Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Tại sao Đại biểu QH bị 'ngáng' miệng?



Dân biểu mà chỉ nghĩ cách "vác rá đi xin" thì làm gì có sáng tạo
"Đại biểu Quốc hội phải dám nói, dám làm, vượt qua cám dỗ, lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ mới xứng đáng với sự tin tưởng của cử tri", ông Lê Văn Cuông nói.
LTS36 năm công tác, ông Lê Văn Cuông đã trải qua nhiều vị trí công tác (Chánh văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân tỉnh Thanh Hóa; Nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa). Ở cương vị từng là Đại biểu Quốc hội, ông Lê Văn Cuông được cử tri yêu mến và biết đến với những chất vấn gai góc, làm nóng nghị trường. Thậm chí không ít lần ông nhận được những lời “đe dọa” từ người lạ trước những góp ý thẳng, thật.
Nhân dịp chào xuân Bính Thân 2016 và chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông, để hiểu thêm về quan điểm, nguyện vọng của cử tri đối với những Đại biểu Quốc hội được bầu trong khóa tới.
- PV: Cử tri thường biết đến ông với những chất vấn làm “nóng” nghị trường. Ông có nghĩ những ý kiến như vậy có thể gây bất lợi cho mình và địa phương?
- Ông Lê Văn Cuông: Đó là việc người ta nghĩ.
Còn chuyện Đại biểu Quốc hội bị lãnh đạo địa phương "chất vấn ngược" hoặc có những lời lẽ răn đe trước hay sau khi họ phát biểu tại Quốc hội không phải là chuyện hiếm.
Có trường hợp lãnh đạo tỉnh khi họp với đoàn Đại biểu Quốc hội thường nói bóng, nói gió rằng, chuyện Đại biểu chất vấn "nóng" ở nghị trường sẽ không có lợi cho địa phương và bản thân Đại biểu đó.
Họ sợ ảnh hưởng tới cơ chế "xin - cho" hơn là lợi ích của Đảng và người dân.
Suy nghĩ như vậy là cục bộ, phiến diện.
Tôi ví dụ, khi tồn tại cơ chế “xin – cho”, không ít lãnh đạo địa phương (cũng là Đại biểu Quốc hội - PV) đua nhau "chạy" để tranh thủ được nguồn vốn đầu tư...
Nếu người ta khéo miệng thì được nhiều ngân sách. Trong khi đó, những địa phương nghèo hơn, xứng đáng được nhận sự hỗ trợ từ Nhà nước thì lại được ít. 
Đã là lãnh đạo, Đại biểu Quốc hội nếu chỉ chăm chú vun vén lợi ích cục bộ cho bản thân, địa phương… thì không xứng đáng vào sự tín nhiệm của cử tri. 
Làm Đại biểu mà đầu óc luôn nghĩ tới chuyện vác rá đi xin ngân sách sẽ ít có sự sáng tạo trong công việc. Trong việc này cũng không loại trừ có nhóm lợi ích. 
Mặt khác, đã là vấn đề liên quan đến pháp luật thì làm gì có chuyện “nửa nạc, nửa mỡ” theo kiểu chất vấn để có lợi cho tỉnh vừa không ảnh hưởng tới Đại biểu Quốc hội.
Đã là Đại biểu Quốc hội thì phải thẳng thắn, rõ ràng, minh bạch trong mọi vấn đề. 
Mặt khác, một khi người ta đã là chính khách thì lãnh đạo phải lo cho đại cục, chứ không thể ưu tiên địa phương này hoặc địa phương kia.
Cũng không phải vì Đại biểu Quốc hội tỉnh này phát biểu, chất vấn gai góc mà lãnh đạo thù hằn, triệt tiêu sự phát triển của địa phương đó.
Nghĩ như vậy thì oan cho họ quá!
Có lần tôi cũng từng nói, nếu cảm thấy tôi không xứng đáng là Đại biểu Quốc hội, thì các anh có thể cử người khác hiền lành hơn, dễ chịu hơn.
Còn tôi cứ theo ý Đảng, lòng dân mà làm, chứ không thể nghe lời một số người đại diện cho nhóm lợi ích.
- Còn chuyện Đại biểu Quốc hội vận động cho lãnh đạo, doanh nghiệp?
- Ông Lê Văn Cuông: Chất vấn là để làm sáng tỏ vấn đề, quy trách nhiệm khi lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ. 
Do đó, dễ có chuyện Đại biểu Quốc hội bị phân hóa, tác động bởi nhóm lợi ích.
Có trường hợp Đại biểu Quốc hội gặp riêng "tư lệnh" ngành, giải quyết sự việc theo hướng êm đẹp chứ không đưa vào nghị trường chất vấn, làm căng thẳng vấn đề.
Thậm chí nếu Đại biểu có chất vấn cũng chỉ mang tính chất "tâng bóng cho người khác đập", tranh thủ sự ủng hộ của dư luận, đánh bóng tên tuổi cho lãnh đạo.
Hoặc cũng có thể do Đại biểu Quốc hội quen thân với lãnh đạo ngành nọ, nói trước với người được chất vấn những vấn đề sẽ chất vấn, để người ta chuẩn bị trước câu trả lời.
Làm như vậy sẽ thiếu tính khách quan. Trong khi đó, những vấn đề liên quan tới quyền lợi của người dân thì ít được đề cập, quan tâm. 
Ở nghị trường không thiếu những chuyện kiểu này.
- Từ những phân tích trên, theo ông, làm Đại biểu Quốc hội dễ hay khó?
- Ông Lê Văn Cuông: Là Đại biểu Quốc hội để được sự tín nhiệm của cử tri, không phải chuyện dễ.
Quan trọng là Đại biểu đó phải có bản lĩnh, trí tuệ, nói đúng, nói trúng những vấn đề được cử tri quan tâm.
Muốn làm được như vậy, Đại biểu Quốc hội phải thực sự là người am hiểu pháp luật, sát dân. Biết chọn lọc, tổng hợp, phân tích vấn đề, thông qua Quốc hội để chuyển tải nguyện vọng của người dân.
Song song đó, Đại biểu cần kiến nghị những giải pháp phù hợp, cùng với cơ quan có thẩm quyền xử lý, đưa những ý nguyện chính đáng của người dân vào thực tiễn cuộc sống.
Ngược lại, nếu Đại biểu Quốc hội không đọc, không nói, không nghiên cứu gì thì làm Đại biểu Quốc hội quá dễ.
Nhưng cái mà người Đại biểu nhận nhận được từ cử tri chỉ là sự thất vọng vì họ đã đặt niềm tin nhầm chỗ.
Không hiếm chuyện nhiều Đại biểu Quốc hội cả một nhiệm kỳ không phát biểu gì. Hoặc có phát biểu nhưng trên cơ sở sao chép những báo cáo đã có từ trước.
Lại có trường hợp, gió chiều nào, theo chiều ấy, hoặc lấy sự im lặng là vàng. 
Làm như thế, họ sẽ thấy hổ thẹn về lương tâm, vì dân bầu mình vào vị trí đó nhưng không có tác dụng gì.
Đã là Đại biểu Quốc hội phải theo ý Đảng, lòng dân. Không thể thiên về tác động của một cá nhân, hoặc nhóm lợi ích mà quên đi quyền lợi của người dân. 
Chuyện này dù trước đây bị “ngáng” miệng, tôi vẫn nói.
- Như vậy, ông kỳ vọng gì vào những Đại biểu Quốc hội được bầu khóa tới?
- Ông Lê Văn Cuông: Những ý kiến góp ý của tôi đối với Đại biểu Quốc hội đã thể hiện khá rõ ở trên.
Tôi tin tưởng rằng, trong khóa tới cử tri sẽ sáng suốt chọn lựa được nhiều đại biểu có đủ bản lĩnh, trí tuệ vượt qua cám dỗ, lợi ích bản thân, lợi ích cục bộ, vì lợi ích chung của đất nước và quyền lợi của người dân...
Quốc Toản (thực hiện)/GDVN
---------------

11 nhận xét:

  1. Hùng hói : "Cái này bộ chính trị đã quyết rồi".
    Vì thế,500 anh hề,chị hề ngồi dưới kia mà có ý kiến ý cò gì thì cũng chỉ để cho...vui.
    Một trong những độc chiêu để mị dân và lừa quốc tế của đãng chính là việc dựng lên 500 anh hề,chị hề kia lên làm cái mặt nạ cho đãng mặc sức thao túng,vơ vét.

    Trả lờiXóa
  2. Cũng Hùng: "QH không chịu trách nhiệm, dân bầu ra QH có gì sai thì dân chịu trách nhiệm"!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chúng tôi có bầu đâu, mấy ông cử ra bắt dân bầu, dân chủ đến thế là cùng , tiên sư cái anh tào tháo, bầu cử 1 người chỉ có ở chế độ độc tài, saddam có bao giờ tỉ lệ dưới 99% đâu

      Xóa
  3. "Tôi tin tưởng rằng, trong khóa tới..."?
    Nửa thế kỷ ô nhục rồi ông ạ!

    Trả lờiXóa
  4. "Đại biểu Quốc hội phải dám nói, dám làm"

    Giời ạ, gặp thứ nghị điên như Hoàng Hữu Phước thì be careful what you wish -cẩn thận với những gì bạn muốn, vì chúng có thể thành sự thật .

    Trả lờiXóa
  5. Đại biểu QH mà còn bị đe dọa vì can đảm nói lên tiếng nói của dân thì đúng như lời ông Trọng nói là 'DÂN CHỦ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG'

    Trả lờiXóa
  6. Đại biểu bị vô giá trị vì chủ yếu là thành phần xôi thịt, quan chức kiêm nhiệm, tướng tá, đảng viên chiếm hết cả. Và điều quan trọng nhất những đại biểu này không phải do dân bầu lên mà do cái gọi là " mặt trận tổ quốc" của đảng đưa ra để dân bầu... Những người không được chính quyền chọn sẽ không qua được bước "hiệp thương" tổ kiểm phiếu của đảng... dù nhân dân tín nhiệm... Dân chỉ được "tự do chọn lựa" trong những người được đảng cho trước để bỏ phiếu, nên mỗi lần bầu cử gia đình tôi đều gạch chéo vảo lá phiếu... Nếu ông Cuông là người yêu dân chủ, ghét lừa mị thì hãy dùng uy tín của mình, phát biểu ủng hộ những người ứng cử tự do, am hiểu luật pháp, tâm huyết, có trí thức, bằng cấp đúng năng lực... Như ông Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Đôn... Xây dựng một quốc hội thực sự của dân, vạch mặt dối trá, lừa mị cũng là trách nhiệm của người đại biểu như ông vậy đó thưa ông Cuông...

    Trả lờiXóa
  7. Bác Cuông ơi nghe nói quốc hội của bác dân chủ lắm... Xin bác phân tích giùm quốc hội "nguỵ" của chúng cháu trong nam trước 1975 khác với quốc hội của bác thế nào...?

    Trả lờiXóa
  8. quan trong nhat trong bau cu la phai co luc luong giam sat o tat ca cac cap bau de ko co gian lan .neu ko lam duoc khau giam sat thi ket qua se duoc cong bo da duoc quyet truoc ma ko phan anh khach quan cua cuoc bau cu do

    Trả lờiXóa
  9. Đọc đến "Còn tôi cứ theo ý Đảng, lòng dân"..
    thì chán ngắt, không đọc nữa!

    Trả lờiXóa
  10. Biết gì mà nói.

    Trả lờiXóa