Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Thanh Hóa dừng thu hồi bến thuyền ở Sầm Sơn

Nhận trách nhiệm việc để người dân tập trung phản ứng gây mất an ninh trật tự, Bí thư Thanh Hóa cho biết trước mắt bà con được tiếp tục ra khơi, tỉnh chưa ban hành quyết định thu hồi bến thuyền. 
Sáng 7/3, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa trực tiếp đối thoại với ngư dân thị xã Sầm Sơn, giải quyết vụ thu hồi bờ biển liên quan đến dự án Quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương.
thanh-hoa-dung-thu-hoi-ben-thuyen-o-sam-son
Đúng 8h, ông Trịnh Văn Chiến (người ngồi) có mặt để trực tiếp đối thoại với người dân. Ảnh: Lê Hoàng.
Từ sáng sớm, cả nghìn người đã đổ về Trung tâm bồi dưỡng Thanh thiếu niên thị xã để tham dự buổi đối thoại. Hàng trăm cảnh sát được huy động để đảm bảo an ninh quanh khu vực.
                       >>Bí thư Thanh Hóa nhận lỗi với nhân dân  
8h45 buổi đối thoại bắt đầu. Sau khi Phó chủ tịch Nguyễn Đức Quyền khái quát lại chủ trương và phương án cải tạo bờ biển Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa, người dân được tham gia phát biểu ý kiến.
Đa số người dân đồng tình với chủ trương quy hoạch, cải tạo bờ biển để phát triển du lịch, song đề nghị chính quyền để lại 300-1.500 m bờ biển để ngư dân làm nơi neo đậu tàu thuyền, tiếp tục ra khơi.
“Cải tạo bờ biển cho khang trang, sạch đẹp là việc nên làm nhưng không cho người dân ra khơi là không được. Cha ông chúng tôi bao đời mưu sinh bằng nghề đi biển, nay mất kế sinh nhai, chúng tôi phải phản ứng”, ông Cao Văn Bình ở phường Trường Sơn nêu ý kiến. Ông mong muốn người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa để lại một phần bờ biển để người dân tiếp tục ra khơi.
Ngoài ra, người dân cũng yêu cầu chính quyền công khai dự án quy hoạch đường Hồ Xuân Hương để người dân đóng góp phương án tốt nhất. Sau 13 ý kiến phát biển của dân, khoảng 10h, ông Trịnh Văn Chiến được mời lên giải đáp thắc mắc.
thanh-hoa-dung-thu-hoi-ben-thuyen-o-sam-son-1
Người dân Sầm Sơn nêu kiến nghị với Bí thư tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng.
Bí thư Trịnh Văn Chiến lấy làm tiếc và nhận trách nhiệm về vụ việc người dân tập trung phản ứng trước các cơ quan công quyền những ngày qua gây mất an ninh trật tự. “Việc xảy ra mấy ngày qua là đáng tiếc. Dù dưới góc độ nào, chúng tôi cũng thấy có lỗi với bà con”, ông Chiến nói và cho hay việc người dân tụ tập đông người gây mất trật tự là vi phạm pháp luật và “làm xấu hình ảnh người Thanh Hóa”.
Theo người đứng đầu Tỉnh ủy Thanh Hóa, Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và có tiếng từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, nơi đây chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nên cần quy hoạch, chỉnh trang để phát triển du lịch, thu hút du khách. “Chúng ta cần thay đổi để chuyển từ du lịch một mùa sang du lịch bốn mùa”, ông Chiến nói và cho hay, những năm qua tỉnh đã đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng ngân sách và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng. Điều này khiến cho bộ mặt Sầm Sơn đổi thay rất nhiều.

Quá trình triển khai, các dự án bị nhân dân phản ứng nên cần xem xét lại. “Nếu bà con không đồng ý chính sách của tỉnh thì cứ tiếp tục làm như lâu nay. Vì tỉnh chưa ban hành một văn bản nào chỉ đạo phải di dời bến thuyền ngay khi bà con chưa đồng thuận. Tôi mong bà con hiểu một điều, ai cũng mong muốn Sầm Sơn đẹp đẽ, khang trang hơn. Vì vậy, tôi trân trọng đề nghị bà con chia sẻ chủ trương, chính sách với tỉnh, để thị xã Du lịch Sầm Sơn được tốt đẹp hơn”, ông Chiến nói.
Lời khẳng định của ông Chiến đã được người dân hưởng ứng nhiệt liệt và đồng loạt vỗ tay. 10h45, buổi đối thoại kết thúc.
thanh-hoa-dung-thu-hoi-ben-thuyen-o-sam-son-2
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định, chưa thu hồi bến neo đậu tàu thuyền của ngư dân. Ảnh: Lê Hoàng.
Gần 10 ngày nay, người dân các phường Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn) kéo về trụ sở UBND tỉnh và Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu chính quyền có phương án hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất ven biển; dành một phần đất dọc khu vực neo đậu tàu thuyền cũ phía Đông đường Hồ Xuân Hương để bà con tiếp tục ra khơi.
Trước yêu cầu bức thiết về việc để lại một phần bờ biển làm bến neo đậu thuyền bè cho bà con, chính quyền tỉnh Thanh Hóa và phía chủ đầu tư vẫn chưa có ý kiến thống nhất. Các ngày 3-4/3, hàng trăm người nằm, ngồi la liệt trên các con phố ở trung tâm TP Thanh Hóa khiến giao thông tê liệt. Các tuyến Hà Văn Mao, đoạn qua cổng Tỉnh ủy Thanh Hóa, đường Lê Hồng Phong, đại lộ Lê Lợi, đoạn trước cổng UBND tỉnh bị phong tỏa. Xe cứu hỏa, cứu thương túc trực, cả trăm cảnh sát và dân quân tự vệ được huy động để đảm bảo an ninh trật tự.
Xe buýt lộ trình đi từ hướng thị xã Sầm Sơn về thành phố đều bị yêu cầu dừng hoạt động. Hệ thống loa chính quyền phát đi thông báo yêu cầu người dân giải tán, nhưng một số vẫn tụ tập. Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Lê Hoàng/ VnEx
----------------

48 nhận xét:

  1. Việc nhà cầm quyền địa phương Thanh Hóa đứng ra thu hồi đất giúp doanh nghiệp, và khi chưa đạt được thỏa thuận với dân thì sử dụng lực lượng công an, côn đồ để đàn áp.
    Tuy nhiên chúng không ngờ dân tỉnh Thanh phản ứng dữ quá nên chúng phải làm hòa để chờ tính mưu kế khác!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. buông mỗi câu DỪNG. thế là xong
      déo biết thằng nào đúng đứa nào sai?

      Xóa
    2. Tỉnh Thanh Hóa chọn nhà đầu tư FLC tiến hành giải tỏa khu vực dự án đường ven biển Hồ Xuân Hương từ tháng 10/2015. Thậm chí FLC còn trả công cho báo Pháp Luật Việt Nam quảng bá cho dự án từ tháng 2/2016, nay ông Bí thư với công bố chính sách mới có từ ngày 1/3/2016 tức sau ngày dân biểu tình thì an dân chỗ nào?

      Chưa kể, việc ông Trịnh Văn Chiến xác nhận kiến nghị giữ lại bến thuyền dưới chân đền Độc Cước và việc cơ quan ANĐT nhanh nhẩu đính chính hai nghị phạm sử dụng “súng nhựa” nổ như thật để đánh đập, trấn áp bà Văn Thị Thắng (vợ ông chủ bến thuyền Độc Cước) không liên quan đến việc biểu tình phản đối thu hồi khu vực bãi biển để giao cho doanh nghiệp FLC khiến người ta không khỏi nghi ngờ.

      Xóa
    3. Chúng chỉ mới dừng thôi.
      Đợi khi lùng xục, khủng bố những người đứng đầu trong vụ chống trả nầy xong.
      Chúng sẽ lại tiếp tục.
      Cứ vậy mà mừng nha mấy bác.
      Trò nầy của cs tuy xưa như trái đất nhưng vẫn mãi hửu dụng.
      Khổ dân tui nữa rồi, bị lừa mãi mà vẫn chua CHỊU tỉnh.

      Xóa
  2. Sức-Mạnh-Nhân-Dân luôn là Số 1!
    Hãy nhớ!

    Trả lờiXóa
  3. THế là Công lý đã chiến thắng, bọn quan lại ở Thanh hóa đã thua cuộc, nhưng bà con coi chừng, chúng sẽ giở các thủ đoạn khác để chiếm cho được bãi biển của dân. Chúng chỉ bảo vệ bọn FLC chứ không bảo vệ dân đâu...

    Trả lờiXóa
  4. Nhiệt liệt hoan hô tinh thần đoàn kết trong đấu tranh của
    nhân dân Thanh Hoá !
    Chính sức mạnh ĐOÀN KẾT của nhân dân là VÔ ĐỊCH khiến bạo
    quyền run sợ mà phải nhượng bộ !

    Trả lờiXóa

  5. Nặc danh10:55 Ngày 07 tháng 03 năm 2016
    Trước DH12 thì ông Trọng kêu gọi "đánh nhóm lợi ích" , giờ làm TBT rồi lại "im re" : nhóm lợi ích cụ thể là FLC Thanh hoá kia đang đẩy hàng nghàn dân Sầm Sơn vào chỗ chết đấy , ông chỉ đạo "đánh" đi?!

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh08:34 Ngày 07 tháng 03 năm 2016
    Đề nghị Bộ Công an vào cuộc. Khởi tố Bắt giam ngay Bí thư Thị uỷ Nguyên Chủ tịch UBND Thị xã Sầm sơn Trịnh Huy Triều thì moị việc sẽ sáng tỏ.

    Trả lờiXóa
  7. Việc làm tàn bạo và ngu xuẩn ở Sầm Sơn
    Nguyễn Đình Ấm - Facebook Nguyễn Đình Ấm

    Thực Hiện Bureau CTM Media Mỹ Châu - 06/03/2016 5 475
    Chia xẻ Facebook Tweet

    Người dân biểu tình đòi lại bãi biển Sầm Sơn. Ảnh: NLD


    “Đại gia, quan chức làm giàu trên xương máu chúng tôi” – Đó là lời ai oán thốt ra của một nông dân xã Phụng Công (Văn Giang) khi ứa nước mắt nhìn những xe ủi của DN Ecopark hất tung hoa màu, mồ mả nhà mình hôm xẩy ra vụ cưỡng chế.

    Thời gian qua, tập đoàn FLC giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh bất động sản và tai họa đã giáng xuống những người sống về đất đai ở nhiều nơi và nay FLC lại “sờ gáy” dân đánh cá Sầm Sơn khi họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng sinh thái Sầm Sơn.Và cũng đúng theo “quy luật”, tai họa đang giáng xuống những ngư dân nghèo tại đây.

    Ai đến những làng chài khu vực biển Sầm Sơn mới thấy cuộc sống bấp bênh của họ. Do quá nghèo, họ không thể có thuyền lớn đánh bắt xa nên chỉ chiều tối ra khơi kiếm con tôm, con mực…rạng sáng trở về bãi biển Sầm Sơn bán lại cho người buôn nhỏ, du khách kiếm cơm. Khi những người đàn ông đánh cá về nhà nghỉ lấy lại sức thì vợ, con đi bán cá, ra bãi biển nhặt vở ốc, bán kem, bán nước, ngô, khoai luộc, cho thuê ghế, lều…phục vụ khách du lịch, nghĩa là làm bất cứ việc gì để kiếm sống. Chẳng mấy nhà có của ăn, của để mà toàn “ăn bữa nay, lo bữa mai”. Những hôm biển động không đi biển được, khách du lịch tới ít là bị đói. Tỷ lệ trẻ em đi học với dân chài rất thấp.

    Thế mà nay cái bãi biển nơi sinh sống duy nhất, những xóm làng chài nghèo đang bị thu hồi để giao cho đại gia FLC giống như những bãi biển ở Đà Nẵng bị chiếm, người dân không ở khách sạn, không tiền thì đừng bén mảng.

    Không chỉ tàn bạo, việc đuổi nơi tập kết thuyền bè của ngư dân khỏi bãi biển gần khu du lịch theo tôi là một hành vi ngu xuẩn. Bởi vì, khi ngư dân hoạt động trong khu du lịch chính là một sản phẩm du lịch. Ai đã từng du lịch ở Sầm Sơn chắc không thể không tham gia vào những buổi trời hửng sáng, thủy triều xuống thấp, biển như mới tinh khôi, những đoàn thuyền của ngư dân lục tục trở về. Những chiếc thuyền chứa cá, tôm, cua, ghẹ được khách du lịch, người buôn xúm xít xem, mua. Có những hôm dậy sớm gặp ngư dân đang kéo lưới trên bãi biển mới thật thú vị. Khách du lịch cùng ngư dân kéo lưới thỏa sức trải nghiệm việc kéo lưới, bắt cá trên bãi biển như thế nào… Theo tôi, một trong những lý do khách du lịch đến Sầm Sơn đông hơn các nơi lân cận cũng nhờ một trong những sản phẩm độc đáo đó.

    Ở các thành phố cũng có những sản phẩm du lich như thế. Ai đi du lịch đến Hà Nội mà không đến khu phố cổ, Hoàn Kiếm? Nếu đến Hà Nội mà không đến đó thì không gọi là đã đến Hà Nội. Bởi vì, các khu vực này còn lưu trữ những ngôi nhà, phố cổ, đặc biệt là nơi đây thể hiện mọi sinh hoạt, tập quán, văn hóa, sản phẩm… của người Hà Nội, Việt Nam còn các khu phố, khu trung cư, biệt thự hiện đại ở Cầu Giấy, Thanh Xuân, Xuân La… mênh mông, đường thênh thang xe lao vun vút kia thì có khác gì đầy rẫy các khu phố trên thế giới?

    Chợ cá sớm mai ở bãi biển Sầm Sơn (Ảnh: Fb Nguyễn Đình Ấm)
    Chợ cá sớm mai ở bãi biển Sầm Sơn (Ảnh: Fb Nguyễn Đình Ấm)
    Khu du lịch Sầm Sơn thêm ấm cúng mang bản sắc, đặc điểm của đất nước, con người, dân chài Thanh Hóa là nhờ những hoạt động thường ngày của người dân, đó cũng chính là một sản phẩm du lịch chính của địa phương.Nay vì tiền của FLC nhà cầm quyền địa phương giải tán bến cá, đuổi người dân đi nơi khác ở thì Sầm Sơn chỉ chủ yếu dành cho người giàu có đến nghỉ ngơi, hưởng lạc còn nhiều dân nghèo thì hết kế sinh nhai và địa phương mất đi môi trường, sản phẩm du lịch dân dã, đại chúng.

    Những ngày qua hàng nghìn người dân Sầm Sơn bao vây trụ sở chính quyền đòi thu hẹp, hủy dự án tàn bạo và ngu xuẩn này là đúng.

    Trả lờiXóa
  8. hoa doan3 giờ trước
    Lãnh đạo Thanh Hóa đã hành động chậm chạp và đầy lúng túng. Rõ ràng chủ trương rất tốt nhưng có vẻ cấp dưới và người dân chẳng ai hiểu nên tuyên truyền sai lệch. Bao giờ bờ biển Thanh Hóa mới được như Nha Trang, Đà Nẵng đây?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bờ biển Đà Nẵng ư ?
      Bác có biết là một phần bãi biển ĐN.cạnh khu
      nghỉ dưỡng Furama hiện nay cấm người dân địa
      phương đến tắm,dù trước đây được tắm.
      Dọc đường biển từ Mỹ Khê đến Núi Non Nước có
      nhiều khu làm ăn của người Hoa như casino hay
      resort,công ty xây dựng v.v.

      Xóa
  9. 1707975 giờ trước
    Tại sao phải kéo dài tới hơn 1 tuần ông Bí thư mới đối thoại với dân, trong khoảng thời gian đó, tốn kém thời gian, tiền bạc, ách tắc giao thông... và đảo lộn cuộc sống của bao nhiêu ngư dân cũng như người dân thành phố, sao không thể

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đầu tiên nằm im nghe động tĩnh ra sao ,nếu không ai phản kháng thì làm tới, thấy dân làm dữ quá , thôi tạm ngưng , từ từ tính tiếp , bài học chợ Tân Bình ở TP HCM năm ngoái chắc mọi người còn nhớ....!!!

      Xóa
  10. Chúc mừng chiến thắng của bà con ta !

    Trả lờiXóa
  11. ccbsg6 giờ trước
    Mười ngàn dân cũng cần được sống đàng hoàng,doanh nghiệp muốn đầu tư thì đối thoại với dân,thương lượng với dân,khách du lịch cũng cần vừa tắm biển vừa thư giãn giải trí,kg gì bằng họ cùng kéo lưới với ngư dân...để một km bãi ngư dân vừa làm ăn, du khách vừa xem đánh bắt. Kg lý làng nghề đang có ngon lành lại xóa đi

    Trả lờiXóa
  12. Quang Trần6 giờ trước
    Nếu ngay từ đầu đối thoại với dân thì dân đâu phản ứng đến vậy .Là người dân họ chỉ cần ổn định để tìm miếng ăn hàng ngày

    Trả lờiXóa
  13. Ngo Diep7 giờ trước
    Phát triển kinh tế du lịch là cần thiết. Nhưng khuyến khích ngư dân phát triển, bám biển, vươn xa để khẳng định chủ quyền biển đảo còn quan trọng hơn.

    Trả lờiXóa
  14. nguyen hung8 giờ trước
    Tỉnh Thanh hóa xem lại cung cách làm việc đi, làm gì thì làm nên lấy dân làm gốc, biết hài hòa lợi ích giữa các bên Nhà nước, DN và dân thì mới ổn, đừng vì lợi ích mà coi thường dân thì hậu quả khôn lường. Cái lỗi

    Trả lờiXóa
  15. Lê văn Kiên8 giờ trước
    Quan trọng là bãi biển, 500-1000m để đậu tàu thuyền có được đáp ứng hay không. hãy hỏi ông Chiến là yêu cầu để lại một đoạn bãi biển có được đáp ứng hay không?

    Trả lờiXóa
  16. Biển là của chung, không ai được chiếm giữ. Làng chài ven biển cần được bảo tồn và phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là hỗ trợ cho người dân bảo tồn công việc, chỉ một số chuyển đổi sang nghề khác. Khách chúng tôi đến Sầm Sơn ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, bãi biển là của chung, nhưng CS tự cho là của đảng của "TÀN DÂN" nên đảng thoải mái bán và DÂN VỊT hết chổ để BƠI như BÃI BIỂN Đà Nẵng bán hết cho TÀU và dân ĐN chỉ còn một cái AO để TẮM.
      Tội nghiệp dân VỊT @ thời CS

      Xóa
  17. Giữ lại làng chài cũng là một cách làm du lịch!

    Trả lờiXóa
  18. Luật Tài nguyên môi trường biển hải đảo quy định
    Kể từ thời điểm Luật này được công bố (1/7/2015), giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100 m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền

    Trả lờiXóa
  19. Làm gì thì làm, nhưng bờ biển là của chung ko ai có quyền cá nhân hoá.

    Trả lờiXóa
  20. Tôi nghĩ bãi biển không cua riêng ai, nên kg ai có quyền giữ riêng cho mình cả. Tự nhiên mấy cái resort mọc lên lấy mất bãi biển, kg cho người dân vào tắm, đi lại là không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  21. Nên quy hoạch khu vực neo đậu tàu thuyền thành một bộ phận của khu du lịch, kết hợp với chợ mua bán hải sản,.... Tôi chủ quan cho rằng thậm chí bến cảng (cá ) này sẽ trở thành điểm nhấn của khu du lịch

    Trả lờiXóa
  22. FLC phủ nhận trách nhiệm vụ khiếu kiện của người dân Sầm Sơn
    Đại diện Tập đoàn FLC cho rằng trách nhiệm về tình trạng khiếu kiện của người dân tại Sầm Sơn trong những ngày gần đây thuộc về chính quyền địa phương.
    Thanh Hóa dừng thu hồi bến thuyền ở Sầm Sơn
    Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) vừa gửi thông tin liên quan đến dự án do đơn vị này đang triển khai tại Sầm Sơn, Thanh Hóa tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    FLC cho biết, đây là dự án cải tạo nâng cấp bãi biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, bao gồm việc xây dựng các kios, điểm tắm tráng, chỉnh trang cảnh quan đô thị trên toàn bộ tuyến đường có chiều dài 3,5km với tổng mức đầu tư 315 tỷ đồng. Thời hạn hoàn thành là trước ngày 30/4 tới.

    Đơn vị này cho biết, chủ đầu tư dự án là UBND thị xã Sầm Sơn và thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). FLC không liên quan gì đến các khiếu kiện, khiếu nại của người dân cũng như việc người dân tập trung đông người tại UBND tỉnh Thanh Hóa. Trách nhiệm đó thuộc về chính quyền địa phương liên quan đến chính sách đền bù, hỗ trợ người dân.

    "Tập đoàn FLC nhận mặt bằng sạch từ chủ đầu tư và đang tích cực triển khai dự án", đại diện doanh nghiệp cho hay. Đơn vị này cũng khẳng định các thủ tục pháp lý và quá trình đấu thầu dự án được thực hiện đúng theo quy định.

    Dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tháng 10/2015. Chính quyền đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu là Tập đoàn FLC. Tuy nhiên, do không đồng tình với việc thu hồi bờ biển, gây khó khăn cho việc đánh bắt hải sản, gần 10 ngày nay, người dân các phường Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn) kéo về trụ sở UBND tỉnh và Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu chính quyền có phương án hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất ven biển.

    Tại cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền địa phương sáng nay 7/3, chính quyền địa phương đã quyết định chưa ban hành quyết định thu hồi bến thuyền nói trên.

    Tại Thanh Hóa, bên cạnh dự án này, FLC còn thực hiện một dự án nữa là quần thể du lịch nghỉ dưỡng quốc tế FLC Sầm Sơn Golf & Resort quy mô hơn 600 phòng khách sạn với tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng. Hiện dự án đã hoàn thành và được đưa vào khai thác.

    Ngọc Tuyên

    Trả lờiXóa
  23. Để chứng minh sự trong sáng, trong sạch, minh bạch... và các việc làm vì dân của BT, CT UBND tỉnh Thanh Hóa và tập doàn FLC. Kính đề nghị UBKT trung ương, Ban nội chính Trung ương, thanh tra chính phủ ...thanh tra kiểm tra việc ký hợp đồng, giao đất cho tập đoàn FLC...kiểm tra việc tàn phá rừng phòng hộ ...đề nghị BCA kiểm tra nguồn tiền của tập đoàn FLC...Tin đồn xấu là trong việc này có vi phạm PL nghiêm trọng ...Tỉnh bị thất thu ngân sách lớn , tiền chảy vào túi cá nhân.

    Trả lờiXóa
  24. Ông Trịnh Đình Xứng CT UBND tỉnh đi đâu mà không thấy xuất hiện đối thoại với dân ?...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu nay đang bị mang tiếng là đổ võ cho BT...

      Xóa
  25. Cách trả lời như của Ông Chiến thì mấy ngày vừa qua dân Sầm Sơn đi biểu tình là vô lý quá . Vì tỉnh đâu có chủ chương gì đâu ...

    Trả lờiXóa
  26. Trong thời chiến tôi từng nghe nhiều bài hát rất hay về xứ Thanh ( Nguyễn Bá Ngọc Người Thiếu Niên Dũng Cảm , Chào sông Mã anh hùng , hát mừng các cụ dân quân ………)

    Nhưng hiểu hết về con người và xứ sở nơi đây thì chắc không bao giờ đầy đủ .
    Những dòng người cuồn cuộn đi bên nhau đòi công lý trong những ngày qua trong Clip , làm tôi hiểu hơn thế nào là người Thanh Hóa . Chưa bao giờ “ Bám biển “ lại cần đến thế . Chưa bao giờ bài hát “ Thanh hóa anh hùng “ lại hay đến thế .

    “ Dô tá dô tà, dô tá dô tà
    Ế dô khoan ta dô ta huầy huầy ta huầy huầy ta

    Ai về Thanh Hóa (dô tá dô tà)
    Thanh Hóa anh hùng (khoan hời hò khoan, ê dô khoan ta hò khoan)
    Miền quê (chứ) Lê Lợi (ê dô khoan ta dô khoan) “

    Xin nghe : http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/thanh-hoa-anh-hung-2230.html

    “ Dô tá dô tà, dô tá dô tà “ trên miền sông biển khi kéo lưới thường rất hay , nhưng đôi khi “ Dô tá dô tà “ trên bờ cũng hùng tráng không kém .
    Chúc mừng người dân Sầm sơn Thanh hóa . Tôi vui như niềm vui của chính tôi . Nhưng ông Bí thư Trịnh Văn Chiến cũng nên giữ lấy lời .

    ĐGCĐ

    Trả lờiXóa
  27. Ăn không được phải ói ra. Bà con Thanh Hóa nên đề phòng cú "hồi mã thương" đấy !

    Trả lờiXóa

  28. FLC, trả lại bờ biển, bí thư tỉnh ủy THANH HÓA, trịnh văn chiến, NGƯ DÂN sầm sơn
    Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến tại hội trường
    Thú vị, sau chục ngày ác chiến, nghi vấn có một vụ nổ súng với hai nghi can bị tóm, cuối cùng Bí thư tỉnh ủy Thanh Hoá lộ mặt để họp với ngư dân.

    Một kết luận được nêu ra theo đó ông Chiến nhận lỗi với người dân vì chậm trễ gặp mặt. Nói cho đúng thì những ngày qua ông ta nấp sau cánh cửa quan sát hướng gió. Khi thấy gió đã xoay chiều ông buộc phải thò ra :http://vietnamnet.vn/…/bi-thu-thanh-hoa-nhan-loi-voi-ngu-da…

    Phần ngư dân Thanh Hoá, có lẽ họ giành phần thắng cho mục đích bảo tồn bến cá. Thắng lợi này sẽ thúc đẩy sự hung hãn của họ về bất cứ một kế hoạch nào có thể làm suy chuyển bến cá trong tương lai. Nó có thể bảo tồn sinh kế của họ như đã từng trong 1000 năm qua. Nhưng sau hàng nghìn năm cuộc sống của họ đã thay đổi khá lên như thế nào? Cái bến cá ấy vẫn chỉ có thể khiến họ lam lũ với cái thúng, thuyền mành và lưới mảng, và còn gì khác hơn??? Có thể nói ngắn gọn thế này, Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa bước qua một lối hành xử ngu như lợn để đến một quyết định ngu như lợn khác. Quyết định mang màu sắc dân tuý này chỉ thể hiện sự ngu muội của quan lẫn dân. Nói cách khác, tầm nhìn kỹ trị của Thanh Hoá rất ngắn, đúng hơn là chẳng có tầm nhìn gì. Các dự án được vẽ ra để ăn chia, khi vấp phải phản ứng của người dân chịu ảnh hưởng, thay vì tìm một lối thoát bền vững và đặt mục tiêu phát triển lên tối cao, để tạo sự chuyển biến lâu dài về kinh tế xã hội cho địa phương, đám quan chức này chỉ đơn giản là lùi bước. Đây không phải là cai trị để phát triển, mà là cai trị để ăn hút và bảo tồn ghế ngồi khi có căng thẳng. Tâm không sáng thì không có dũng khí cho các quyết định lớn.

    Dù sao thì cũng xin chúc mừng bà con ngư dân Thanh Hoá, và xin chia buồn với các quan chức tỉnh nhà. Thời gian tới, việc cai trị của các vị sẽ ngày càng xương xẩu hơn. Đây có lẽ là điều vừa tốt vừa xấu cho tương lai Thanh Hoá và có thể là nhiều vùng khác nữa khi câu chuyện được nhân rộng và được học theo. Tính hai mặt của một đồng xu được minh họa rất rõ trong tình huống này.

    Lãng

    Trả lờiXóa
  29. Tập đoàn tư bản đỏ thân hữu tiếp tục vươn cái vòi bạch tuộc ra để cướp biển của ngư dân Sầm Sơn. thử hỏi, chiến tranh xảy ra thì ai là người bám biển, bám làng chài? FLC hay người dân chài bám biển đuổi giặc? Khi đó chúng nó sẽ cuốn gói chạy qua các nước "giãy chết" để hưởng thành quả ăn cướp của chúng.
    Đừng lấy chiêu bài "nâng cấp" bãi biển để cướp của dân. Ngàn đời nay nó vẫn là nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân, nhà nước đã bỏ ra đồng nào để xây dựng đâu mà đòi "nâng cấp".

    Trả lờiXóa
  30. Bí thư Thanh Hóa nói 'có lỗi' vụ bến thuyền
    5 giờ trước
    Chia sẻ
    Image copyrightContributor
    Image caption
    Người dân Thanh Hóa xuống đường 11 ngày
    Bí thư tỉnh Thanh Hóa nói dừng thu hồi bến thuyền ở Sầm Sơn, sau cuộc đối thoại với người dân sáng thứ Hai 7/3, báo VnExpress tường thuật.
    Trang tin này dẫn lời ông Trịnh Văn Chiến trong cuộc gặp: "Nếu bà con không đồng ý chính sách của tỉnh thì cứ tiếp tục làm như lâu nay. Vì tỉnh chưa ban hành một văn bản nào chỉ đạo phải di dời bến thuyền ngay khi bà con chưa đồng thuận.
    "Tôi mong bà con hiểu một điều, ai cũng mong muốn Sầm Sơn đẹp đẽ, khang trang hơn. Vì vậy, tôi trân trọng đề nghị bà con chia sẻ chủ trương, chính sách với tỉnh, để thị xã Du lịch Sầm Sơn được tốt đẹp hơn,” ông Chiến nói.
    Người dân giờ êm ru rồi, không lên đấy [trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh] nữa. Mà giờ lên họ cũng hốt luôn.
    Một ngư dân Sầm Sơn
    Trong một thông cáo phát đi chính thức từ website của tỉnh Thanh Hóa, ông Chiến cho biết nếu người dân "chưa thông với chủ trương" thì vẫn có thể "cứ đi làm bình thường như trước đây".
    Một ngư dân, người ngại nói rõ danh tính vì đang bị công an theo dõi, nói về cuộc họp:
    "Người dân giờ êm ru rồi, không lên đấy [trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh] nữa.
    "Mà giờ lên họ cũng hốt luôn.
    "Nhưng ông Chiến cũng không nói "sẽ không bao giờ lấy biển của dân"
    "Ông ấy chỉ nói ai không muốn chuyển nghề thì cứ đi làm bình thường."
    Căng thẳng lên cao
    Suốt 11 ngày, người dân nhiều nơi ở Sầm Sơn, Thanh Hóa đã xuống đường đòi giữ bờ biển để có chỗ neo đậu thuyền đánh cá, trong xung đột với dự án du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài 3,5km.
    Một số video được đưa lên mạng xã hội cho thấy cảnh đông đảo người dân xô đẩy hàng rào của cảnh sát trong đó có cả cảnh sát cơ động.
    Theo dự án này, bãi đậu thuyền của ngư dân sẽ bị đẩy ra xa hơn hàng chục km.
    Một số báo trong nước tường thuật có người dân nêu ý kiến muốn giữ lại từ 500m tới 1km bờ biển để duy trì nghề đi biển kiếm sống truyền thống.
    Trước đó, tập đoàn FLC phủ nhận cáo buộc liên quan đến vụ việc.
    Tập đoàn này nói đã "tạo hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động" và "Dự án này hoàn toàn không liên quan gì đến những thông tin mà các báo mạng trên có đăng tải".

    Trả lờiXóa
  31. Ông Chiến Bí thư Thanh Hoá trả lời dân rất tầm phào "ai đồng ý với quyết định của tỉnh về dự án cải tạo Du lịch Sầm Sơn thì nhận tiền đền bù, ai không đồng ý thì cứ thế mà làm" trả lời nước đôi như vậy là sao.?
    Là đại diện cho đảng và Chính quyền nói ông Chiến nói mập mờ như thế thì dân Sầm Sơn sẽ bị ăn quả lừa tiếp theo...

    Trả lờiXóa
  32. Sâm Sơn ơi! Súng đã nổ và máu đã chảy ...
    Ai đã đứng đàng sau chỉ đạo bọn CA giả côn đồ khủng bố dân lành ?
    Đề nghị Bộ công an vào cuộc, và Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của ĐCSVN về Thanh hóa xém xét thực hư để cứu dân

    Sầm Sơn ơi! Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây ?
    "Sông Hồng sẽ chảy về đâu và lịch sử" ?
    Dân hãy cảnh giác để khỏi tiếp tục bị lừa
    Những kẻ lưu manh khoác áo Đảng bây giờ chúng tham lam và thâm độc lắm.
    Bảo tồn làng nghề ven biển là rất cần cho phát triển du lịch và là yêu cầu tất yếu khách quan của phát triển bền vững.
    Thanh hóa thành điểm nóng không lợi cho ai cả đâu
    Tỉnh ủy và UBND tỉnh thanh hóa nghĩ sao mà làm nên nông nỗi này ?

    Trả lờiXóa
  33. Trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước VN hôm nay thì,hễ cái gì do nhà nước là sai,vì thế không còn một người dân nào về phe hay ủng hộ nhà nước cả // luật pháp - luật rừng,luật rừng,muốn xử sao thì xử,tùy thích,người vô tội kêu án tù tự nhiên ! báo chí lề đảng thì loan tin sai sự thật,dân chúng phải nghe đài"địch",hoặc thông tin cá nhân,hoặc tin vỉa hè,viên chức thì xa hoa,vô cảm trước những khổ đau của quần chúng nhân dân-đã đẩy nhân dân về phía đối đầu,dân ức lòng lên tiếng,thì dùng công an quân đội đàn áp tàn bạo,kêu án tù...cho nên,trong hiện cảnh,thấy dân biểu tình ở đâu,thì ủng hộ dân ngay lập tức không cần suy nghĩ,và biết ngay dân đang bị áp bức,đang rên la,đang lâm vào cảnh khốn cùng ...VN hôm nay là thế đó trời ạ !!!

    Trả lờiXóa
  34. Dân lương thiệnlúc 04:42 8 tháng 3, 2016

    Dừng không có nghĩa là hủy bỏ.
    Dân Thanh hóa hãy cảnh giác

    Trả lờiXóa
  35. Mời bạn đọc:
    Tuấn Khanh - Sầm sơn, có vẻ xong mà chưa thể kết
    Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 08 tháng 3 năm 2016 | 8.3.16



    Dù thế nào, cũng không thể bóp nát những cuộc đời của dân nghèo để xây lên đó những lâu đài. Những đổi thay hình dạng đó chỉ chứng tỏ sự tàn bạo và ngu dốt của kẻ học đòi văn minh.

    10 ngày xuống đường của hàng trăm gia đình ngư dân ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, có vẻ như kết thúc êm thấm. Thông tin phát đi cho thấy ông Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, khi tuyên bố không có chuyện di dời, cấm đoán gì cả.

    Cuộc đối thoại vào ngày 7.3 thật căng thẳng. Dân chúng cuối buổi cũng có vẻ hài lòng, vỗ tay, cười. Và ông Chiến cũng cười rất tươi, dù chung quanh hội trường Trung tâm bồi dưỡng thanh thiếu niên thị xã Sầm Sơn đông đặc lực lượng cảnh sát cơ động và xe cứu thương. Cuộc đối thoại với vài trăm người dân, đại diện cho khoảng 4.000 người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu chính sách di dời dân chúng, cấm cửa đánh bắt được thi hành, nhằm phục vụ cho lợi ích của tập đoàn FLC.

    Thông qua cuộc đối thoại, người ta nhìn thấy một điều rất quan trọng: dân chúng ở đây bị đặt vào thế đã rồi. Một khi dự án khởi động, các hợp đồng bồi thường được dúi vào tay họ, thì người dân ở đây mới giật mình hay bãi biển ngàn đời tưởng của cha ông, của đất nước Việt Nam, phút chốc trở thành pháo đài của một thương vụ.

    Không hề có một cuộc thăm dò, hay tệ lắm là một cuộc đối thoại tương tự mà tỉnh Thanh Hóa vừa làm vào sáng 7.3 để hỏi han xem việc “phát triển” ấy, có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân hay không. Ngay trong lúc đối mặt với chính quyền tỉnh Thanh Hóa, người dân đã yêu cầu công khai dự án quy hoạch để họ được biết số phận của mình. Ấy nhưng, lời đề nghị đó đã bị làm lơ. Không ai đáp trả.

    Trong những ngày người già, trẻ nhỏ… ở Sầm Sơn xuống đường. Tôi cũng đọc được những dòng biện hộ cho việc làm của tỉnh Thanh Hóa và FLC rằng “thà một lần đau” để vùng đất đó phát triển. Việc ấn tiền vào tay từng gia đình để họ cam kết lìa bỏ cuộc sống mưu sinh hàng ngày của họ, được coi là một bước tiến “văn minh cần thiết”. Ngay trong buổi đối thoại đó, bà Nguyễn Thị Toàn – ngụ tại phường Trung Sơn đã trả lời thay tất cả: “Cha ông chúng tôi bao đời đi biển, sống nhờ vào biển. Chúng tôi sản xuất nhỏ thì mưu sinh nhỏ, ai có trí tuệ lớn làm lớn. Tạo điều kiện cho dân sống, lãnh đạo làm việc phải vì dân”.

    Trả lờiXóa
  36. Tiếp:
    Không phải ai cũng hài lòng với cuộc sống vụn vặt và nghèo khó dọc theo chiều dài biển của Việt Nam, khi có giấc mơ về tương lai. Nhưng dù như thế nào, cũng không thể bóp nát những cuộc đời của dân nghèo để xây lên đó những lâu đài. Những đổi thay hình dạng đó chỉ chứng tỏ sự tàn bạo và ngu dốt của kẻ học đòi văn minh.

    Có cái gì đó không thuyết phục trong ngôn ngữ của ông Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, khi nói với ngư dân là không có chuyện di dời nữa. Mọi người cứ tự nhiên làm ăn. Nhưng ông lại nói thêm là “bà con nào đồng ý di dời thì nhận tiền bồi thường trước ngày 15.4. Thứ hai, bà con nào chưa đồng ý thì cứ làm bình thường như lâu nay, cứ đi thuyền, cứ khai thác”. Có cái gì đó thật bất thường ở đây, khi mọi thứ vẫn được giữ nguyên, nhưng lại nhắc thêm nhớ đi nhận tiền bồi thường để ngừng đi biển. Đó là chưa nói, trước đó, ông Chiến mở lời nói rằng: “Nhiều bà con muốn nhận tiền nhưng do một bộ phận lôi kéo nên chưa nhận tiền”. Lập tức những tiếng la ó phản đối rộ lên, khiến ông Chiến phải nói lại.

    Cuộc đối thoại ngày 7.3 của chính quyền tỉnh Thanh Hóa dường như là một kết thúc tạm. Một cách đóng màn nhanh để kết thúc chương hồi căng thẳng nhất, mà hành động cứng rắn nhiều ngày qua của những người lãnh đạo đã sa lầy. Nhưng vẫn còn đó chuyện khởi tố những người xuống đường bày tỏ nguyện vọng của mình. Dự án quy hoạch đó vẫn treo lơ lửng chứ chưa có một văn bản nào chính thức giải quyết tận gốc cho cuộc khủng hoảng.

    Ai sẽ bị khởi tố? Ai sẽ bị phạt hành chính và ai sẽ ngồi tù? Đừng quên cao trào của sự kiện diễn ra, những người lãnh đạo của tỉnh Thanh Hóa cũng phải gánh trách nhiệm đủ về những giải pháp sai lầm của họ đưa ra trước đám đông dân chúng. Tại sao các quan chức lãnh đạo – là nguyên nhân chính của việc dấy nên sự hỗn loạn đó – lại chỉ kiểm điểm, cười xòa, làm hòa… trong khi những người dân thấp cổ bé miệng với ước muốn chính đáng của mình thì phải bị kết án?

    Ông Chiến nói bà con ngư dân cứ yên tâm vì ông đã rà soát hết, và xác nhận không có văn bản nào buộc phải di dời bãi biển cả, nên bà con cứ hợp pháp giữ nguyên tình trạng mưu sinh. Nhưng ông Chiến không nói là ai-quan chức nào-nhóm lợi ích nào đã vượt qua tất cả các văn bản để đến từng nhà, ép và đánh dân chúng nhận tiền bồi thường và tránh xa vùng kinh tế đã được “nhắm đến” đó?

    Rất nhiều người dân cho biết trong những ngày xung đột, có những người mặc thường phục đánh bà con ngư dân, đe dọa. Người đi đòi giá trị sinh tồn của mình thì sẽ bị khởi tố, còn những kẻ nặc danh đó, vì sao công an Thanh Hóa không tổ chức truy tìm, khởi tố chúng?

    Và khi một Đảng ủy của một tỉnh – là nơi tập trung quyền lực cao nhất của địa phương – không làm tròn trách nhiệm của mình, để xảy ra xung đột lớn giữa người dân và chính quyền, nhập nhằng trong cách giải thích vụ việc thì trách nhiệm của họ đến đâu?

    Tuấn Khanh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ước gì nhạc sĩ Tuấn Khanh là một ông quan cho dân nhờ. Từng lời từng chữ anh viết toát lên lòng thương cảm dân nghèo một cách chân thành làm người đọc cũng buồn lây. Tôi cũng có cùng nhận xét, cách nói chuyện của ông Chiến bí thư tỉnh uỷ hết sức mập mờ khả nghi, như còn ẩn dấu một sự thật khác sau lời nói đó. Nếu tỉnh thật tâm "không có chuyện di dời, cấm đoán gì cả." thì tại sao ông này lại nói thêm:"bà con nào đồng ý di dời thì nhận tiền bồi thường trước ngày 15.4". Thêm nữa, trong khi ông ta nói "nhận lỗi" thì sao lại gán cho dân cái tội "vi phạm luật pháp", có phải ông ta đang dọn đường cho vụ khởi tố? và tiếp sau khởi tố sẽ là cưỡng chế? Sự mập mờ lộ vẻ gian trá hơn khi ông này cho biết là "tỉnh chưa ban hành một văn bản nào chỉ đạo phải di dời bến thuyền ngay", thế là sao? Chưa... ngay... có nghĩa là sẽ làm trong tương lai chứ không phải là không làm, vậy thì nguy cho đồng bào quá. Tôi không thể tin được một quan chức đầu tỉnh đã để xảy ra chuyện thất đức thất nhân tâm với dân nghèo như vậy mà vẫn không nói chuyện với dân một cách thật lòng. Bảo dân "tự nhiên làm ăn" là phải dứt khoát ra văn bản chấm dứt việc cướp bãi tàu của dân chứ không phải nói hàng hai vừa vuốt vừa đe dọa như vậy. Viết tới đây tôi lo cho ngư dân Sâm Sơn bị lừa lòng tôi sôi trào căm giận ước gì mình chửi được ụ ẹ mấy thằng gian nhưng sợ bác Bồng kiểm duyệt nên thôi tôi không chửi.

      Xóa
  37. Sần Sơn ơi! Tàu lạ đâm ngoài biển
    Ở trong bờ, dân mất đất mưu sinh
    Sầm Sơn tang thương, máu dân hòa nước mắt.
    Nỗi đau dân nghèo Đảng biết cho chăng ?
    Đối thoại gì đây khi tâm không sáng ?
    Xây tiếp lâu đài; gọi tầu cộng bằng cha ...

    Yêu cầu thả người dân Sâm Sơn còn đang bị chính quyên Thanh Hóa giam giữ vô điều kiện. Trả lời xem ai đã chỉ đạo bắn vào dân ?
    Phải chăng, Giặc Tàu, giặc Mỹ đang làm tổn thương dân nghèo Sầm Sơn ?

    Trả lờiXóa
  38. Dân nên đấu tranh với chính quyền, đừng với đcsVn.

    Trả lờiXóa
  39. Bài học quan trọng nhất từ vụ Sầm sơn vừa qua là : người dân chỉ có thể bảo vệ được quyền lợi và cuộc sống của minh khi vượt qua nỗi sợ, cùng nhau xuống đường đấu tranh trực diện với chính quyền. Càng lùi bước, bọn quan tham càng cấu kết với DN sân sau cướp đoạt mọi thứ của bà con, ăn không từ cái gì!

    Trả lờiXóa
  40. Trả lời đi,
    Trả lời đi,
    nhân dân đâu chậm hiểu
    Cho tỏ tường, cho rõ đục trong

    Đảng đối thoại, hay kẻ thù đối thoại
    Sự mập mờ, càng lộ vẻ gian hơn
    "Sầm Sơn tang thương, máu dân hòa nước mắt.
    Nỗi đau dân nghèo" ơn Đảng - Bác Quang vinh ?
    Lê Lợi Quang Trung... ngày xưa đuổi giặc
    Đâu có ngờ nông nỗi hôm nay

    Buồn trông cửa biển chiều hôm
    Thuyền đâu chẳng thấy cánh buồm hôm nao
    Dân bị bắt, nhà nhà bị đói
    Lòng quặn đau, Đau mãi trong tim
    Tỉnh ủy ơi! không nên làm vậy
    Còn có trời, có tiên tổ linh thiêng
    Có đạo lý, có hồn thiêng sông núi
    Mất chữ tâm thì đức cũng không còn
    Hãy đoàn kết! vững tin trời có mắt
    Tham thì thâm chẳng lạ bao giờ

    Ác quá, chúng theo anh Quý Ngọ
    diêm vương đang chờ chúng lâu rồi


    Trả lờiXóa