Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Nợ vượt trần, bội chi quá giới hạn

Bảng quảng cáo bán các căn hộ ở ngoại ô Hà Nội hôm 4/10/2013
Trước khi mãn nhiệm kỳ trong vài tháng sắp tới, chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo lần đầu tiên nhìn nhận nợ chính phủ, cũng như bội chi ngân sách năm 2015 đã vượt giới hạn mà Quốc hội cho phép.
Nếu như ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021 như xếp đặt của Đại hội đảng lần thứ 12 vừa qua, thì ông Phúc và chính phủ mới sẽ tiếp nhận di sản nợ nần đầy bi quan do chính phủ nhiệm kỳ trước để lại. Thật ra ông Phúc trong vai trò Phó Thủ tướng và trước đó là Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, thì ông cũng chẳng là người ngoài cuộc trong hai nhiệm kỳ 10 năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lời chúng tôi vào tối 3/8/2016, TS Huỳnh Thế Du chuyên gia về chính sách công của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định: “Nợ của chính phủ tăng triền miên, đó là thực tế của rất nhiều chính phủ trên thế giới. Còn câu chuyện của Việt Nam, nợ công bội chi ngân sách tất cả các thứ…vấn đề là có hiệu quả hay không ? Đánh giá hiệu quả đó như thế nào trên thực tế đó là bức tranh có cả điểm sáng lẫn điểm tối. Có những khoản đầu tư không hiệu quả, nhưng cũng có những khoản đầu tư hiệu quả thể hiện ở mức tăng trưởng của Việt Nam khá cao, thời gian qua chỉ số ICOR hệ số sử dụng vốn cũng giảm đi nhiều. Rủi ro của Việt Nam vẫn là câu chuyện bội chi ngân sách và nợ công mà nhiều người nói đến…Chính phủ mới hay chính phủ cũ thì chính sách cũng vẫn vậy thôi.”
Chi tiêu và nợ nần của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa được cập nhật bổ sung trong báo cáo trình bày với ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 7/3/2016. Theo đó dư nợ công đến cuối năm 2015 bằng 62,2% GDP tổng sản phẩm quốc nội, nợ chính phủ 50,3%, nợ nước ngoài của Việt Nam là 43,1%. Ngoài ra bội chi ngân sách 2015 thực tế lên tới 6,1% trong khi Quốc hội chỉ cho phép dưới 4,5%. Như vậy chính phủ nhìn nhận phần nợ chính phủ và tỷ lệ bội chi ngân sách đều vượt qua giới hạn Quốc hội cho phép.
TS Lê Đăng Doanh, Thành viên Uỷ ban Chính sách phát triển Liên hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, từng nhiều lần cảnh báo: “Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên. Mặc dù Bộ Tài chính liên tục công bố là nợ công vẫn an toàn nhưng nhiều người lấy làm lo ngại là chính phủ vay quá nhiều, vượt số nợ công đã công bố rất nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra là vay nhiều như thế để trả khoản nợ nào và trả như thế nào mà gánh nặng trả nợ ấy ngày càng tăng lên.”
Kinh tế Saigon Thời báo trích báo cáo của chính phủ gởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, nợ ứng trước ngân sách cao và số liệu nợ thiếu chính xác. Thất thoát lãng phí trong đầu tư còn rất lớn.
Nợ chính phủ là một thành phần của nợ công tức nợ quốc gia. Những khoản tiền mà chính phủ từ trung ương cho tới địa phương đi vay. Nợ chính phủ có thể là nợ vay trong nước hoặc nợ nước ngoài. Chính phủ thường vay nợ dưới dạng phổ biến là phát hành trái phiếu trong nước hoặc phát hành ra nước ngoài. Nợ chính phủ được quốc hội qui định là không quá 50% GDP, do đã vượt trần nên chính phủ dự định xin nâng trần nợ lên 55% GDP.
Trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 7/3/2016 Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng dự kiến nợ công năm 2016 sẽ sát trần với mức 64,5% GDP, nợ Chính phủ tối đa ở mức 52,2%. Theo ông Bộ trưởng tính cả vay để đảo nợ, trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách, bao gồm cả trả nợ gốc và lãi sẽ vượt ngưỡng cho phép từ năm 2018, năm 2019 sẽ lên tới gần 30% trong khi mức Quốc hội cho phép là không qúa 25% tổng nguồn thu. Theo báo mạng VnEconomy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã bày tỏ sự lo lắng với phát biểu nguyên văn:“Nợ công 5 năm tới tăng theo tốc độ như vừa rồi là chết…”
Theo các số liệu được công bố bội chi ngân sách đã trở thành một căn bệnh trầm kha của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo. Năm 2011 tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP tổng sản phẩm quốc nội mới là 4,4%, qua năm 2012 là 5,36% GDP, năm 2013 là 6,6% GDP, năm 2014 là 5,69% GDP và năm 2015 lên tới 6,1% GDP. Ngoài trừ năm 2011 là không vượt mức Quốc hội cho phép, còn lại đều vượt quá giới hạn năm sau nhiều hơn năm trước.
TS Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc, từng cho rằng chính phủ Việt Nam có vẻ mất khả năng kiểm soát chi tiêu. Ông nói: “Chính phủ Trung ương đồng ý với các địa phương, xây nhà, xây đường xá, ông nào cũng đòi xây cái này xây cái kia. Và nhiều khi họ chưa có ngân sách mà đã bắt đầu xây rồi. Do làm việc thiếu hiệu quả nên hầu như công trình nào chi phí cũng vượt dự toán ban đầu, công trình nào cũng vậy cả. Thành ra với tình trạng này tôi thấy rất là khó, khả năng nợ ngày càng tăng nhanh và hiệu quả thì thấp. Khả năng trả nợ chắc chắn là sẽ khó khăn.”
Xin nhắc lại các đại biểu Quốc hội khóa 13, từng dẫn các số liệu chính thức cho biết năm 2015 chính phủ đã có tổng các khoản vay lớn gấp đôi tổng nợ đã trả. Cụ thể trong năm 2015 chính phủ trả nợ 150.000 tỷ đồng, nhưng phải vay giải quyết bội chi ngân sách tới 226.000 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Như vậy, chính phủ Việt Nam đã cố gắng vay rất nhiều tiền để trả một phần nợ, kỳ dư là để chi tiêu thường xuyên.
Bức tranh màu xám về bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đã khiến Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng đề nghị không xem xét bản báo cáo bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016; cũng như bản báo cáo về kế hoạch đầu tư trung hạn của Chính phủ. Ông Nguyễn Sinh Hùng muốn dành trách nhiệm đó cho Quốc hội Khóa 14 hình thành sau cuộc bầu cử ngày 22/5/2016 sắp tới.
Nam Nguyên/RFA
-------------

6 nhận xét:

  1. Các đ/c hưu trí có dám không nhận lương hưu để cứu chế độ không?
    Rất mâu thuẫn và hài hước, nếu có.

    Trả lờiXóa
  2. Về bộ máy QLNN, thì việc cắt giảm chi NS có thể nói là bất khả thi.
    Về đầu tư công, thì các vị LĐ Đ&NN đã hứa hẹn rất nhiều thứ với các địa phương, các ngành.
    Bao trùm lên tất cả là: Không ai muốn "dừng sự sung sướng" tong cái "tư duy nhiệm kỳ".
    Do vậy, để giải quyết vấn đề nợ công có thể dẫn đến vỡ nợ quốc gia không khó, nhưng không thể giải quyết được!
    Thôi thì cứ yên tâm đi, khi nào nợ quá nhiều thì ký toét một cái hiệp ước cho chủ nợ thuê đất 99 năm như Mãn Thanh ký với Anh, Bồ là xóa sạch nợ, mà dân lại ...mừng!

    Trả lờiXóa
  3. Chi tiêu khủng cho các hoạt đông của đảng CS, xây tượng đài HCM quá nhièu, cũng là nguyên nhân nhấn chìm con tàu tài chính của Việt Nam. Văn phòng TƯ đảng mà chi tiêu còn hơn VP thủ tướng, VP chủ tich nươc và văn phòng quốc hội. Cái học viên chính trị của ĐCS nhỏ như một trường đại học tầm trung mà viện trưởng hàm ngang bộ trưởng, các trưởng phòng được gọi là vụ trưởng, tương đương cấp vụ của các bộ. Loạn đảng, loạn chức, loạn chi...đất nước nợ như chúa chổm là một điều dễ hiểu

    Trả lờiXóa
  4. Nợ thì nước nào cũng có nợ,nhưng vơi Việt Nam làm gì và trả nợ bằng cách nào đó mới là vấn đề nan giải.Đi vay tiền để phát triển sản xuất thì trả nợ trong tâm tay,nhưng đi vay để về xây trụ sở,xây tương đài,mua xe sang trọng thì lầy gì mà trả nợ hay lại phải dùng da thịt chị em.

    Trả lờiXóa
  5. Dân đen luôn phải trả nợ thôi! Nên họ phải ở nhà thuê, ăn nước tương dài dài.
    Còn mấy cha ở biệt thự, đi xe sang, trả con khỉ mốc!

    Trả lờiXóa
  6. Nếu nước mình vỡ nợ, hãy đem hai thằng cùng tên Dũng (Nguyễn Tấn Dũng và Đinh Tiến Dũng) ra mà vặt thịt!

    Trả lờiXóa