Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Sếp bự ngân hàng vào tù: Công thần thành tội đồ

Hàng loạt vụ án liên quan đến cán bộ ngân hàng bị đưa ra xét xử và kết án trong năm qua. Mỗi vụ án một kiểu, nhưng áp lực pháp lý ngày càng đè nặng lên các cán bộ tín dụng.
            Ký không được, không ký không xong
Trong vụ đại án ngân hàng đã được xét xử gần đây, ngoài những sếp bự như tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, bóng dáng của cán bộ tín dụng cũng xuất hiện với cáo buộc vi phạm các quy định về cho vay gây hậu quả nghiêm trọng.
Xét về mặt quy trình tín dụng, điều này hoàn toàn đúng. Theo thủ tục chung, cán bộ tín dụng đề xuất, cán bộ quản lý trung gian kiểm soát rồi mới đến các cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng.
Lý thuyết là vậy. Tuy nhiên, những dự án to hàng nghìn tỷ đồng, liệu một cán bộ cấp chuyên viên có đủ sức thẩm định, có đủ sức quyết, có đủ sức định hướng để các sếp “cỡ bự” phải theo ý mình, ký vào tờ trình với mình? Hay ngược lại, chính các sếp lại là người ép nhân viên phải hợp lý hóa giấy tờ theo ý mình? Bởi, thực tế này xuất phát từ chính tác nghiệp tín dụng hàng ngày.
Trong vụ đại án tại Agribank, ngoài những sếp bự, bóng dáng của cán bộ tín dụng 
cũng xuất hiện với cáo buộc vi phạm các quy định 
về cho vay gây hậu quả nghiêm trọng (ảnh TTXVN).

Trong các vụ án đó, ít ra, chưa một lần ông tổng giám đốc, bà giám đốc chi nhánh đổ lỗi cho nhân viên của mình. Ông giám đốc một chi nhánh ngân hàng, trong một vụ án cũng cộm cán khác, khi được hỏi, đã luôn cho rằng, lí do dẫn đến việc phạm tội của mình chính là quá tin tưởng cấp dưới, và cả cấp trên.
Nể sợ cấp trên, dẫn đến dễ dãi trong phê duyệt thì còn có lý, chứ quá tin tưởng vào cấp dưới thì có lẽ hơi khó. Với trình độ, với kỹ năng, với những mối quan hệ, thông tin có được, mà giám đốc một chi nhánh lớn của ngân hàng còn “quá tin tưởng” cấp dưới có vẻ lạ quá, thậm chí, không muốn nói theo ngôn ngữ giới trẻ giờ là “hư cấu”.
Mỗi quan hệ giữa nhân viên - sếp trong công tác xét duyệt cho vay quá là khó xử. Khách hàng sếp đưa về, nhân viên tín dụng ký cũng khổ, mà không ký cũng không xong. Đến khi có vấn đề gì, đương nhiên, người phê duyệt luôn phải chịu trách nhiệm, nhưng phận nhân viên cũng liên lụy không kém.
            Lằn ranh mong manh
Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự của các cán bộ tín dụng cũng đang là vấn đề. Hầu hết các cán bộ này đều bị truy cứu về tội vi phạm các quy định về cho vay gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện tại, các quy định cụ thể, chi tiết về cho vay mới nằm trong Luật các Tổ chức tín dụng, và quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cả 2 văn bản mới là những quy định chung nhất. 
 Trong tín dụng, lằn ranh giữa tội đồ và công thần rất mong manh.

Thực tế, các tổ chức tín dụng đều phải có hệ thống văn bản nghiệp vụ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục các bước làm. Đương nhiên, cả một hệ thống ngân hàng thì luôn phải có phòng pháp chế. Và phòng này luôn rà soát, đảm bảo các quy định nội bộ của ngân hàng không vi phạm so với quy định pháp luật. Cán bộ ngân hàng thì dựa vào đây để tác nghiệp.
Như vậy, vi phạm quy định về cho vay ở đây nếu có thể, phải hiểu là vi phạm các quy định nội bộ của ngân hàng không? Mỗi ngân hàng có hệ thống quy định riêng thì liệu xem xét trách nhiệm sẽ như thế nào? Còn chưa kể, những vụ việc liên quan đến nhiều ngân hàng thì càng rắc rối.
Trong vụ án Công ty thủy sản Phương Nam bị cáo buộc lừa đảo, hàng loạt cán bộ tín dụng cũng vướng vòng lao lý. Tuy nhiên, quy định nội bộ về công tác kiểm tra, thẩm định thì các bị can được xác định không vi phạm. Vậy lằn ranh giữa đúng và sai ở đâu? Ngân hàng hướng dẫn làm như vậy, nhưng anh vẫn bị quy kết là sai so với pháp luật thì đai bảo hiểm cho cán bộ tín dụng có lẽ hơi lỏng.
Và câu chuyện chúng ta có quá nhiều thành phần tham gia xây dựng ngân hàng nên khi câu chuyện xác định thiệt hại và xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo trong các vụ án cũng là khác nhau. Hiện tại, với các ngân hàng thương mại có phần vốn góp của nhà nước, đa phần các bị cáo khi ra xét xử đều bị truy cứu, và có tình tiết tăng nặng là làm thiệt hại tài sản nhà nước. Tuy nhiên, với khối ngân hàng thương cũng cổ phần nhưng không có phần vốn góp của nhà nước thì lại không bị. Như vậy, rõ ràng, cùng hành vi, nhưng mà việc ứng xử và hậu quả pháp lý khác nhau xa.
Nhìn chung, trong tín dụng, lằn ranh giữa tội đồ và công thần rất mong manh. Cũng chính vì vậy, rất nhiều ngân hàng khi phải xử lý hình sự đều có văn bản xin miễn trách nhiệm hình sự cho cán bộ nhân viên của mình.
Tuy nhiên, mọi việc đều phải dựa trên các nguyên tắc pháp luật. Và như thế, việc tạo ra hành lang pháp lý minh bạch, thuận lợi cho kinh doanh, bảo vệ người tốt nhưng phải ngăn chặn được các nguy cơ tội phạm, ảnh hưởng tới xã hội và đòi hỏi cao nhất.
(Antt.vn)
-------------

11 nhận xét:

  1. Bắt nhốt mấy thằng mặt thớt này là chính xác,100 thằng mà chỉ mới bắt một vài thằng THÌ CHƯA ĂN THUA !

    Trả lờiXóa
  2. => Đề nghị xử bắn ngay mấy thằng khốn này cho quần chúng nhân dân đở tủi lòng !

    Trả lờiXóa
  3. "Chữ TIỀN đi với chữ TAI một vần!"
    (Nguyễn Du)

    Trả lờiXóa
  4. đứng đằng sau tội phạm tham nhũng là các lãnh đạo đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp; cho nên mọi chuyện sẽ chỉ "giơ cao đánh khẽ" vì tên trưởng đảng trọng lú đã "quán triệt" bọn tam quyền nhất đảng lập rồi: "đánh chuột không được làm vỡ bình" để những đồng chí chưa bị lộ tiếp tục vơ vét- vì chủ trương của đảng là "kiên định"(câu giờ) để tiếp tục cướp sạch (cs).
    "làm sao cũng chẳng việc chi, nếu có làm gì cũng chẳng làm sao;
    làm chi cũng chẳng làm sao, nếu có thế nào cũng chẳng làm chi";
    "luật là tao, tao là luật"-vừa đá bóng vừa thổi còi thì việc gì? không để tham nhũng thì cần giữ điều 4 hiến pháp để làm gì ?
    thằng dân nào tố cáo thì cho gặp "Kim Quốc Hoa";"Nguyễn Quang Thành"; thằng cán bộ nào ngờ nghệch tố giác thì cho gặp "Phạm Xuân Quắc"

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết sâu sắc. Rất đáng đọc!

    Trả lờiXóa
  6. "Chon mặt gửi vàng" điều này ai cũng rõ. Anh giao nhà cho kẻ cắp trông coi thì trước sau cũng bị mất trộm.
    Không thể đổ lỗi cho cấp trên hoặc cấp dưới. "Gửi trứng cho ác (quạ)" thì trước sau sớm muộn gì trứng sẽ làm mồi cho quạ. Vậy nên trong việc cho vay phải hết sức thận trọng, Cán bộ ngân hàng không ngu gì mà cho bọn lừa đảo vay tiền (Trừ khi có sự thông đồng để chiếm đoạt tài sản tiền bạc của nhà nước).
    Về nguyên tắc, khi con nợ đã khánh kiệt không có khả năng trả nợ cũ thì không cho vay thêm khoản tín dụng mới. Họ biết vậy nhưng vẫn đổ tiền vào cái thùng không đấy, là việc làm cố ý.

    Trả lờiXóa
  7. Trương Minh Tịnhlúc 14:08 21 tháng 2, 2016

    Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (ví dụ) cho ông A ngồi vào cái ghế Tổng Giám Đốc Ngân Hàng . Khi biết khách hàng của Nguyễn Phú Trọng gởi tới,hỏi ông A dám từ chối không?.
    Vì vậy,tội là tội của chế độ độc đảng độc tài.Không phải tội cá nhân ông đó.
    Tôi nghĩ chính mấy ông giàu rồi cũng mong có chế độ dân chủ để yên tâm mà sống .
    Chứ kiễu nầy,nhiều tiền thiệt,nhưng như cá trên thớt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuẩn! Thử hỏi ông mấy ông/bà GĐNH có gan làm trái ...gợi ý miệng của mấy vị LĐ ko?
      Đây mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khổ cho mấy anh chị em NV chuyên nghề ...chịu trận.

      Xóa
  8. Cái quái thai 3 chân, Người không ra người con không ra con là do: Doanh nghiệp làm ăn thì chộp giật vì có người chống lưng; Ngân hàng thì vô nguyên tắc - Tư bản đỏ; Chính quyền thì đạo đức kém toàn là mấy anh trong bộ phận không nhỏ của cụ Chọng; Ba cái chân này của con quỷ - Quái thai nó cực khỏe?? nó không làm lụn bại đất nước, làm khánh kiệt tài sản quốc gia đưa dân tộc thấp hèn đi là có lý có tính đấy các Bác ạ???

    Trả lờiXóa
  9. Còn Trầm Bê khi nào sẽ nhốt, thằng này mới là tham nhũng ngân hãng số 1

    Trả lờiXóa
  10. Mấy thằng này có đi tù cũng sướng như ở ngoài. VN đang là xã hội "phú trọng" - tiền là tất cả!

    Trả lờiXóa