ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ
VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA THỦY ĐIỆN XAYABURY
VÀ DON SAHONG TRÊN SÔNGMEKONG
CỦA THỦY ĐIỆN XAYABURY
VÀ DON SAHONG TRÊN SÔNG
Quốc hội Lào vừa mới quyết định chính thức xây dựng đập Don
Sahong. Lào là nước nghèo, lại có tiềm năng lớn về thủy điện chưa khai thác, bản
thân tổ chức Ủy hội sông Mekong (MRC) tính ràng buộc về pháp lý còn rất lỏng lẻo,
cho nên từ năm 2006, tôi đã nhận định
Lào sẽ quyết tâm tiến hành xây dựng Xayabury và Don Sahong, đồng bằng sông Cửu
Long phải có các giải pháp ứng phó chủ động.
Năm 2011, theo yêu cầu của Bee.net (báo Khoa học & đời sống),
tôi trả lời phỏng vấn (Duyên Anh thực hiện) chủ yếu liên quan đến thủy điện Đồng
Nai có nhắc 1 phần đến Xayabury. Sau khi bài phỏng vấn được đăng
trên Bee.net có yêu cầu của cấp trên cho dỡ xuống. Chị Bích Ngọc trưởng
ban biên tập không chịu, chất vấn nguyên nhân gì? Sai chỗ nào? Cấp trên giải thích, bài viết tốt, chỉ tạm thời
dỡ xuống vì đang trong thời kỳ "tế nhị" Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước
Lào anh em đang ở thăm nước ta nên tất cả các thông tin đại chúng đều
không được đề cập đến Xayabury!?.
Tháng 7/2012 , Báo Bangkok post liên hệ trực tiếp gửi cho tôi 1 loạt các câu
hỏi liên quan đến Xayabury. Bangkok post là tờ báo lớn
có uy tín trong khu vực và thế giới. Các
câu hỏi họ đặt ra, rất hay nhưng là vấn đề rất phức tạp vì liên quan đến
chính trị, kinh tế xã hội và môi trường của khu vực. Tôi cố gắng chuyển tải
theo hiểu biết của mình, quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta, đồng thời phải thể hiện chính kiến của nhà khoa học. Tôi trả lời với danh nghĩa là thành viên Ban
chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC08/11-15 của
Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tổng quan về công trình
Xayabury và Don Sahong
Sông Mekong là nguồn nước cho sự sống của hàng chục triệu người
dân trong lưu vực, có đa dạng sinh học vào loại thứ hai trên thế giới, hiện đã
có hơn 700 loại cá đã được định danh, trong đó có nhiều loại cá quý hiếm thuộc
loại da trơn.
Trong kế hoạch xây dựng 12 đập thủy điện ở hạ lưu vực sông Mekong
thì 10 đập chắn ngang tòan bộ dòng sông, trừ Don Sahong xây dựng trên dòng
nhánh chính và Thako là một dự án chuyển dòng.
Tháng 9 năm 2013, Lào tuyên bố sẽ xây đập thủy điện Don Sahong vì
trên dòng nhánh sông Mekong nên chỉ thông báo
cho Ủy hội sông Mekong (MRC) mà không cần tham vấn trước. Hai nước Campuchia và Việt Nam, cùng nhiều hiệp
hội, tổ chức phi chính phủ của Thái Lan, và nhiều nhà khoa học trên thế giới đã
phản đối vì tác động lớn đến môi trường,
đặc biệt ở các nước hạ lưu.
Theo Hiệp định Mekong 1995,
thủ tục PNPCA có ba giai đoạn, thông báo trước, tham vấn trước và thỏa hiệp trước khi thực hiện các dự án dòng chính vào
mùa mưa và bất cứ ở đâu vào mùa khô. Trong cuộc họp vào ngày 26 tháng 6 năm
2014 vừa qua, tại Bangkok của Ủy hội sông Mêkông,
đại diện phía Lào đã tuyên bố thực hiện thủ tục tham vấn ý kiến các nước trong
MRC đối với dự án đập thủy điện Don Sahong mà họ muốn xây dựng trên sông
Mekong.
Đập
thủy điện Don Sahong được thiết kế loại
bê tông đầm lăn, cao 10,6 m, dài 720 m, cột nước 17 m, lưu lượng thiết kế 2.400
m3/s, công suất thiết kế 260 MW, công suất hàng năm 2.375 MW dự kiến
bán điện chủ yếu cho Thái Lan. Don
Sahong lợi dụng thế năng cột nước 17 m của
thác nước và đưa một phần đáng kể của dòng chảy vào hồ chứa nhỏ hình thành trên
dòng chính. Đập có diện tích hồ chứa 290 ha, sức chứa 115 triệu m3.
Tuyên bố của Lào thực hiện thủ tục tham vấn về Don Sahong có thể
hiểu đây là thắng lợi bước đầu của áp lực liên tục của các hiệp hội, tổ chức
phi chính phủ (NGO), trước yêu cầu của các nước viện trợ đối tác, và phản ứng của
Chính phủ các nước liên quan, Lào đã nhượng bộ và miễn cưỡng đồng ý chấp nhận
tham vấn với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, giới thạo tin cho
rằng Lào chỉ tuyên bố hoãn 6
tháng, là động thái “câu giờ” vì các lý do: Thứ nhất thủy
điện Xayabury công trình đầu tiên trên dòng chính ở Hạ lưu vực Mekong dù bị phản đối quyết liệt những Lào vẫn tiến hành
xây dựng. Thứ hai đang trong thời điểm mùa mưa, Lào có muốn cũng không thể thi
công ngoài hiện trường. Thứ ba là Don Sahong là công trình trên dòng nhánh, Lào
sẽ dễ vin vào lý do trong Hiệp định Mekong
(MRC 1995) chỉ cần thông báo, không cần thoản thuận trước, và các nước không có
quyền phủ quyết. Thứ tư là thái độ của ông Hans Guttman, CEO của MRC theo Bangkok
Post không khuyến cáo Lào tạm hoãn hay dừng dự án Don Sahong trong giai
đoạn này.
Cây cấu nối đất liền với đảo Don Sadam được xây dựng chứng minh các bước chuẩn bị cho việc xây đập được rốt ráo chuẩn bị trước khi tham vấn |
Lào rất sốt sắng với việc xây dựng các đập thủy điện trên sông
Mekong vì mang lại những lợi ích về doanh thu/đầu tư và nguồn điện đáng kể,
theo ước tính họ có thể nhận được hơn 70% tổng lợi ích liên quan đến hệ thống dự
án nói trên.
Theo tài liệu đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của thủy điện
dòng chính Mekong do ICEM (Trung tâm quốc tế quản lý môi trường) thực hiện
tháng 10 năm 2010 cho biết nếu xây dựng 12 đập thủy điện ngoài nguồn lợi lớn về
điện và một phần cải thiện giao thông thủy cho những tầu lớn đi lại ở phía thượng
lưu, thì tác động xấu đến môi trường kinh tế xã hội làm tổn thất về thủy sản ở
hạ lưu vực Mekong khoảng 476 triệu đô la Mỹ/năm (chưa tính đến tác động đến thủy
sản ở đồng bằng và ven biển), 54% đất trồng trọt ven sông Mekong bị mất, phá vỡ sự cân bằng động lực hiện tại
của dòng sông, lượng phù sa bị chặn lại khoảng 75%, giảm
12-27% năng suất sinh học sơ cấp của các
hệ sinh thái thủy sinh, lượng protein bị rủi ro mất hàng năm khoảng 110% của tổng
sản lượng gia súc hàng năm hiện tại của Campuchia và Lào cộng lại, mất tài
nguyên du lịch có giá trị, mất đa dạng sinh học vv…
Cơ chế hợp tác trong MRC 1995 còn nhiều hạn chế vì tính ràng buộc
pháp lý chưa được chặt chẽ như thỏa hiệp Ủy ban sông Mekong (thời chế độ Việt Nam cộng hòa)
nhưng cũng đã nói rõ không ai được đơn phương
tiến hành dự án bất chấp quyền lợi các nước láng giềng. Việt Nam và
Campuchia ở hạ lưu cần đấu tranh mạnh mẽ,
tiếp tục thảo luận để trong tương lai có cơ chế
hợp tác chặt chẽ hơn. Thử hỏi nếu cả 3 nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam nếu
cùng đồng lòng không sử dụng nguồn điện của 12 công trình trên dòng chính hạ
lưu sông Mekong thì còn ai dám đầu tư xây dựng ở đây?
Quan điểm của nhiều nhà khoa học là hoãn tất cả quyết định đối với
tất cả các đập trên dòng chính cho một
thời gian, để đánh giá toàn diện, nghiên cứu bài bản và khoa học các giải pháp
xây dựng những thiết kế khác để khai thác năng lượng dòng sông hài hòa lợi ích
chung, phát triển bền vững cho cả lưu vực.
Đối với Việt Nam ,
Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban sông Mekong của Việt Nam cần đẩy mạnh tiến độ nghiên cứu của dự án
đánh giá tác động đến kinh tế xã hội và môi trường của hệ thống thủy điện sông Mekong đối với nước ta do chuyên gia Đan Mạch thực thi. Bộ
Khoa học và công nghệ đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cấp nhà nước KC08.13/11-15 “Nghiên cứu đánh gía tác động của các bặc thang thủy
điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong đến dòng chảy, môi trường, kinh tế xã hội
vùng đồng bằng sống Cửu Long và đề xuất giảm thiểu bất lợi”.
Công
trình thủy điện Xayabury có diện tích lưu vực vào khoảng 277,508 km2, nằm ở phía hạ lưu Luang Prabang, cách khoảng
100 km và cách biên giới Việt Nam – Campuchia vào khoảng 1758 km. Công trình cắt
ngang dòng chính sông Mê Công, được xem là thủy điện ‘run-of-river’ chủ yếu dựa
vào cột nước và lưu lượng của dòng sông, dung tích hữu ích là rất nhỏ.
Công trình thủy điện Don Sahong có diện
tích lưu vực vào khoảng 561,005 km2, nằm ở phía hạ lưu Pakse, cách biên giới
Campuchia hơn 10 km và cách biên giới Việt Nam – Campuchia vào khoảng 498 km.
Công trình tuy nằm trên dòng chính nhưng chỉ khai thác một trong 17 nhánh chính
qua đoạn này của sông Mê Công, nhánh Hou Sahong. Được xem là thủy điện
‘run-of-river’ chủ yếu dựa vào cột nước và lưu lượng của dòng sông, dung tích hữu
ích là rất nhỏ. Tương lai, dưới Don Sahong còn có thêm 2 công trình thủy điện
trên dòng chính là Stung Treng và Sambor thuộc địa phận Campuchia.
Tổng hợp các thông số 2 công trình thủy điện dòng chính đang
xây dựng
TT
|
Các
thông số
|
Đơn
vị
|
Thủy điện Xayabury*
|
Thủy
điện Don Sahong**
|
1
|
Công
xuất
|
MW
|
1260
|
256
|
2
|
Số
tổ máy
|
Tổ
|
8
|
4
|
3
|
Cột
nước thiết kế
|
M
|
28.5
|
17
|
4
|
Lưu
lượng thiết kế
|
m3/s
|
5000
|
1600
|
5
|
Diện
tích hồ
|
Km2
|
49
|
2,2
|
6
|
Dung
tích hữu ích
|
Triệu m3
|
225
|
115
|
7
|
MN
thấp
|
M
|
270
|
72
|
8
|
MN
cao
|
M
|
275
|
75
|
9
|
Chiều
dài đập
|
M
|
810
|
|
10
|
Chiều
cao đập
|
M
|
63
|
10,6
|
11
|
Thời
gian dự kiến
|
2016
|
2016
|
|
12
|
Lưu
lượng xả lũ
|
m3/s
|
33.100
|
|
13
|
Khoảng
cách về VN
|
M
|
1758
|
498
|
14
|
Diện
tích lưu vực
|
Km2
|
277,508
|
561,005***
|
Ghi chú: Nhà đầu tư *SEAN & Ch. Karnchang
Public Co Ltd (Thailand )
**Mega First (Malaysia )
*** là diện tích lưu vực của lưu vực đến vị trí
Don Sahong, tuy nhiên thủy điện không lấy cả lưu lượng này
1.
Một số nhận xét sơ bộ về
tác động có thể của 2 công trình đối với Việt Nam
Tác động có thể của công trình thủy điện
thượng lưu đối với ĐBSCL được quan tâm là: 1) Tác động đến thay đổi dòng chảy về
hạ lưu; 2) Tác động đến thay đổi phù sa, lòng dẫn; 3) Tác động đến môi trường
sinh thái, đa dạng sinh học và thủy sản; 4) Tác động đến kinh tế xã hội; 5) Tác
động khác.
Dưới
đây là các tác động có thể được đánh giá:
a.
Tác
động đến thay đổi dòng chảy về hạ lưu;
Công trình thủy điện Xayabury có lưu lượng
mỗi tổ máy vào khoảng 500 m3/s, được xem là có thể làm thay đổi đáng
kể chế độ dòng chảy mùa khô ở hạ lưu đập khi thay đổi chế độ vận hành các tổ
máy, tuy nhiên các tác động này đến Việt Nam là nhỏ do đã được điều hòa trong
quá trình di chuyển xuống hạ lưu, đặc biệt qua điều tiết của Biển Hồ.
Ở điều kiện hiện tại, lưu lượng qua nhánh
Hou Sahong nơi xây dựng công trình Don Sahong chỉ chiếm 1 phần nhỏ lưu lượng
sông Mê Công. Khi xây dựng đập công trình, quá trình nạo vét dự kiến đưa 50%
dòng kiệt sẽ được đưa về nhánh này. Tuy nhiên, là công trình đập dâng, không có
điều tiết lưu lượng vì vậy được đánh giá là ít làm thay đổi dòng chảy về hạ
lưu. Tác động chủ yếu là việc phân bố lại dòng chảy trên các dòng nhánh qua đoạn
sông này có thể ảnh hưởng cục bộ đến các nhánh này.
b.
Tác
động đến thay đổi phù sa, lòng dẫn;
Công trình thủy điện Xayabury là công
trình chắn ngang dòng chính với chiều cao đập lên tới 63m, với tổng diện tích
lưu vực 277,508 km2, tương đương 36% diện
tích lưu vực ở thượng lưu. Công trình có thể làm suy giảm phù sa qua vị trí này
lên tới 24% nếu không có các giải pháp làm hạn chế các tác động bất lợi này như
cống xả đáy. Tác động suy giảm phù sa của Xayabury cùng với các công trình thủy
điện Trung Quốc có thể làm gia tăng xói lở trên dòng chính và ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
Hou Sa-hông là một nhánh nhỏ trong các
nhánh của sông Mê Công tại vị trí công trình, vì vậy ảnh hưởng đến thay đổi phù
sa về hạ lưu cũng được xem là nhỏ, vì vậy tác động đến thay đổi lòng dẫn, có
chăng cũng tại vị trí ngay sau hạ lưu đập, ít có khả năng ảnh hưởng xuống hạ
lưu
c.
Tác
động đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và thủy sản;
Phân vùng các vùng sinh thái thủy sản đặc
trưng ở lưu vực sông Mê Công gồm 3 vùng chính, 1) Khu vực thượng lưu
Vientiane-Chiang Saen; 2) khu vực trung lưu Vientiane đến Pakse; và 3) khu vực
Pakse xuống hạ lưu. Xayabury là công trình dòng chính có thể làm ảnh hưởng đến
thủy sản ở vùng thượng lưu và được xem là ít ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ở
hạ lưu.
Don Sahong, tuy là 1 nhánh trong các
nhánh phân lưu tại mặt cắt qua vị trí công trình, tuy nhiên Hou Sahong được xem
là nhánh sâu, có tỷ trong dòng chảy kiệt lớn, được xem như là luồng dẫn cá
chính đi từ hạ lưu lên thượng lưu khu vực thác Pakse. Chính vì vậy, công trình
thủy điện Don Sahong được xem là sẽ có tác động đáng kể đến các loài thủy sản
có tập quán di cư sinh sản. Đặc biệt được xem là nhánh chính mà cá heo nước ngọt
có thể di chuyển lên thượng lưu về mùa khô. Một số nghiên cứu coi việc xây dựng
công trình này sẽ làm tuyệt chủng loài cá heo nước ngọt sông Mê Công.
Kết quả theo dõi sự thay đổi số lượng cá
heo nước ngọt sông Mê Công cho thấy, thực tế các phát triển và tác động con người
trên lưu vực thời gian qua đã làm giảm số lượng loài cá này. Nguy cơ tuyệt chủng
là rất cao. Vì vậy có thể xem là việc xây dựng đập Don Sahong sẽ góp phần làm
cho sự tuyệt chủng của loài cá này đến sớm hơn.
d.
Tác
động đến kinh tế xã hội;
Tác động của công trình thủy điện
Xayabury đến kinh tế xã hội ở ĐBSCL được xem là có bị ảnh hưởng nhưng việc định
lượng được các tác động này cần có nghiên cứu bài bản và cụ thể , đặc biệt là
tác động suy giảm phù sa và gia tăng xói lở, do song song với đó còn có tác động
của các công trình liên quan, các hoạt động khác như khai thác cát.
Thủy điện Don Sahong độc lập được xem là ít tác động đến kinh tế xã
hội vùng ĐBSCL. Có chăng tác động chủ yếu đến các hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
xây dựng công trình, người tái định cư.
e.
Tác
động khác.
Tác động khác được quan tâm đưa ra ở đây
là chuỗi mắt xích các công trình thủy điện trên dòng chính, nếu việc xây dựng
Xayabury và Don Sahong diễn ra thuận lợi đồng nghĩa các công trình khác sẽ được
lần lượt xây dựng, trước mắt đã thấy Lào dự kiến tiếp công trình Pakbeng và tác
động lũy tích của 11 bậc thang thủy điện này là khó lường, tương lai phù sa về
ĐBSCL dự kiến chỉ còn 13-17 triệu tấn/năm và khi đó biến hình lòng dẫn, xói lở
bờ sông, ven biển là những hậu quả tai hại cho đồng bằng sông Cửu Long.
2.
Một số kiến nghị:
Cần tiến hành các thảo luận, đưa ra việc
thống nhất yêu cầu thiết kế của các công trình thủy điện trên dòng chính nói
chung không chỉ riêng công trình Xayabury và Don Sahong. Chẳng hạn
-
Yêu
cầu thiết kế bắt buộc phải có đường cá di chuyển, cống xả bùn cát đáy
-
Xây
dựng hướng dẫn kỹ thuật về việc thiết lập qui trình vận hành của các hồ thủy điện
cả mùa lũ và mùa khô. Vận hành nhỏ nhất phải lớn hơn lưu lượng kiệt; vận hành xả
lũ lớn nhất theo lưu lượng đến. Tránh được vận hành phủ đỉnh ngày-đêm nếu có thủy
điện khác ở hạ lưu, tránh được các tích nước bất thường hay xả lũ lớn hơn lũ đến
do các cửa xả lũ là cửa xả sâu.
-
Thiết
lập cơ chế kiểm tra giám sát việc vận hành của các công trình bởi các nước khác
và yêu cầu cung cấp, chia sẻ thông tin cập nhập liên tục cho các nước hạ lưu về
mực nước hồ, lưu lượng xả, lưu lượng đến … trên các website của dự án công
trình mà các nước có thể links đến hay yêu cầu cấp bổ sung.
Đạt được các thỏa thuận trên sẽ góp phần
giảm được phần nào tác động bất lợi của các công trình thủy điện dòng chính xuống
hạ lưu, đặc biệt về mặt chủ động các tình huống ứng phó với các tác động bất lợi
đối với đồng bằng sông Cửu Long.
TVT (Tác giả gửi BVB)
---------------
*** Các tài liệu tham khảo
- Tô Văn Trường 2009 Bài toán dòng chảy kiệt
đồng bằng sông Cửu Long
- Tô Văn Trường Cùng cứu sông Mekong
- Báo Bangkok post phỏng vấn Tô Văn Trường
- To Van Truong Study
on Comprehensive Flood Identification and Flood Forecasting, Control, and
Diversion for “Living with Flood” in the Mekong
Delta, Technical Report, Ministry of Science and Technology, May 2005
- To Van Truong Identify,
Prediction and Flood Control in the Mekong
Delta - Book Published 2006.
- To Van Truong -
Claudia & Tarek “ Water
Resources in the Mekong Delta- Changing the Climate of Management pubslised in 2011, Chiang
Mai University
(Thailand )
.
- To Van Truong “Don Sahong Giải pháp câu giờ” 2014
Tham khảo tài liệu của MRC:
- Don Sahong Hydropower Project – Engineering Status Report volume 1: Báo cáo kỹ thuật, tập 1
- Don Sahong Hydropower Project Engineering Status Report volume 2: Báo cáo kỹ thuật tập 2
- Hydrology, Hydraulics and Sedimentation Studies Report: Báo cáo nghiên cứu
về thủy văn, thủy lực và phù sa
- Don Sahong Transboundary Hydraulic Effects Study: nghiên cứu tác động thay đổi dòng chảy xuyên biên giới
- Environmental Impact Assessment:
Đánh giá tác động môi trường
- Fisheries Study (2010) (Annexed to EIA): Phụ lục nghiên cứu về thủy sản năm 2010
- Fisheries Study (2013) (Annexed to EIA): Phụ lục nghiên cứu về thủy sản năm 2013
- Environmental Management and Monitoring Plan: Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường
- Social Impact Assessment: Đánh
giá tác động xã hội
- Social Management and Monitoring Plan: Kế hoạch quản lý và giám sát về xã hội
- Resettlement Action Plan: Kế
hoạch tái định cư
- Cumulative Impact Assessment:
Đánh giá tác động lũy tích.
Việc này đã được bàn mãi.
Trả lờiXóaChỉ có điều người cần nghe không rõ có chịu nghe không?
Thật tiếc tôi chẳng hiểu bao nhiêu
Rất nhiều nhà khoa học đang lo lắng nguồn nước sông Mekong đối với VN,vì VN ở vào đoạn cuối của con sông,phía trên chúng dở quẻ,phía dưới chúng ta có thể gặp nạn !
Trả lờiXóaThôi thì ráng chịu đi. Lào làm thủy điện để không tăng giá điện, giúp dân họ dễ thở. Đừng nói lằng nhằng...
Trả lờiXóaxuất khẩu thủy sản thì bị tàu cấm ở biển đông xuất khẩu gạo thì tàu ô + lào chặn nguồn nước rồi mai đây VN có còn nhất nhì thế giới về gạo về thủy sản
Trả lờiXóaTôi có hơn 10 năm làm việc với các bạn Lào trong các dự án phát triển bên Lào. Có thể nói thể chế chính trị bên đó cũng giống hệt Việt Nam về cách tổ chức, phong thái làm việc. Tham nhũng trì trệ khủng khiếp. Tuy nhiên, điều cần bàn là quan hệ hợp tác Việt – Lào. Những gì tôi quan sát được cho thấy đó là một sự hợp tác không hiệu quả và lãng phí. Tôi xin nêu ra một vài bằng chứng.
Trả lờiXóaVào cuối những năm 90 của thế kỷ trước và đầu 2000 tôi có gập một số chuyên gia Việt nam làm việc tại Lào và tôi kinh ngạc về trình độ chuyên môn của họ, rất kém. Với những chuyên gia như thế họ không thể giúp Lào mà phá Lào.
Trao đổi học tập giữa các cơ quan Việt nam với các cơ quan tương ứng của Lào là một hình thức hợp tác rất phổ biến. Tôi có hỏi các bạn Lào thì thấy phần lớn họ thích những chuyến đi trao đổi như thế vì phần lớn nội dung là đi chơi, tắm biển, thăm thú chỗ này chỗ khác còn trao đổi chuyên môn nghiệp vụ thường rất lớt phớt.
Việt nam cũng đào tạo nhiều cho Lào dưới nhiều hình thức và cấp học. Tôi cũng có dịp làm việc với các bạn Lào tốt nghiệp ở Việt nam về. Phần lớn họ có tình cảm tốt về Việt nam. Tuy nhiên, những người mới học gần đây ở bậc thạc sỹ tiến sỹ có than phiền vì phải tốn kém quà cáp cho thầy cô. Một điều dễ nhận thấy là những người học ở Việt nam về không tham gia tich cực được vào qua trình hội nhập của Lào vì kíên thức và kỹ năng không phù hợp, đặc biệt là không nói được tiếng Anh.
Đội ngũ các bạn Lào được đào tạo tại phương Tây – Úc, Mỹ, Nhật v.v đang ngày càng đông. Nhiều người trong số họ mà tôi được gập cho rằng thể chế chính trị và bộ máy nhà nước hiện nay của Lào là cản trở chính cho sự phát triển của Lào và họ cũng nói đó là sản phẩm của Việt nam mà Lào đang phải chịu đựng.
Việt Nam tự mình đã kém cỏi, cán bộ đào tạo ra có năng lực mấy đâu. Cách làm kinh tế, làm khoa học và cả hẹ thống chính trị của VN đều kém, đi dạy ai? Học VN có mà không có cháo mà ăn! Lào nên học Việt Nam những tà thuật hô khẩu hiệu, lý luận suông, giáo điều, mị dân và thuật tham nhũng thành nhóm, bè!
XóaCứ nhìn đỉnh cao trí tuệ Tổng lú của VN thì biết trình độ cán bộ Lào thế nào rồi.Chỉ cần thấm nhuần chủ nghĩa 2 ông râu là đủ.
XóaNhìn chân dung 2 ông là có thể quên đi cái đói,cái nghèo
Đọc nhiều bài viết về chính trị kinh tế xã xã hội lúc đầu tôi cứ nghĩ Tô Văn Trường là nhà báo gạo cội vì bài viết rất bài bản và sâu sắc cuốn hút bạn đọc. Sau đó, đọc nhiều bàn liên quan đến khoa học kỹ thuật thì mới biết Tô Văn Trường là nhà khoa học viết báo còn hay hơn cả nhiều nhà báo chuyên nghiệp. Dươi góc nhìn của chuyên gia có nhiều năm làm việc ở nước ngoài nên cách đặt vấn đề lập luận của Ts Trường rất logic và có dẫn chứng thuyết phục người đọc. Chúng ta không thể bắt Lào ngồi nhìn ngắm tiềm năng thủy điện để ru ngủ dân ăn bánh vẽ. Nếu muốn Lào không làm thủy điện thì các nước phải đóng góp giúp họ phát triển kinh tế theo bài toán đánh đổi. Tôi rất tâm đắc với phần kiến nghị của bài viết của Ts Tô Văn Trường rất thực tế.
Trả lờiXóaỦy hội sông Mekong (MRC) là tổ chức chỉ có 4 nước hạ lưu (Trung Quốc và Myanmar) không tham gia. Quy chế tham vấn đồng thuận trong MRC không có phủ quyết nên hữu danh vô thực. Nếu Campuchia mà theo gương Lào làm công trình Sambor ngay sát biên giới VN-CPC thì đồng bằng sông Cửu Long mới biết thế nào là lễ độ. Chỉ tội cho nông dân miền Tây nai lưng làm lúa gạo xuất khẩu nhưng vẫn nghèo khó lại thêm thiên tai cộng với nhân tai.
Trả lờiXóaMRC ký kết 1995 ở Chiang Mai Thái Lan (so với tiền thân là ủy ban quốc tế sông Mekong) thì về cơ chế tổ chức yếu hơn nhiều về pháp lý và cả nhận thức. Xưa kia Ban thư ký Mekong ở Bangkok, những năm gần đây chuyển trụ sở ban thư ký ra làm 2 nơi về Campuchia,và ở Lào vừa vừa tốn kèm vừa hoạt đông không hiệu quả. Quốc tế cũng không mặn mà tài trợ MRC như trước nên Lào phớt lờ phản đối tiến hành xây dựng thủy điện chảng có gì lạ.
Trả lờiXóaBộ Tài nguyên môi trường xin nguồn kinh phí hơn 100 tỷ để tiến hành dự án nghiên cứu đánh giá các tác động của thủy điện ở thượng lưu đến nước ta nghe nói cuối năm này mới ra kết quả. Ủy ban sông Mekong VN trước kia thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT còn nhiều nguồn tài lực ở ngành thủy lợi từ khi chuyển sang Bộ Tài nguyên môi trường chủ yếu làm "cai đầu dài"
Trả lờiXóaTôi là người Việt nam tất nhiên là phải yêu nước Việt nhưng nếu đặt vào địa vị người Lào, tôi cũng vẫn làm các đập thủy điện vì không thể để dân khốn khổ ăn bánh vẽ. Điều cần quan tâm nhất là các nước liên quan cùng bàn bạc trên cở sở tính toán khoa học để giảm thiểu các tác động bất lợi nhất.
Trả lờiXóaKhông phải là tính toán khoa học mà là kinh tế. Muốn giữ ĐBSCL thì hãy biết chia sẻ lợi ích của ĐBSCL với bạn Lào. Bạn có ít ruộng trồng lúa lắm, Hàng năm ĐBSCL hứa sẽ viện trợ cho Lào mấy trăm ngàn tấn gạo, cho bạn nhờ đường ra Biển Đông, nhượng cho bạn một cảng Miền Trung...chẳng hạn. Chỉ muốn Bạn không làm thủy điện trên đất người ta mà mình không muốn mất gì thì không được đâu.
XóaViêt Nam phản đối Lào xây dựng Xayabury và Don Sahong thế tại sao lại cho người sang khảo sát thiết kế xây dựng đập thủy điện Luabrabang có công suất còn lớn hơn chảng vì lợi ích cục bộ là cái gì? Đừng la toáng lên khi vừa ăn cướp vừa la làng.
Trả lờiXóaTôi làm ở Bộ KHĐT nên hiểu rõ chuyên gia VN sang giúp Lào cho nên trên thê giới hiện nay chỉ có 2 nước VN và Lào là làm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội theo phương pháp luận chẳng giống ai.
Trả lờiXóaTôi là người Việt nam tất nhiên là phải yêu nước Việt nhưng nếu đặt vào địa vị người Lào, tôi cũng vẫn làm các đập thủy điện vì không thể để dân khốn khổ ăn bánh vẽ. Điều cần quan tâm nhất là các nước liên quan cùng bàn bạc trên cở sở tính toán khoa học để giảm thiểu các tác động bất lợi nhất.
Trả lờiXóaHiện nay mới chỉ có 2 đập Xayabury và Don Sahong tác động đúng là chưa đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Khí xây dựng cả 12 đập thì tác động rất lớn đến kinh tế xã hội môi trường ở hạ lưu. Nếu kể cả yếu tố biến đổi khí hậu nước biển dâng đồng bằng sông Cửu Long như cá nằm trên thớt bị tác động cả 2 phía thượng hạ lưu. Đừng trông chờ ở ủy hội sông Mekong mà Chính phủ và các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học có uy tín cùng lên tiếng có dẫn chứng minh họa thuyết phục để có tiếng nói chung vì quyền lợi của tất cả các nước ven sông.
Trả lờiXóaTa chỉ mạnh miệng với Lào còn Trung Quốc tự do làm hàng loạt đập thủy điện ở thượng lưu , họ còn đang có kế hoạch chuyển nước ra ngoài lưu vực sông Mekong.
Trả lờiXóaNông dân miền Tây khốn khổ vì làm ra nông sản theo kêu gọi của Bộ nông nghiệp thậm chí sản xuất lúa vụ 3 ở vùng lũ cũng biến tướng thành chính vụ đê lấy thành tích xuất khẩu top đầu thế giới nhưng hiệu quả ngày càng bê bết, mất dần thị trường. Ngay Campuchia sinh sau đẻ mượn cũng làm ra gạo xuất khẩu chất lượng hiệu quả hơn hẳn VN. Sản xuất lúa cần nhiều nước ngọt, Bộ NN cần thay đổi cơ cấu mùa vụ, chất lượng giống và sử dụng nước tiết kiệm ngay từ bay giờ đừng để nước đến chân các đập thủy điện sông Mekong ra đời lại ngồi than trời và đổ tại người khác.
Trả lờiXóaNguồn nước ở VN ở cả phái bắc là hệ thống sông Hồng, phía Nam là sông Mekong đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Anh bạn khổng lồ này xấu chơi có truyền thống không chỉ về chính trị kinh tế (thậm chí mang cả quân sang đánh ta 1979, ăn cướp Hoàng Sa, Gạc Ma vv, ...) . Nước là sự sống, trên thế giới đã có chiến tranh về nguồn nước cho nên ta phải có chiến lược, kế hoạch sử dụng nguồn nước một cách lâu dài.
Trả lờiXóaHiện nay ta mới chỉ quan tâm đến nguồn nước( về khối lượng) , trong tương lai sẽ còn phải lo lắng đến chất lượng nước sông Mekong
Trả lờiXóaThời kỳ VN nói gì Lào cũng nghe đã qua rồi. Ngày nay nhiều bạn Lào thích sang TQ học và đào tạo hơn ở Vn vì ngoài kiến thức , họ còn được ưu đãi về chế độ học bổng, được về phép vv...lâu dần những con người này sẽ bỏ VN để theo TQ
Trả lờiXóaLào xây dựng thủy điện bất chấp phản đối của VN và nhiều tổ chức quốc tế chắc là có Tầu chống lưng.
Trả lờiXóaTôi sang Lào thấy người dân theo đạo Phật sống rất hiền lành, xe máy có lần bị mất trộm lại do mấy anh Việt nam sang "hỏi thăm sức khỏe dân Lào". Vấn đề cần nhất ở đây không phải là phản đối mà phải thực sự cầu thị cùng ngồi lại với nhau phân tích lợi hại tìm ra lời giải chung vì quản lý lưu vực sông là cách quản lý hữu hiệu nhất của dòng sông quốc tế. Sông Mekong cũng phải như thế để đảm bảo quyền lợi hài hóa của tất cả các nước ven sông
Trả lờiXóaKhi nào nước biển dâng cao, gia đình tôi đang ở ven biển sẽ di cư sang Lào sinh sống. Nhìn vào cảnh châu âu đang đối phó với vấn nạn di dân hiện nay để hình dung ra tương lai.
Trả lờiXóaHai trạm Tân Châu và Châu Đốc là trạm kiểm soát đầu nguồn sông Mekong cần tăng cường giám sát cả về số lượng và chất lượng nước có đủ con số thống kê để làm cơ sở tính toán khi đàm phán với các nước bạn. Ở Tây Nguyên sông Sesan, Serepok ta lại là thượng lưu của Campuchia cho nên hai bên phải biết thương lượng vì quyền lợi chung
Trả lờiXóaNgười Lào còn dễ thương lượng chứ dân Campuchia dễ phản phúc nhất là qua sự kiện vừa la to đòi xét lại biên giới trong khi không có sự hy sinh bao xương máu của người VN thì Ponpot và TQ đã làm thịt hết dân họ rồi. Làm đập thì có lợi và không có lợi phải tính cả bài toán kinh tế và môi trường của tất cả các nước.
Trả lờiXóaBạn nên khách quan đặt mình vào vị trí của một người dân CPC trong suốt hàng trăn năm lịch sử gần đây. Giờ không thể nói bừa phứa được.
XóaViệt nam và Campuchia nhìn chung có đồng quan điểm khi đấu tranh với các nước thượng lưu khi xây đập thủy điện nhưng khi Campuchia cũng xây thủy điện nhất là đập Sambor gần biên giới ảnh hưởng lớn đến Vn thì chỉ còn VN là đơn độc.
Trả lờiXóaKhi xây đập thủy điện người ta lập luận điều tiết xả lũ và chống hạn cho hạ du nhưng thực tế khi vận hành chỉ vì mục tiêu lợi ích bán điện nên VN ở hạ lưu phải nắm chác quy trình vận hành. để yêu cầu họ đảm bảo dòng chảy môi trường.
Trả lờiXóaVN nên đăng ký mua điện của Lào còn hơn là mua của Trung Quốc vừa đắt vừa thất thường bị bắt chẹt.
Trả lờiXóaKẹt cái là Lào không ủng hộ tham nhũng lắm. Thế mới gay!
XóaQuan chức ở Lào cũng rất giầu so với dân chúng nhưng bản chất người Lào hiền lành tin đạo Phật nên họ không trắng trợn lố bịch công khai như ở VN. Campuchia đa đảng nhưng kinh tế xã hội vẫn ổn định và phát triển nhiều mặt sẽ vượt VN.
Trả lờiXóaTôi đọc tài liệu nước ngoài phân tích biển Hồ là món quà vô giá của thiên nhiên trao tặng con người như hồ điều tiết khổng lồ hàng năm đến 80 tỷ mét khối nước rất có lợi cho hạ lưu như đồng bằng nam bộ nước ta cả về mùa lũ và mùa cạn.
Trả lờiXóaĐập thủy điện có cả mặt tốt lẫn không tốt nhưng phá rừng đầu nguồn mới là nguyên nhân đáng lo sợ nhất vì xói mòn, ảnh hưởng đến dòng chảy vv...
Trả lờiXóa