng ta cũng phải tỉnh táo để nhận ra
rằng, các đối tác trong các sân chơi này đều là những quốc gia đi trước Việt Nam và có rất nhiều
kinh nghiệm trong sân chơi thị trường quốc tế. Khi chúng ta tạo thuận lợi về
kinh tế cho đối tác ký thỏa thuận thương mại với mình thì họ cũng thu được
những lợi ích to lớn khác. Ngay cả với những thuận lợi mà họ mang lại cho đối
tác thì việc hưởng thụ chúng cũng không phải là điều dễ dàng. Một bài học nằm
lòng trong kinh tế thị trường là lợi ích càng lớn thì tiềm ẩn càng nhiều rủi
ro, mà bản chất ở đây là chúng ta phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Ở một
xuất phát điểm như Việt Nam
thì khả năng trả giá sẽ rất cao. Khi hàng rào thuế quan hạ thấp, xuống tới mức
bằng “không” thì việc xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ra các thị trường lớn có lợi
nhưng ngược lại, việc nhập khẩu hàng hóa với điều kiện tương tự sẽ khiến thị
trường nội địa phải chịu sóng lớn. Vấn đề mấu chốt là những đòi hỏi của thị
trường phát triển cao sẽ cao hơn rất nhiều, đặc biệt là đòi hỏi về hàng rào kỹ
thuật. Ngay cả với nhóm mặt hàng nhiều lợi thế của Việt Nam như nông thủy sản,
để thâm nhập các thị trường lớn sẽ phải vượt qua thách thức lớn là làm sao đáp
ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng, màu sắc, hình dáng đến tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không nghiêm túc thực thi những điều khoản cam
kết, chắc chắn Việt Nam
sẽ chẳng hưởng lợi được bao nhiêu, nếu không nói là không có gì.
Bên cạnh đó, cần thấy rằng các hiệp định thương mại
này đều cam kết bảo vệ lợi ích của các quốc gia tham gia. Ví dụ điều khoản về
đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nội khối trong chính sách ưu tiên miễn thuế
nhập khẩu. Việt Nam có lợi thế về sản phẩm dệt may nhưng muốn tận dụng được ưu
đãi dành cho thành viên TPP thì phải tuân thủ nguyên tắc “yarn forward”, tức là
chỉ có sản phẩm may mặc được sản xuất bằng nguyên liệu nội khối ít nhất từ khâu
sợi. Nếu chúng ta nhập khẩu sợi hay vải từ ngoài khối về để dệt và may rồi xuất
sang các nước thành viên TPP thì sẽ không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào nữa.
Trên thực tế, nền công nghiệp của ta lại chủ yếu làm gia công và lắp ráp, nghĩa
là đang lệ thuộc quá nặng vào việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất,
do đó sẽ khó tránh khỏi những bất lợi khi tham gia các FTA với các quy định
chặt chẽ kiểu TPP.
Chiến lược
nào cho Việt Nam?
Trước những thách thức kể trên, giải pháp gốc rễ cho
Việt Nam là thay đổi cấu trúc nền kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp phụ
trợ để không chỉ gia tăng chất lượng, tiêu chuẩn cho hàng hóa mà còn nâng cao tỷ
lệ nội địa hóa sản phẩm.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới, Việt Nam cần phát
huy nội lực và biết cách tăng thêm những giá trị mới cho nó. Chúng ta đã khai thác
triệt để, hầu như cạn kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên - quặng mỏ, đất và
rừng, nhưng vẫn còn nhiều thứ tài nguyên khác, đặc biệt là lợi thế tuyệt đối
của nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa hay tài nguyên du lịch đẳng cấp cao. Lâu
nay các lợi thế tài nguyên nông nghiệp vẫn chưa được khai thác đúng mức, những
đặc sắc của một nền nông nghiệp trải dài trên nhiều vĩ độ, với địa hình có núi
cao, đồng bằng và bờ biển dài vẫn chưa được chú ý. Nếu phát huy được những mặt
mạnh này và phát huy vai trò khoa học công nghệ, thì chúng ta sẽ có thể thay
thế phương thức sản xuất nông nghiệp manh mún, tùy tiện bằng những mô hình phù
hợp với điều kiện cạnh tranh quốc tế, chẳng hạn như cách thức Tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai đầu tư nuôi hàng trăm nghìn con bò tập trung ở Hà Tĩnh theo mô hình
“chuỗi quốc tế” hiện đại, hay các cách thức đầu tư vào nông nghiệp của Tập đoàn
Vingroup, của TH Truemilk, v.v.
Về du lịch, trong quá khứ mặc dù từng xác định đây là ngành
kinh tế mũi nhọn nhưng chúng ta chỉ tập trung khai thác những thế mạnh trước
mắt, “ăn xổi” mà không đầu tư bài bản theo quy hoạch có tầm nhìn xa. Hiện nay,
cần phải thay đổi chiến lược phát triển du lịch thông qua hợp tác quốc tế (ví
dụ phối hợp với các quốc gia Đông Nam Á, hình thành những chuỗi điểm đến đẳng
cấp…), và gắn với phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc nhiệt đới gió
mùa. Việc tạo được mối liên kết bền vững giữa hai ngành không chỉ đem lại lợi
thế mới cho du lịch mà còn giảm bớt rủi ro cho nông nghiệp.
Hai nguyên
tắc mấu chốt doanh nghiệp Việt Nam
cần đáp ứng
Nguyên tắc chung đầu
tiên là tìm kiếm những lợi thế - khác biệt, những ngành nghề mà Việt Nam có
lợi thế tuyệt đối như sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới gió mùa, tài nguyên du lịch…
Ngoài ra, bên cạnh những lợi thế tĩnh, Việt Nam còn có những lợi thế động dựa
trên những ngành liên quan đến công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học trong một số sản phẩm đặc thù, đặc sắc của Việt Nam.
Thứ hai là thay đổi đẳng cấp sản phẩm, đẳng cấp cơ cấu. Cho
đến nay, đẳng cấp cơ cấu kinh tế của ta vẫn rất thấp, chủ yếu dựa vào khai thác
tài nguyên và công nghiệp gia công lắp ráp. Chúng ta phải thay đổi đẳng cấp cơ
cấu nền kinh tế: không dựa vào khai thác tài nguyên mà dựa vào công nghệ nhiều
hơn, không dựa vào lắp ráp mà dựa vào chế tạo, phát triển công nghiệp hỗ trợ -
công nghệ cao. Việc thay đổi đẳng cấp cơ cấu sẽ làm thay đổi đẳng cấp sản phẩm,
không chỉ đối với các mặt hàng công nghiệp mà cả các mặt hàng nông nghiệp. Thay
vì tập trung sản xuất các mặt hàng “cao sản”, cần chú trọng phát triển các loại
cây trồng vật nuôi chất lượng cao, gắn với công nghệ, tạo ra những sản phẩm có
phẩm cấp cao, những đặc sản gắn liền với các địa danh Việt Nam, đồng thời vượt qua
thách thức lớn nhất hiện nay là các hàng rào kỹ thuật và đòi hỏi về an toàn
thực phẩm.
Cải thiện
môi trường kinh doanh?
Trước những đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế mà doanh
nghiệp phải đương đầu, nhất là trong giai đoạn hội nhập đang diễn ra rất nhanh
hiện nay thì tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh của nhà nước vẫn còn quá chậm.
Nền công nghiệp Việt Nam trong lịch sử vốn chủ yếu dựa
vào doanh nghiệp nhà nước nên di truyền lại cho nền kinh tế chuyển sang thị
trường cái di sản “chủ đạo” độc quyền, ưu đãi, phân phối vốn kiểu xin cho, làm
méo mó môi trường kinh doanh nghiêm trọng và kéo dài. Trong môi trường đó, khối
doanh nghiệp tư nhân muốn tồn tại, cũng phải bám vào nhà nước, thậm chí phải
trở thành “sân sau” của doanh nghiệp nhà nước, hay bám vào những tín hiệu chính
sách của nhà nước về đầu tư, về trái phiếu để “kiếm chác”, lâu dần thành ra có
xu hướng đầu cơ, chộp giật.
Chậm phát triển các thị trường đầu vào cơ bản, ví dụ
như thị trường đất đai, thị trường năng lượng, thị trường nhân lực, thị trường
vốn… đều là những thị trường đầu vào quyết định của nền kinh tế, thành những
thị trường cạnh tranh tự do. Từ khi gia nhập WTO, chúng ta cam kết đẩy mạnh thị
trường hóa nền kinh tế nhưng trên thực tế nhà nước vẫn can thiệp vào các thị
trường này quá nhiều, làm cho chúng duy trì quá lâu tình trạng méo mó, kém hiệu
quả, và khiến nhiều loại giá cả đầu vào cơ bản không phải là giá thị trường
đích thực.
Trong cải cách các thủ tục về thuế, hải quan, đăng ký
hồ sơ…, mặc dù trong hai năm qua, chính phủ tập trung cải cách lĩnh vực này rất
nhiều và đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng có lẽ do bị phân tán nhiều
việc nên việc cải cách không đạt mục tiêu ban đầu đề ra. Tiến trình này cần
được thúc đẩy mạnh hơn, nhất là sau Đại hội 12 của Đảng.
Bên cạnh đó, chính phủ còn thiếu những chương trình hỗ
trợ thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, như hỗ trợ tiếp cận thị trường, hỗ
trợ phát triển kết cấu hạ tầng chung, cung cấp thông tin thị trường, tiếp cận khoa
học công nghệ, phát triển nhân lực…
Doanh nghiệp
nhà nước chậm cải tổ?
Những năm gần đây, chính phủ thể hiện ráo riết chủ
trương cải cách doanh nghiệp để tránh/xóa độc quyền, nhưng tốc độ cổ phần hóa
vẫn chậm và hiệu quả chưa cao. Mấy trăm doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần
hóa nhưng phần vốn nhà nước chuyển giao cho khu vực tư nhân vẫn còn quá ít, chỉ
đạt 15 - 20%. Tỷ lệ này không đủ để thay đổi cấu trúc quản trị của doanh nghiệp
được cổ phần hóa, do đó, không thể cải thiện hiệu quả sử dụng vốn.
Để cải thiện hiệu quả tái cơ cấu, trước hết nhà nước phải tăng tốc cổ phần hóa với tỷ lệ thoái vốn
nhà nước ở mức độ mạnh mẽ hơn nhiều so với hiện nay. Thử nghiệm bán 100% vốn
nhà nước của 10 doanh nghiệp nhà nước hồi cuối năm ngoái có thể coi là một cú
đột phá tích cực trong quản lý kinh tế.
Thứ hai, với các thị trường đầu vào, cần đẩy mạnh quá trình tự
do hóa, ví dụ thị trường điện cạnh tranh hơn, thị trường đất đai phải dịch chuyển
quyền tài sản linh hoạt hơn. Thị trường này càng linh hoạt, càng thông thoáng
thì việc lưu chuyển của cải trong xã hội càng tăng lên, đồng thời bớt được rủi
ro. Đất đai đem đi thế chấp nhưng không ngân hàng nào dám nhận vì đó là tài sản
của nhà nước - đây chính là nguồn gốc của rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Thêm một vấn đề nữa là bây giờ Việt Nam đã ký kết các
FTA thế hệ mới với các ràng buộc rất chặt chẽ, theo đó chính phủ không thể tiếp
tục ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước và không thể thực hiện chính sách mua sắm
công như trước. Các hoạt động này giờ đây phải tuân thủ quy định của các FTA,
phải theo nguyên tắc thị trường.
Bài học kinh
nghiệm
Bài học quan trọng nhất là tiếp tục cởi bỏ các rào cản
thể chế để phục vụ doanh nghiệp tốt nhất. Đây là nhiệm vụ bao trùm và định
hướng hành động cho “nhà nước kiến tạo”, mà nếu chúng ta xao lãng thì sẽ gặp
nguy hiểm khi bước vào hội nhập đẳng cấp cao.
Bài học thứ hai là kiên trì quyết liệt với quá trình
tái cơ cấu nền kinh tế, tránh sự thỏa hiệp. Trước đây, chính vì chúng ta quá
thỏa hiệp nên chưa làm được gì nhiều. Ví dụ, khi tái cơ cấu đầu tư công, chính
phủ đưa ra Nghị định 1792 rất đúng đắn, nhưng khi thực hiện lại thỏa hiệp trước
các tồn tại hiện hành nên cuối cùng đầu tư vẫn rất dàn trải. Tương tự như vậy,
Luật Ngân sách dù đã sửa lại nhưng tinh thần xin - cho vẫn còn phổ biến. Đồng
thời cần tích cực hơn nữa trong việc bán vốn nhà nước cho khu vực tư nhân nhiều
hơn để thay đổi cơ cấu quản trị.
Tựu chung lại, nếu theo đúng tư duy thị trường, phân
vai nhà nước và thị trường “chuẩn”, cùng với mạnh tay làm bài bản và nghiêm túc
thì sẽ thành công!
Bộ KH&CN rất tích cực hỗ trợ cho
các doanh nghiệp KH&CN, nhưng cần đảm bảo rõ ràng hơn khía cạnh nghĩa vụ
của các doanh nghiệp được trao chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, tránh chạy
theo bệnh thành tích về số lượng. Nên có chính sách khuyến khích những trung
tâm R&D đặt trong các trường đại học, thông qua việc hỗ trợ kinh phí hoặc
hình thức quỹ để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán KH&CN của
họ, đồng thời nhờ đó tạo ra một không gian khởi nghiệp gắn kết nhà trường với
doanh nghiệp.
|
(Tia sáng)
--------------
Xin đừng là con Vẹt Đỏ khi lải nhải "VN Hội nhập"! Gần nửa thế kỷ rồi! Nếu là đa nguyên, thời gian ấy đủ để VN hơn Malaysia, ngang ngửa Singapore.
Trả lờiXóa"Việt Nam có tận dụng được cơ hội", xóa bỏ điều 4 hiến pháp!
XóaCái nhìn cũng chung chung, chẳng có gì cụ thể cả. Trình độ chuyên gia của mình nó thế. Có thực tế đâu mà nói.
Trả lờiXóaSỰ THẬT NÓI :
Trả lờiXóaViệt nam là một quốc gia có tính đặc thù ,đó là chế độ cộng sản toàn trị , giới cầm quyền không bao giờ từ bỏ quyền lực của họ , mà cách tốt nhất để giữ vững quyền lực là duy trì chế độ cs . Vì vậy muốn chuyển sang đa nguyên một cách hòa bình thì con đường hội nhập có lẽ là con đường tốt nhất nếu không muốn nói là duy nhất hiện nay .
Khi hội nhập sẽ có hai điều lớn bắt buộc phải xẩy ra :
- THỨ NHẤT LÀ: Việt nam bắt buộc phải thay đổi , vì không thay đổi là chết. Sự thay đổi này sẽ diễn ra từ từ trên tất cả các lĩnh vực( kể cả chính trị)
như thể chế kinh tế ,sở hữu ruộng đất ,luật pháp ... Không thay đổi sẽ cản trở không phát triển được. Kết quả là đa nguyên hóa từng phần diễn ra mà ít mất mát nhất.
- THỨ HAI LÀ: Nhận thức của dân việt sẽ được nâng cao dần khi tiếp xúc với thế giới văn minh trong quá trình hội nhập . Đây là điều quan trọng nhất , có lẽ là con đường nhanh nhất để nâng cao dân trí . Khi nhận thức của người dân thay đổi thì xã hội thay đổi là tất yếu xảy ra ( trong đó có cả chuyển đổi sang đa nguyên )
Suy cho cùng thì dân trí mới là điều quyết định vận mệnh dân tộc đúng như cụ Phan Chu Trinh nói . Đối với Việt nam hiện nay hội nhập là con đường tốt nhất , nhanh nhất để nâng cao dân trí . Vì vậy nhiệm vụ của mỗi người dân Việt hiện nay là thúc đẩy sự hội nhập càng nhanh càng tốt , chống lại mọi sự cản trở hội nhập (chắc chắn sẽ xẩy ra).
Khi đã hội nhập tốt với thế giới thì quy luật sẽ tự điều tiết . Điều mong ước sẽ đến.
SỰ THẬT LÀ: Cái gì có lợi cho dân thì hại cho quan
XóaSỰ THẬT LÀ: Cái gì có lợi cho dân thì hại cho bọn ăn cướp đeo cà vạt đỏ.
XóaViet Nam is classified by the EU as an Non-Market Economy. Brazil was selected as the surrogate country.
Trả lờiXóaViệt Nam bị Cộng đồng Châu Âu phân loại là nền kinh tế phi thị trường, và Bra-xin được chọn làm nước thay thế.