Biển Đông, TPP, mối đe dọa từ tổ chức tự xưng Nhà nước
Hồi giáo sẽ là những vấn đề chính trong Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN
ngày 15 và 16/2.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp chủ trì một hội nghị
thượng đỉnh chưa từng có tiền lệ với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại thành phố
Sunnylands, bang California
từ ngày 15/2.
Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng
chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị
cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ tại thành phố Sunnylands, bang California, Mỹ trong
hai ngày 15 và 16/2.
Các quan chức Mỹ cho rằng hội nghị không nhằm vào
Trung Quốc. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng kinh tế của cường quốc
châu Á sẽ chi phối nội dung của hội nghị, AP nhận định.
Biển Đông
Biển Đông sẽ là vấn đề an ninh hàng đầu trong chương
trình nghị sự. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông. Bắc
Kinh bồi lấp 7 đảo nhân tạo và xây dựng một số sân bay để củng cố tuyên bố chủ
quyền phi lý, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng chuẩn bị tham dự một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
tại thành phố Kuala Lumpur hồi tháng 11/2015. Ảnh: AP
Mỹ thường xuyên phê phán những hành động của Trung
Quốc. Hải quân Mỹ đã điều tàu tới một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lấp trái
phép để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý.
Chính quyền Obama muốn ASEAN theo đuổi quan điểm chung
bằng cách kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Mậu dịch và
TPP
Mỹ có lợi ích kinh tế lâu dài ở Đông Nam Á. Giới doanh
nghiệp Mỹ đầu tư khoảng 226 tỷ USD vào khu vực, trong khi kim ngạch mậu dịch
hai chiều đạt 254 tỷ USD trong năm ngoái.
Trong ngày đầu tiên của Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ -
ASEAN, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những biện pháp mở rộng mậu dịch và đầu
tư với sự hỗ trợ của Mỹ.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng có
thể trở thành một vấn đề trong chương trình nghị sự. Đây là thắng lợi vang dội
của ông Obama trong lĩnh vực thương mại.
Nhà Trắng thường nói TPP là cơ hội của Mỹ, chứ không
phải cơ hội của Trung Quốc, để định hình lại luật lệ thương mại thế giới.
4 thành viên ASEAN – bao gồm Việt Nam, Brunei,
Singapore, Malaysia – rất muốn biết Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn TPP hay không. Một
số thành viên khác trong ASEAN – như Indonesia, Thái Lan, Philippines – muốn
tham gia TPP trong tương lai.
Mối đe dọa
từ IS
Mỹ muốn mở rộng hợp tác chống khủng bố và tình báo với
các nước ASEAN. Tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang đe dọa cả khu vực
Trung Đông và nhiều nơi khác.
Giới chức Indonesia
khẳng định IS chi tiền để một số phần tử vũ trang thực hiện vụ tấn công liều
chết ở thủ đô Jakarta
vào tháng trước.
* *
*
Một thỏa thuận quan trọng về sự giao tiếp giữa Mỹ và
châu Á có thể bao gồm những chi tiết gây tranh cãi đề cập tới hàng hải và quân
sự hóa.
Theo một bản dự thảo ban đầu của một tài liệu mà VOA
Tiếng Khmer có được, các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Barack Obama đang
thảo luận một tập hợp những điểm được biết tới với tên gọi là "Nguyên tắc
Sunnylands," trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại điền trang Sunnylands
ở thành phố Rancho Mirage, bang California.
Sự giao tiếp chưa có tiền lệ này với 10 nước thành
viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á được xem là một phần trong nỗ lực của
chính quyền Obama chống lại ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.
Bản dự thảo ban đầu được một nhà ngoại giao cung cấp
cho VOA Khmer dường như là tiền thân của một tuyên bố chung mà có thể được công
bố vào cuối hội nghị hai ngày vào ngày thứ Ba.
Chưa rõ mức độ đồng thuận đạt được là bao nhiêu về
những nguyên tắc của bản dự thảo. Bản dự thảo mở đầu với tuyên bố Hoa Kỳ và
ASEAN "nhân cơ hội này tái khẳng định những nguyên tắc quan trọng mà sẽ
hướng dẫn sự hợp tác của chúng ta tiến về trước."
Nó khẳng định cam kết của hai bên đối với tự do thương
mại và xây dựng "những nền dân chủ mạnh mẽ hơn, nền quản trị tốt, thúc đẩy
và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do căn bản, và thúc đẩy sự khoan dung và
ôn hòa."
Những nguyên tắc trong bản dự thảo dường như ủng hộ
phương thức tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp, bao gồm "sự tôn
trọng đối với tính trung lập của ASEAN như một nguyên tắc hướng dẫn trong việc
định hình cấu trúc đa phương của khu vực châu Á-Thái Bình Dương," là một
trong những nguyên tắc của bản dự thảo.
Có những ngôn từ đề cập đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển
Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Khi được hỏi về một tuyên bố chung bao gồm những ngôn
từ nhắc tới Biển Đông, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng Mỹ sẽ tiếp
tục làm việc với những đối tác ASEAN về một vấn đề tiềm năng mà có thể được nêu
lên cùng nhau. "Nó sẽ không tập trung chủ yếu vào Biển Đông và trong đó
chúng tôi nhất quán nêu bật sự cần thiết phải giải quyết [tranh chấp] thông qua
những biện pháp hòa bình và hợp pháp," bà nói thêm.
Trung Quốc và Campuchia, đồng minh của nước này trong
khu vực, trước đây đã khước từ những lời kêu gọi từ Việt Nam và Philippines để cho những vụ tranh
chấp được giải quyết thông qua ASEAN. Trung Quốc muốn đối phó song phương với
từng quốc gia có tranh chấp chủ quyền với nước này về những đảo tranh chấp và
những đảo san hô.
Những nguyên tắc chính trong bản dự thảo khẳng định
việc "giải quyết hòa bình những tranh chấp, bao gồm cả thông qua trọng
tài, phù hợp với luật pháp quốc tế" và "tầm quan trọng của thương mại
hợp pháp không bị cản trở, bao gồm quyền tự do hàng hải và bay ngang theo như
mô tả trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cũng như cam kết phi quân
sự hóa."
(News zing &VOA)
---------------
Obama là 1 TT Mỹ đặc biệt - khuôn mặt biểu cảm Hiệp Chúng Quốc, hùng biện lưu loát, hành động khá kịp thời.
Trả lờiXóa