Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Nông dân chế hệ thống tưới tự động, tiến sỹ im tiếng

Anh Cao Phát Triển đã chế ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại giúp giảm chi phí cả trăm lần so lao động tay chân. Hơn nữa, mô hình này giúp thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay.
Tư duy hội nhập
Anh Cao Phát Triển, ở ấp Thới Xương 1, phường Thới Long (Ô Môn, TP Cần Thơ) có 0,8 ha trồng quýt. “Tết năm nay thu hoạch 16 tấn quýt tiều và 1 tấn quýt đường bán với giá trung bình 30.000 đồng/kg, thu được trên 500 triệu đồng. Trong khi chỉ cần ngồi nhà điều khiển là xong. Điều mà trước đây có nằm mơ cũng không thấy”, anh Triển tươi cười nói.
Theo anh Triển, hiện nay biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, thể hiện rõ nhất tại địa phương anh nước sông ngày cạn kiệt. Đồng thời, nước ta hiện đang hội nhập sâu, rộng vào sân chơi quốc tế nên không thay đổi tư duy thì sẽ thua trên sân nhà mà điển hình là nông sản Thái Lan đã lấn lướt sản phẩm Việt. Anh phân tích, với hệ thống phun thuốc và tưới tự động như của anh thì chỉ cần bơm nước vào mương một lần trữ lại đó rồi sử dụng cho vài tháng, cho dù nước sông có kiệt đi nữa cũng không lo vì mỗi lần tưới tốn ít nước. Trong khi đó, sử dụng tưới bằng máy hoặc tay thì vất vả với thời tiết nắng khắc nghiệt như hiện nay. “Ưu điểm là không tác động trực tiếp lên cây, hệ thống phun sẽ làm hạn chế tối đa các côn trùng gây hại giúp trái đẹp, bóng loáng để cạnh tranh với sản phẩm ngoại”, anh Triển tự tin nói.
Với thành công như hiện nay, anh Triển còn thấy mình nhỏ bé khi nước ngoài họ đã chế tạo máy hái quýt tương tự như vườn của anh mà chỉ cần vài ba người là có thể thay thế cả mấy chục người làm cả ngày. “Hiện nay, thanh niên địa phương phần lớn đã đi làm thuê xa nên mỗi lần thu hoạch là chạy đôn chạy đáo tìm nhân công hái trái nên tôi đang nghĩ tìm cách để làm sao giảm được công lao động mà năng suất tăng lên”, anh Triển tâm sự.
Nói về ý tưởng, anh Triển kể, năm 17 tuổi là đã có ý tưởng làm hệ thống tưới tự động vì thấy ở các công viên và trên ti vi chiếu nhiều mô hình hay như thế này vì có lợi từ công lao động đến chi phí đầu tư. Từ đó, anh về nhà tìm tòi, học hỏi trên sách báo, internet. Đồng thời, đi tham quan nhiều mô hình khác của nông dân trong vùng để học hỏi kinh nghiệm trồng cây và xem nguyên lý hoạt động của hệ thống phun, tưới tự động có hiệu quả trên rau màu và cây ăn trái. Nghĩ là làm, năm 1997, anh bắt đầu làm hệ thống tưới tự động nhưng lần đó thất bại vì kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và vốn đầu tư không đủ nên anh đành gác lại ý tưởng đó để chờ cơ hội. Mãi đến đầu năm 2013, sau nhiều năm tích lũy được vốn rồi anh bắt tay vào thiết kế bản vẽ mới trên lý thuyết và thành công. “Tôi lo nhất là khi ráp xong lượng nước không đủ để tưới đều cả vườn. Nhưng khi bật motor lên thì nước phun đều khắp cả vườn. Lúc đó, cả tháng trời mừng không ngủ được”, anh Triển vui vẻ nhớ lại. Theo lời anh, để thành công, anh chạy nhiều nơi mua dụng cụ về thử, tháo ra ráp vào thử nghiệm nhiều lần từ bét phun sương nhuyễn hao điện, đến bét đa chức năng cánh đập… lắp vào vườn. “Nhiều đêm thức trắng tìm thông tin, thông số, phác thảo mô hình. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng mất mấy tháng trời mới thành công”, anh Triển tâm sự.
Giảm chi phí… trăm lần
Anh Triển cho biết, trên diện tích 0,8 ha của anh, trước đây mỗi lần tưới máy mất 5 giờ và thuê 1 người theo cầm ống, tốn 140.000 đồng/lần tưới, còn tưới tay sẽ mất gần 2 ngày mới giáp, chi phí thuê nhân công gần 300.000 đồng. Còn hiện nay chỉ cần điều khiển bằng điện thoại khoảng 10 phút, tốn 2.000 đồng là xong, giảm chi phí 70 lần so tưới máy và 150 lần tưới tay.  Anh Triển nói: “Điều quan trọng là giảm được chi phí và giá thành sản xuất. Đồng thời, mình chủ động hoàn toàn trong quy trình chăm sóc như sử dụng cỏ để che phủ, chống xói mòn, giúp bộ rễ có đầy đủ ô xy, nước… giúp vườn cây phát triển xanh tốt”. Theo anh, trước khi có hệ thống tự động, vợ chồng cực khổ ngoài vườn quanh năm nhưng trừ chi phí, còn lãi khoảng 100 triệu đồng, còn giờ nhẹ công chăm sóc mà lãi tăng gấp nhiều lần.
Chưa dừng lại ở hệ thống tưới tự động, đầu năm 2014, anh nghiên cứu lắp thêm hệ thống phun thuốc và bón phân tự động. Anh cho biết, để sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp thì cần phải giải quyết vấn đề về sâu bệnh. Đặc biệt là bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh mà con người không cần phải trực tiếp tác động vào. Mô hình phun thuốc tự động, sẽ tiết kiệm hóa chất, công lao động là khoảng 35 triệu đồng mỗi năm. Chi phí lắp hệ thống tưới tự động khoảng 50 triệu đồng/ha, còn lắp hệ thống phun thuốc là 70 triệu đồng.
Theo lời anh Triển, điểm nổi bật của mô hình là có thể tưới tự động ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí hàng trăm cây số mà chỉ cần có sóng điện thoại, điều khiển bằng điện thoại thông minh qua kết nối con chip điện từ được lắp tại hệ thống máy bơm với phần mềm cài trên điện thoại di động.
Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân đến tham quan và nhờ hướng dẫn cách làm. Anh Triển cho biết, đến nay đã giúp lắp ráp hệ thống tưới và phun thuốc tự động trên mấy chục hécta ở khắp các tỉnh ĐBSCL. Anh cho biết, trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ nông dân trong vùng lắp ráp hệ thống phun, tưới tự động khi có nhu cầu.
Trước khi có hệ thống tự động, vợ chồng cực khổ ngoài vườn quanh năm nhưng trừ chi phí, còn lãi khoảng 100 triệu đồng, còn giờ nhẹ công chăm sóc mà lãi tăng gấp nhiều lần.
(Theo Tiền Phong)
-----------

27 nhận xét:

  1. Những sáng tạo thực dụng với thực tế đời sống rất đáng được chính phủ để ý , khuyến khích và phát triễn . Sẳn đây tôi cũng có 1 suy tư mới chợt nảy ra , không biết có đúng tí nào không , chưa từng thử nghiệm , chỉ là ý tưởng viễn vông như là 1 ý nghĩ của ai đó , ban đêm mà mơ có ánh sáng ban ngày mà đôi khi cã trăm năm sau tình cờ có người xem lại rồi phát triễn theo 1 kiểu cách khoa học khác .
    Đó là vấn đề bệnh điên .Tôi có đứa em trai học rất giỏi ,đẹp trai , đa tài , tương lai đầy hứa hẹn , nhưng ở tuổi 18 bị bổng dưng bị phát điên , kéo dài 30 năm ,sau đó bị mất vì nguyên nhân khác .Cã đời tôi cũng chưa từng có 1 suy nghĩ nào khác ngoài sách vở đã có . Bệnh này theo kinh điển , chiếm 1% , ở ngoại quốc cũng bó tay , chỉ chống đở .Nguyên nhân vẫn không xác định được , giã thuyết vẫn dựa vào những xung đột tâm lý và được điều trị chống đở , trấn áp bằng thuốc tâm thần kéo dài cã cuộc đời . Vừa rồi bọc báo thấy hoàn cảnh tội nghiệp của 2 em bé , có cha là lao động chính , bỗng dưng phát bệnh điên, mẹ bỏ đi , 2 bé nhỏ phải bỏ học chăm sóc cha , thật tội nghiệp , nhưng tôi lại loé ra ý nghĩ : À phải rồi , nên xét lại thủ phạm đáng ngờ của Virus .
    Có rất nhiều trường hợp sống rất bình thường , ít liên quan vai trò xung đột tâm lý , nhất là những người dân quê nghèo , cã ở người dân tộc chất phát , lúc xưa thì gán cho là bị quỉ ám , ma bắt , sau này thì lý giãi xung đột tâm lý , chưa nghe ai nói nghi ngờ nhiểm virus cấp tính cã . Ví như có thể do virus , thì ngoài điều trị bình thường , nên cộng thêm trị theo hướng virus thì cũng không có ảnh hưởng xấu nào thêm cã . Phải tích cực ở giai đoạn đầu mới phát , còn đã lâu nảo đã tổn thương không còn hiệu quả nữa .
    Với khoa học , trị virus rất phức tạp , dầu có xác định được , mà tìm ra thuốc thì rất lâu , nhưng nguyên tắc chung là nâng cao thể trạng , uống gừng , hành , tỏi , nhiều nước chanh, chích lễ .…. Không biết có ai khi nào gặp áp dụng thử ,song song với thuốc tây không hề có bị ảnh hưởng xấu thêm , nếu có thể thì chỉ có may chứ không rũi ro thêm tí nào .
    Mỗi loại virus có thể gây những triệu chứng rất khác nhau ,có thể cục bộ , không phải có cùng 1 số đông người , hay là phải có triệu chứng toàn thân , toàn các hoạt động của não, coma , mới được nghi là nhiểm virus nảo cấp .Thiên nhiên rất kỳ bí , con người thì cứ mò mẩm ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Nặc danh04:31!
      Các bệnh điên, tự kỉ, tăng động, zona thần kinh, khóc rạ đề ... và cả loại do virus, siêu virus, nói chung là những bệnh không rõ nguyên nhân và Y học đặt tên có thế chưa phải. Về "chuyện" này tôi đã bắt đầu có chương trình từ đầu thế kỉ này, đã có gợi ý cho "ai đó" từ 7,8 năm nay nhưng chưa được phản hồi. Phần tôi lại "bỏ" qua khoa học hiện đại mà thiên về Cổ học phương Đông. Trong hơn 10 năm, qua việc "giải" cho một số trường hợp để làm chứng (sự chứng và lí chứng). Tôi cũng chắc chắn bước đầu khoa học sẽ bác bỏ, nhà quản lí thì băn khoăn. Vậy tốt nhất là DẸP. Nghĩa là IM LẶNG. Vì im lặng là vàng. Chả ai lại chọn thứ chưa biết là gì, thì nên chọn vàng là hơn cả.
      Cổ học phương Đông kể cả nói về ma quỷ thần thánh không phải là mê tín. Chính khoa học mới là MÊ TÍN !!!
      Cảm ơn ĐT, sáng ra đã gặp phải kẻ nói ngược rồi.
      Nếu gặp riêng ĐT tôi sẽ nói nhiều chuyện ngược mà có lí, có chứng đấy.

      Xóa
    2. Bác sống theo hiến pháp (điều 4) nhé.
      Tức là, làm gì, cũng phải có sự ĐỒNG Ý, của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội"!

      Đấy, luật pháp nước VN, là như vậy.

      Xóa
  2. Sau vái năm làm việc ở sở khoa học công nghệ và môi trường,anh bạn tôi kết luận sở này phải đổi tên thành sở không học chỉ nhậu và moi tiền,mới chính xác.
    Các nhà "khoa học" của đãng hiện nay toàn lo những việc đại sự như chạy dự án,chạy chức phó giám đốc sở,tỉnh uỷ viên...hơi đâu mà lo mấy cái chuyện tưới tiêu vớ vẫn kia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá chuẩn không cần chỉnh hê hê hê

      Xóa
  3. Tiến sĩ nhà mình toàn tiến sĩ Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . Dân (may quá) ít hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh nên mới làm được mấy thứ này .

    Trả lờiXóa
  4. Phần lớn mấy vị học cao nay chỉ ngồi tinh tướng chém gió và lãnh lương.

    Trả lờiXóa
  5. Phải kỉ luật anh nông dân này thôi. Tên anh chưa đủ tư cách để làm giấy chứng nhận được chế tác máy móc. Việc này là của các kĩ sư. Nếu kĩ sư không làm được việc theo Danh của mình thì có thể về đi cày thay anh nông dân được. Còn anh Cao Phát Triển này không phải dương cái tên Cao Phát Triển lên loè là được quyền làm cái việc mà ở vị trí kĩ sư còn mày mò chưa ra. Việc này "xưa nay hiếm" , chưa có tiền lệ và chưa có sự "cấp phép" của ngành ngang ngành dọc chi hết.
    Không đúng quy trình! Rồi sau đó ai đủ trình thẩm định để cấp bằng sáng chế, mệt lắm, gây "rắc rối" cho ngành NN lắm. Thôi mấy ông bà làm ruộng họp với nhau đi, đừng mất thời gian ...Thế thì đội ngũ kỉ sư NN về ngắm sống trâu àh? Và nều ngắm sống trâu thì nhớ cái mo cau của cụ Nguyễn Công Trứ nha.

    Trả lờiXóa
  6. Nông dân Cao Phát Triển thì thông minh, siêng năng, mần được giỏi như rứa; còn bộ trưởng Cao Đức Phát không thấy 'phát' được gì cả!

    Trả lờiXóa
  7. Tôi mà có quyền , cho tất cả các viện nghiên cứu , các trường ĐH tự lo chứ nhà nước sao phải lo! Thế thì các vị tiến sĩ kỹ sư kia mới bộc lộ ra năng lực của mình. Nhà nước cs tham lam nhưng ngu dốt , cái gì lĩnh vực nào cũng đòi "bảo kê" nên mới ra nỗi này!

    Trả lờiXóa
  8. Nông dân ( lớp 2 trường làng )=> giỏi,chế được máy móc để xài // tiến sĩ => ngu ngốc,ăn tàn phá hại,nói dóc nói láo,tham nhũng ăn cắp ăn trộm (đa số,-còn một ít rất tôt, rất xứng đáng với danh tiến sĩ-nhưng chỉ đếm được trên đầu ngón tay !)//bọn tiến sĩ ăn tàn phá hại này nên tìm đến anh nông dân lớp 2 này học tập và noi gương theo,đồng thời TÔN ANH NÔNG DÂN LỚP 2 NÀY LÀ ĐẠI ĐẠI SƯ PHỤ NHÁ NHÁ ! không biết tự trọng,không biết xấu hổ là gì !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học thật nhưng chẳng làm được gì vị bị bó tay bó chân, "học đại":"học giả"vì mánh mung kiếm tiền hay hơn là sáng chế, chỉ cần học Mác Lê Dao Vồ, học mót mẹo vặt, học thủ đoạn của Tàu qua "Tam quốc", qua "Đông chu liệt quốc".... qua "khổng tử".... là đủ rồi - có phải không chú em Trọng?
      LỚP BA TRƯỜNG LÀNG vẫn đang là "đỉnh cao trí tuệ" kia mà? Hoạn lợn và Cai phu đồn điền cũng đã từng là người "cầm lái vĩ đại" kia mà?
      cho nên người dân cứ"Đổi Mới Cuộc Sống" là vì thế.

      Xóa
  9. Bộ trưởng Cao đức Phát hãy suy tôn anh nông dân lớp 2 này làm huynh trưởng đi !

    Trả lờiXóa
  10. Các bác thông cảm. Tiến sĩ thật, có trình độ cao thì khó xin chi phí để nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ bà con. Tiến sĩ giấy, giả, nhờ người khác học giúp thì có khả năng xin kinh phí để nghiên cứu nhưng đợi sản phẩm thì lâu quá... nên chi phí hao vào bàn nhậu, vào nhiều chỗ khác hết rồi. Nên bà con ta chịu khó tự nghiên cứu vậy. Thương cho cả tiến sĩ thật và tiến sĩ giấy.

    Trả lờiXóa
  11. Về tiến sĩ nước nhà, tôi có suy nghĩ từ lâu. Tôi cũng có học vị tiến sĩ được nước ngoài cấp từ năm 1980, nhưng mỗi khi nhắc đến lại thấy thẹn.
    Nhân đây xịn được chia sẻ: Theo sách "các nhà khoa bảng Việt Nam" của Ngô Đức Thọ thì từ khóa thi đầu tiên 1075 đến khóa thi cuối 1919- tức là 1000 năm khoa cử thời phong kiến có 2896 tiến sĩ. Còn thời XHCH mới vài chục năm mà có mấy chục nghìn tiến sĩ.
    Vào những năm 80s thế kỷ trước, ông TTG Phạm Văn Đồng trong một phiên họp Chính phủ đã hỏi là mất bao nhiêu tiền mua được bằng PTS. Ông Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Văn Hưởng có lần nói rằng làm cán bộ có chức, để hoàn thành chức phận thì ngày làm việc 13 tiêng chưa hết việc. Ông bộ trưởng Đậu Ngọc Xuân trong phiên họp cuối cùng khóa Chính phủ của ông có nội dung đào tạo cán bộ đương chức, ông nói: từ xưa đến nay, học thành tài mới làm quan, bay giờ quan lớn lại di học để lấy bằng nọ bằng kia là ngược đời, không bàn được. Ngày 12 tháng 6 năm 1998, trong một cuộc họp của các siêu VIP, ông Lê Xuân Tùng nói: Cán bộ đương chức làm luận án PTS- có chức thì bỏ tiền làm luận án, có người được bằng không dám công khai nói ra. Làm luận án mà rất ngại đọc sách, có người chẳng thấy cầm quyển sách bao giờ, ví như ở Hà Nội có mấy ông(ông dẫn tên hẳn hoi mấy thuộc cấp của ông- tôi liên tưởng đến mấy cái tên đó, có cái tên tôi được chị Đoàn Kim Quy, con dâu ông Hải Triều kể về sự không đọc sách báo của họ từ 1999 khi tôi cùng chị đi nghiên cứu khảo sát ở Ba Lan). Nhận bằng mà dấu như "mèo dấu...". Bây giờ dân nói "GS-TS là gà sống thiến sót, còn PTS là phun thuốc sâu, TSKH là toàn sờ không hát".
    Trên trang "Bùi Văn Bồng 1" ngày 18-7-2015 có bài "có tiền là có thạc sĩ" ghi đậm nét một câu: "Đối với cán bộ có chức có quyền thiếu năng lực chuyên môn việc đầu tiên là "rửa bằng", vậy đâu là nơi các cán bộ này chọn niềm tin, đó là Học viện chính trị quốc gia".
    Trong thực tế cứ nghe giới thiệu hết ông tiến sĩ nọ đến ông giáo sư kia, mà còn có cái đuôi thành tích công tác từ cán bộ thường rồi cán bộ cấp phòng liên tục thành anh hùng hẳn hoi mà ngành học thì chuyển đổi, học y làm tiến sĩ trường đảng hoặc ký sư công nghệ lại lấy bằng tiến sĩ luật. Tiến sĩ luật, kinh tế, chính trị, xây dựng đảng... nói chung là các tiến sĩ xã hội nhiều lắm, còn tiến sĩ khoa họ kỹ thuật công nghệ thì hiếm lắm.
    Những chuyện tôi nói ở đây là chuyện tôi trực tiếp biết, không phải là f5f7. Mới rồi sau tết nguyên đán, tôi tình cờ ngồi với anh Nguyễn Trung, anh Trần Đĩnh có đưa ra lời bình vô hại về mấy cuốn sách tôi cho là những chuyện f5f7 cả. Anh bạn tôi là Phạm Gia Toàn cứu bồ bằng câu giới thiệu tôi là người hơn hai chục năm hết dựa tường bên tây đến bên đông Hùng Vương lau bàn giải chiếu chốn đình chung.
    Tôi nghĩ đó là nguyên nhân, các siêu VIP từ thời ông TTg Phạm Văn Đông đã nhân ra nhưng vẫn không chấn chỉnh gì. Như thế có thể nói gọn hơn là do thể chế được không. Không đổi mới thể chế thì vô phương khả kế.

    Trả lờiXóa
  12. Nông dân mà làm ra những sảm phẩm có ích cho con người cho xã hội dù nhỏ cũng đáng trân trọng. Nhưng thật ra những công cụ như thế này thì thế giới đã có từ lâu rồi. Chỉ có tiếc là ở VN tiến sĩ đầy đường, ngoài TS giấy ra, thì hầu như chỉ lo chạy kiếm tiền thôi. Nhưng cũng ko đáng trách vì cũng ko có gì hại cho đất nước. Nhưng có 1 cái thứ TS, chỉ có 1 việc duy nhất là làm tàn hại đất nước này. Đó là cái thứ TS Mac-Le. Chỉ lo nghiên cứu chuyện ăn tàn phá hại đất nước, cởi đầu cơi cổ dân tộc và đâm chém dân ko thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh 11:28 nói sao mà hay quá !

    Trả lờiXóa
  14. cứ đập chết lũ TS Mac-Le.lũ chuyên nghiên cứu lừa dân và chuyện ăn tàn phá hại đất nước, cởi đầu cơi cổ dân tộc và đâm chém dân-đó thực là lũ tộị đồ dân tộc

    Trả lờiXóa
  15. "Anh Cao Phát Triển- Kiếp trước của Anh : Anh là Tiến sĩ khoa học thuộc lĩnh vực Canh Nông,nay anh được đầu thai trở lại để làm rạng danh cho giai cấp Nông dân của nước Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ! "(Có ông ở Ban Tuyên Giáo nói nhỏ với tôi như vậy ! Ông nhắc tôi không nên mắc mưu chia rẽ của các thế lực thù địch .)
    Xin cảm ơn Bác Bùi Văn Bồng !

    Trả lờiXóa
  16. Thưa bạn Nặc danh 16:05,người cộng sản là kẻ VÔ THẦN,họ có tin gì đâu mà kiếp trước với kiếp sau chứ ! bí quá,nói bậy bạ để chống chế vậy thôi mà ! lại mắc mưu nữa rồi !

    Trả lờiXóa
  17. Trong cơ chế thị trường đúng nghĩa, giáo sư tiến sĩ phải trưởng thành từ những đóng góp thực tiễn được xã hội công nhận
    Những méo mó ở chế độ này nó nhiều không kể xiết để ra từ một cơ chế lỗi thời, phản động
    Không giải quyết được cái gốc này thì có mà nói cả năm cũng không hết truyện chớ trêu

    Trả lờiXóa
  18. Đúng,đồng ý với Nặc danh 17:38 !

    Trả lờiXóa
  19. Không còn nghi ngờ gì nữa,ở nước ta, tình trạng "học giả "để làm quan thật,để mua cái danh hão,trong khi những tài năng từ nhân dân bị coi thường có nguyên nhân sâu xa ở thể chế,nguyên nhân trực tiếp là cơ chế.
    Để bàn thảo về đề tài này,phải cần nhiều thời gian công sức. Ở đây chỉ xin tóm tắt vài ý sau
    -Về thể chế chính trị, HT Mác-Lê chỉ thừa nhận giai cấp vô sản-công nông - là lực lượng lãnh đạo xã hội,coi trí thức là tầng lớp trung gian,luôn dao động, không kiên định, không đáng tin,không được trọng dụng v.v.ngay cả những người được đào tạo trong chế độ mới.Họ chỉ đóng vai trò như thứ trang sức cho chế độ,lấy số lượng học hàm học vị tự phong để khoe khoang với thiên hạ..
    - Về cơ chế, những qui định máy móc,hinh thức về bằng cấp cần phải có để được làm quan,vinh danh, thăng tiếnv.v. mà không quan tâm đến hiệu quả làm việc thực tế, tất yếu sinh ra một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học dởm!
    - Khi số lượng các phần tử cơ hội mang danh khoa học tăng lên và được hưởng ân huệ lớn của Đảng và Nhà nước thì họ liên kết lại thành lợi nhóm lợi ích ( các Trường, Viện,cơ quan quản lý v.v.)và tìm mọi cách gây khó dễ,dìm những sáng tạo của người dân,coi đó chỉ là những thứ vớ vần của "các kỹ sư chân đất", không có cơ sở khoa học, không được phép thử nghiệm v.v. NHiều phát minh sáng chế của người dân Việt đã phải đưa ra nước ngoài mới có cơ hội thành công. Một đất nước không tôn trọng trí tuệ sáng tạo của người dân thì làm sao phát triển được?
    -
    - Bị ảnh hưởng bởi

    Trả lờiXóa
  20. Ông bạn tôi- chủ một doanh nghiệp, khi tuyển dụng đã xem hồ sơ của các ứng viên, nhưng những ứng viên nào có kết quả học các môn "Triết học Mác-lê nin"; "CNXH khoa học";"Lịch sử đảng csVN".. mà có kết quả cao là ông ta không xét hoặc lấy lý do từ chối-vì ông ta nghĩ: những cháu này, chỉ số IQ rất thấp, nên thời nay vẫn tin và muốn dựa vào cái thuyết lừa và hoang tưởng này thì chắc chắn cháu đó rất thụ động trong công việc, và chắc chắn sẽ không thể có một nhân viên sáng tạo, có chuyên môn giỏi, có thái độ lao động đúng khi thực hiện nhiệm vụ được giao. ông ta khuyên rất thật: cháu nên đi làm ở nhà nước, ở đây không thích hợp với cháu.

    Trả lờiXóa
  21. Com của bạn Nặc danh 11:10 hay đấy,giỏi triết học Mác Lê thì đồng nghĩa với giỏi phá hoại,giỏi ăn gian nói dối,giỏi độc ác...đuổi là đúng rồi !

    Trả lờiXóa