Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?

Chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề ngày nay: nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, thậm chí cả sự ấm lên toàn cầu. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một bài phát biểu gần đây ở Bolivia: “Chúng ta không thể chịu đựng hệ thống này được nữa: nông dân không thể chịu nổi nó, công nhân không thể chịu nổi nó, các cộng đồng không thể chịu nổi nó, các dân tộc không thể chịu nổi nó. Tự thân trái đất – hay Đất mẹ, như Thánh Francis từng nói – cũng không còn chịu nổi nó”.
Nhưng liệu vấn đề khiến Đức Francis bận tâm có phải là hậu quả của những gì mà Ngài gọi là “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát” hay không? Hay bởi sự thất bại đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa tư bản khi cố gắng thực hiện những gì ta mong đợi? Một chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy công bằng xã hội nên dựa vào chủ nghĩa tư bản được kiểm soát hay dựa vào việc xóa bỏ các rào cản ngăn chặn nó mở rộng?
Câu trả lời cho vấn đề ở Mỹ Latinh, châu Phi, Trung Đông, và châu Á rõ ràng là phương án thứ hai. Để giải thích điều này, ta nên nhớ lại cách mà Karl Marx hình dung tương lai.
Đối với Marx, vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản là tổ chức lại sản xuất. Sẽ không còn các trang trại gia đình, các xưởng thủ công, hay “đất nước của những tiểu thương,” như tên gọi mà Napoleon đã khinh bỉ đặt cho nước Anh. Tất cả các hoạt động tiểu tư sản này sẽ bị san bằng bởi những thứ tương ứng là Zara, Toyota, Airbus, hay Walmart ngày nay.
Kết quả là, các phương tiện sản xuất sẽ không còn thuộc sở hữu của người lao động, như ở trang trại gia đình hoặc xưởng thủ công, mà thuộc về “tư bản.” Công nhân sẽ chỉ sở hữu sức lao động của bản thân, thứ mà họ buộc phải đem trao đổi để lấy đồng lương ít ỏi. Dù sao thì họ cũng còn may mắn hơn “đội quân dự bị của người thất nghiệp” – một nhóm người nhàn rỗi, đủ lớn để khiến những kẻ khác lo sợ mất việc, nhưng đủ nhỏ để không lãng phí phần giá trị thặng dư có được nếu họ làm việc.
Khi mọi tầng lớp xã hội trước đây đều biến thành giai cấp công nhân, và mọi phương tiện sản xuất đều nằm trong tay của nhóm nhỏ các chủ sở hữu “tư bản,” một cuộc cách mạng vô sản sẽ dẫn nhân loại đến một thế giới công bằng hoàn hảo: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu,” như câu nói nổi tiếng của Marx.
Rõ ràng, nhà thơ và triết gia Paul Valéry đã đúng: “Tương lai, giống như những thứ khác, sẽ không còn như nó đã từng.” Nhưng chúng ta không nên chế giễu tiên đoán sai lầm nổi tiếng của Marx. Bởi suy cho cùng, như nhà vật lý Niels Bohr từng gượng lưu ý, “Dự đoán là việc khó khăn, nhất là dự đoán tương lai”.
Giờ thì chúng ta đều biết rằng khi vết mực đang dần khô trên Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản thì tiền lương ở châu Âu và Mỹ đã tăng dần trong suốt 160 năm, biến người lao động trở thành một phần của tầng lớp trung lưu, với xe hơi, các khoản thế chấp, lương hưu, và các lề thói tiểu tư sản. Các chính trị gia ngày nay hứa hẹn tạo ra công ăn việc làm – nói cách khác là tạo nhiều cơ hội để bị tư bản bóc lột – chứ không tìm cách tước đoạt các phương tiện sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản có thể đạt được sự chuyển đổi này vì việc tổ chức lại sản xuất khiến năng suất gia tăng nhanh chưa từng có. Phân công lao động trong và giữa các doanh nghiệp, điều mà Adam Smith đã hình dung từ năm 1776 như là động lực tăng trưởng, sẽ tạo sự chuyên môn hóa giữa các cá nhân giúp cho toàn thể làm được nhiều hơn là từng bộ phận, và hình thành nên một mạng lưới trao đổi và hợp tác ngày càng lan rộng.
Một tập đoàn hiện đại sẽ có các chuyên gia trong từng khâu sản xuất, thiết kế, tiếp thị, bán hàng, tài chính, kế toán, quản lý nhân sự, hậu cần, thuế, hợp đồng, vân vân. Mô hình sản xuất hiện đại không chỉ là sự tích lũy nhà xưởng và phương tiện sản xuất của tư bản, và được vận hành một cách máy móc bởi các công nhân có thể bị thay thế. Thay vào đó, nó là một mạng lưới nhân lực được điều phối, gồm nhiều loại vốn nhân lực khác nhau. Ở các nước phát triển, chủ nghĩa tư bản đã biến gần như tất cả mọi người trở thành người làm công ăn lương, nhưng nó cũng giúp xóa bỏ đói nghèo và làm cho họ trở nên giàu có hơn những gì Marx có thể tưởng tượng.
Đây không phải là điều duy nhất Marx đã sai. Đáng ngạc nhiên hơn, tổ chức lại sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa dần dần biến mất ở các nước đang phát triển, khiến phần lớn lực lượng lao động nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ nghĩa tư bản. Các con số này thật đáng kinh ngạc. Trong khi chỉ 1 trên 9 người ở Mỹ là lao động tự do thì tỉ lệ này ở Ấn Độ là 19 trên 20 người. Chưa tới 1/5 số người lao động ở Peru là đang làm việc cho loại hình doanh nghiệp tư nhân mà Marx đã hình dung. Còn ở Mexico là khoảng 1/3.
Ngay trong nội bộ các nước, mức độ giàu có cũng gắn liền với tỉ lệ lao động trong các doanh nghiệp tư bản. Tại bang Nuevo León của Mexico, 2/3 số công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, trong khi ở bang Chiapas con số này là 1/7. Vậy nên chẳng ngạc nhiên khi thu nhập bình quân đầu người ở Nuevo León cao gấp 9 lần so với ở Chiapas. Ở Colombia, thu nhập bình quân đầu người ở thủ đô Bogota gấp 4 lần ở Maicao. Và chẳng có gì ngạc nhiên khi lao động tư bản ở Bogota cũng cao hơn 6 lần.
Tại đất nước Bolivia nghèo khổ, Đức Francis đã chỉ trích “ham muốn lợi nhuận bằng mọi giá, không quan tâm đến việc người dân bị đẩy ra lề xã hội hay tàn phá thiên nhiên,” cùng với “sự tin tưởng thô thiển và ngây thơ vào lòng tốt của những người nắm giữ quyền lực kinh tế và vào cơ chế vận hành được thần thánh hóa của hệ thống kinh tế hiện hành”.
Nhưng lời giải thích cho sự thất bại của chủ nghĩa tư bản này là chưa chính xác. Các công ty có lợi nhuận cao nhất trên thế giới đang không bóc lột Bolivia. Họ đơn giản là không hiện diện ở đó, bởi họ thấy rằng nơi này sẽ không sinh lợi nhuận. Vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển là chủ nghĩa tư bản đã không tổ chức lại sản xuất và không cung cấp việc làm cho những nước hay những vùng nghèo nhất, đặt lực lượng lao động tại đó bên ngoài phạm vi hoạt động của họ.
Như Rafael Di Tella và Robert MacCulloch đã chứng minh, đặc trưng của các nước nghèo nhất thế giới không phải là sự tin tưởng một cách ngây thơ vào chủ nghĩa tư bản, mà là hoàn toàn không tin tưởng, dẫn đến sự can thiệp và điều tiết quá mức của chính phủ đối với doanh nghiệp. Trong những điều kiện như vậy, chủ nghĩa tư bản không phát triển và nền kinh tế vẫn cứ nghèo nàn.
Đức Francis đã đúng khi tập trung sự chú ý vào tình cảnh của những người nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, sự khốn khổ của họ không phải là hậu quả của chủ nghĩa tư bản không kiểm soát, mà là của chủ nghĩa tư bản bị kiểm soát một cách sai lầm.
         /NguồnRicardo Hausmann
Does Capitalism Cause Poverty?”, Project Syndicate, 21/08/2015 
- Biên dịchNguyễn Thị Kim Phụng | 
Hiệu đínhNguyễn Huy Hoàng/(Nghiên Cứu Quốc Tế)
---------
** Ricardo Hausmann là cựu Bộ trưởng Kế hoạch của Venezuela và cựu Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, và là Giáo sư ngành Thực hành Phát triển Kinh tế tại Đại học Harvard, nơi ông giữ chức Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế.
 
------------

12 nhận xét:

  1. Dân oan thời đạilúc 16:24 8 tháng 9, 2015

    Tư bản là chế độ của ai người đó giữ, không có chế độ của công CHA CHUNG KHÔNG AI KHÓC. Đặc biệt là Luật đất đai, không hề có cái gọi là "SỞ HỮU TOÀN DÂN, vậy lấy đâu ra các loại dự án BẤT ĐỒN SẢN để thu hồi đất, hoặc cướp đất cuta dân?
    Vậy nên bọn lợi ích nhóm, bọn con ông cháu cha không dựa vào đâu để chấm mút cả.
    Chết đói là cái chắc"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Văn Thựclúc 17:31 8 tháng 9, 2015

      Chính xác, đó là cái khác căn bản về "bất động sản", tài sản, về "Tư liệu sản xuất" gắn với quyền sở hữu của TBCN và XHCN. Nhà đầu tư, đại gia, ông chủ...bên tư bản muốn mua đất của ai phải công bằng, được giá, được sự nhất trí của người bán (chủ sở hữu đất). Còn CNXH "sở hữu toàn dân" chỉ là mị dân, đánh lừa, là cái vỏ...còn quyền quản lý, sử dụng lại do cái ông "Nhà nước" (Sở hữu nhưng không được tự do dùng...thế mới lạ)...

      Xóa
  2. Chã cần biết chủ nghĩa tư bản hiện đại tốt hay xấu, ưu việt hay không ưu việt, chỉ cần nhìn vào dòng người tỵ nạn hiện nay ở các nước bắc phi, các nước vùng trung đông : Ai cập, Xy ri, Ly bi, I rắc đều tràn vào các nước tư bản " gẫy chết" để lánh nạn, tìm nơi an cư để lạc nghiệp mà chẵng có ai tràn sang các nước XHCN cả. Đó chẵng phải là quy luật tự nhiên như đàn chim tránh gió bấc mà thôi, âu cũng đất lành chim đậu vậy. Chỉ nhìn hiện tượng này cũng đủ đánh giá tốt- xấu, đúng - sai rồi cần gì phải phân tích dài dòng văn tự. Chắc các hoạch định chính sách cần phải suy ngẫm để tìm ra mô hình mới cho một xã hội hậu hiện đại chăng. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN HẬU HIỆN ĐẠI sẽ là mô hình phát triển của tương lại khi các nhà tư bản lại mang vốn, tài sản đến đầu tư trực tiếp vào các nước chậm phát triển các nước dể bị tổn thất do các cuộc chiến triền miên nhằm ổn định cuộc sống ngay trên mảnh đất bản địa chăng. Sự san sẽ các ngồn vốn, tài nguyên nhằm xóa bỏ bớt bất bình đẵng đã đến lúc cần có cách nhìn mới. Đó chính là chìa khóa chứ không phải cứ mog mẫm dò đường với CNXH khoa học không tưởng thì nhân loại còn lâu mới san bằng được giàu - nghèo như hiện nay. Và đó cũng chính là điều kiện cần và đủ để hạn chế quy luật đàn chim tránh rét đang bấn loạn hiện nay ở ở các nước phương Tây.

    Trả lờiXóa
  3. VN là quốc gia phong kiến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không tốt như xưa đâu...

      Xóa
    2. Chúng ta dựng nên QH, tòa án, hiến pháp cho người dân hầu như tất cả các quyền tiên tiến nhất nhưng đồng thời cũng dựng lên lực lượng tay chân trải rộng bao gồm công an nổi, chìm, thanh tra, thuế, viện kiểm sát, thẩm phán, chánh án hoàn toàn bị thao túng.
      Pháp luật không được thực thi là một cách để nói pháp luật không tồn tại. Trong chừng mực nào đó quốc gia chính phủ dựng nên những ban bộ để tránh tiếng, tránh trách nhiệm bớt cho họ. Khác hẳn vua chúa ngày xưa, bản thân họ phải gánh hết điều tiếng của cái triều đình họ đang đứng đầu. Thế nhưng, "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" vẫn xài tốt cho cả hai.

      Xóa
  4. Hiện nay,chế độ tư bản đang ở vào thời kỳ tuyệt vời nhất của nó ! khùng Mars nói bậy quá !,chính người cộng sản- mồm thì đả đảo tư bản,nói xấu đủ điều- "bọn tư bản giãy chết" v.v. nhưng, bên trong thì MÊ SAY ĐẮM.MÊ NHƯ ĐIÊN NHƯ DẠI,MÊ ĐẾN ĐỘ MÁT KHÔN - bằng chứng là ,cộng sản trên toàn thế,không riêng nước nào (đặc biệt là TQ),hể có con là đưa đi Anh,Mỹ Pháp ... để học,học xong rồi lại kiếm cớ ở lại,không chịu về,xài đồ thì xài đồ tư bản,đi du lịch thì đi ở nước tư bản vân vân và vân vân //Ở VN,thủ tướng Nguyễn tấn Dũng có 3 người con,tất cả 3 người đều học ở bọn "TƯ BẢN GIÃY CHẾT" đấy - thay vì học ở VN,đất nước "đỉnh cao trí tuệ loài người " hài hước !!!

    Trả lờiXóa
  5. Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?
    Không!
    Chủ nghĩa tư bản đang gây nên bệnh béo phì. Hãy bớt ăn đi, đừng để quá nhiều thực phẩm cám dỗ bạn. Ở các nước tư bản phát triển, chi phí thực phẩm là không đáng kể so với thu nhập của người dân.
    Do vậy, CNTB sẽ sống mãi.

    Trả lờiXóa
  6. 'Tu ban' ve ban chat la quyen tu huu cua con nguoi. Day la mot yeu to tu nhien va khach quan, khong lien quan gi den giau ngheo cua xa hoi
    Khi CNCS ra doi, no chup cai mu CNTB len mot xa hoi dang phat trien tu nhien va do het nhung bat cap hien tai cho no
    Trong khi chinh CNCS moi la phan dong vi trai quy luat xa hoi va hien than cua no la nhung 'quai thai' cua xa hoi loai nguoi

    Trả lờiXóa
  7. Muốn hiểu nó thì phải ơ trong nó mới so sánh được thưa bề trên. Nêu Toa Thanh đóng tại cac xứ sở đó thì phat biểu sẽ ra sao ???

    Trả lờiXóa
  8. Điều Giáo hoàng Francis xang VN ở vài tháng để có nhận thức chính xác hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết đâu Toà Thánh muốn gián tiếp chỉ trích
      "tư bản hoang dã" ở các nước mới phát triển
      như VN,TQ.v.v.để Cuba nên thận trọng !

      Xóa