Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Mở Cảng Quốc tế Cam Ranh: Việt Nam cần lưu ý gì?

 Một góc ven biển Cam Ranh. Ảnh :BVB
Để khai thác tốt Cảng Cam Ranh, theo tướng Đăng, Việt Nam phải nâng cấp hạ tầng cơ sở, có cầu cảng hiện đại, đội ngũ kỹ thuật giỏi...
Quan tâm đến sự kiện Việt Nam chính thức đưa Cảng Quốc tế Cam Ranh đi vào hoạt động, Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nguyên Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đánh giá, đối với Việt Nam, Cam Ranh là một cảng chiến lược, có giá trị lớn không chỉ về mặt quân sự mà cả về kinh tế, giao thương trên vùng Biển Đông.
Đây cũng là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, Cam Ranh lại là cảng nước sâu, kín, rất  thuận lợi cho tàu bè neo đậu.
Xét về mặt quân sự, Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược, nhưng trong thời buổi hội nhập, việc Việt Nam mở Cảng Quốc tế Cam Ranh để tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự vào sửa chữa là việc làm phù hợp với hoàn cảnh mới và hợp lý, tạo điều kiện để Việt Nam vừa làm nhiệm vụ quốc phòng vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Trung tướng Phùng Khắc Đăng lưu ý: "Quan điểm nhất quán của Việt Nam từ trước đến nay là không cho nước ngoài thuê làm căn cứ hậu cần kỹ thuật. Hiện tại và trong tương lai, tàu quân sự và tàu dân sự nước ngoài cập Cảng Cam Ranh để làm công tác hậu cần, sửa chữa nhưng Việt Nam không dùng Cảng Cam Ranh để đánh đổi hay liên minh, liên kết với bất kỳ ai để chống nước khác.
Cảng Quốc tế Cam Ranh nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Khánh Hòa
Việt Nam chủ động mở cửa, hội nhập, xây dựng Cảng Quốc tế Cam Ranh làm căn cứ hậu cần đón nhận tất cả các tàu dân sự, quân sự vào neo đậu, sửa chữa, đây là điều hợp lý.
Đây là ý tưởng tốt nhưng để phát huy được thì không đơn giản. Hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn thiếu thốn, cầu cảng liệu đã đáp ứng được nhu cầu ra vào của các tàu lớn chưa? Nó đòi hỏi nỗ lực lớn của Việt Nam. Bây giờ Việt Nam mời chào như  thế nhưng nếu hạ tầng cơ sở kém, cầu cảng không đủ sức cho tàu cỡ lớn vào hay đội ngũ kỹ thuật  không đáp ứng được yêu cầu sửa chữa thì  không ai vào.
Do đó, muốn khai thác tốt Cảng Quốc tế Cam Ranh, trước tiên  Việt Nam phải nâng cấp hạ tầng cơ sở, có cầu cảng hiện đại, đội ngũ kỹ thuật giỏi, trang thiết bị hiện đại.
Ngoài ra, phải nói rõ cho quốc tế hiểu, trong thời buổi giao thương quốc tế, hàng loạt hiệp định thương mại được các nước ký kết, việc tàu thuyền các nước giao thương, qua lại bến cảng của nhau là bình thường, không nên coi đó là cái gì bất thường".
Cũng theo Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược nên được nhiều nước quan tâm. Có thể các quốc  gia quan tâm tới Cam Ranh để thực hiện  mục đích khác của họ nhưng với Việt Nam, cần khẳng định rằng trước sau đều kiên định mục tiêu: Đất của ta, cảng của ta, chúng ta tự chủ và mời gọi tất cả bạn bè, ai có tình cảm, muốn hợp tác với Việt Nam thì có thể tham gia, đưa tàu vào hoạt động, sửa chữa.
Trước ý kiến cho rằng, việc Việt Nam mở cảng quốc tế Cam Ranh là bước đi chiến lược trong chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam, Trung tướng Đăng nói: "Các chuyên gia quốc tế có thể nhìn một việc làm của Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng về phía Việt Nam phải khẳng định, để hội nhập quốc tế, Việt Nam phải làm nhiều cách để bạn bè quốc tế  tin cậy và đến với mình".
 ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đánh giá, cảng Cam Ranh được Việt Nam sử dụng vừa cho mục đích quốc phòng vừa để mở rộng quan hệ với thế giới, nhất là trong việc cung cấp dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền các nước thì đó là điều rất tốt.
Từ đây, Việt Nam phải thông thoáng trong việc kêu gọi các loại tàu của thế giới vào sửa chữa, kể cả tàu quân sự.
"Nếu tận dụng tốt, Việt Nam sẽ phát triển được kinh tế biển, logictics, mặt khác làm công tác ngoại giao tốt.
Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải cố gắng hội nhập, giữ vững chủ quyền, đồng thời tôn trọng lợi ích của các nước", ông Tuân nhấn mạnh.
Thành Luân/ĐVO
-----------

12 nhận xét:

  1. Thấy cái "lý sự" trong vụ này ...sao, sao ấy!
    Đã là cảng dân sự (ai cũng vô được) thì tàu hải quân nào dám vô để ...sửa chữa.
    Còn nếu dùng làm quân cảng, thì đối tác chính trị nào dám tin khi mình ...đa phương hóa, biến BMQS của người ta thành đồ ...triển lãm?
    Chẳng hiểu cái toan tính kiểu ...khôn vặt thế này sẽ đi về đâu!

    Trả lờiXóa
  2. Đến năm 2016, ai còn mở mồm nói "Hội nhập" chắc chỉ là bị nhũn não! Kiểu người đến 3016 vẫn phát ngôn "Hội nhập"?

    Trả lờiXóa
  3. Dân lương thiệnlúc 14:57 11 tháng 3, 2016

    Trước Đại hội 12, Cụ Rùa Hô Gươm đã "thăng" để trao lại gươm báu cho hậu thế.
    Vậy lúc này là lúc phải biết TUỐT GƯƠM RA THEO VIỆC ĐAO CUNG
    Tổ quốc hay là chết chính là lúc này
    Xin hãy tỉnh táo
    CAM RANH KHÔNG PHẢI LÀ BẾN BÁN CÁ
    Tướng Đăng hay tướng nào cũng phải hiểu điều đó.

    HÃY CẢNH GIÁC

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuốt... có mà tuốt lươn
      Ông anh to béo đã xơi, án ngữ TSa-HSa thì Cam ranh hay Quít ranh chả có ý nghĩa gì?

      Xóa
    2. Tuốt... có mà tuốt công quỹ!

      Xóa
  4. Mấy ông lãnh đạo CSVN đừng bao giờ cho tầu của bọn giặc Tầu bén mảng vào đó, vì bọn này là trùm gián điệp, chúng sẽ chụp ảnh, quay phim và các mưu ma chước quỷ khác để phục vụ cho ý đồ của chúng. Bọn Tầu này đều là trùm gián điệp, ăn cắp. Các vũ khí Nga là một thì dụ.
    Trừ giặc Tầu, các nước khác, đặc biệt là HK, Nhật, Ấn, Úc v.v...đều ra vào được.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi cảm thấy lo lắng cho số phận của Cam Ranh. Chúng nó đã bán hầu hết bãi biển của Việt Nam rồi bây giờ túng quẫn nợ đìa ra nên đem Cam Ranh ra bán tiếp hay sao???

    Trả lờiXóa
  6. "Khong dung cang Cam Ranh de danh doi lien minh lien ket voi bat ky ai de chong nuoc khac" - Tuong Dang.
    The neu nguoi ta lien ket de chong lai ke thu truyen kiep cua dat nuoc Viet Nam thi sao. Van khong a ? Van coi thang Trong Lu hon To Quoc a ?

    Trả lờiXóa
  7. Cảng có tốt hay không là ở con người xử dụng. Còn tự cảng mà sinh ra lợi thì Mỹ chẳng bỏ đi ,Liên Xô chẳng cút. Các ông chỉ loè dân. Các ông lúc nào cũng nêu khẩu hiệu không liên kết với nước nào để chống nước khác là các ông tự trói mình nộp cho giặc. Ai đời nó đánh mình, mình đánh không lại mà lại không tự chống và nhờ nước khác giúp đỡ là sao?

    Trả lờiXóa
  8. Cái chủ trương không liên kết với nước nào để chống nước khác, và chủ trương "3 không" của VN cũng là nghe theo lời dạy của Trung Cộng. Bọn Trung Cộng đã nắm đầu được các lãnh đạo VN (có ông nào lên mà không qua chầu Trung Quốc chưa?) nên chỉ cần đứng sau tấm màn giựt dây là con rối VN nhảy theo ý muốn rồi. Nên chỉ cần VN tuyên bố với thế giới rằng mình không liên kết với nước nào khác là đã đúng ý Trung Cộng. Giờ đây cảng Cam Ranh đã nằm trong vùng kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Cộng từ Hoàng Sa và Trường Sa mà các ông lãnh đạo này còn đưa ra mấy vụ đầu tư cảng Cam Ranh để làm gì? Chỉ có các tàu dân sự nó muốn dùng thôi chứ các tàu quân sự vô là chẳng có gì dấu được tai mắt của Trung Cộng cả.

    Trả lờiXóa
  9. ĐCSVN còn ngày nào thì ngày đó còn bị đe dọa bởi sự sách nhiễu của bọn TQ và sự nhượng bộ hèn mạt của lãnh đạo CS.
    Cảng Cam Ranh từ ngày ĐCSLX và chính quyền Liên Xô sụp đổ, nó như một miếng mồi ngon chưa có con cá nào "đớp" được.
    Mấy năm gần đây, Nga định theo gót LX trở lại chiếm Cam Ranh, không ai dám bàn đến chuyện trao cho Mỹ để không chế Biển Đông.... Cho đến cuối năm 2015, ông chủ tịch nước tuyên bố VN tự quản lý và sau đó Bộ trưởng quốc phòng Nhật bản đến thăm Cam Ranh, hứa hẹn một thời kỳ hợp tác mới cho tàu quân sự Nhật ra vào tiếp nhiên liệu... thế là may lắm rồi.
    Lúc này muốn hay không thì những kẻ thân TQ không dám thỏa hiệp hoặc làm bất cứ điều gì có hại cho đất nước tại quân cảng này nữa.
    Đích cuối cùng vẫn là phải cho ĐCSVN "nghỉ an dưỡng" thì mới có quyết định tích cực được.
    Tôi hy vọng cờ đảng sẽ được hạ trong một ngày gần đây.
    Dứt khoát không thể duy trì sự cai trị của con sâu này lâu dài được.

    Trả lờiXóa